Tháp Nhạn Phú Yên còn được biết đến với các tên gọi như núi Bảo Tháp, núi Tháp Dinh hay núi Tháp Nhạn và là biểu tượng văn hóa lâu đời của người Chăm Pa. Tọa lạc trên đỉnh núi Nhạn, công trình kiến trúc cổ kính này không chỉ thu hút các tin đồ yêu thích sống ảo mà còn là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá du lịch tại vùng đất Phú Yên.
Giới thiệu Tháp Nhạn Phú Yên
Nằm ẩn mình trên đỉnh núi Nhạn, Tháp Nhạn Phú Yên như nhân chứng sống cho sự tồn tại của nền văn hóa Chăm Pa cổ kính. Công trình vừa mang lại giá trị lịch sử, vừa là điểm check in thu hút du khách khi đến Phú Yên.
Tháp Nhạn Phú Yên ở đâu?
- Địa chỉ: 72 Lê Trung Kiên, phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Thời gian tham quan:
- Giờ mở cửa: 5:00 – 23:00.
- Giờ dành cho xe điện lên tháp: 6:30 – 16:30.
- Giá vé:
- Vé vào tháp nếu đi bộ: Miễn phí.
- Vé xe điện dành cho người lớn: 10.000 VNĐ/vé 1 chiều và 15.000 VNĐ/vé 2 chiều.
- Vé xe điện dành cho trẻ em: 5.000 VNĐ/vé 1 chiều và 8.000 VNĐ/vé 2 chiều.
- Thành tích xếp hạng:
- Ngày 16/11/1988: Tháp Nhạn chính thức được xếp hạng là Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp Quốc gia.
- Năm 2014: Tháp được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh trong Top 10 Tháp và cụm Tháp cổ thu hút nhiều du khách nhất cả nước.
- Ngày 24/12/2018: Tháp Nhạn được nâng cấp xếp hạng và trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt.
Tháp Nhạn trong tiếng Ê Đê và Jarai còn được gọi là Yang Kơ. Ngoài ra tháp còn có nhiều tên gọi khác như núi Bảo Tháp, núi Tháp Dinh, núi Nhạn Tháp hay núi Tháp Khỉ. Tên Tháp Nhạn được đặt dựa theo truyền thuyết về loài chim nhạn từng sống trên ngọn núi này. Nhìn từ xa, hình dáng ngọn núi tựa như cánh chim nhạn xoè rộng.
Theo đó, Tháp Nhạn nằm ở vị trí trên đỉnh núi Nhạn, gần Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 3,5km và có độ cao 64m so với mực nước biển. Toạ lạc bên bờ sông Đà Rằng, nơi đây nổi bật với vị trí đắc địa. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên kết hợp cùng nét kiến trúc cổ điển ấn tượng.
Được xem như biểu tượng văn hoá và lịch sử tiêu biểu của thành phố, Tháp Nhạn được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1988 và là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2018. Với phong cách kiến trúc độc đáo cùng khung cảnh nên thơ, Tháp Nhạn đang là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và check in.
Nguồn gốc và lịch sử của Tháp Nhạn
Tháp Nhạn được xây dựng bởi người Chăm Pa sinh sống tại lưu vực châu thổ sông Ba vào khoảng thế kỷ XII. Công trình có thiết kế hình tứ giác, cao khoảng 23,5m với bốn tầng thu nhỏ dần khi lên cao. Mỗi cạnh chân tháp cao 10m tạo nên một cấu trúc vững chắc.
Trải qua thời gian dài, tháp đã được trùng tu để giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính. Tháp Nhạn cũng là công trình, là biểu tượng văn hoá tiêu biểu của thành phố Tuy Hoà nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung.
Tên gọi Tháp Nhạn xuất phát từ loài chim nhạn thường xuyên sinh sống tại núi Nhạn. Theo truyền thuyết được lưu truyền, tháp được xây dựng để thờ tiên nữ Thiên Y A Na. Bà là người đã dạy cho người dân Chăm Pa cách canh tác nông nghiệp và dệt vải.
Đặc điểm kiến trúc Tháp Nhạn Phú Yên
Tháp Nhạn Phú Yên được biết đến là công trình có kiến trúc độc đáo và là di sản quý giá của nền văn hóa Chăm Pa. Tháp có nhiều đặc điểm nổi bật về hình dáng, chất liệu cũng như các chi tiết trang trí khác.
- Hình dạng: Tháp có hình tứ giác với 4 tầng. Các tầng có kiến trúc thu nhỏ dần khi lên cao tạo nên cấu trúc cân đối, uy nghi và tạo cảm giác thanh thoát.
- Chiều cao: Tháp có chiều cao khoảng 23,5m và mỗi chân tháp dài 10m. Kích thước này mang đến sự vững chãi cho công trình.
- Chất liệu: Tháp được xây dựng chủ yếu bằng gạch nung. Loại gạch này có khả năng chịu nén, va đập và độ bền rất cao. Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật trong kiến trúc Chăm Pa.
- Kiến trúc: Tháp Nhạn được chia thành ba phần gồm đế tháp, thân tháp và mái tháp. Cửa chính của tháp hướng về phía Đông, bên trong là bàn thờ tiên nữ Thiên Y A Na và tượng Linga (Thần Shiva) trang nghiêm.
Hướng dẫn cách đi đến Tháp Nhạn Phú Yên
Tháp Nhạn nằm ngay trong trung tâm thành phố Tuy Hòa, vì vậy du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đây. Để di chuyển đến tháp, bạn có thể xuất phát từ ga Tuy Hoà và đi thẳng theo hướng đường Lê Trung Kiên, sau đó rẽ trái tại ngã tư Tản Đà. Tiếp tục di chuyển một đoạn ngắn thì bạn sẽ thấy ngọn tháp sừng sững trên đỉnh núi Nhạn, như vậy là bạn đã đến Tháp Nhạn.
Để chuyến đi thêm phần tiện lợi, bạn có thể sử dụng dịch vụ xe công nghệ. Xanh SM là gợi ý lý tưởng cho những ai chưa quen đường thành phố hay không muốn phải mất thời gian cho việc tìm kiếm chỗ gửi xe. Dịch vụ Xanh SM cung cấp nhiều phương tiện linh hoạt để bạn dễ dàng lựa chọn như Xanh SM Bike, Xanh SM Taxi và Xanh SM Luxury.
Xanh SM không chỉ là phương tiện di chuyển tiện lợi mà còn là dòng xe thuần điện góp phần giúp bảo vệ môi trường. Điểm nổi bật của xe Xanh SM là xe không phát thải, không mùi xăng dầu,hoạt động êm ái và không gây ồn. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai quan tâm đến sức khỏe và mong muốn có trải nghiệm di chuyển an toàn!
Ngoài ra, du khách cũng có thể dễ dàng theo dõi thời gian thực của chuyến đi thông qua ứng dụng Xanh SM. Nếu cần liên hệ đặt xe hoặc cần trợ giúp, bạn có thể liên hệ ngay đến tổng đài Xanh SM qua số Hotline 1900 2088 để được hỗ trợ. Tải ngay ứng dụng Xanh SM, bạn sẽ tận hưởng chuyến đi thoải mái, an toàn và thân thiện với môi trường khi khám phá vẻ đẹp của Tháp Nhạn Tuy Hòa!
Lễ hội vía Bà ở Tháp Nhạn
Lễ Vía Bà tại Tháp Nhạn được tổ chức hàng năm vào ngày 20 đến 22 tháng 3 Âm lịch. Lễ hội Vía Bà là hoạt động tín ngưỡng thờ mẫu, nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Thiên Y A Na – vị thần được người dân xe như Mẹ xứ sở. Bà đã dạy cho người dân nghề làm nông, nghề dệt và che chở họ trước thiên tai.
Lễ hội mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tất cả mọi người đều có cuộc sống bình an và hạnh phúc. Hoạt động tín ngưỡng Vía Bà thu hút đông đảo người dân địa phương, đồng bào Chăm từ Ninh Thuận, Bình Thuận và du khách khắp nơi về tham dự và tìm hiểu nét đẹp văn hoá tại Tháp Nhạn.
Ở lễ Vía Bà, người dân và các đoàn tham gia sẽ dâng hương và lễ vật tại Tháp Nhạn để tri ân Thánh Mẫu. Phụ nữ Chăm mặc trang phục truyền thống và biểu diễn các vũ điện linh thiêng dưới chân tháp. Khi tham quan Tháp Nhạn vào dịp đặc biệt này, du khách sẽ được trải nghiệm trực tiếp truyền thống thờ Mẫu và tìm hiểu lịch sử Tháp Nhạn.
Ăn gì khi đến Tháp Nhạn, Phú Yên?
Đến Tháp Nhạn thành phố Tuy Hoà Phú Yên, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính và tham gia các lễ hội văn hoá đặc sắc mà còn có cơ hội thưởng thức ẩm thực địa phương như:
Bánh bèo chân núi Nhạn
Dưới chân Tháp Nhạn Tuy Hoà, Phú Yên, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những quán bánh bèo ngon hấp dẫn với giá chỉ từ 10 đến 15 nghìn đồng. Bánh bèo ở đây mềm mịn, thơm ngon, thường ăn cùng chà bông, hành phi và nước mắt. Đây là món ăn ngon bình dân tại Phú Yên mà các bài viết Tháp Nhạn Phú Yên review khuyên du khách nên thử.
Chè ngọt sắc màu
Chè ở Tháp Nhạn thành phố Tuy Hoà cũng là một món ăn khó quên được nhiều khách du lịch thương nhớ. Bạn sẽ được trải nghiệm đủ loại chè như chè khoai, chè đậu chè chuối, chè dừa,… mang đậm hương vị ngọt ngào đặc trưng của vùng đất Tuy Hoà. Nếu bạn là tín đồ hảo ngọt thì món chè ngọt sắc màu sẽ là trải nghiệm ẩm thực đáng để thử.
Lưu ý khi tham quan Tháp Nhạn
Tháp Nhạn là điểm đến du lịch văn hoá tâm linh nổi tiếng tại Tuy Hoà, Phú Yên. Để chuyến tham quan Tháp Nhạn thành phố Tuy Hoà thêm trọn vẹn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn thời điểm tham quan phù hợp: Thời điểm lý tưởng nhất để ghé Tháp Nhạn là vào buổi sáng hoặc chiều tối. Lúc này thời tiết mát mẻ, ánh sáng tự nhiên đẹp thuận lợi cho việc chụp ảnh và tham quan.
- Trang phục: Tháp Nhạn là điểm đến tâm linh nên cần ăn mặc trang phục kín đáo, lịch sử để thể hiện sự tôn trọng. Ngoài ra, buổi tối ở đây có thể có gió lạnh nên du khách nên mang theo áo khoác mỏng để giữ ấm.
- Hỏi giá khi mua hàng: Dưới chân Tháp Nhạn có nhiều nơi bày bán đặc sản Phú Yên, để có trải nghiệm tốt thì bạn nên hỏi giá trước khi mua. Nếu muốn mua làm quà, bạn nên tìm hiểu những mặt hàng được nhiều người yêu thích, đánh giá cao.
- Tìm hiểu thông tin chuyến đi trước: Du khách có thể tham khảo thêm các bài Tháp Nhạn Phú Yên review để giúp bạn biết thêm về các dịch vụ, hoạt động và những điều thú vị để chuẩn bị tốt hơn.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về Tháp Nhạn, Phú Yên
Tháp Nhạn thành phố Tuy Hòa là một di tích lịch sử văn hóa nổi bật ở Phú Yên. Mang đậm dấu ấn của người Chăm, tháp là công trình kiến trúc và là biểu tượng văn hóa của Phú Yên, thu hút sự chú ý của du khách khắp nơi. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về Tháp Nhạn:
Tháp Nhạn ở đâu?
Tháp Nhạn nằm ở phía Bắc của sông Đà Rằng, có địa chỉ tại 72 Lê Trung Kiên, thuộc phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tháp nằm cách trung tâm của thành phố Tuy Hòa Phú Yên khoảng 3,5 km.
Tháp Nhạn cao bao nhiêu mét?
Tháp Nhạn cao khoảng 23,5 mét. Mỗi cạnh chân tháp có chiều cao khoảng 10m.
Tháp Nhạn thờ ai?
Tháp Nhạn là một trong số rất ít tháp Champa còn hoạt động tín ngưỡng thờ thần Thiên Y A Na hay thần Poh Nagar. Tại tháp, tượng thờ Bà Thiên Y A Na được đặt trên một bệ thờ được làm bằng đá sa thạch hiếm có. Đây cũng là bệ thờ hiếm hoi còn sót lại trong kho tàng di sản điêu khắc Chăm pa hiện nay.
Tháp Nhạn là công trình kiến trúc của ai?
Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nổi tiếng của người Chăm. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI và gồm có ba phần đại diện cho trần tục, tâm linh và thần linh.
Tháp Nhạn được xây dựng năm nào?
Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ XI và đầu thế kỷ XII. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm pa xưa, là nơi thờ phụng thần linh Chúa Thiên Yana.
Xem thêm:
- Du lịch Quy Nhơn – Cẩm nang khám phá từ A đến Z
- 18+ quán cafe Tuy Hòa có không gian độc đáo, thức uống siêu ngon
- Khám phá vẻ đẹp nên thơ của biển Tuy Hòa, Phú Yên
Tháp Nhạn Phú Yên là nhân chứng lịch sử và là biểu tượng văn hoá, tâm linh nổi bật tại vùng đất Tuy Hoà. Với kiến trúc độc đáo của nền văn minh Chăm Pa, nơi đây xứng đáng là điểm dừng chân không thể bỏ lỡ khi đến Phú Yên. Hãy đặt xe qua Xanh SM để có chuyến đi thoải mái và dễ dàng hơn nhé!