Review chùa Từ Hiếu Huế: Lịch sử, kiến trúc và trải nghiệm thú vị

Chùa Từ Hiếu ở Thủy Xuân, Huế là một trong những ngôi chùa lâu đời, ẩn sâu trong khu rừng rộng lớn và hồ nước nhân tạo. Nơi đây được xem là ngôi chùa cổ bậc nhất tại Huế xây từ thời nhà Nguyễn với kiến trúc độc đáo, nên thơ và yên bình.

Chùa Từ Hiếu – Chốn bình yên giữa lòng cố đô Huế

Chùa Từ Hiếu (Chùa Thái Giám, Tổ đình Từ Hiếu, Từ Hiếu Tự – 慈孝寺) là một trong những ngôi cổ tự có lịch sử hàng trăm năm của phường Thủy Xuân, Quận Thuận Hóa, TP. Huế.

Địa chỉ: Thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, TP. Huế
Giờ mở cửa: Mở cả ngày

Thuở ban đầu, chùa chỉ là một Thảo Am do Hòa thượng Nhất Định lập nên sau một thời gian ông chăm sóc mẹ già ở đây. Nơi đây gắn liền với biểu tượng của lòng hiếu thảo và cũng là nơi để các Thái Giám cung đình xưa an nghỉ. 

Vẻ đẹp yên bình của Từ Hiếu Tự
Vẻ đẹp yên bình của Từ Hiếu Tự (Ảnh: Vi.wikipedia.org)

Câu chuyện xúc động phía sau ngôi cổ tự Từ Hiếu ở Huế

Chùa Từ Hiếu Huế gắn liền với câu chuyện về lòng hiếu thảo của Tổ sư Nhất Định. Chuyện kể lại rằng, Tổ sư Nhất Định nguyên là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong cung. Sau ngài cáo lão về rừng để nuôi mẹ già và tu hành thanh tịnh.

Khi mẹ già ốm nặng, phải bồi dưỡng thịt cá, vị sư đã chống gậy vượt đoạn đường hơn 5km đi tìm cá tươi về nấu cháo cho mẹ. Người đời thấy vậy nên đàm tiếu là Hòa thượng nhưng lại ăn mặn, xong ngài vẫn bỏ ngoài tai để tận tâm chăm sóc mẹ. Chuyện đồn đến tai vua Tự Đức, được nhà vua sai người tìm hiểu và cảm động trước tấm lòng vị sư già.

Câu chuyện về lòng hiếu thảo của Tổ sư Nhất Định
Câu chuyện về lòng hiếu thảo của Tổ sư Nhất Định (Ảnh: Phatgiao.org.vn)

Sau này, đến năm 1848, khi thiền sư Nhất Định viên tịch, vua cho mở rộng thành chùa Từ Hiếu đến nay.

Trong quá trình xây dựng ngôi chùa được nhiều vị quan trong cung triều Nguyễn, nhất là các vị thái giám cúng dường tiền bạc để lo việc thờ tự sau này. Đến năm 1894, Hòa thượng Cương Kỷ tiếp tục trùng tu, năm 1971, chùa được Thượng tọa Chí Niệm cho trùng tu cửa tam quan, hồ bán nguyệt và những nhà cửa bị hư hỏng.

Chùa vẫn còn thờ tự Tổ sư Nhất Định và các thái giám trong cung
Chùa vẫn còn thờ tự Tổ sư Nhất Định và các thái giám trong cung (Ảnh: Phatgiao.org.vn)

Kiến trúc chùa Từ Hiếu – Vẻ đẹp cổ kính giữa rừng thông xanh

Bên cạnh câu chuyện về lòng hiếu thảo, chùa Từ Hiếu ở Huế còn nổi danh với kiến trúc từ thời phong kiến. Những chi tiết rồng phượng được chạm khắc tỉ mỉ trên hiên, cột chùa và mái ngói vẫn còn được lưu giữ, tạo nên vẻ ngoài cực ỳ ấn tượng cho bất kỳ ai khi đến đây.

Chùa được xây theo lối kiến trúc chữ “Khẩu” (口) với ba gian hai chái truyền thống tạo nên tổng thể khép kín. Gian chính điện là nơi thờ Phật còn phía sau là thờ Tổ.

Gian chính điện thờ Phật của Từ Hiếu Tự
Gian chính điện thờ Phật của Từ Hiếu Tự (Ảnh: Phatgiao.org.vn)

Các góc mái của chùa và bức phù điêu được chạm khắc, trang trí gốm sứ với những hoa văn rồng phượng. Những hoa văn này vừa mang nét giản dị, vừa mang chút dáng dấp của kiến trúc cung đình Huế xưa.

Chùa được thiết kế, chạm trổ với họa tiết hoa văn cung đình Huế
Chùa được thiết kế, chạm trổ với họa tiết hoa văn cung đình Huế (Ảnh: Phatgiao.org.vn)

Bên hông sân chùa có hai lầu bia hình lục giác ở mỗi bên, ghi lại lịch sử xây dựng chùa. Tấm bia được bảo vệ để tránh mưa gió, mài mòn theo thời gian.

Vị trí bia ghi lịch sử xây dựng và phát triển của chùa Từ Hiếu
Vị trí bia ghi lịch sử xây dựng và phát triển của chùa Từ Hiếu (Ảnh: Vtv.vn)

Trong khuôn viên chùa có hồ nước xanh mát, bao quanh là cánh rừng bạt ngàn. Xa xa, chùa còn có tháp chuông với niên đại từ rất lâu.

Tháp chuông trong khuôn viên chùa Từ Hiếu
Tháp chuông trong khuôn viên chùa Từ Hiếu (Ảnh: Vtv.vn)

Những trải nghiệm thú vị khi đến chùa Từ Hiếu

Từ Hiếu Tự sở hữu không gian yên bình, khiến bất kỳ ai ghé thăm cũng cảm thấy như được chữa lành với những trải nghiệm thú vị. Như dạo bước quanh khuôn viên chùa, lắng nghe câu chuyện lịch sử hay tham gia một số hoạt động văn hóa tại đây.

Dạo bước trong khuôn viên thanh tịnh

Đặt chân đến Từ Hiếu Tự, bạn sẽ cảm nhận ngay không khí trong lành và yên bình. Hồ nước giữa khuôn viên không quá sâu, tạo không khí xung quanh luôn mát mẻ. Mỗi bước đường đều có rợp bóng cây xanh, tiếng chim hót líu lo và làn gió nhẹ mát lành.

Đến đây, bạn sẽ bỏ qua hết muộn phiền để cùng chiêm ngưỡng, “chữa lành” bản thân dưới những tán cây cổ thụ và làn nước trong veo.

Ghé thăm nghĩa trang của các vị thái giám triều Nguyễn

Chùa còn có khu nghĩa trang nằm sau khuôn viên chính của chùa. Nơi đây là khu vực an nghỉ của 24 vị thái giám triều Nguyễn. Các vị thái giám đã giúp đỡ thiền sư Nhất Định rất nhiều trong việc mở rộng chùa cũng như đến đây để an dưỡng tuổi già

Chiêm bái xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh

Từ năm 2018, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu – Nơi ông bắt đầu con đường tu tập phật pháp. Đến năm 2022, vị thiền sư viên tịch và được giữ một phần xá lợi tại chùa Từ Hiếu.

Xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh được giữ tại Từ Hiếu Tự
Xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh được giữ tại Từ Hiếu Tự (Ảnh: Thanhnien.vn)

Tham gia hoạt động, lễ hội văn hóa

Chùa Từ Hiếu cũng thu hút đông đảo Phật tử với các nghi lễ tâm linh, tu thiền. Trong đó, một trong những lễ hội quan trọng nhất của chùa là lễ Vu Lan tổ chức vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Lễ hội này là dịp để Phật tử bày tỏ lòng biết ơn với cha mẹ, cầu nguyện bậc thân sinh bình an.

Bên cạnh đó, chùa cũng là nơi thường xuyên tổ chức nhiều khóa tu thiền, pháp thoại. Các khóa tu thường diễn ra vào cuối tuần hoặc ngày lễ Phật giáo, giúp Phật tử giải tỏa căng thẳng, tìm đến chốn bình yên.

Từ Hiếu Tự tổ chức lễ Vu Lan hàng năm để các Phật tử thể hiện lòng hiếu kính với bậc sinh thành
Từ Hiếu Tự tổ chức lễ Vu Lan hàng năm để các Phật tử thể hiện lòng hiếu kính với bậc sinh thành (Ảnh: Thanhnien.vn)

Một số điểm đến du lịch gần chùa Từ Hiếu ở Huế

Gần chùa Từ Hiếu, bạn cũng có thể khám phá nhiều điểm du lịch thú vị, nổi bật là những cái tên dưới đây.

Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức có địa chỉ Cầu Đông Ba, thôn Thượng, Huế, TP. Huế và cách Chùa Từ Hiếu khoảng 1,8km với thời gian di chuyển khoảng 5 phút. Nơi đây là một trong những lăng tẩm đẹp nhất triều Nguyễn, bao gồm 2 trục lăng mộ, tẩm diện dọc và gần 50 công trình lớn nhỏ khác trong lăng.

Vẻ đẹp cổ kính của Lăng Tự Đức
Vẻ đẹp cổ kính của Lăng Tự Đức (Ảnh: Khamphahue.com.vn)

Hổ Quyền

Hổ Quyền có địa chỉ 373 Bùi Thị Xuân, Phường Đúc, Huế, Thành phố Huế, cách Từ Hiếu Tự khoảng 4km với thời gian di chuyển tầm 9 phút. Hổ Quyền vốn là đấu trường cho voi và hổ và được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa Thế giới vào năm 1993 như một phần của quần thể di tích Cố đô Huế.

Hổ Quyền là nơi tổ chức các trận đấu giữa hổ và voi thời xưa
Hổ Quyền là nơi tổ chức các trận đấu giữa hổ và voi thời xưa (Ảnh: Crystalbay.com)

Khiêm Thọ Lăng (Lăng hoàng hậu Lệ Thiên Anh)

Khiêm Thọ Lăng có địa chỉ Thủy Xuân, Huế, Thành phố Huế, cách Từ Hiếu Tự khoảng 2km với thời gian di chuyển khoảng 5 – 6 phút. Đây là nơi đặt thi hài của hoàng hậu Lệ Thiên Anh, xây dựng năm 1902 và nằm trong quần thể Lăng Tự Đức.

Khiêm Thọ Lăng thuộc quần thể Lăng Tự Đức
Khiêm Thọ Lăng thuộc quần thể Lăng Tự Đức (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Từ Hiếu Huế Việt Nam

Từ Hiếu Tự chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km, do đó du khách có thể di chuyển dễ dàng bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc taxi. Nếu tự di chuyển, hãy đi men hết đường Điện Biên Phủ. Sau đó, rẽ vào Lê Ngô Cát rồi chạy một đoạn là thấy ngay ngôi chùa.

Nếu di chuyển bằng taxi, bạn có thể chọn dịch vụ taxi điện Xanh SM. Với Xanh SM, bạn có thể an tâm về dịch vụ bởi những ưu điểm như:

  • Không cần lo lắng vấn đề kẹt xe hay tìm chỗ để xe.
  • Xe điện chạy êm ái, không mùi khói xăng khó chịu.
  • Xe không phát thải gây ô nhiễm môi trường.
  • Giá cả phải chăng với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Để di chuyển đến chùa Từ Hiếu, bạn chỉ cần TẢI NGAY ỨNG DỤNG XANH SM về điện thoại (Android và iOS) hoặc gọi đến hotline 1900 2088.

Ghé thăm chùa Từ Hiếu cùng taxi điện Xanh SM
Ghé thăm chùa Từ Hiếu cùng taxi điện Xanh SM (Ảnh: Xanh SM)

Hướng dẫn du lịch và những lưu ý khi tham quan chùa Từ Hiếu

Khi tham quan chùa Từ Hiếu, bạn nên lưu ý một số điều sau để thể hiện sự tôn trọng với không gian tâm linh và có trải nghiệm tham quan trọn vẹn:

  • Thời gian lý tưởng để khám phá chùa: Nên đi vào sáng sớm hoặc chiều muộn để trải nghiệm không gian yên bình, thoáng mát.
  • Trang phục lịch sự, kín đáo: Nên mặc trang phục kín đáo, che bắp tay, chân. Nên tránh mặc váy ngắn trên đầu gối hay áo sát nách, áo xuyên thấu.
  • Giữ gìn trật tự: Nên đi nhẹ, nói khẽ và hạn chế gây tiếng ồn để không làm ảnh hưởng không gian xung quanh.
  • Bảo vệ môi trường quanh chùa: Không tự ý xả rác bừa bãi, hái hoa hay chạm vào hiện vật trong chùa.
Không tự ý xả rác trong khuôn viên Từ Hiếu Tự
Không tự ý xả rác trong khuôn viên Từ Hiếu Tự (Ảnh: Vn.migo.travel)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về chùa Chùa Từ Hiếu Huế

Từ Hiếu Tự là ngôi chùa cổ nổi tiếng của Huế, nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về ngôi chùa, hãy tham khảo thêm một số câu hỏi dưới đây.

Tham quan chùa có mất phí không?

Chùa Từ Hiếu không thu phí tham quan với Phật tử, người dân địa phương, du khách trong và ngoài nước.

Chùa mở cửa vào khung giờ nào?

Chùa Từ Hiếu mở cửa cả ngày cho mọi người dân đến tham quan.

Chùa Từ Hiếu nổi tiếng với điều gì?

Chùa Từ Hiếu nổi tiếng với câu chuyện về lòng hiếu thảo của Tổ sư Nhất Định và là nơi viên tịch của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Chùa Từ Hiếu là điểm đến linh thiêng giữa lòng cố đô Huế, nơi khiến tâm hồn của bất kỳ ai cũng trở nên yên bình, hòa vào nhịp thở của đất trời. Đến đây, bạn như cảm nhận được sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, để lòng nhẹ như mây trôi. Nếu đang lên kế hoạch để khám phá Từ Hiếu Tự, hãy để taxi Xanh SM đồng hành cùng bạn, giúp mỗi chuyến đi thêm êm ái, an nhiên và tĩnh lặng.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin