Chùa Cót (Ngọc Quán Tự) nằm ngay giữa lòng thủ đô nhộn nhịp. Ngôi chùa cổ mang đậm nét kiến trúc thời Nguyễn với mái đao Bắc Bộ, lợp ngói mũi hài. Trải qua bao thăng trầm, chùa Cót vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, trở thành điểm đến tâm linh, văn hóa đặc sắc tại Hà Nội.
Hành trình khám phá Chùa Cót: Ngôi chùa cổ giữa lòng Hà Nội
Giữa thủ đô Hà Nội hiện đại, chùa Cót Cầu Giấy nằm bình yên, lưu giữ nét đẹp bình yên với nhiều dấu tích lịch sử. Chùa gần 400 năm tuổi và là điểm sinh hoạt tâm linh với người dân trong quận và được nhiều du khách ghé thăm khi du lịch tại Hà Nội.
Thông tin về chùa Cót Địa chỉ: 188 phố Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Giá vé: Miễn phí. Giờ mở cửa: 7:00 – 18:00 các ngày trong tuần. |
Tên chính thức của chùa là Ngọc Quán Tự nhưng dân gian đã quen gọi là chùa Cót. Sở dĩ có cái tên này là do chùa gắn liền với lịch sử làng Cót – Tên chữ Nôm của thôn Hạ Yên Quyết, nổi tiếng với nghề làm giấy ngày xưa.
Chùa Cót thờ Phật, gồm các tượng như Tam thế, Niêm hoa, Thích Ca sơ sinh, Quan Âm, A nan, Hộ pháp, Đức, ông, Thánh hiền, Ca diếp, Tổ Đạt Ma,… và các vị trụ trì quá cố. Mẫu thờ trong điện bố trí khám thờ, tượng Mẫu cùng ngũ vị tôn ông, đức thánh Trần, quan hoàng,…
Dọc dãy hành lang phía Tây còn có các bàn thờ nhỏ hơn. Chùa còn có các di vật giá trị lịch sử như cửa võng, khánh đồng, đồ gốm, bộ tam sự,…
Tại sao Chùa Cót là một di tích đặc biệt?
Chùa Cót Cầu Giấy được được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa năm 1994 bởi sự khác biệt về lịch sử và vai trò văn hóa, tâm linh:
Lịch sử gần 400 năm tuổi
Lịch sử phát triển của chùa Quán Tự trải qua gần 400 năm thăng trầm với biết bao thiên biến lịch sử. Mỗi viên gạch, mái ngói, vật dụng trong chùa đều lưu lại dấu vết thời gian, đưa du khách ghé thăm trở lại những ký ức lịch sử của ngôi làng cổ kính nơi đất Thăng Long xưa.
Vai trò văn hóa, tâm linh và lịch sử cách mạng
Chùa Cót vừa là nơi thờ tự, vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa – tâm linh với người dân xung quanh, vừa là nơi du khách ghé thăm vào các dịp lễ hội truyền thống. Đặc biệt, trong thời kỳ kháng chiến, chùa còn là nơi hoạt động bí mật của Đảng, góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Lịch sử hình thành và phát triển của Chùa Cót
Ngọc Quán Tự được xem là một trong những biểu tượng văn hóa, tâm linh.Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa vẫn giữ được sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian.
Chùa Cót được xây dựng khi nào?
Ngọc Quán Tự được nhiều người truyền tai là có lịch sử hình thành từ trước năm 1642 thông qua ghi chép từ tấm bia văn niên đại Dương Hòa đời thứ 8. Tấm bia ghi nhận quá trình mua bán ruộng đất để cúng hậu và làm lại ngôi chùa cũ. Đây cũng là văn tự duy nhất có liên quan đến lịch sử chùa Cót.
Từ cuối thế kỷ XX, chùa bắt đầu được tôn tạo, tu bổ gần như toàn bộ các hạng mục, bao gồm các gian nhà gỗ theo lối cổ, khuôn viên, tháp. Đến nay, Ngọc Quán Tự vẫn còn nhiều cây cổ thụ xưa, nền móng cũ, đồ vật cổ và thuộc nhóm chùa có diện tích rộng nhất ở nội thành Hà Nội.
Chùa Cót và những dấu mốc lịch sử quan trọng
- Năm 1945, đoàn thể mặt trận Việt Minh đã quyên góp cứu tế tại chùa.
- Ngày 18/08/1945, chùa là nơi tổ chức mít tinh chào mừng chính quyền cách mạng.
- Sau ngày 19/12/1946, chùa Cót là điểm tiếp tế cho bộ đội và tự vệ khu Đại La chiến đấu tuyến đường Cầu Giấy và Kim Mã.
- Tháng 12/1972, chùa được chọn làm Sở chỉ huy bảo vệ bầu trời thủ đô trong chiến dịch tiêu diệt máy bay B52.
- Năm 1994, chùa Cót Cầu Giấy (chùa Ngọc Quán) chính thức được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá.
Kiến trúc độc đáo của Chùa Cót
Ngọc Quán Tự sở hữu bố cục kiến trúc hài hòa với những chi tiết chạm khắc tinh xảo, không gian giao thoa giữa nét cổ kính và thiên nhiên hài hòa.
Bố cục tổng thể của chùa
Bố cục chùa gồm khu chính theo kiểu “nội công ngoại quốc”, vườn cây phía Tây và ngọn tháp cao. Mỗi tầng tháp đặt 6 pho tượng Phật nhỏ. Cổng chùa cạnh cổng miếu nhỏ mở ra ngã ba phố Hoa Bằng – Yên Hòa.
Khi bước vào chùa, du khách sẽ thấy ngay một hồ nhỏ hình tròn dưới tán cây. Bên phải hồ là con ngõ khá dài dẫn vào cửa hậu chùa. Cửa trước ngay đầu ngõ nhưng thường đóng, chỉ mở vào các dịp lễ lớn.
Vào bên trong, các phần của “nội công ngoại quốc” gồm nhiều khu vực rõ ràng như:
Tam quan
Tam quan xây khá to với tầng trên có gác chuông, phía sau là vườn nhỏ. Ở giữa tam quan là lối đi qua sân con dẫn vào tiền đường. Dọc bên vườn và sân là hai nhà giải vũ ngắn. Đối xứng hồ tròn ở bên kia sân con là hồ vuông, nằm trước ngọn bảo tháp sơn màu đỏ tím và vườn lớn quanh chân tháp.
Thiền đường
Thiền đường rộng 7 gian 2 dĩ, xây liền với nhà thiên hương 5 gian kiểu chuôi vồ. Hai bên có dãy hành lang dài chạy dọc ra sân sau.
Giữa sân là tòa phương đình, có đặt một tấm bia đá lớn đứng trên lưng rùa. Cuối sân là bậc thềm dẫn lên hai tòa nhà trung đường và hậu cung. Bên phải thiền đường là điện Mẫu, xây lối chữ “Nhị” với 5 gian 2 dĩ phía trước và hậu cung 3 gian phía sau.
Hành lang
Chùa có nhiều dãy hành lang, gồm hai dãy chạy dọc tiền tường ra sân sau và hành lang phía Tây. Phần hành lang phía Tây có các bàn thờ nhỏ.
Hậu cung
Hậu cung chùa xếp song song thành hình chữ “nhị”, xây 3 gian phía sau và có bàn thờ Tổ Đạt Ma và các vị trụ trì quá cố.
Bảo tháp
Bảo tháp chùa Cót Hà Nội sơn màu đỏ tím nằm ở phía Tây. Tháp cao 11 tầng với 6 pho tượng Phật bên trong và là điểm nhấn kiến trúc, biểu tượng cho sự giác ngộ, lòng thành kính.
Hồ nước
Khuôn viên chùa rộng rãi, có 3 hồ nước và nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Không gian sân vườn thoáng đãng và tạo cảm giác mát lành, yên tĩnh.
Các chi tiết kiến trúc nổi bật
Kiến trúc Ngọc Quán Tự là minh chứng cho nét đẹp truyền thống Bắc Bộ với những chi tiết nổi bật, tinh xảo đến từng chi tiết, bao gồm:
Mái đao cong, ngói mũi hài đặc trưng Bắc Bộ
Phần mái đao cong mềm mại, đường nét chạm trổ bắt mắt hướng lên trời xanh, vừa thanh thoát, nhẹ nhàng vừa có nét uy nghiêm. Phần ngói lợp là ngói mũi hài – Loại ngói biểu trưng cho sự mộc mạc, gần gũi trong kiến trúc xưa của người Việt.
Tòa bảo tháp lục giác 11 tầng hệ thống tượng Phật nhỏ
Tòa bảo tháp nằm giữa khuôn viên chùa, hình lục lục giác với 11 tầng. Mỗi tầng đều được chạm khắc tinh tế, trở thành điểm nhấn thị giác cho bất kỳ ai ghé thăm nơi đây.
Một số tầng tháp còn đặt thêm tượng Phật (tổng 6 tượng) lớn nhỏ. Mỗi bức tượng mang thần thái riêng, thể hiện văn hóa Phật giáo uy nghiêm.
Những di vật quý giá tại Chùa Cót
Chùa Cót nổi tiếng không chỉ bởi kiến trúc độc đáo mà nơi đây là lưu giữ nhiều di vật quý giá, phản ánh lịch sử nghệ thuật của Hà Nội qua các thời kỳ:
Các di vật có niên đại cổ
Chùa có rất nhiều cổ vật lịch sử nhưng nổi bật nhất là các di vật có niên đại hơn trăm năm như:
- Đôi bia đá niên đại Dương Hòa thứ 8 (năm 1642): Đôi bia đá là hiện vật cổ nhất tại chùa. Trên bia ghi lại các thông tin lịch sử xây dựng, trùng tu chùa.
- Chuông đồng niên đại Cảnh Thịnh thứ 8 (năm 1800): Chuông đồng mang âm thanh vang vọng, tăng thêm phần linh thiêng cho không gian chùa.
- Khánh đồng niên đại Thiệu Trịnh thứ 5 (năm 1845): Khánh đồng là nhạc cụ quan trọng, liên quan đến các lễ nghi Phật giáo tại chùa.
Hệ thống tượng thờ và hiện vật nghệ thuật
Hệ thống tượng thờ và hiện vật tại chùa rất đa dạng, điển hình nhất có thể kể đến như:
- Hệ thống tượng thờ: Tượng Tam Thế, A Di Đà, Thích Ca sơ sinh, Cửu Long, Đức Ông, Thánh Tăng,… biểu trưng cho văn hóa thờ cúng Phật giáo, sự thanh tịnh và con đường tu tập.
- Hiện vật lịch sử: Gồm cửa võng, hoành phi, câu đối gỗ,… chạm khắc tinh xảo, nghệ thuật từ thời Nguyễn.
Chùa Cót ngày nay: Điểm đến tâm linh và văn hóa cộng đồng
Chùa Cót Hà Nội là điểm đến tâm linh thu hút không ít du khách và người dân bởi các hoạt động tôn giáo, cộng đồng và không gian tâm linh:
Các hoạt động tôn giáo và cộng đồng tại chùa
Đến chùa Cót, bạn có cơ hội tham gia các hoạt động tôn giáo, cộng đồng tại chùa như:
- Lịch tu tập của thanh niên Phật tử và đạo tràng: Chùa tổ chức tụ tập các bạn thanh niên Phật tử Phật Quang Hà Nội và các cô bác đạo tràng Phật Hành vào tối thứ Hai và thứ Năm.
- Lớp học võ miễn phí vào tối Chủ nhật: Các Phật tử tại chùa tổ chức lớp học võ miễn phí vào tối chủ Nhật nhằm khuyến khích rèn luyện sức khỏe và nâng cao thể chất.
(Lớp học có thể thay đổi theo tình hình thực tế tại chùa, bạn đọc nên cập nhật thông tin chính xác từ chùa)
Sức hút của Chùa Cót với người dân và du khách
Chùa Cót sở hữu không gian yên bình, thanh tịnh giữa nhịp sống đô thị hối hả của Hà Nội. Chùa được bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ, khuôn viên rộng rãi.
Kiến trúc từng chi tiết như mái ngói, cột đình,… đều mang vẻ cổ kính. Du khách đến đây như được trở về quá khứ, ngắm nhìn dấu tích của lịch sử, giải tỏa căng thẳng và cân bằng lại cuộc sống.
Chính vì thế, không chỉ trong những dịp lễ hội hay các ngày đặc biệt có tổ chức hoạt động tập thể, chùa vẫn được nhiều Phật tử ghé thăm.
Kinh nghiệm bỏ túi dành cho du khách đến thăm chùa Cót
Để có chuyến thăm quan chùa Cót trọn vẹn nhất, du khách có thể tham khảo kinh nghiệm dưới đây:
Nên đến chùa Cót thời điểm nào?
Chùa Cót mở cửa quanh năm để đón Phật tử gần xa ghé thăm. Chùa cũng thường xuyên tổ chức lễ dâng hương, hội vào các dịp như Lễ hội Phật giáo Vu Lan, Lễ Phật Đản.
Du khách có thể ghé chùa vào ngày rằm, mùng 1 âm lịch hoặc các ngày có lịch tu tập để cùng cúng bái. Những ngày này, chùa tổ chức rất nhiều hoạt động tôn giáo, văn hóa.
Cách thức di chuyển đến Chùa Cót
Vị trí Ngọc Quán Tự nằm ở Quận Cầu Giấy, trung tâm Hà Nội nên việc di chuyển khá thuận lợi. Du khách có thể lựa chọn các phương tiện sau:
- Phương tiện cá nhân: Nếu đi bằng xe máy, ô tô, bạn có thể đi theo tuyến đường Láng, phố Trung Kính hoặc đi từ đường Dương Đình Nghệ để đến chùa. Khuôn viên chùa rất rộng rãi, thuận tiện cho việc đỗ xe.
- Phương tiện công cộng: Du khách có thể đến chùa Cót bằng xe bus qua các tuyến số 9, 16, 24 và 35. Điểm dừng chân các tuyến xe ngay trên đường Láng.
- Dịch vụ taxi, xe công nghệ: Các dịch vụ taxi và xe công nghệ như Xanh SM giúp du khách đến tận chùa với hành trình êm ái, an toàn. Để đến chùa, du khách có thể chọn Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury hoặc Xanh SM Bike.
Khi chọn Xanh SM, khách hàng có thể an tâm về vấn đề an toàn bởi toàn bộ tài xế đều được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm xử lý tình huống. Đặc biệt, Xanh SM chỉ sử dụng xe điện, khách hàng không phải ngửi thấy mùi khó chịu trên xe hay âm thanh lớn. Chi phí sử dụng dịch vụ phải chăng, trải nghiệm thoải mái trong suốt chuyến đi.
Nếu khách hàng có nhu cầu đặt xe điện Xanh SM, bạn chỉ cần thực hiện một trong những cách đơn giản sau:
- Cách 1: Liên hệ trực tiếp tổng đài Xanh SM qua hotline 1900 2088.
- Cách 2: Sử dụng ứng dụng đặt xe Xanh SM, để tải ứng dụng, bạn nhấp vào tại đây.
Một số lưu ý khi đến thăm Chùa Cót
Khi ghé thăm chùa Cót, du khách cần thể hiện sự tôn kính, giữ gìn không gian linh thiêng với những lưu ý sau:
- Trang phục kín đáo, lịch sự, tránh mặc quần áo hở hang như áo hai dây, quần short, váy ngắn trên gối,…
- Nói chuyện nhỏ nhẹ, tránh cười đùa lớn tiếng hay chạy nhảy trong khuôn viên chùa.
- Không chạm tay vào tượng Phật, đồ thờ cúng hoặc các hiện vật nếu không được cho phép.
- Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường sạch sẽ.
- Không tự ý mang đồ ăn, thức uống uống vào chùa, nhất là khi làm lễ.
- Nếu không rõ về nghi thức trong một số buổi lễ, du khách có thể hỏi mọi người xung quanh hoặc quan sát để thực hiện đúng.
Câu hỏi thường gặp về chùa Cót?
Dưới đây là một số câu hỏi về chùa Cót có thể giúp ích cho bạn nếu có dự định ghé thăm nơi này, hãy tham khảo nhé!
Chùa Cót nằm ở đâu?
Chùa Cót tọa lạc tại 188 phố Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chùa Cót có từ bao giờ?
Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVII và lưu giữ nhiều giá trị kiến trúc thời Nguyễn.
Chùa Cót có gì đặc biệt?
Kiến trúc chùa Cót theo “nội công ngoại quốc”. Cấu trúc bên trong với các dãy nhà bố trí hình chữ Công (工) và bên ngoài là sân vườn theo hình chữ Quốc (国). Chùa còn là nơi lưu giữ các di vật quý hiếm và vai trò lịch sử cách mạng quan trọng.
Chùa Cót mở cửa khi nào?
Giờ mở cửa thường trong khoảng 6:00 – 22:00 giờ. Vào ngày lễ, thời gian mở cửa chùa có thể lâu hơn bình thường.
Chùa Cót có những hoạt động đặc biệt nào?
Ngoài các nghi lễ Phật giáo, chùa còn tổ chức lớp học võ miễn phí, các buổi tu tập và hoạt động cộng đồng như lễ kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ, mang lại không gian sinh hoạt văn hóa và tâm linh ý nghĩa cho mọi người.
Chùa Cót mang vẻ đẹp cổ kính, từng đường nét mang dấu ấn lịch sử, kiến trúc hài hòa, hứa hẹn là điểm đến bình yên, thanh tịnh mà bạn nên thử. Nếu có nhu cầu ghé thăm chùa Cót, đừng quên liên hệ đến Xanh SM để được hỗ trợ chuyến đi an toàn, nhanh nhất nhé!
Xem thêm: