Cập nhật giá vé Hoàng thành Thăng Long 2024 mới nhất

Giá vé Hoàng thành Thăng Long là một trong những thông tin được du khách quan tâm khi lên kế hoạch ghé thăm di tích lịch sử này. Cùng Xanh SM tham khảo chi tiết về giá vé, giờ mở cửa và những lưu ý cần biết để có một chuyến tham quan Hoàng thành Thăng Long trọn vẹn.

Giới thiệu chung về di tích Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long có tổng diện tích 19.000 mét vuông, là quần thể di tích lịch sử gắn liền với kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Công trình hoành tráng này được xây dựng và trùng tu trong suốt các triều đại phong kiến của nước ta, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long, sau đó đến thời Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc, Nguyễn và tồn tại mãi cho đến ngày nay.

Bản đồ Hoàng thành Thăng Long
Bản đồ Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Google Maps)

Vào ngày 31/07/2010, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới. Hiện nay, di tích lịch sử này đã trở thành một địa điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Nếu có dịp du lịch Hà Nội, bạn hãy ghi chú lại lịch mở cửa Hoàng thành Thăng Long và ghé thăm khu di tích này nhé.

Giá vé Hoàng thành Thăng Long 2024

Tham khảo những thông tin mới nhất về giá vé và kinh nghiệm tham quan khu di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long. 

Giá vé tham quan tự do

Đối tượngGiá vé
Người lớn100.000đ/vé
Học sinh/sinh viên từ 16 tuổi và các đối tượng đủ điều kiện giảm 50% giá vé (*)50.000đ/vé
Trẻ em dưới 16 tuổi và các đối tượng đủ điều kiện giảm 100% giá vé (**)Miễn phí

Lưu ý: Thông tin giá được tham khảo vào tháng 12/2024 và có thể thay đổi tùy từng thời điểm.

(*) Các đối tượng đủ điều kiện giảm 50% giá vé

  • Người khuyết tật nặng theo quy định của Chính phủ 
  • Người Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên có thẻ người cao tuổi (hoặc thẻ căn cước công dân/các loại giấy tờ tùy thân khác để chứng minh).
  • Học sinh, học viên, sinh viên từ 16 tuổi trở lên, có thẻ học sinh/học viên/sinh viên do các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.
  • Công dân Việt Nam được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa (cần có giấy xác nhận của UBND địa phương nơi cư trú), cụ thể:
    • Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
    • Người có công với cách mạng.
    • Công dân thuộc diện chính sách xã hội: Người tàn tật, người già neo đơn; người được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội; học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú).

(**) Các đối tượng đủ điều kiện giảm 100% giá vé

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của Chính phủ.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi. Trường hợp khó xác định tuổi thì:
    • Cần có giấy khai sinh/thẻ học sinh hoặc bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh tuổi.
    • Nếu không có giấy tờ để xác định tuổi thì áp dụng chiều cao dưới 130cm.
Trẻ em dưới 16 tuổi được miễn phí vé vào Hoàng thành Thăng Long
Trẻ em dưới 16 tuổi được miễn phí vé vào Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn mua vé

Du khách có thể mua vé tham quan Hoàng thành Thăng Long bằng 1 trong 2 cách:

  • Mua trực tiếp tại quầy bán vé của Hoàng thành Thăng Long.
  • Mua trực tuyến qua trang web” Truy cập trực tiếp link đặt → điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu → chọn nút Thanh toán để mua. Lưu ý: bạn chỉ có thể thanh toán bằng thẻ Visa, Master, JCB, Amex, CUP/ATP/QR khi mua trực tuyến.

Lưu ý: Nếu mua vé số lượng lớn cho tổ chức, nhà trường đến tham quan, bạn hãy liên hệ số điện thoại 0904.386.156 để được hỗ trợ đặt vé nhé!

Mua vé Hoàng thành Thăng Long
Mua vé Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn di chuyển tham quan Hoàng thành Thăng Long 

Hoàng thành Thăng Long nằm ở Quận Ba Đình thuộc trung tâm thành phố Hà Nội nên có nhiều cách dễ dàng để đi đến đó. Bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng hoặc đặt xe công nghệ Xanh SM.

Di chuyển bằng xe máy, xe ô tô cá nhân

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân nhưng chưa biết đường đi, bạn nên sử dụng hướng dẫn chỉ đường của Google Maps. Khi đến nơi, bạn có thể gửi xe ở phía bên trái cổng 19C Hoàng Diệu. Giá vé gửi xe là khoảng 5.000đ/lượt cho mỗi xe máy và khoảng 25.000đ/giờ cho mỗi xe ô tô.

Hoàng thành Thăng Long nằm ở trung tâm Hà Nội
Hoàng thành Thăng Long nằm ở trung tâm Hà Nội (Ảnh: hoangthanhthanglong.com)

Di chuyển bằng xe buýt công cộng

Đi đến Hoàng thành Thăng Long bằng xe buýt sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí (mỗi lượt đi chỉ 7.000 – 9.000đ cho mỗi người). Tuy nhiên, cách này sẽ khá mất thời gian vì phải đợi xe buýt. Bạn có thể đón một trong các tuyến sau: 

  • Xe E09, 22A, 50: xuống xe tại trạm Đối diện tượng đài Bắc Sơn – Hoàng Diệu, cách Hoàng thành Thăng Long 240m.
  • Xe 02: xuống xe tại trạm Lý Thường Kiệt, cách Hoàng thành Thăng Long 760m.
Di chuyển bằng xe buýt là sự lựa chọn giúp tiết kiệm chi phí
Di chuyển bằng xe buýt là sự lựa chọn giúp tiết kiệm chi phí (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặt xe taxi hoặc xe ôm công nghệ Xanh SM

Đây là một cách di chuyển đến Hoàng thành Thăng Long vừa an toàn, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra, Xanh SM cũng cung cấp rất nhiều dịch vụ như xe taxi, xe máy,… phù hợp với nhu cầu của từng du khách. Bạn có thể tải ứng dụng Xanh SM, lựa chọn dịch vụ mong muốn và tận hưởng nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, nếu việc tải và sử ứng dụng quá phức tạp, bạn cũng có thể liên hệ đến tổng đài của Xanh SM qua số điện thoại 1900 2088 để đặt xe một cách nhanh chóng nhé! (Lưu ý: tổng đài này phục vụ 24/7 và chỉ hỗ trợ đặt xe taxi).

Di chuyển bằng Xanh SM để an toàn và tiết kiệm
Di chuyển bằng Xanh SM để an toàn và tiết kiệm (Ảnh: Xanh SM)

Những điểm tham quan tại Hoàng thành Thăng Long không thể bỏ lỡ

Bên trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có nhiều công trình mang kiến trúc đặc biệt. Mỗi công trình đều gắn liền với các sự kiện lịch sử từ thời phong kiến cho đến thời chống thực dân và đế quốc.   

Cổng Đoan Môn

Cổng Đoan Môn là cổng chính dẫn lối vào Hoàng thành Thăng Long nằm ở phía Nam, được xây dựng vào thế kỷ XV dưới thời Tiền Lê, sau đó được trùng tu, sửa sang vào thế kỷ XIX dưới thời Nguyễn. Đoan Môn được xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng được xây dựng bằng đá và vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Cổng Đoan Môn tại Hoàng thành Thăng Long
Cổng Đoan Môn tại Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: hoangthanhthanglong.com)

Điện Kính Thiên 

Điện Kính Thiên là cung điện trung tâm trong tổng thể khu Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Ngày xưa, đây là nơi vua Lê Thái Tổ tuyên bố lên ngôi vào năm 1428 và là nơi thiết triều của triều đình lúc bấy giờ. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã Điện Kính Thiên để xây nhà ban chỉ huy pháo binh. Hiện tại, di tích chỉ còn sót lại thềm đá, một cặp tượng rồng được điêu khắc tinh xảo và lan can.

Điện Kính Thiên tại Hoàng thành Thăng Long
Điện Kính Thiên tại Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: hoangthanhthanglong.com)

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội còn có tên gọi khác là Kỳ đài Hà Nội, được xây dựng dưới thời vua Gia Long. Kiến trúc của cột cờ bao gồm ba tầng đế, một thân cột và vẫn giữ được nguyên vẹn đến ngày nay. Hiện tại, công trình này được xem là một trong những biểu tượng của Thủ đô.

Cột cờ Hà Nội tại Hoàng thành Thăng Long
Cột cờ Hà Nội tại Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: hoangthanhthanglong.com)

Cửa Bắc

Cửa Bắc – hay còn gọi là Bắc Môn – là một trong những cổng thành Hà Nội từ thời nhà Nguyễn, và cũng là cổng thành duy nhất còn sót lại cho đến ngày nay. Cửa Bắc được xây dựng một cách kiên cố bằng gạch và đá từ năm 1805 theo lối vọng lâu. Hiện tại, di tích Cửa Bắc nằm trên phố Phan Đình Phùng, phần lầu trên được phục dựng làm nơi thờ 2 vị anh hùng Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

Cửa Bắc tại Hoàng thành Thăng Long
Cửa Bắc tại Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: hoangthanhthanglong.com)

Hy vọng các thông tin được chia sẻ ở trên đã giúp bạn đã nắm được giá vé Hoàng thành Thăng Long. Bên cạnh đó, để chuyến tham quan của bạn và gia đình trở nên trọn vẹn hơn, hãy lựa chọn dịch vụ xe điện chất lượng cao của Xanh SM – giải pháp di chuyển thân thiện với môi trường – để đồng hành cùng bạn trong mọi hành trình nhé!

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây