Chùa Giác Ngộ – Địa điểm tổ chức khóa tu sinh hoạt Phật giáo

Chùa Giác Ngộ không chỉ là một địa điểm tâm linh quen thuộc với người dân TP Hồ Chí Minh mà còn là nơi tổ chức các khóa tu và các hoạt động Phật giáo thu hút đông đảo Phật tử gần xa. Cùng Xanh SM khám phá nét văn hóa Phật Giáo đặc trưng của ngôi chùa trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu chung về chùa Giác Ngộ 

Chùa Giác Ngộ được biết tới là một địa điểm tôn giáo nổi tiếng tọa lạc giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh với vị trí giao thông vô cùng thuận lợi. Vì vậy, tại đây luôn quy tụ đông đảo các du khách tứ phương và những tín đồ Phật Giáo ghé tới để chiêm bái, hành hương.

Vị trí chùa Giác Ngộ (Ảnh: Google Maps)

Hình ảnh chùa Giác Ngộ từ lâu đã được xem là biểu tượng văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân Sài Thành. Đây không chỉ đơn thuần là một địa điểm tôn giáo, mà còn là nơi giúp con người tìm về sự bình yên, giác ngộ từ đó hướng đến việc sống giàu lòng nhân ái. 

Chùa Giác Ngộ là một trong những địa điểm tôn giáo nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch sử hình thành chùa Giác Ngộ

Lịch sử chùa Giác Ngộ ra đời như thế nào? Quá trình hình thành, phát triển và cải tạo ra sao? Tất cả, đều sẽ được Xanh SM gửi tới quý bạn đọc ngay sau đây.

Sự ra đời của chùa Giác Ngộ

Chùa Giác Ngộ được xây dựng vào năm 1946, bởi cư sĩ Trần Phú Hữu, một công chức của chính phủ đã phát tâm xây dựng chùa. Xuất phát từ tinh thần muốn giúp đỡ những người hữu duyên tìm về được với Chánh đạo, nên chùa Giác Ngộ được ra đời. Ngôi chùa đã có 2 lần thay đổi địa chỉ:

  • Năm 1946: Chùa tọa lạc ở số 36, đường Jean Jacques Rousseau. 
  • Sau 1975: Chùa được đổi địa chỉ về số 92, Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 03, Quận 10, TP. HCM. 

Ban đầu, chùa có diện tích khoảng 695m², chỉ đủ chỗ cho khoảng 80 Phật tử tu học, còn lại là các tòa học đường một trệt, ba lầu, xen lẫn với một vài ngôi mộ. Năm 1979, hòa thượng Thích Trí Tịnh (Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất) thành lập Phật học viện Sơ Đẳng tại chùa Giác Ngộ.

Từ đó, nơi đây trở thành một trong 4 trường Phật học hiếm hoi trên cả nước lúc bấy giờ. Nhờ sự phát triển và mong muốn học hỏi của cộng đồng Phật tử, diện tích chùa dần mở rộng lên tới 3.476m². Nhiều công trình kiến trúc hiện đại được xây dựng thêm nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập của các Phật tử trên toàn quốc.

Chùa Giác Ngộ thể hiện nét văn hóa tôn giáo đặc sắc của Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quá trình cải tạo

Trải qua hơn 60 năm hình thành, chùa Giác Ngộ bị xuống cấp nghiêm trọng và không còn đủ điều kiện phục vụ các sinh hoạt tu học của Phật Tử cùng các Tăng đoàn. Năm 2012, chùa được Sở Xây dựng TP. HCM cấp giấy phép xây dựng mới nhằm mở rộng các khu vực sinh hoạt tôn giáo và cải thiện công trình bị hư hỏng do thời gian. 

  • Công trình xây dựng mới của chùa với tổng diện tích xây dựng là 4.735m² gồm: 1 tầng hầm gửi xe, 1 tầng trệt và chánh điện 7 lầu. 
  • Ngoài tòa chánh điện, chùa Giác Ngộ còn được Phật tử gần xa ủng hộ, quyên góp để xây mới ngôi Tam bảo với tổng chi phí lên tới 68 tỷ đồng. 

Nhờ sự cải tạo và xây dựng mới lại, chùa Giác Ngộ đã trở thành một địa điểm Phật giáo rộng lớn và khang trang, với các tiện nghi hiện đại để phục vụ nhu cầu tu học và sinh hoạt của các tín đồ Phật tử.

Quá trình phát triển

Từ năm 2002, chùa đã đi theo tông chỉ “Phụng sự nhân sinh – Tốt đời đẹp đạo” với mục đích mang lại sự an lạc và hạnh phúc cho nhân loại. Từ đó, đây không chỉ là nơi tu tập quen thuộc, mà còn là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục: 

  • Các khóa tu Tuổi trẻ, khóa tu An Lạc, khóa thiền cho người bận rộn… 
  • Các chương trình hiến máu, từ thiện và cúng dường mang lại phúc lợi cho hàng ngàn gia đình.

Chùa Giác Ngộ còn là nơi biên tập và xuất bản Đại Tạng Kinh Việt Nam cùng với tủ sách Đạo Phật trên 250 quyển. Ngoài ra, sách nói Phật giáo, âm nhạc Phật giáo và các bài Pháp thoại của chùa cũng được truyền bá rộng rãi trên toàn quốc. 

Chùa Giác Ngộ là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục nhằm mang lại sự an lạc và hạnh phúc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc của chùa Giác Ngộ

Toàn bộ phần mỹ thuật của chùa Giác Ngộ thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam do Trụ trì Nhật Từ trực tiếp chỉ đạo. Chùa mang đậm nét văn hóa Phật giáo thời Lý cổ điển song song với lối kiến trúc độc đáo và hiện đại.

Phong cách kiến trúc đặc trưng

Kiến trúc và mỹ thuật của chùa Giác Ngộ phản ánh sự gắn bó mật thiết của các ngôi chùa Việt với đời sống xã hội, phong cách kiến trúc và điêu khắc của dân tộc. Qua đó thể hiện tinh hoa văn hóa Việt Nam, thể hiện tài năng và sự khéo léo của người nghệ nhân Việt Nam.

Với lối kiến trúc thuộc hệ phái Bắc tông, chùa Giác Ngộ khiến nhiều du khách ấn tượng và mê mẩn khi tới thăm. Với vẻ đẹp độc đáo trong kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc, chùa Giác Ngộ thu hút đông đảo du khách gần xa. Từ đó góp phần giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng của văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng và văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.

Các công trình chính

Sau lần trùng tu vào cuối năm 2013 – 2016, công trình chùa Giác Ngộ mới gồm có 2 tòa: tòa chánh điện và tòa Tăng xá. Tòa chánh điện gồm 7 tầng lầu. Tòa Tăng xá hình L, cạnh dài 1 trệt 2 lầu và cạnh ngắn gồm 1 trệt 3 lầu.

Tầng trệt 

Tầng trệt của chùa được bố trí gồm văn phòng chùa, phòng khách, nhà sách Đạo Phật ngày nay và văn phòng của Quỹ Đạo Phật ngày này. Ngay từ cổng chính bước vào, du khách sẽ thấy hai thang máy đối xứng dẫn lên các tầng trên, tiếp đến là khu vực văn phòng tiếp lễ. 

Nhà sách và văn phòng Quỹ Đạo Phật ngày nay được sắp xếp đối diện hai bên, tạo sự cân đối hài hòa. Phía sau là khu nhà bếp và Tăng xá. Tại trung tâm tầng trệt là phòng khách, nơi chùa tiếp đón khách đến thăm.

Tòa chánh điện

Chánh điện chùa nằm tại lầu 1, nơi trung tâm của toàn bộ kiến trúc và thuận tiện cho mọi người đến lễ bái Phật. Không gian trang nghiêm, thanh tịnh nhưng cũng tạo cảm giác gần gũi, nổi bật với 3 pho tượng đức Phật Thích Ca trong 3 ấn tướng: “Thiền định, Xúc địa và Chuyển pháp luân”. 

Bên cạnh đó, các vách của chánh điện được trang trí với 7.500 tượng Phật thu nhỏ mô phỏng ba tượng Phật đang ngự trên tòa sen, tạo nên không gian “Vạn Phật” độc đáo. Sự kết hợp mỹ thuật này không chỉ mang lại cảm giác thiêng liêng, tôn kính mà còn nhắc nhở Phật tử luôn giữ chánh niệm và tỉnh thức, nền tảng của an lạc và giải thoát trong đạo Phật.

Chánh điện của chùa Giác Ngộ với với 3 pho tượng đức Phật Thích Ca (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tòa tăng xá 

Tòa tăng xá có thiết kế hình chữ L với sức chứa lên tới 40 người. Bên cạnh nhà bếp là Địa Tạng đường – khu vực thờ tro cốt của thân bằng quyến thuộc các Phật tử quá vãng.

Các hoạt động tâm linh tại chùa Giác Ngộ

Chùa Giác Ngộ là một điểm đến tu học nổi tiếng với cộng đồng Phật tử cả nước, nhằm hướng con người đến sống thiện, sống từ bi và tìm thấy sự an yên trong tâm hồn. Nên hàng năm, nơi đây thường xuyên tổ chức các sự kiện và hoạt động tâm linh thu hút hàng trăm khóa sinh tham gia. Cùng Xanh SM điểm qua 3 hoạt động chính được diễn ra hàng năm tại chùa Giác Ngộ nhé.

Khóa tu ngắn hạn

Từ năm 1984 tới nay, hàng nghìn khóa tu chùa Giác Ngộ đã tổ chức cho các Phật tử mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển khiến con người bận bịu hơn, chùa đã ngay lập tức triển khai các khóa tu ngắn hạn. 

STTKHÓA TUTHÔNG TIN
1Ngày An lạc và Tuổi trẻ hướng Phật.
– Thời gian: Chủ Nhật hàng tuần.
– Đối tượng An lạc: Trung niên và Lão niên (từ 6h – 12h).
– Đối tượng Tuổi trẻ: Thanh thiếu niên và sinh viên (từ 13h – 17h).
2Búp sen từ bi– Thời gian: 14h – 16h30 thứ 7 hàng tuần.
– Đối tượng: Mầm non (3 – 6 tuổi) và thiếu nhi (7 – 15 tuổi).
3Xuất gia gieo duyên– Thời gian: 7 ngày theo lịch thông báo của nhà Chùa.
– Đối tượng: Mọi độ tuổi.
4Khóa thiền Vipassana– Thời gian: 6h – 17h chủ nhật cách tuần.
– Không giới hạn đối tượng.
Lịch sinh hoạt các khóa tu ngắn hạn tại chùa Giác Ngộ

Điều này, đã giúp các khóa sinh có thời gian thư giãn, rèn luyện tinh thần, học hỏi về các giáo lý Phật pháp và tìm kiếm sự bình yên giữa cuộc sống khắc nghiệt và xô bồ. Các khóa tu nổi bật của chùa Giác Ngộ được giới thiệu tới bạn đọc ngay sau đây:

Các khóa sinh chụp ảnh lưu niệm sau khi tham gia khóa tu ngắn hạn tại chùa Giác Ngộ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lễ hội và sự kiện

Chùa Giác Ngộ là điểm đến của Phật tử tứ phương, thường xuyên tổ chức các lễ hội Phật giáo lớn như: Cầu an đầu năm, Phật đản, Vu lan báo hiếu,… Nổi bật nhất là ngày lễ Quy Y Tam Bảo diễn ra vào ngày rằm hàng tháng. Đây cũng là dịp các Phật tử được quy y chính thức, kết nối cộng đồng, khẳng định lòng tin của mình vào Phật pháp.

Không gian lễ hội Phật giáo được tổ chức tại chùa Giác Ngộ vô cùng lịch sự và trang trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giáo dục phật pháp

Chùa Giác Ngộ cung cấp rất nhiều các khóa tu và thiền định, nhằm giúp người tu tập có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về nhân quả, giáo lý nhà chùa. Ngoài hướng dẫn trực tiếp, chùa cũng cung cấp rất nhiều các sách nói, các bài pháp thoại để giúp các khóa sinh có thể tu tập, hướng thiện ở mọi môi trường, mọi điều kiện hoàn cảnh.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Giác Ngộ

Chùa Giác Ngộ quận 10 nằm cách Quận 1 (trung tâm Tp Hồ Chí Minh) khoảng 4 km, người dân và du khách tham quan rất dễ dàng di chuyển đến đây. Dưới đây là một số hướng dẫn đường đi đến chùa Giác Ngộ của Xanh SM:

Các tuyến xe buýt gần chùa Giác Ngộ

Để đến tham quan chùa Giác Ngộ, bạn có thể di chuyển bằng các tuyến xe buýt sau:

  • Xe buýt 45: Bến xe Quận 8 – Bến Thành – Miền Đông (xin xuống tại Ký túc xá Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Xe buýt 96: Bến Thành – Chợ Bình Điền (xin xuống tại Ký túc xá Đại học Kinh tế TP. HCM).
  • Xe buýt 54: Bến xe Miền Đông – Bến xe Chợ Lớn (xin xuống tại Ngã tư Trần Nhân Tông).
  • Xe buýt 91: Bến xe Miền Tây – Chợ Nông sản Thủ Đức (xin xuống tại trạm Bệnh viện 30/4).
  • Xe buýt 150: Bến xe Chợ Lớn – Tân Vạn (xin xuống tại Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu).
  • Xe buýt 38: Khu dân cư Tân Quy – Đầm Sen (xin xuống tại trạm Bệnh viện 30/4).

Vì chùa Giác Ngộ không có trạm xe buýt trước cổng chùa nên bạn cần lưu ý dừng tại những trạm lân cận rồi đi bộ sang chùa. Bạn có thể xem trước bản đồ để lựa chọn trạm dừng phù hợp và dễ đi nhất nhé! 

Đặt xe tại Xanh SM để dễ dàng di chuyển

Dịch vụ Xanh SM là lựa chọn lý tưởng cho những du khách muốn trải nghiệm phương tiện xanh, thân thiện với môi trường khi đến chùa Giác Ngộ. Để đặt xe, bạn chỉ cần làm theo 3 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Xanh SM trên điện thoại từ App Store hoặc Google Play.
  • Bước 2: Đăng nhập và nhập địa chỉ (92 Nguyễn Chí Thanh, Quận 10, TP.HCM) làm điểm đến.
  • Bước 3: Kiểm tra khuyến mãi: Trong mục thanh toán, bạn có thể kiểm tra xem có các mã khuyến mãi nào đang áp dụng cho chuyến đi. Nếu không có, bạn có thể theo dõi các chương trình khuyến mãi thường xuyên từ Xanh SM để tiết kiệm chi phí.

Với các tính năng đặt xe nhanh chóng, thân thiện với môi trường và dịch vụ hỗ trợ tận tình, Xanh SM giúp bạn di chuyển thuận tiện, nhanh chóng và thoải mái. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 2088 hoặc sử dụng ứng dụng đặt xe Taxi Xanh SM. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng đặt xe Xanh SM để nhận thêm nhiều ưu đãi:

Xanh SM phục vụ nhiệt tình, đồng hành cùng bạn tới địa điểm du lịch tâm linh chùa Giác Ngộ (Ảnh: Xanh SM)

Chùa Giác Ngộ là một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn tìm hiểu về Phật giáo và trải nghiệm không gian tâm linh thanh tịnh giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp. Xanh SM hy vọng đây sẽ là một địa điểm giúp bạn tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây