Đền Quán Đôi là một ngôi đền cổ nằm ven sông Tô Lịch Hà Nội. Với vẻ đẹp và những câu chuyện bí ẩn xung quanh, Đền thu hút du khách thập phương tìm đến để khám phá và chiêm bái.
Đền Quán Đôi – Ngôi đền cổ ven sông Tô Lịch
Đền Quán Đôi là một điểm tham quan du lịch, biểu tượng của lòng thành kính và tưởng nhớ các vị thần linh. Các yếu tố này kết hợp lại tạo nên một không gian tâm linh để du khách tới dâng hương, cầu mong những điều tốt đẹp nhất.
Đền Quán Đôi ở đâu?
Địa chỉ: 178 P. Nguyễn Đình Hoàn, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Giờ mở cửa: Mở cửa từ 06:00 đến 18:00 hàng ngày. Giá vé: Miễn phí vào cửa. |
Đền Quán Đôi là một trong những ngôi đền cổ Hà Nội còn lưu giữ các dấu ấn vàng son lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng quê hương. Với sự tồn tại lâu đời, ngôi đền đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử của Hà Nội.
Lịch sử hình thành Đền Quán Đôi
Đền quán đôi thờ ai? Theo sự tích, Đền Quán Đôi liên quan mật thiết tới bà Thái hậu Phương Dung và con trai ba tuổi – là vợ và con của Hậu Lý Nam Đế, tức Lý Phật Tử (571 – 602). Vậy nên tới thời điểm hiện tại đền đang thờ Thái hậu Phương Dung.
Theo lịch sử đền Quán Đôi, bà Thái hậu Phương Dung đã phải chạy trốn khỏi triều đình dưới áp lực của quân xâm lược để bảo vệ con trai. Trong hành trình khổ cực, bà đã tìm thấy một vùng đất thanh bình bên dòng sông Tô Lịch và quyết định dừng chân tại đó.
Tại nơi đây, bà đã lập một ngôi đền nhỏ để tôn thờ các vị thần nhằm cầu mong bình an cho con trai. Theo thời gian, Đền Quán Đôi phát triển và được xây dựng lại lớn hơn với kiến trúc vững chắc. Ngày nay, đền vẫn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử quan trọng, minh chứng cho sự kiên cường và bền bỉ chiến chống ngoại xâm.
Theo dòng lịch sử, Đền Quán Đôi đã trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa nhưng vẫn giữ nguyên được giá trị văn hóa và tâm linh. Qua nhiều thế kỷ, đền đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương, gắn liền với đời sống tâm linh và truyền thống dân tộc.
Kiến trúc đặc sắc của Đền Quán Đôi
Thiết kế và bố cục của ngôi đền mang đậm phong cách truyền thống của những công trình văn hóa tín ngưỡng Bắc Bộ. Đền có một phần nhỏ nằm bên bờ sông lộ thiên rất lạ.
Thiết kế và bố cục kiến trúc
Đền Quán Đôi có kiến trúc hình chữ “Nhất” gồm 3 gian. Mái đền lợp ngói ta, tường hồi bít đốc tay ngai kết cấu kiểu “thượng chồng rường giá chiêng hạ kẻ” tạo nên vẻ đẹp cổ kính và kiên cố. Kết cấu của ngôi đền phản ánh sự khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân xây dựng cổ xưa.
Đặc biệt, đền có một gian hậu cung nơi thờ công chúa Phương Nương và hoàng tử Thống. Các bộ vì đỡ mái được thiết kế tinh xảo tạo nên một không gian trang nghiêm và linh thiêng. Những chi tiết chạm khắc trên cột, kèo của đền đều mang tính nghệ thuật cao thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần.
Các di vật quý giá lưu giữ trong đền
Đền Quán Đôi lưu giữ nhiều di vật quý như ngai thờ, nhang án, kiệu rước và đặc biệt là cuốn thần tích bản sao và tấm bia hậu thần đề “Mục lục Thái Hoàng bi ký” (1941). Mỗi di vật đều chứa đựng những câu chuyện riêng, phản ánh nét văn hóa tâm linh đặc biệt của ngôi đền.
Phía bên ngoài đền có một Cây Di sản gồm cây sanh, cây đa lông và cây hoa đại được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là di sản vào tháng 7/2012. Vào các dịp lễ Tết du khách tới thắp hương thường treo các sợi vải đỏ, trên có ghi lời sở nguyện của bản thân cầu mong một năm may mắn tốt lành.
Các lễ hội và hoạt động tại Đền Quán Đôi
Lễ hội đền Quán Đôi Cầu Giấy diễn ra hàng năm mang giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc. Ngoài ra ngày tuần đền cũng có rất nhiều du khách thập phương tới hành lễ.
Hội Đền Quán Đôi – Ngày lễ quan trọng
Hội Đền Quán Đôi được tổ chức vào ngày mùng 20-21/5 âm lịch hàng năm. Đây là một dịp lễ thu hút đông đảo người dân và du khách từ khắp nơi đổ về tham dự.
Trong suốt hai ngày lễ hội có rất nhiều hoạt động như: lễ rước kiệu, các trò chơi dân gian cùng nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc. Người dân sẽ chăm chút cho phần cúng tế, bày biện mâm lễ thật tươm tất. Ngày này cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến các vị thần mà đền thờ phụng.
Lễ hội là dịp tôn vinh giá trị văn hóa, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân gian. Điểm nhấn của lễ hội thường là các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống mang lại không khí sôi động và vui tươi.
Các hoạt động văn hóa và tín ngưỡng tại đền
Ngoài lễ hội chính, Đền Quán Đôi còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và tín ngưỡng khác trong suốt năm. Lễ cúng và cầu an diễn ra vào các ngày lễ tết là dịp để người dân cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình và người thân.
Lưu ý khi tham quan Đền Quán Đôi
Khi đến tham quan Đền Quán Đôi có một vài điều cần lưu ý để chuyến đi của bạn thêm phần thuận lợi và ý nghĩa.
Thời gian mở cửa và thời điểm tham quan tốt nhất
Bạn có thể đến đền vào bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian đền mở cửa (06:00 – 18:00) mỗi ngày. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất là vào các ngày lễ hội hoặc vào buổi sáng sớm, khi không khí còn trong lành và yên tĩnh.
Di chuyển đến Đền Quán Đôi
Đền Quán Đôi nằm trong trung tâm thành phố Hà Nội nên việc di chuyển rất dễ dàng.
- Sử dụng xe cá nhân: Bạn sử dụng ứng dụng chỉ đường để xác định rõ vị trí của đền, đi từ đường Cầu Giấy bạn rẽ phải vào Nguyễn Đình Hoàn theo chiều xuôi Quan Hoa sẽ thấy đền. Đi xe cá nhân tiện lợi, không giới hạn về thời gian nhưng nhược điểm là khó tìm chỗ gửi xe do diện tích xung quanh đền khá hẹp.
- Sử dụng bus: Các tuyến 09A, 09ACT, 142, 159, 25, 90, 55A, 55B, E08, 12, 38, 96, 45, 144 đều có điểm dừng tương đối gần đề để bạn cân nhắc. Tuy nhiên di chuyển bằng bus mất nhiều thời gian và bạn phải đi bộ từ trạm dừng tới đền khá xa.
- Sử dụng xe công nghệ: Để an toàn, tiện lợi, tiết kiệm thời gian nhất thì bạn có thể cân nhắc tới việc đặt xe công nghệ. Hiện nay xe điện Xanh SM đã phủ sóng rất rộng tại Hà Nội, nếu bạn cần tới đền Quán Đôi có thể gọi xe ngay, tài xế sẽ đưa bạn tới tận cửa đền nhanh chóng.
Bạn chỉ cần tải ứng dụng Xanh SM, nhập điểm đón và điểm dừng chân là đủ. Ngoài ra hiện tại app đang có nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng mới. Các khuyến mãi siêu hấp dẫn, giúp bạn tiết kiệm chi phí di chuyển đáng kể, tải app ngay tại:
Lưu ý về phong tục và tín ngưỡng khi đến đền
Khi đến Đền Quán Đôi, bạn cần lưu ý một số vấn đề bên dưới:
- Khi vào đền bạn cần ăn mặc trang nhã, lịch sự, không nên mang giày dép bẩn vào khu vực thờ tự.
- Nếu bạn muốn dâng hương hãy chuẩn bị lễ vật như hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, tránh những thực phẩm có mùi khó chịu.
- Nên giữ yên lặng và tôn trọng không gian linh thiêng của đền, không nên nói to hay gây ồn ào.
- Đền là nơi tôn nghiêm, vì vậy bạn hãy cư xử đúng mực và tôn trọng những người xung quanh khi lễ bái.
Các điểm đến gần Đền Quán Đôi
Nếu bạn có thời gian thì có thể tham quan thêm các điểm đến gần đền như:
- Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam: Cách 1,5km, vị trí tại Đ. Nguyễn Văn Huyên, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Công viên Thủ Lệ: Cách 1,5km, vị trí tại Đ. Bưởi, Thủ Lệ, Ba Đình, Hà Nội.
- Công viên Nghĩa Đô: Cách 2km, vị trí tại Đ. Nguyễn Văn Huyên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Chùa Hà: Cách 3km, vị trí tại Phố P. Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Vincom Center Metropolis: Cách 4km, vị trí 29 P. Liễu Giai, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
FAQ – Những câu hỏi thường gặp về Đền Quán Đôi
Nhiều du khách tìm hiểu về đền Quán Đôi có một số câu hỏi thắc mắc như sau:
Đền Quán Đôi có liên quan đến câu chuyện “thánh vật” sông Tô Lịch?
Nhiều người tin rằng Đền Quán Đôi gắn liền với câu chuyện về “thánh vật” sông Tô Lịch. Tuy nhiên theo cụ Điển – Một cao lão sống lâu năm tại làng An Phú xưa khẳng định: “Đền Quán Đôi hoàn toàn không liên quan gì đến câu chuyện “thánh vật” sông Tô Lịch”
Tham quan đền Quán Đôi có mất phí không?
Tham quan Đền Quán Đôi hoàn toàn miễn phí.
Cụm Cây Di sản ở đền Quán Đôi được công nhận vào năm nào?
Cụm Cây Di sản tại Đền Quán Đôi được công nhận vào năm 2012. Sự công nhận này thể hiện giá trị văn hóa, nỗ lực bảo tồn thiên nhiên và hệ sinh thái địa phương.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có chuyến tham quan Đền Quán Đôi ý nghĩa. Nếu có dịp đến Hà Nội, đừng quên liên hệ với Xanh SM để tận hưởng hành trình di chuyển tiện lợi và tiết kiệm nhất nhé!
>>> Xem thêm: Khám phá Thăng Long Tứ Trấn: Nơi lưu giữ văn hoá và tín ngưỡng ở Thủ Đô