Chùa Keo là một trong những di tích lịch sử độc đáo nổi bật với kiến trúc cổ kính và giá trị văn hóa lâu đời tại Gia Lâm, Hà Nội. Đây là điểm đến tâm linh kết hợp du lịch thu hút một lượng lớn du khách cả trong và ngoài nước.
Giới thiệu về Chùa Keo – Ngôi chùa cổ kính tại Gia Lâm
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Đông, Chùa Keo là ngôi chùa cổ kính hơn 1.000 năm tuổi thuộc Xã Kim Sơn, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Chùa còn được biết đến với tên gọi khác là “Báo Ân Trùng Nghiêm Tự” và là nơi thờ bà Keo hay thần Mây (Pháp Vân) – một trong Tứ đại Phật pháp thời cổ ở Việt Nam.
Dưới sự ảnh hưởng của thiên nhiên và tác động của nhiều cuộc chiến tranh, tài liệu lịch sử ghi chép về Chùa Keo còn sót lại rất ít. Dựa vào những tấm bia quý hiếm được lưu giữ tại di tích, chùa được suy đoán có từ trước năm Hoằng Định.
Tên gọi “Chùa Keo” bắt nguồn từ sự tích hai thôn Giao Tự và Giao Tất nổi tiếng với nghề truyền thống là nấu keo dán bằng da trâu và làm sơn gỗ gắn bó với nhau bền chặt như keo sơn. Chùa không đơn thuần chỉ là nơi thờ tự mà còn là nơi lưu giữ dấu ấn văn hóa, lịch sử, tôn giáo lâu đời.
Lịch sử hình thành và phát triển Chùa Keo
Chùa Keo là một trong những ngôi chùa lâu đời tại Hà Nội có giá trị lịch sử – văn hóa vô cùng to lớn. Quá trình hình thành và phát triển của ngôi chùa cổ kính này có gì đặc biệt?
Thời kỳ xây dựng
Chùa Keo được xây dựng cách đây hàng nghìn năm từ khi Đạo Phật bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Hiện vẫn chưa xác định được chính xác chùa bắt đầu khởi công xây dựng từ năm nào do tài liệu lịch sử ghi chép lại còn hạn chế.
Căn cứ vào những tấm bia tại di tích, đặc biệt là “Trùng Tu Báo Ân Trùng Nghiêm Tự bi ký” có niên đại Hoằng Định 16 (1615), chùa được suy đoán xây dựng từ trước mốc thời gian này. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử nhưng chùa vẫn giữ được vẻ uy nghiêm vốn có.
Chùa thuộc địa phận thôn Giao Tự tức làng Chè nhưng lại được người dân Giao Tất (làng Keo) góp công xây dựng, tạc tượng, thờ cúng. Tương truyền chính bởi mối giao tình gắn bó keo sơn bền chặt giữa hai thôn Giao Tự và Giao Tất mới có công trình Chùa Keo hiện tại.
Sự kiện lịch sử
Chùa Keo gắn liền với các phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc trong thời kỳ kháng chiến. Trước Cách mạng tháng Tám và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa là nơi hoạt động cách mạng của nhiều đồng chí tại khu vực.
Những lần trùng tu
Tính đến thời điểm hiện tại, Chùa Keo đã trải qua không ít lần trùng tu lớn nhỏ để bảo tồn nét kiến trúc độc đáo cũng như giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật. Sau mỗi lần trùng tu, kiến trúc mang phong cách thời nhà Lê, Nguyễn dần bị thay thế bởi nhiều nét kiến trúc mới nhưng vẫn giữ được nét cổ kính thời xưa.
Những lần trùng tu lớn vào năm 1611, 1638, 1787,… đều được ghi rõ trên các tấm bia đặt tại di tích. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa bị hư hại nặng vì bom đạn nên được trùng tu quy mô lớn vào năm 1995.
Giá trị lịch sử
Trải qua gần 1.000 năm, Chùa Keo đã lưu giữ nhiều pho tượng Phật, đồ thờ tự và bia đá quý hiếm cùng nét kiến trúc – văn hóa mang đậm phong cách các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Chính vì lý do này, năm 1993, chùa vinh dự được Bộ Văn hóa & Thông tin công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật.
Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo
Chùa Keo nằm trên khu đất rộng, có sông núi bao quanh, gây ấn tượng với đông đảo Phật tử và du khách bởi vẻ đẹp hữu tình và kiến trúc độc đáo.
Các công trình chính
Các công trình chính của Chùa Keo bao gồm: Cổng Tam quan, Tiền đường, Tòa Hữu Vu, Tả Vu, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà Tăng Ni và Vườn Tháp. Bao bọc xung quanh chùa là những bức tường được chạm trổ, điêu khắc cầu kỳ hình hoa lá, chim muông, rồng phượng,…
Cổng Tam Quan gồm 1 cửa chính và 2 cửa phụ 2 bên được xây theo kiểu nghi môn bằng chất liệu gạch thời nhà Nguyễn với kiến trúc tinh xảo. Cánh cửa làm bằng sắt sơn màu nâu đỏ bắt mắt. Hai đầu Tiền đường trước kia là gác treo chuông, khánh, hiện có hai gian hồi đặt tượng hai vị Hộ Giáp.
Toà Tả Vũ và Hữu Vu nằm bên trái và bên phải Tiền đường gồm nhiều gian lát bằng gạch Bát Tràng. Bên trong mỗi tòa đều thờ 9 vị La Hán – Chính quả có tu hành cao nhất trong Phật giáo.
Nhà thờ Tổ gồm 5 gian 4 cột, mỗi cột đều khắc Hán tự, đầu cột chạm khắc hình nổi Long, Ly, Quy, Phượng. Phần đỉnh chóp cột là hình Lân sơn màu đỏ. Gian thờ bên trong thờ các trụ trì của Chùa Keo.
Nhà thờ Mẫu phía trên bên trái nhà thờ Tổ với thiết kế 4 gian, thờ 3 vị Thánh Mẫu là Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ. Đây là nơi diễn ra nghi lễ hầu đồng – nghi thức thờ cúng rất độc đáo trong văn hóa Việt.
Cạnh nhà thờ Mẫu là dãy nhà Tăng Ni gồm 12 gian để các tăng ni, phật tử xa gần nghỉ ngơi. Gian đầu tiên của dãy nhà là nơi tiếp nhận công đức dành cho phật tử và du khách tham quan chùa.
Vườn Tháp nằm bên phải khoảng sân trước tòa thờ Tổ có cấu trúc hình vuông bên trong có 8 tháp, mỗi tháp 4 tầng, mỗi tầng được kẻ khung ô vuông ở 4 mặt, trong ô vuông có viết chữ Hán. Nơi đây là Vườn tháp mộ của các vị sư viên tịnh ở chùa.
Ngoài các công trình chính, các phật tử và khách tham quan còn có thể chiêm ngưỡng một số công trình ấn tượng khác như Tam bảo, Tháp Tam Phẩm, Đình Chuông,…
Điểm nổi bật trong kiến trúc của Chùa Keo
Một trong những điểm nổi bật trong kiến trúc của Chùa Keo là hệ thống mái xây theo thiết kế chồng rường đặc sắc. Giá chiêng các thanh rường được chồng lên nhau để tạo bệ đỡ cho phần đòn tay giữ bộ mái. Trên khung gỗ đỡ mái còn được gác đòn kiệu thờ màu đỏ, hai bên có gắn đầu rồng sơn son thếp vàng.
Mái ngói của chùa lợp mũi hài đỏ, hai bên mái gắn hình Makara quay mặt vào nhau. Dọc đường mái gắn các trụ vuông theo bậc, mỗi bậc gắn trên hình búp sen đẹp mắt.
Điểm nhấn thứ 2 trong kiến trúc tại đây là các bức cửa võng. Tại mỗi gian thờ, bức cửa võng đều được làm bằng gỗ hoa văn chạm trổ hình rồng, chim phượng, hoa lá cầu kỳ lộng lẫy. Trên mỗi cửa võng đóng khung các bức hoành phi, trên ban thờ bày biện nhiều vật phẩm trang trí thờ cúng cổ kính tạo vẻ nghiêm trang cho ngôi chùa.
Ngoài ra, Chùa Keo cũng thu hút rất nhiều du khách gần xa bởi 2 cổ vật quý giá có từ thời Tây Sơn là chuông đồng và khánh đồng. Chuông hình tròn cao 111cm, lòng rỗng, chạm khắc họa tiết tỉ mỉ như lá đề, hoa chanh,… Khánh đồng cao 97cm, hình lưỡi rìu, toàn thân khắc bài minh và dòng niên đại bằng chữ Hán.
Hệ thống các pho tượng Phật
Chùa Keo có tất cả 47 pho tượng Phật, trong đó nhiều pho tượng mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17 – 18. Nổi bật nhất phải kể đến các tác phẩm là tượng bà Keo (Pháp Vân), tượng Phật A Di Đà và bức tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn.
Ngoài tượng Phật, chùa hiện còn lưu giữ 6 tấm bia đá quý hiếm từ thời Mạc. Thêm vào đó là nhiều đồ thờ cúng bằng gỗ sơn son thếp vàng mang phong cách nghệ thuật thời nhà Lê.
Khám phá lễ hội chùa Keo – Nét đẹp văn hóa truyền thống
Một trong những nét đặc trưng văn hóa lâu đời gắn với Chùa Keo qua hàng ngàn năm là Lễ rước bà Keo xuất cung cùng Thành Hoàng làng Đào Phúc – Người có công phò tá Vua về ngự lãm tại thôn Giao Tất (làng Keo). Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào mùng 6 tháng Tư Âm lịch.
Ngoài hoạt động tế lễ theo nghi lễ tín ngưỡng truyền thống như chuẩn bị lễ vật, dâng hương, trà,… nhân dân địa phương và du khách thập phương còn được tham gia Lễ rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và lễ rước Phật với nhiều nghi thức cổ xưa. Từ chủ tế, trai rước kiệu, thủ hiệu, tổng cờ, hiệu chiêng… đều được chọn lựa kỹ lưỡng.
Bên cạnh các hoạt động trên, Lễ rước Bà Keo còn có chương trình giao lưu, biểu diễn văn nghệ. Thêm vào đó là các hội thi TDTT với sự tham gia của các đội bóng đá, bóng chuyền hơi từ các xã lân cận và cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Huyện.
Có thể nói, Lễ hội Chùa Keo mang ý nghĩa vô cùng to lớn với người dân địa phương nói riêng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Không chỉ bảo tồn các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống, Lễ rước bà Keo còn tạo sự gắn kết cộng đồng và các thế hệ.
Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Keo
Để đến dâng hương và vãn cảnh Chùa Keo tại Gia Lâm, Hà Nội bạn có thể di chuyển dễ dàng bằng một số phương tiện phổ biến dưới đây:
Phương tiện cá nhân
Nếu muốn chủ động về thời gian và lộ trình, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy theo sự chỉ dẫn của Google Maps. Chùa Keo có khu vực đỗ xe rộng rãi, nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề gửi xe.
Giá vé gửi xe tại chùa dao động từ 10.000 – 20.000 đồng.
Gọi xe taxi, xe công nghệ
Bên cạnh phương tiện cá nhân và công cộng như xe bus, bạn có thể gọi taxi và xe ôm công nghệ để di chuyển đến Chùa Keo nhanh chóng và thuận tiện nhất. Đặc biệt, khi chọn xe điện của Xanh SM ngoài trải nghiệm dịch vụ xe không khí thải, không tiếng ồn động cơ, bạn còn góp phần bảo vệ môi trường thêm xanh – sạch.
Bên cạnh dòng xe máy điện Xanh SM Bike đáp ứng nhu cầu cá nhân, bạn có thể trải nghiệm xe taxi 4 và 7 chỗ là Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury nếu đi theo hội nhóm.
Để đăng ký tài khoản và nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn, bạn chỉ cần tải xuống ứng dụng Xanh SM cho điện thoại di động. Khi hoàn tất quá trình tải xuống, bạn có thể mở ứng dụng và dễ dàng đặt xe với 3 bước dưới đây:
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản cá nhân đã đăng ký.
- Bước 2: Nhấn vào kí hiệu 3 gạch góc trái bên trên màn hình, chọn đặt xe và nhập thông tin vị trí hiện tại và điểm đến. Sau đó, lựa chọn loại xe phù hợp với nhu cầu.
- Bước 3: Chọn hình thức thanh toán và hoàn tất quá trình đặt xe.
Phương tiện công cộng
Nếu chọn di chuyển bằng phương tiện công cộng, bạn có thể chủ động tra cứu lộ trình và điểm dừng các tuyến xe bus đi qua chùa Keo như 52A, 52ACT. Để giảm thời gian và lộ trình đi bộ từ trạm dừng xe đến chùa bạn có thể xuống xe ở trạm dừng gần nhất là Ủy Ban Nhân Dân xã Kim Sơn – QL17.
Bỏ túi những lưu ý khi đến tham quan Chùa Keo
Khi đến tham quan vãn cảnh Chùa Keo, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Ưu tiên lựa chọn các trang phục lịch sử, kín đáo đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, màu sắc nhã nhặn như trắng, be, xanh nhạt. Không nên mặc trang phục quá ngắn, hở hang hay bó sát và màu sắc quá sặc sỡ.
- Nói chuyện nhỏ nhẹ, không cười đùa lớn tiếng, không có những hành động thiếu tôn kính như trỏ tay vào tượng Phật, chạm vào đồ linh thiêng.
- Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi ra môi trường.
- Hỏi ý kiến trước khi chụp ảnh, đặc biệt là khu vực linh thiêng.
- Tắt hoặc để chế độ rung điện thoại để tránh làm phiền người khác.
Một số ngôi chùa nổi tiếng gần chùa Keo
Bên cạnh điểm đến tâm linh Chùa Keo – Di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo cổ kính, bạn có thể tham quan một số ngôi chùa nổi tiếng khác gần khu vực Chùa Keo như:
- Chùa Sủi, cách 4km. Địa chỉ: Xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội.
- Chùa Nành, cách 8km. Địa chỉ: Xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.
- Chùa Đào Xuyên, cách 8km. Địa chỉ: Xã Gia Tốn, Gia Lâm, Hà Nội.
- Chùa Dâu, cách 6km. Địa chỉ: Xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh.
- Chùa Kim Trúc, cách hơn 10km. Địa chỉ: Xã Hồng Long, Gia Lâm, Hà Nội.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về Chùa Keo
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến Chùa Keo mà Xanh SM đã tổng hợp được, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về ngôi chùa cổ kính này.
Chùa Keo được xây dựng vào thời kỳ nào?
Hiện vẫn chưa xác định được chính xác chùa bắt đầu khởi công xây dựng từ năm nào do tài liệu lịch sử ghi chép lại còn hạn chế. Căn cứ vào những tấm bia tại di tích, đặc biệt là “Trùng Tu Báo Ân Trùng Nghiêm Tự bi ký” có niên đại Hoằng Định 16 (1615), chùa được suy đoán xây dựng từ trước mốc thời gian này.
Chùa Keo được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật vào năm nào?
Chùa Keo được Bộ Văn hóa & Thông tin công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật vào năm 1993.
Chùa Keo thờ những ai?
Chùa Keo thờ bà Keo (Pháp Vân), Phật A Di Đà, Quan Âm cùng các vị La Hán và tổ sư của chùa.
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngôi Chùa Keo nổi tiếng có kiến trúc độc đáo và lịch sử lâu đời. Nếu bạn có ý định dâng hương, vãn cảnh Chùa Keo trong thời gian sắp tới, đừng quên lựa chọn Xanh SM là bạn đồng hành cùng bạn khám phá và trải nghiệm nhé!
Xem thêm: