Nhà thờ Chợ Quán hiện là nhà thờ lâu đời bậc nhất của TP. Hồ Chí Minh, nổi bật với kiến trúc độc đáo và ý nghĩa lịch sử. Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh của cộng đồng Công giáo mà còn là địa chỉ được yêu thích của các du khách khi đến thăm Sài Gòn.
Nhà thờ Chợ Quán ở đâu?
Nhà thờ Chợ Quán hơn 300 tuổi cổ xưa bậc nhất Sài Gòn, là điểm đến sinh hoạt tôn giáo phổ biến của người dân trong phường.
Tên điểm đến: Nhà thờ Chợ Quán Tên hiệu: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giê-su Địa chỉ: Số 120 Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 02839 235 067 Giá vé: Miễn phí Chỉ đường |
Vì nhà thờ nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nên tuyến đường rất thuận tiện để bạn có thể đến tham quan.
![Ảnh google map Nhà thờ Giáo xứ Chợ Quán](https://cdn.xanhsm.com/2024/11/6be76c31-nha-tho-cho-quan-map.jpg)
Giờ lễ Nhà thờ Chợ Quán
Nếu bạn muốn tham gia buổi lễ có thể đến nhà thờ vào các khung giờ sau. Bạn nên chú ý thời gian và đến đúng giờ để tránh gây ảnh hưởng đến giờ lễ tại nhà thờ.
Thứ | Chúa Nhật và Ngày lễ | Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy |
Khung giờ | 5:00 | 5:00 | 5:00 | 5:00 | 5:00 | 5:00 | 5:00 |
6:30 | 17h30 | 17h30 | 17h30 | 17h30 | 17h30 | 17h30 |
![Giờ lễ nhà thờ Quận 5 - Giáo xứ Chợ Quán các ngày thường là 5h00 và 17h30](https://cdn.xanhsm.com/2024/11/b99add51-nha-tho-cho-quan-1.jpg)
Lịch sử Nhà thờ Chợ Quán
Nhà thờ Giáo Xứ Chợ Quán ban đầu chỉ là một ngôi nhà Nguyện của Họ đạo được xây dựng vào năm 1674. Đến năm 1724, linh mục José Garcia mới chính thức cho xây dựng thành nhà thờ. Trong suốt lịch sử tồn tại, nơi đây đã phải trải qua nhiều lần tái thiết do các biến cố vì chiến tranh và loạn lạc.
Sau khi xây dựng xong và đưa vào hoạt động, năm 1731 nhà thờ đã bị đốt phá đến 1733 mới được tu sửa lại.
Vào năm 1793, nhà thờ Chợ Quán bị phá thành bình địa. Vào năm 1882, nhà thờ mới được xây dựng lại một lần nữa nhờ vào cha Hamm. Năm 1896 thì nơi đây mới chính thức được khánh thành với diện mạo như hiện tại.
![Giáo xứ Chợ Quán đã trải qua gần 300 năm với rất nhiều biến cố lớn trong lịch sử (Ảnh: Báo Thanh Niên)](https://cdn.xanhsm.com/2024/11/b7c58102-nha-tho-cho-quan-2.jpg)
Kiến trúc Nhà thờ Chợ Quán
Kiến trúc của nhà thờ mang đậm phong cách Romanesque xen lẫn một số yếu tố Gothic, tạo nên một tổng thể độc đáo.
![Hình ảnh Nhà thờ Chợ Quán với kiến trúc vô cùng độc đáo và đẹp mắt (Ảnh: Thánh Đường Việt Nam)](https://cdn.xanhsm.com/2024/11/86203b4b-nha-tho-cho-quan-3.jpg)
Mặt tiền chính diện thiết kế theo kiến trúc Gothic
Thiết kế mặt tiền ấn tượng với mái vòm nhọn và cột trụ lớn, toát lên vẻ uy nghi, tráng lệ của phong cách kiến trúc Gothic, các chi tiết trang trí được chạm khắc tỉ mỉ. Khuôn viên bên ngoài rộng rãi, được trồng rất nhiều cây xanh tạo nên không gian mát mẻ và dễ chịu.
![Mặt tiền của Nhà thờ Giáo xứ Chợ Quán (Ảnh: Thánh đường Việt Nam)](https://cdn.xanhsm.com/2024/11/71058be0-nha-tho-cho-quan-mat-tien.jpg)
Tháp chuông ba tầng độc đáo
Tháp chuông gồm tầng kéo chuông, tầng để chuông và tầng mái trên cùng. Bên trong tháp đang sở hữu năm quả chuông tạo nên âm thanh vang xa mỗi khi điểm giờ lễ hoặc thông báo các sự kiện quan trọng của giáo xứ.
Trong số 5 quả chuông này, có hai quả riêng biệt được dùng trong ngày thường, hai quả được dùng trong dịp lễ và một quả chuông dùng để báo tử. Chỉ trong những dịp lễ đặc biệt quan trọng thì 5 quả chuông mới được kéo cùng lúc.
![Tháp chuông của nhà thờ Giáo xứ Chợ Quán (Ảnh: Wikipedia)](https://cdn.xanhsm.com/2024/11/65cdb181-nha-tho-cho-quan-thap-chuong.jpg)
Không gian thánh đường rộng rãi
Không gian bên trong nhà thờ vô cùng rộng rãi, có thể chứa được khoảng 1.500 giáo dân trong mỗi buổi lễ. Lễ đường chính được thiết kế trang nghiêm, xung quanh là tượng thánh.
![Không gian thánh đường bên trong của Nhà thờ Chợ Quán (Ảnh: Thánh Đường Việt Nam)](https://cdn.xanhsm.com/2024/11/a8e7b8eb-nha-tho-cho-quan-kien-truc.jpg)
Hoạt động nổi bật tại Nhà thờ Chợ Quán
Nhà thờ Giáo Xứ Chợ Quán thường tổ chức lễ vào những giờ cố định trong ngày nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của giáo dân. Ngoài ra, nơi đây cũng tổ chức các sự kiện vào những dịp đặc biệt với nhiều hoạt động văn hóa tinh thần phong phú như:
- Dịp lễ Giáng sinh (25/12): Nhà thờ sẽ tổ chức các chương trình ca nhạc, văn nghệ đặc sắc nhằm kỷ niệm ngày Chúa Giêsu ra đời. Hoạt động này đã thu hút rất nhiều người tham gia và tạo thêm sự gắn kết trong cộng đồng.
- Lễ Phục Sinh (tháng 3,4 hoặc 5 tùy năm): Đây là dịp lễ mà giáo dân cùng nhau tưởng nhớ đến sự hy sinh và phục sinh của Chúa Giêsu. Nhiều nghi lễ và hoạt động ý nghĩa diễn ra để mọi người cùng nhau suy ngẫm và thể hiện lòng tôn kính đối với đức tin của mình.
- Ngoài ra, nhà thờ cũng tổ chức nhiều ngày lễ lớn khác như lễ Các Thánh (1/11), ngày lễ Đức Mẹ (15/8)…
![Có nhiều hoạt động diễn ra tại Nhà thờ Chợ Quán vào những dịp lễ quan trọng](https://cdn.xanhsm.com/2024/11/0f5eebe5-nha-tho-cho-quan-4.jpg)
Cách di chuyển đến Nhà thờ Chợ Quán
Vì nhà thờ nằm ở vị trí trung tâm Quận 5 nên bạn rất dễ dàng để di chuyển đến nơi đây bằng nhiều phương tiện khác nhau.
- Xe máy, ô tô cá nhân: Từ trung tâm thành phố, bạn có thể đi theo đường Nguyễn Trãi, sau đó rẽ vào đường Trần Bình Trọng để đến nhà thờ. Nếu bạn ở các quận lân cận, bạn có thể đi theo chỉ đường sau.
- Xe buýt: Nhà thờ cũng nằm gần các tuyến xe buýt như: 02, 11, 10, 56, 13, 15,… Bạn có thể tra cứu thông tin tuyến xe và lịch trình hoạt động trên website của Công ty Xe buýt Thành phố để chuẩn bị cho lịch trình của mình.
- Chọn Xanh SM: Nếu muốn di chuyển đến địa điểm này một cách nhanh chóng và an toàn, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ xe Xanh SM. Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi sự nhanh chóng và tiện lợi. Bạn sẽ không cần phải tự tìm đường hay tuyến xe phù hợp để đến nhà thờ.
![Xanh SM giúp bạn đi đến các địa điểm du lịch một cách nhanh chóng và an toàn](https://cdn.xanhsm.com/2024/11/79a3a5d9-nha-tho-cho-quan-5.jpg)
Bạn có thể đặt xe thông qua ứng dụng Xanh SM được tải qua App Store hoặc Google Play. Khi đã đăng ký/đăng nhập thành công, bạn sẽ có thể lựa chọn tuyến đường cần đi, dịch vụ và theo dõi tài xế trong suốt hành trình.
Lưu ý khi tham quan Nhà thờ Chợ Quán
Khi tham quan Giáo xứ Chợ Quán, bạn cần chú ý một số vấn đề để thể hiện sự tôn trọng đối với không gian linh thiêng và cộng đồng Công giáo.
Quy định trang phục và hành vi
- Mặc trang phục lịch sự và kín đáo, không mặc áo quá ngắn hoặc cáo sát nách. Màu sắc trang phục trang nhã, không màu mè hoặc nhiều họa tiết cầu kỳ.
- Giữ gìn trật tự, im lặng trong khuôn viên nhà thờ. Không nói chuyện to, cười đùa trong khoảnh khắc diễn ra nghi lễ tôn giáo.
- Tắt điện thoại hoặc để điện thoại ở chế độ rung.
- Khi tham gia vào buổi lễ hãy tập trung tham gia các nghi thức, hát theo bài thánh ca hoặc lắng nghe bài giảng từ Cha.
Thời điểm tốt nhất để tham quan
- Nếu bạn muốn đến tham quan Nhà thờ chợ Quán để cảm nhận sự bình yên và không gian yên tĩnh thì nên đi vào những ngày thường, tránh những dịp lễ lớn đông đúc.
- Nếu có điều kiện, bạn có thể tham gia vào các nghi lễ vào buổi sáng hoặc chiều, bởi đây cũng là cách để bạn tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của các giáo dân.
![Bạn cần tuân thủ các quy định khi đến nhà thờ tham quan](https://cdn.xanhsm.com/2024/11/46728710-nha-tho-cho-quan-luu-y-khi-tham-quan.jpg)
Một số câu hỏi thường gặp về Nhà Thờ Chợ Quán
Dưới đây là một vài câu hỏi được nhiều du khách đặt ra khi nhắc đến nhà thờ nổi tiếng này.
Nhà thờ Chợ Quán được xây dựng vào năm nào và bởi ai?
Nhà Thờ Giáo Xứ Chợ Quán được xây vào năm 1724 bởi vị linh mục mang tên José Garcia. Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, đến năm 1896 thì nhà thờ mới được tu sửa và giữ nguyên vẻ ngoài cho đến hiện tại.
Kiến trúc của nhà thờ có gì đặc biệt?
Nhà thờ Giáo Xứ Chợ Quán mang đậm phong cách Romanesque Revival architecture với những mái vòm nhọn, cửa sổ kính màu và các chi tiết trang trí tinh xảo. Kiến trúc này tạo nên vẻ uy nghi, tráng lệ và mang đậm nét cổ kính cho công trình.
Nhà thờ Chợ Quán không chỉ là một địa điểm tôn giáo quan trọng của cộng đồng Công giáo, mà còn là một di sản văn hóa, một chứng nhân lịch sử của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu có dịp, bạn hãy đến đây để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và cảm nhận không khí trang nghiêm của thánh đường này.
Xem thêm: