Chùa Đức Hậu – Viên ngọc tâm linh ẩn mình trong núi rừng Sóc Sơn

Chùa Đức Hậu tại Sóc Sơn, Hà Nội từ lâu đã là một trong những di tích lịch sử thiêng liêng của người dân địa phương. Chùa sở hữu vẻ đẹp nhuốm màu thời gian với những bức phù điêu chạm trổ tinh xảo như kể lại câu chuyện về một thời đại xa xưa của đất Việt.

Giới thiệu chùa Đức Hậu – Chốn an yên của núi rừng Sóc Sơn

Chùa Đức Hậu nằm ngay bên cạnh Đền Gióng, nơi đây vẫn còn lưu giữ nét đẹp cổ kính của kiến trúc Phật giáo Việt Nam với chùa và đình nằm ngay cạnh nhau.

Chùa Đức Hậu còn có tên gọi khác là Linh Sơn Tự. Chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi thời điểm chùa được thành lập. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dựa vào kiến trúc cho rằng, chùa đã xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVII dưới thời Lê Trung Hưng.

Vị trí chùa Đức Hậu Sóc Sơn trên bản đồ
Vị trí chùa Đức Hậu Sóc Sơn trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)

Ngôi chùa này không chỉ là nơi thờ tự Đức Phật và các Thánh Tam Giang mà còn là chốn hành hương của các Phật tử và tham quan du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến ngày 10/03/1994, chùa Đức Hậu được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.

Vẻ đẹp cổ kính của chùa Đức Hậu tại Sóc Sơn
Vẻ đẹp cổ kính của chùa Đức Hậu tại Sóc Sơn (Ảnh: Kinhtedothi.vn)

Chùa Đức Hậu ở đâu? Hướng dẫn cách di chuyển thuận lợi

Chùa Đức Hậu tại Sóc Sơn chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 – 40km, gần đường Lê Lương Phúc và đường Cây Đa. Để di chuyển đến chùa, du khách có thể chọn đi bằng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô hoặc taxi Xanh SM.

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Để đến chùa, bạn có thể theo lộ trình đi từ trung tâm thủ đô Hà Nội, đi vào đường Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công hoặc Quốc lộ 5 để lên hướng đường Võ Nguyên Giáp. Từ Võ Nguyên Giáp đến Mai Đình, đi theo lối ra Quốc lộ 18 từ CT Nhật Tân – Nội Bài/Đ. Võ Nguyên Giáp.

Sau đó đi thêm khoảng 7km thì rẽ vào Đình Song Mai Đoài. Đi tiếp từ Cây Xanh đến Đức Hòa. Đi khoảng 800m thì vào Khuê Trang Aqua (cách 350m) để vào Thế Giới Vàng Bạc. Chùa Đức Hậu ở phía bên phải gần Thế Giới Vàng Bạc.

Hướng dẫn đường đi đến chùa Đức Hậu từ trung tâm thủ đô Hà Nội
Hướng dẫn đường đi đến chùa Đức Hậu từ trung tâm thủ đô Hà Nội (Ảnh: Google Maps)

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM

Để chuyến tham quan chùa Đức Hậu an toàn, nhanh chóng và thoải mái, du khách có thể chọn dịch vụ taxi xe điện Xanh SM. Khi trải nghiệm những chuyến đi từ Xanh SM, bạn có thể an tâm về trải nghiệm và chi phí đi đường, bởi:

  • Hãng cung cấp dịch vụ xe điện thân thiện với môi trường, không phát thải khí gây ô nhiễm, không tạo tiếng ồn động cơ và không mùi hôi xe khó chịu.
  • Xe đi đường êm ái, được tài xế hỗ trợ nhiệt tình.
  • Tài xế nắm rõ đường đi, giúp tiết kiệm thời gian đi đường cho hành khách.
  • Nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn để tiết kiệm chi phí đi đường.

Đặc biệt, khách hàng có nhu cầu đặt xe Xanh SM chỉ cần TẢI NGAY ỨNG DỤNG XANH SM về điện thoại (Android và iOS) hoặc liên hệ hotline 1900 2088.

Trải nghiệm đi đường bằng xe điện để khám phá chùa Đức Hậu cùng Xanh SM
Trải nghiệm đi đường bằng xe điện để khám phá chùa Đức Hậu cùng Xanh SM (Ảnh: Xanh SM)

Hành trình tìm về cội nguồn, lịch sử hình thành chùa Đức Hậu ở Sóc Sơn

Dựa vào kiến trúc, có thể đoán rằng chùa Đức Hậu đã xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ XVII và được trùng tu nhiều lần sau đó.

Trải qua hơn 300 năm, chùa Đức Hậu đã chứng kiến bao biến cố, thăng trầm của lịch sử. Chùa vừa là nơi thờ tự, vừa là điểm tụ họp của nghĩa quân, nơi các bậc tiền nhân tìm về để cầu mong sự phù trợ.

Chùa Đức Hậu Sóc Sơn được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 1994
Chùa Đức Hậu Sóc Sơn được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 1994 (Ảnh: Kinhtedothi.vn)

Đến ngày 10/03/1994, chùa Đức Hậu được xếp hạng là khu Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Năm 2022, chùa được UBND huyện Sóc Sơn bố trí tu sửa, nâng cấp.

Ngày nay, chùa Đức Hậu trở thành điểm đến tín ngưỡng, thu hút đông đảo Phật tử và khách du lịch từ khắp nơi đổ về, nhất là vào các dịp đầu năm, lễ hội.

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của chùa Đức Hậu

Chùa Đức Hậu được xây trên một khoảng đất rộng lớn, mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống Việt Nam qua từng chi tiết. Chùa được xây theo hình chữ Đinh (丁) với các phần gồm cổng chính, sân gạch, hồ nước, Tiền đường và Thượng điện.

Cổng chính

Cổng chính chùa xây theo phong cách truyền thống với mái ngói đỏ cong nhẹ, phía trên là họa tiết chạm khắc tỉ mỉ. Hai bên cổng là cột trụ đá vuông mang đậm phong cách văn hóa tâm linh của người Việt.

Cổng chùa dẫn vào Tiền đường
Cổng chùa dẫn vào Tiền đường (Ảnh: Mytour.vn)

Sân gạch và hồ nước trước chùa

Từ cổng chính, chùa lát gạch đỏ dẫn thẳng vào sân. Hai bên là hàng cây xanh mát. Đây cũng là nơi để Phật tử và du khách hành hương và tổ chức các nghi lễ tôn giáo. Sân chùa còn có một hồ nước lớn để điều hòa không khí và tạo thế phong thủy.

Khoảng sân rộng và hồ nước trong xanh trước sân chùa
Khoảng sân rộng và hồ nước trong xanh trước sân chùa (Ảnh: Kinhtedothi.vn)

Phần Tiền đường

Tiền đường chùa Đức Hậu Sóc Sơn bao gồm 7 gian và 2 dĩ với tổng cộng 16 cột gỗ. Các cột gỗ ở giữa được thiết kế với hình vuông. Trong khi 4 cột đặt sát tường lại có hình tròn.

Trước Tiền đường là 5 gian với cửa bức bàn, gian đầu có một cửa sổ hình chữ nhật với hoa văn tinh tế. Kiểu cấu trúc các vì kèo ở đây là thượng chồng giường ở trên và chồng xà ở dưới thành hai vì đốc.

Các vì giữa được thiết kế theo kiểu thượng giá chiêng. Phần trụ kẻ đầu và xà con nhị đè qua giang gối cột tạo nên hiệu ứng độc đáo.

Vị trí Tiền đường của chùa Đức Hậu
Vị trí Tiền đường của chùa Đức Hậu (Ảnh: Kinhtedothi.vn)

Phần Thượng điện

Phần Thượng điện được nối liền với Tiền đường và có nóc chung bảo vệ. Nơi này gồm 5 gian với 4 vì kèo và 8 cột gỗ vuông. Các vì kèo thiết kế kiểu quá giang với một trụ đỡ kéo suốt.

Mặt giáp Tiền đường được thiết kế theo kiểu gái chiêng gánh thượng lương với cốn ván trên xà gối tường. Hai bên Thượng điện là hành lang rộng, được trang trí bằng trụ đỡ mái.

Khu Thượng điện với 5 gian dọc nối Tiền đường thành hình chuôi vồ
Khu Thượng điện với 5 gian dọc nối Tiền đường thành hình chuôi vồ (Ảnh: Kinhtedothi.vn)

Những trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại chùa Đức Hậu Hà Nội

Đến chùa Đức Hậu, du khách và Phật tử không chỉ được chiêm bái, cầu an mà còn có cơ hội tham gia các lễ hội, hòa mình vào không khí trang nghiêm của không gian tâm linh.

Chiêm bái, cầu bình an

Chùa Đức Hậu là nơi nhiều người tìm về để dâng hương, chiêm bái và cầu nguyện bình an cho bản thân. Đặc biệt, vào các dịp đầu năm mới, mùng một âm lịch, ngày rằm,… chùa đón rất đông Phật tử và du khách đến hành lễ.

Chiêm bái trong khu vực thờ cúng của chùa Đức Hậu
Chiêm bái trong khu vực thờ cúng của chùa Đức Hậu (Ảnh: LE HOANG ICT)

Tham gia lễ hội truyền thống tại chùa

Chùa Đức Hậu Sóc Sơn thường tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày 4 – ngày 6 tháng 9 Âm lịch. Đây là dịp để du khách và Phật tử tham gia các nghi lễ tế thành hoàng, khám phá văn hóa hát quan họ, múa kiếm, đu quay, ném vòng cổ chai,…

Chùa Đức Hậu cũng thường xuyên tổ chức các buổi cúng bái, lễ hội
Chùa Đức Hậu cũng thường xuyên tổ chức các buổi cúng bái, lễ hội (Ảnh: Chonthieng.com)

Chiêm ngưỡng kiến trúc đặc sắc ở chùa

Chùa Đức Hậu mang đậm dấu ấn kiến trúc Bắc Bộ với bố cục truyền thống “Tiền chữ Nhất, hậu chữ Công”. Mỗi góc nhỏ trong chùa đều mang đến vẻ đẹp trầm mặc, hoài cổ, giúp du khách cảm nhận sự giao thoa giữa kiến trúc, văn hóa và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Khám phá vẻ đẹp của văn hóa tâm linh tại chùa Đức Hậu
Khám phá vẻ đẹp của văn hóa tâm linh tại chùa Đức Hậu (Ảnh: Duc Luu Le)

Một số điểm đến du lịch gần Chùa Đức Hậu ở Sóc Sơn

Sau khi tham quan chùa Đức Hậu ở Sóc Sơn, bạn có thể khám phá thêm nhiều điểm tham quan, vui chơi khác theo những gợi ý sau.

Cây gạo làng Đoài

Cây gạo làng Đoài có địa chỉ Yên Phong, Tam Giang, Yên Phong, Bắc Ninh, cách chùa Đức Hậu khoảng 7km với thời gian di chuyển tầm 14 phút. Đây cũng là địa điểm check-in được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi quang cảnh nên thơ, trữ tình.

Check-in tại cây gạo làng Đoài
Check-in tại cây gạo làng Đoài (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phường múa rối nước Đào Thục

Phường múa rối nước Đào Thục có địa chỉ Đào Thục, Đông Anh, Hà Nội, cách chùa Đức Hậu khoảng 8,4km với thời gian di chuyển tầm 17 phút. Nơi đây là làng nghề múa rối nước có tuổi đời hơn 300 năm, sản sinh ra nhiều nghệ nhân múa rối tài ba và gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc.

Ghé thăm phường múa rối nước Đào Thục
Ghé thăm phường múa rối nước Đào Thục (Ảnh: Tuoitrethudo.vn)

Việt Phủ Thành Chương

Việt Phủ Thành Chương có địa chỉ thôn Ninh Môn, Sóc Sơn, Hà Nội, cách chùa Đức Hậu khoảng 14km, thời gian di chuyển tầm 20 phút. Công trình này xây dựng năm 2001 nhằm tái hiện những công trình kiến trúc cổ, đậm chất Việt như nhà Thanh Tĩnh, lầu Tường Vân, nhà Mạc Hương,…

Khám phá kiến trúc Việt xưa tại Việt Phủ Thành Chương
Khám phá kiến trúc Việt xưa tại Việt Phủ Thành Chương (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hồ hồ Đồng Đò

Hồ Đồng Đò có địa chỉ Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội, cách chùa Đức Hậu khoảng 21km với thời gian di chuyển tầm 43 phút. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội thả mình giữa không khí trong lành, gạt bỏ những ồn ào nơi thủ đô.

Trải nghiệm cắm trại cực chill tại hồ Đồng Đò
Trải nghiệm cắm trại cực chill tại hồ Đồng Đò (Ảnh: Nguoihanoi.vn)

Lưu ý khi tham quan chùa Đức Hậu Sóc Sơn, Hà Nội

Khi tham quan chùa Đức Hậu Sóc Sơn, du khách cũng cần lưu ý một số điều sau để thể hiện sự tôn trọng không gian tâm linh:

  • Ăn mặc lịch sự, trang nhã khi vào chùa: Du khách nên chọn trang phục kín đáo, lịch sự, tránh mặc áo hai dây, hở vai, đồ xuyên thấu hay váy ngắn.
  • Giữ trật tự, tôn trọng không gian thiền tịnh: Nên hạn chế trò chuyện lớn tiếng, nhất là khi làm lễ, thắp nhang ở khu vực Tiền đường.
  • Không chụp ảnh trong khu vực Tiền đường và chánh điện: Hai khu vực Tiền đường và chánh điện là nơi thờ cúng, vì thế du khách hạn chế chụp ảnh, trừ khi được các sư thầy trong chùa cho phép.
  • Hạn chế mang đồ ăn vào khuôn viên để giữ gìn vệ sinh chung: Không mang đồ ăn vào khuôn viên chùa, nhất là các món ăn mặn để vừa giữ gìn vệ sinh, vừa thể hiện sự tôn trọng Phật pháp.
  • Không vứt rác bừa bãi: Nếu bạn có vô tình mang theo rác vào khuôn viên chùa, hãy hỏi sư thầy chỗ để rác, tránh vứt rác bừa bãi.
Giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ quang cảnh chùa Đức Hậu
Giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ quang cảnh chùa Đức Hậu (Ảnh: Anh Hoàng)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Đức Hậu

Khám phá thêm một số câu hỏi để hiểu rõ hơn về chùa Đức Hậu trước khi lên kế hoạch khám phá nơi này.

Chùa Đức Hậu xây dựng năm nào?

Chưa có thông tin rõ ràng xác định năm xây dựng chùa Đức Hậu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lịch sử dựa vào kiến trúc chùa, đánh giá nơi này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVII dưới thời Lê Trung Hưng.

Chùa Đức Hậu thuộc di tích gì?

Chùa Đức Hậu Sóc Sơn thuộc cụm di tích Đình – Chùa Đức Hậu, gồm một chùa và đình nằm ngay cạnh nhau.

Chùa Đức Hậu mở cửa từ mấy giờ?

Chùa Đức Hậu mở cửa từ 09:00 – 17:00.

Chiêm bái chùa Đức Hậu có mất phí không?

Chùa Đức Hậu luôn chào đón du khách mà không thu bất kỳ khoản phí tham quan nào.

Chùa Đức Hậu là điểm đến lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm sự bình an, tĩnh lặng và muốn khám phá vẻ đẹp cổ kính của văn hóa tâm linh Việt. Nếu bạn đang lên kế hoạch ghé thăm chùa để tìm về những giá trị truyền thống, đạo lý nhân sinh và lòng hướng thiện, đừng quên đặt dịch vụ Xanh SM để có chuyến đi nhanh chóng, trọn vẹn.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin