Khám phá Việt Nam Quốc Tự và những giá trị lịch sử vượt thời gian

Việt Nam Quốc Tự được biết đến là ngôi chùa sở hữu tòa tháp cao nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, sự giao thoa giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại của công trình tôn giáo này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

Chùa Việt Nam Quốc Tự ở đâu ? Hướng dẫn di chuyển

Vị trí của Chùa Việt Nam Quốc Tự trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)
Vị trí của Chùa Việt Nam Quốc Tự trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)

Việt Nam Quốc Tự giữ vai trò quan trọng với tư cách là trung tâm hành chính và văn hóa của Phật giáo TP.HCM. Hiện nay, chùa là trụ sở mới của Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thay thế vị trí trước đây của chùa Ấn Quang.

Cùng với chùa Phổ Quang (Quận Tân Bình) và chùa Thanh Tâm – Phật Cô Đơn (Huyện Bình Chánh), Việt Nam Quốc Tự được xác định là cơ sở vĩnh viễn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM. Điều này càng khẳng định vai trò trọng yếu của ngôi chùa trong đời sống tôn giáo và văn hóa của thành phố.

Việt Nam Quốc Tự là một trong những ngôi chùa lớn và có tầm ảnh hưởng tại TP.HCM (Ảnh: Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh)
Việt Nam Quốc Tự là một trong những ngôi chùa lớn và có tầm ảnh hưởng tại TP.HCM (Ảnh: Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh)

Hướng dẫn di chuyển đến Việt Nam Quốc Tự

Phương tiện cá nhân

Nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm thành phố, bạn có thể đi theo lộ trình sau: Lê Lợi → Lê Lai → Cống Quỳnh → Nguyễn Thị Minh Khai → Lý Thái Tổ → Lê Hồng Phong. Việt Nam Quốc Tự nằm bên phải đường và rất dễ nhận diện nhờ tòa tháp cao 13 tầng nổi bật.

Phương tiện công cộng

Để thuận tiện trong việc di chuyển đến Việt Nam Quốc Tự, du khách có thể lựa chọn các tuyến xe buýt công cộng với chi phí hợp lý và lộ trình phù hợp. Dưới đây là các tuyến xe buýt có điểm dừng gần Việt Nam Quốc Tự:

  • Tuyến buýt 07: Bến Xe Buýt Chợ Lớn – Gò Vấp.
  • Tuyến buýt 10: Đại học Quốc Gia – Bến xe Miền Tây.
  • Tuyến buýt 150: Bến Xe Buýt Chợ Lớn – Ngã 3 Tân Vạn.
  • Tuyến buýt 156: Bến Xe Buýt Sài Gòn – Ga Hòa Hưng.
  • Tuyến buýt 27: Bến Xe Buýt Sài Gòn – Âu Cơ – Bến Xe An Sương.
Hành khách nên tra cứu thông tin để lựa chọn lộ trình thuận tiện nhất (Ảnh: 24h.com.vn)
Hành khách nên tra cứu thông tin để lựa chọn lộ trình thuận tiện nhất (Ảnh: 24h.com.vn)

Xe điện Xanh SM

Để di chuyển an toàn và nhanh chóng đến Việt Nam Quốc Tự, bạn có thể lựa chọn dịch vụ xe điện Xanh SM. Với lợi thế “3 không” (Không mùi – Không ồn – Không khí thải), Xanh SM mang đến trải nghiệm di chuyển êm ái, thoải mái và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, bạn sẽ không phải lo lắng về chỗ đậu xe, giúp chuyến đi trở nên thuận tiện và trọn vẹn hơn.

Ứng dụng Xanh SM thường xuyên có mã giảm giá cho khách hàng (Ảnh: Xanh SM)
Ứng dụng Xanh SM thường xuyên có mã giảm giá cho khách hàng (Ảnh: Xanh SM)

Xanh SM hiện đang vận hành dịch vụ xe điện 2 bánh và 4 bánh để phục vụ hành khách riêng lẻ, gia đình hoặc đoàn khách đông. Giá cước taxi dao động từ 14.000 – 30.500 đồng/km, tùy khoảng cách di chuyển. Ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ khi đặt xe qua ứng dụng Xanh SM.

>>> Tải ứng dụng Xanh SM tại đây, hoặc gọi trực tiếp tổng đài 1900 2088 để được hỗ trợ đặt xe.

Lịch sử chùa Việt Nam Quốc Tự quận 10 

Việt Nam Quốc Tự là một công trình tâm linh quan trọng, gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Ngôi chùa được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất khởi công xây dựng vào năm 1964 trên khu đất rộng hơn 4ha, với kỳ vọng trở thành trung tâm Phật giáo lớn của miền Nam.

Sau biến cố lịch sử năm 1975, khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, một phần diện tích của chùa bị trưng dụng để xây dựng Nhà hát Hòa Bình và khu vui chơi Kỳ Hòa. Đến năm 1988, Hòa thượng Thích Từ Nhơn – trụ trì Việt Nam Quốc Tự thời bấy giờ đã nộp đơn xin lại quyền sở hữu khu đất của chùa.

Chùa gắn liền với những biến động lịch sử của đất nước (Ảnh: Phatgiao.org.vn)
Chùa gắn liền với những biến động lịch sử của đất nước (Ảnh: Phatgiao.org.vn)

Mãi đến năm 1993, đơn kiến nghị mới được giải quyết nhưng diện tích chùa lúc này chỉ còn 3.712m2. Tòa tháp được xây dựng trước đó vẫn trong tình trạng dang dở, chưa thể hoàn thiện.

Trải qua nhiều năm tôn tạo và phục hồi, năm 1993, Việt Nam Quốc Tự chính thức được trùng tu với nhiều hạng mục quan trọng. Tuy nhiên, phải đến năm 2014, chùa mới được xây dựng lại hoàn toàn với quy mô bề thế, xứng tầm trung tâm hành chính và văn hóa Phật giáo TP.HCM. 

Công trình khang trang, uy nghiêm này chính thức được khánh thành vào tháng 11/2017. Bên cạnh đó, sự kiện đánh dấu chặng đường phát triển đầy thăng trầm nhưng giàu ý nghĩa của Việt Nam Quốc Tự trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Chùa là địa điểm quan trọng cho các hoạt động Phật giáo và văn hóa của TP.HCM (Ảnh: Thietkechuathap.com.vn)
Chùa là địa điểm quan trọng cho các hoạt động Phật giáo và văn hóa của TP.HCM (Ảnh: Thietkechuathap.com.vn)

Kiến trúc ngôi chùa

Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự là biểu tượng kiến trúc đặc sắc của Phật giáo Bắc Tông tại TP.HCM. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa ngày nay mang một diện mạo khang trang, uy nghiêm nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống thiêng liêng.

Trên khuôn viên rộng 3.700m2, công trình bao gồm nhiều hạng mục quan trọng như cổng tam quan, ngôi Chính điện, Bảo tháp 13 tầng, viện Đại học Phương Nam, cô nhi viện Quách Thị Trang. Cùng với đó là các điện thờ và tượng Phật được bố trí trang nghiêm.

Lối kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật giáo Bắc Tông (Ảnh: Thietkechuathap.com.vn)
Lối kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật giáo Bắc Tông (Ảnh: Thietkechuathap.com.vn)

Trên trần, hệ thống đèn được sắp xếp tinh tế. Mỗi hộc đèn đều có hình ảnh hoa sen – biểu tượng của sự tinh khiết và giác ngộ trong Phật giáo. Ánh sáng dịu nhẹ tỏa ra từ những bông sen càng làm tăng thêm sự an yên và thiêng liêng cho không gian thờ tự.

Khám phá bảo tháp cao 13 tầng tại chùa 

Tòa tháp 13 tầng uy nghiêm là điểm nhấn kiến trúc đặc trưng của chùa Việt Nam Quốc Tự Quận 10.

Lý do bảo tháp ở Việt Nam Quốc Tự có 13 tầng

Sở dĩ tháp có 13 tầng bởi đây là công trình tôn giáo kỷ niệm cuộc đấu tranh bất bạo động của Phật giáo Việt Nam vào năm 1963 nhằm đòi quyền bình đẳng tôn giáo. Con số 13 tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, phụng sự của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái Phật giáo đã cùng nhau tham gia phong trào này. 

Sau khi hoàn thành, bảo tháp là không gian trưng bày tư liệu (Ảnh: Vinwonders.com)
Sau khi hoàn thành, bảo tháp là không gian trưng bày tư liệu (Ảnh: Vinwonders.com)

Kiến trúc độc đáo của đại bảo tháp

Bảo tháp được khởi công xây dựng vào ngày 3/8/2015, với quy mô 13 tầng và chiều cao 63m. Đến ngày 4/4/2018, công trình đánh dấu bước hoàn thiện quan trọng khi phần đổ bê tông tầng 13 và mái tháp chính thức hoàn tất. 

Điểm nhấn đặc biệt của bảo tháp là đỉnh tháp bằng đồng nguyên khối, nặng 6 tấn. Đồng thời, đỉnh tháp được chế tác công phu bởi các nghệ nhân làng đúc đồng Ý Yên, Nam Định.

Bảo tháp trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự thu hút sự quan tâm của nhiều Phật tử và du khách (Ảnh: Thanhnien.vn)
Bảo tháp trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự thu hút sự quan tâm của nhiều Phật tử và du khách (Ảnh: Thanhnien.vn)

Nơi lưu giữ xá lợi tử của Thích Quảng Đức 

Chùa là nơi tôn trí xá lợi “trái tim bất diệt” của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Vào ngày 11/06/1963, tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng Tám), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Thi hài của ngài sau đó được đưa đi hỏa táng ở nhiệt độ 4.000 độ C, nhưng trái tim vẫn không cháy. Do đó, trái tim ấy được tôn xưng là “trái tim bất diệt”, trở thành xá lợi thiêng liêng minh chứng cho lòng kiên định, sự thanh tịnh và tinh thần vị tha cao cả của một bậc chân tu.

Chùa lưu giữ xá lợi tử của Hòa thượng Thích Quảng Đức (Ảnh: Phunuonline.com.vn)
Chùa lưu giữ xá lợi tử của Hòa thượng Thích Quảng Đức (Ảnh: Phunuonline.com.vn)

Hoạt động trải nghiệm tại chùa  

Dưới đây là các hoạt động không nên bỏ lỡ khi ghé thăm Chùa Việt Nam Quốc Tự.

Chiêm bái

Vào những sự kiện lớn của Phật giáo, chùa thu hút đông đảo du khách đến chiêm bái, dâng hương và cầu nguyện.

  • Lễ Phật Đản (15/4 âm lịch): Đây là đại lễ quan trọng nhất trong năm, kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh. Những nghi thức thiêng liêng như rước tượng Phật, lễ cầu an, thả hoa đăng và các hoạt động thiện nguyện sẽ được diễn ra trong khuôn khổ lễ hội.
  • Lễ Vu Lan (Rằm tháng 7 âm lịch): Một trong những ngày lễ ý nghĩa nhất, là dịp để mỗi người con báo hiếu cha mẹ, thể hiện lòng tri ân sâu sắc. Nhiều hoạt động ý nghĩa như cầu siêu, phóng sinh, phát cơm từ thiện được tổ chức, lan tỏa tình yêu thương trong cộng đồng.
  • Lễ tưởng niệm ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch): Đây là ngày kỷ niệm khoảnh khắc Đức Phật đạt được giác ngộ. Các Phật tử thường đến chùa để tụng kinh, thiền định và tham gia các khóa tu nhằm hướng đến sự thanh tịnh trong tâm hồn.

Bên cạnh những lễ hội quan trọng, vào mỗi Chủ nhật (7h – 16h), chùa còn tổ chức các buổi hoằng pháp, giúp Phật tử nâng cao hiểu biết về giáo lý nhà Phật.

Lễ Phật Đản thu hút hàng nghìn Phật tử và du khách tham dự (Ảnh: Thanhnien.vn)
Lễ Phật Đản thu hút hàng nghìn Phật tử và du khách tham dự (Ảnh: Thanhnien.vn)

Tham quan kiến trúc 

Kiến trúc đặc sắc của Chùa Việt Nam Quốc Tự đã góp phần đưa ngôi chùa trở thành điểm đến quan trọng trên bản đồ du lịch của thành phố. Đáng chú ý nhất là ngọn bảo tháp cao 13 tầng, biểu tượng thiêng liêng thể hiện tinh thần giác ngộ và sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam.

Chụp ảnh lưu niệm 

Với vẻ đẹp thanh tịnh và kiến trúc ấn tượng, Chùa Việt Nam Quốc Tự là nơi lý tưởng để lưu giữ những bức ảnh kỷ niệm. Bất kỳ góc nào của chùa cũng toát lên vẻ đẹp thiền vị, giúp du khách có được những bức hình mang dấu ấn đặc biệt. Tuy nhiên, khi chụp ảnh, du khách nên chú ý đi nhẹ, nói khẽ, không làm ảnh hưởng đến không gian thiêng liêng của chùa.

Khi đến chùa, bạn đừng quên chụp ảnh lưu niệm để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ (Ảnh: Sưu tầm Internet) 
Khi đến chùa, bạn đừng quên chụp ảnh lưu niệm để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Lưu ý khi tham quan chùa 

Để có một chuyến tham quan Việt Nam Quốc Tự trang nghiêm và ý nghĩa, du khách nên lưu ý một số quy tắc ứng xử quan trọng:

  • Nên chọn trang phục nhã nhặn, kín đáo, tránh mặc đồ quá ngắn hoặc hở hang.
  • Đi nhẹ, nói khẽ, hạn chế gây tiếng ồn để không ảnh hưởng đến sự trang nghiêm và yên tĩnh của chùa.
  • Thể hiện sự tôn trọng đối với các vị sư thầy, cư sĩ trong chùa, tránh những hành động hoặc lời nói vô ý có thể gây ảnh hưởng đến không gian tu tập.
  • Không tự ý sờ vào tượng Phật, đồ thờ cúng hoặc các hiện vật trong chùa.
  • Khi muốn chụp ảnh tại khu vực thờ cúng, bạn nên xin phép trước và tránh tạo dáng phản cảm hoặc chụp ảnh trong lúc diễn ra nghi lễ quan trọng.
  • Không vứt rác bừa bãi, luôn bỏ rác đúng nơi quy định để bảo vệ cảnh quan chùa sạch đẹp.
Tuân thủ những lưu ý trên sẽ giúp chuyến tham quan chùa trở nên trọn vẹn (Ảnh: Thanhnien.vn)
Tuân thủ những lưu ý trên sẽ giúp chuyến tham quan chùa trở nên trọn vẹn (Ảnh: Thanhnien.vn)

Các điểm tham quan gần Việt Nam Quốc Tự 

Sau khi tham quan Chùa Việt Nam Quốc Tự Quận 10, du khách có thể khám phá các địa danh nổi bật gần chùa:

  • Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam (cách khoảng 0,8km): Địa chỉ 41 Hoàng Dư Khương, Phường 12, Quận 10. 18 phòng trưng bày của bảo tàng không chỉ giới thiệu lịch sử y học cổ truyền Việt Nam mà còn trưng bày nhiều cổ vật, tranh sơn son thếp vàng, bài thuốc và cây thuốc quý,…
  • Chùa Pháp Hoa (cách khoảng 3,2km): Địa chỉ 870 Trường Sa, Phường 14, Quận 3. Chùa Pháp Hoa có tuổi đời gần 100 năm, được mệnh danh là “cái nôi của Phật Pháp” và là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Sài Gòn. 
  • Dinh Độc Lập (cách khoảng 3,5km): Địa chỉ Phường Bến Thành, Quận 1. Dinh Độc Lập từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trước sự kiện 30/4/1975. Hiện nay, công trình này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu lịch sử.
Các điểm tham quan nổi tiếng gần chùa Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Các điểm tham quan nổi tiếng gần chùa Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Việt Nam Quốc Tự

Nếu bạn đang băn khoăn về chùa Việt Nam Quốc Tự thì hãy tham khảo thêm thông tin hữu ích dưới đây!

Việt Nam Quốc Tự được xây dựng từ khi nào?

Việt Nam Quốc Tự được khởi công xây dựng vào năm 1964 và đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng.

Kiến trúc của Việt Nam Quốc Tự có điểm gì nổi bật?

Chùa Việt Nam Quốc Tự Quận 10 có lối kiến trúc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Trong đó, tòa tháp cao 13 tầng là điểm nhấn đặc biệt của chùa.

Việt Nam Quốc Tự có ý nghĩa gì?

Là trung tâm văn hóa và hành chính quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chùa Việt Nam Quốc Tự đã thể hiện tinh thần đoàn kết và thống nhất của Phật giáo Việt Nam.

Ghé thăm Việt Nam Quốc Tự là cơ hội để du khách chiêm ngưỡng một công trình Phật giáo ấn tượng và hiểu thêm về lịch sử Phật giáo Việt Nam. Để hành trình thêm an toàn, thoải mái, bạn hãy lựa chọn dịch vụ xe điện Xanh SM!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin