Tháp Chàm Yang Prong là di sản văn hóa Chăm huyền bí, còn sót lại tại Tây Nguyên. Tháp là biểu tượng giao thoa giữa đất trời với con người, ẩn chứa một nền văn minh rực rỡ từ xa xưa. Vì thế, đây là điểm đến mà mọi du khách không nên bỏ lỡ khi ghé thăm Buôn Mê Thuột.
Giới thiệu tháp Chàm Yang Prong: Dấu ấn văn hóa của Tây Nguyên
Địa chỉ: Xã Ea Rốk, Huyện Ea Súp, Tỉnh Đắk Lắk. Giờ mở cửa: 9:00 – 17:00 Giá vé: Miễn phí |
Tháp chàm Yang Prong cách trung tâm Buôn Ma Thuột 100km, là một điểm tham quan nổi tiếng của Tây Nguyên. Cái tên “Yang Prong” được xuất phát từ quan niệm của người Chăm cổ, có nghĩa là tháp thờ Thần lớn – ở đây là vị thần cai quản mùa màng.
Tháp Yang Prong được chứng nhận là di tích Văn hóa Kiến trúc cấp Quốc gia vào năm 1991. Qua thời gian, tháp là minh chứng cho những giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng và nền văn minh Chăm cổ tại Tây Nguyên.
Với kiến trúc độc đáo và không gian linh thiêng, tháp Yang Prong thu hút nhiều du khách và các nhà nghiên cứu đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của vùng đất Tây Nguyên.
Định vị tọa độ của tháp Chàm Yang Prong Đắk Lắk
Tháp Chàm Yang Prong nằm tại Thôn 5, xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Nơi này cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100km, theo đường tỉnh lộ 1 về phía Tây Bắc.
Dù tuyến đường tới đây được đổ nhựa rộng rãi và thoáng, nhưng có một số đoạn đường dẫn vào tháp nằm trong rừng. Đường khá vắng và hơi khó đi nên hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi ghé thăm quan bạn nhé. Dưới đây là một số cách di chuyển đến tháp Chàm Yang Prong để mọi người cùng tham khảo:
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Tháp Chăm Yang Prong Đắk Lắk cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100km, nên sẽ mất khoảng 2 – 3 tiếng để di chuyển tới đây. Vì vậy, bạn nên khởi hành sớm để kịp khám phá và quay lại trước trời tối. Cách di chuyển như sau:
- Đi theo Quốc lộ 14 khoảng 20km về phía Bắc.
- Rẽ trái vào Tỉnh lộ 1, tiếp tục hành trình khoảng 40km để đến huyện Ea Súp.
- Từ trung tâm huyện Ea Súp, đi thêm 20km vào xã Ea Rốk, chủ yếu qua những con đường dẫn sâu vào rừng già Ea Súp.
Hướng dẫn trong rừng: Khi vào rừng Ea Súp, bạn cần lưu ý khi di chuyển vì đường ở đây không có biển chỉ dẫn rõ ràng. Có thể hỏi dân địa phương hoặc dùng GPS để đến nơi chính xác.
Di chuyển bằng xe khách
Từ thành phố Buôn Ma Thuột:
- Bắt xe khách từ bến xe phía Bắc hoặc bến xe trung tâm đi huyện Ea Súp. Các tuyến xe khách thường di chuyển theo đường Tỉnh lộ 1, khoảng 60km, và mất khoảng 1,5 giờ để đến thị trấn Ea Súp.
- Tại thị trấn Ea Súp, bạn có thể thuê xe máy hoặc xe ôm từ địa phương để di chuyển thêm 20 km đến xã Ea Rốk và vào rừng Ea Súp để đến tháp.
Lựa chọn nhà xe: Các nhà xe đi Ea Súp thường là loại xe khách nhỏ, phục vụ tuyến nội tỉnh. Bạn có thể tìm thông tin tại bến xe hoặc hỏi các hãng xe địa phương để chọn tuyến phù hợp.
Giá vé: Giá vé xe khách từ Buôn Ma Thuột đến Ea Súp dao động khoảng 70.000 – 100.000 VND tùy nhà xe.
Di chuyển bằng xe điện Xanh SM
Là hãng xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam, Xanh SM đã có mặt tại TP. Buôn Ma Thuột, mang đến dịch vụ vận chuyển hiện đại và thân thiện với môi trường. Với sứ mệnh phục vụ tận tâm, Xanh SM cam kết mang đến trải nghiệm di chuyển tiện lợi, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường xanh cho mọi hành trình.
Hành trình từ Buôn Ma Thuột đến tháp Yang Prong dự kiến mất khoảng 2,5-3 giờ, bao gồm cả thời gian vào rừng. Đoạn đường rừng cần xác nhận trước với tài xế vì có thể rẽ vào các đường nhỏ trong rừng.
Để đặt xe, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 2088 hoặc sử dụng ứng dụng đặt xe Taxi Xanh SM. Chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng Xanh SM bạn sẽ dễ dàng đặt xe nhanh chóng, sẵn sàng cho hành trình của mình. Tải ứng dụng Xanh SM ngay TẠI ĐÂY.
Câu chuyện bí ẩn gắn liền với tháp Chàm Yang Prong ở Tây Nguyên
Tháp Chàm Yang Prong, xây dựng cuối thế kỷ XIII dưới triều đại Vua Sinhavarman III (Chế Mân), là nơi thờ Thần Si Va trong hình dạng Mukhalinga, tượng trưng cho ước vọng phồn thịnh và hạnh phúc.
1904-1911, tháp Yang Prong được được phát hiện bởi một nhà dân tộc học người Pháp, Henri Maitre. Ông đã ghi chép và mô tả tháp trong tác phẩm “Les jungles Moi” (Rừng Mọi), xuất bản tại Paris năm 1912.
Năm 1906, trên khung cửa đá của tháp, người ta phát hiện những dòng bia ký cổ thuộc thời Vua Chăm cuối thế kỷ XIII. Những dấu tích vật chất xung quanh tháp Yang Prong lại chứng tỏ rằng rằng nơi đây từng là một khu thành trì dinh thự cổ của người Chăm trên vùng đất Tây Nguyên.
Đến năm 1990, nhiều nhà khoa học từ trong và ngoài nước đã đến nghiên cứu tháp, đưa ra nhiều công trình giá trị. Họ đồng thuận rằng Yang Prong được xây dựng vào thế kỷ XIII, minh chứng rằng cách đây 700 năm, Tây Nguyên không chỉ là nơi cư trú của người bản địa mà còn có sự góp mặt của các dân tộc khác.
Ngày nay, tháp Yang Prong vẫn giữ được hình dáng nguyên bản với chiều cao khoảng 9m, được xây dựng bằng gạch nung đỏ. Mặc dù trải qua thời gian và ảnh hưởng của thời tiết, kiến trúc của tháp vẫn khá nguyên vẹn, nhưng có dấu hiệu xuống cấp ở một số phần do mưa gió và thiếu bảo dưỡng.
Kiến trúc tháp Chàm Yang Prong: Vẻ đẹp cổ kính qua từng chi tiết
Tháp Yang Prong ẩn mình dưới những tán cổ thụ xanh mướt của rừng Ea Súp, bên dòng sông Ea H’leo yên ả. Chỉ những ai thực sự kiên nhẫn khám phá mới có thể chạm đến vẻ đẹp bí ẩn này.
Kiến trúc tổng thể đậm chất người Chăm
Tháp Yang Prong là một công trình kiến trúc độc đáo bằng gạch nung đỏ, nằm trên nền cao làm từ đá xanh. Với chiều cao khoảng 10m, tháp được xây dựng từ những viên gạch cứng có kích thước đa dạng. Kiến trúc của tháp có hình vuông, mỗi cạnh dài 5m, với phần tiền sảnh phía Đông rộng 1,6m.
Mỗi mặt tường bên ngoài có ba cửa giả, một cửa chính mở về phía Đông, hướng về nơi các vị thần ngự trị. Phần trên của tháp vươn cao theo hình tháp bút, tạo nên sự khác biệt so với các tháp Chàm khác ở Trung Bộ. Đây là một công trình chưa hoàn thiện, vì người Chăm thường xây dựng một quần thể thay vì chỉ một tháp đơn lẻ.
Kiến trúc bên trong đầy bất ngờ
Bên trong tháp Yang Prong có không gian khá hạn chế, chỉ khoảng 5m3 và hoàn toàn không có tượng thờ hay bất kỳ hoa văn trang trí nào. Điều này đã dẫn đến nhiều giả thuyết được đưa ra, chẳng hạn như bức tượng thần có thể đã bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh và không còn dấu vết.
Một giả thiết khác cho rằng ngay từ khi xây dựng, tháp đã không có tượng thờ, bởi thần linh không nhất thiết phải được biểu hiện thông qua các vật thể hữu hình. Thay vào đó, hình ảnh thần linh tồn tại trong tâm tưởng và niềm tin sâu sắc của người dân, phản ánh một quan niệm tâm linh trừu tượng và phi vật chất.
Tháp Chàm Yang Prong được trùng tu
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, tỉnh đã đầu tư kinh phí hơn 10 tỷ đồng để thực hiện công tác trùng tu di tích tháp Yang Prong.
Quá trình này bao gồm nhiều hạng mục quan trọng như: gia cố khung thép quanh tháp chính, xây dựng tường rào bảo vệ, lát nền xi măng với diện tích 1.200m², cải tạo cảnh quan bằng cách trồng cỏ và bố trí ghế đá trong khu vực tháp,…
Sau khi hoàn tất trùng tu, chính quyền tỉnh tiếp tục giao việc quản lý và khai thác tháp cho xã Ea Rốk, trong đó có nhiệm vụ phân công lực lượng bảo vệ thường xuyên. Đồng thời, tỉnh cũng nghiêm cấm các hành vi như tự ý lập bàn thờ, thờ cúng hay xả rác bừa bãi, nhằm đảm bảo mỹ quan và bảo tồn giá trị của di tích.
Khám phá xung quanh tháp Chàm Yang Prong: Những điểm đến gần đó
Nếu bạn có dịp ghé thăm tháp Chàm Yang Prong thì nhất định phải khám phá những điểm du lịch Ea Súp với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và bình dị dưới đây.
Hồ Ea Súp Thượng
Hồ Ea Súp Thượng nằm ở Ea Súp, Đắk Lắk (cách tháp khoảng 30km), đây là hồ nước ngọt lớn nhất tại Đắk Lắk, có diện tích gần 1500 ha.
Với khung cảnh yên bình và không gian rộng lớn, nơi đây là điểm dừng chân hoàn hảo để thoát khỏi nhịp sống hối hả của đô thị. Du khách có thể thả mình thư giãn, dạo bước trên bãi cát trắng mịn và ngắm nhìn bầu trời trong xanh phản chiếu trên mặt hồ êm ả.
Hồ Ea Súp Hạ
Hồ Ea Súp Hạ có vị trí tại Ea Súp, Đắk Lắk (cách tháp khoảng 22km), được xây dựng hoàn thành vào năm 1980 với diện tích mặt nước rộng 240 ha.
Khung cảnh hoàng hôn trên hồ là một điểm nhấn tuyệt đẹp, mang đến cảm giác thư thái và lãng mạn.Ngồi bên bờ, ngắm ánh chiều tà phản chiếu trên mặt nước, du khách có thể hoàn toàn hòa mình vào vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên nơi đây.
Vườn quốc gia Yok Đôn
Vườn quốc gia Yok Đôn nằm ở Krông Na, Buôn Đôn, Đắk Lắk (cách tháp khoảng 90km), thành lập vào năm 1992. Đây là khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam với diện tích lên tới 1.155 km².
Nằm giữa ngọn núi Yok Đôn và Reheng, phía nam sông Sê-rê-pok, nơi đây nổi bật với hệ sinh thái độc đáo và là khu vực duy nhất bảo tồn rừng khộp. Vườn là nơi cư trú của hàng trăm loài thực vật, 489 loài động vật, trong đó 17 loài được ghi nhận trong Sách đỏ.
Ngoài tham quan sinh thái, khách còn có thể tham gia các hoạt động như chèo thuyền, đi bộ, hoặc khám phá thác Bảy Nhánh nổi tiếng. Yok Đôn thu hút du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ và hệ động thực vật phong phú, đại diện cho sự đa dạng của thiên nhiên Tây Nguyên.
Núi Bầu Sữa
Núi Bầu Sữa có địa chỉ tại Cư M’Lan, Ea Súp, Đắk Lắk (cách tháp khoảng 26km). Nằm trên tuyến được từ Bản Đôn đến Ea Súp, núi Bầu Sữa gây ấn tượng với hình dạng độc đáo, tựa như bầu sữa mẹ. Với cảnh quan hoang sơ, hùng vĩ và vẻ đẹp đặc biệt, ngọn núi này đã trở thành biểu tượng nổi bật của vùng đất đại ngàn.
Mẹo du lịch để tham quan tháp Chàm Yang Prong trọn vẹn
Để có một chuyến du lịch tham quan tháp Chàm Yang Prong một cách tuyệt vời nhất. Hãy bỏ túi ngay vào mẹo du lịch từ Xanh SM sau đây:.
Chuẩn bị trang phục phù hợp
- Nên chọn những quần áo nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp với thời tiết nóng ẩm ở Tây Nguyên.
- Mang giày thể thao hoặc giày trekking để dễ dàng di chuyển trong rừng.
- Tháp Yang Prong mang phong cách cổ kính, nên các gam màu như trắng, nâu, be hoặc trang phục dân tộc sẽ giúp bạn có những tấm ảnh đẹp mang về.
Đồ dùng cần mang theo
- Nên mang nước uống, đồ ăn nhẹ và khăn giấy.
- Đèn pin nhỏ hoặc sạc dự phòng cho điện thoại nếu phải di chuyển vào buổi chiều muộn.
- Máy ảnh hoặc điện thoại chụp hình sắc nét.
- Gậy selfie hoặc chân máy (tripod) để có những góc ảnh hoàn hảo mà không cần người hỗ trợ.
Lưu ý quan trọng
- Nên đến vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh nắng gắt. Thời điểm này cũng có ánh sáng đẹp, thích hợp chụp ảnh.
- Giữ gìn vệ sinh và tôn trọng di tích, không khắc vẽ lên tháp, không xả rác trong khu vực tham quan.
- Tránh đi vào mùa mưa, vì đường rừng dễ trơn trượt và khó di chuyển.
Mẹo chụp ảnh đẹp
- Chọn góc chụp nên đứng ở xa, sử dụng tán rừng hoặc dòng sông làm nền để tăng sự nổi bật của tháp. Chụp từ dưới lên để nhấn mạnh chiều cao và sự hùng vĩ của công trình.
- Nên chụp ảnh vào buổi sáng sớm ánh sáng dịu, giúp bức ảnh có màu sắc tự nhiên.
Tận hưởng trải nghiệm
- Đừng chỉ tập trung vào chụp ảnh, hãy dành thời gian cảm nhận không khí trong lành và sự tĩnh lặng của rừng già Tây Nguyên.
- Nếu có điều kiện, trò chuyện với người dân địa phương để hiểu thêm về lịch sử và văn hóa liên quan đến tháp.
FAQ – Mọi người cùng hỏi về tháp Chàm Yang Prong
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp giúp bạn hiểu rõ hơn về tháp Chàm Yang Prong trước khi ghé thăm.
Chủ nhân của tháp yang prong là ai?
Qua nghiên cứu văn khắc, lịch sử, kiến trúc, các nhà khoa học đã bước đầu xác định, chủ nhân của tháp Yang Prong là người Chăm.
Vị trí và thời gian xây dựng tháp Yang Prong?
Tháp Chàm Yang Prong nằm tại Thôn 5, xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Tháp được xây dựng cuối thế kỷ XIII.
Tháp Chàm Yang Prong có mở cửa vào các ngày lễ không?
Tháp mở cửa cho du khách vào các ngày lễ, tết và các dịp đặc biệt. Nếu bạn có kế hoạch tham quan vào các ngày lễ, hãy đến sớm để tránh đông đúc, vì tháp thường đón khá đông du khách vào những dịp này.
Thời điểm nào là lý tưởng để tham quan tháp Chàm Yang Prong?
Thời điểm lý tưởng để tham quan tháp Chàm Yang Prong là từ tháng 10 đến tháng 4, trong mùa khô. Lúc này, thời tiết mát mẻ, khô ráo, rất thuận lợi để khám phá tháp.
Với vẻ đẹp bí ẩn và sức hút của một di sản lịch sử lâu đời, tháp Chàm Yang Prong là điểm đến không thể bỏ qua khi bạn khám phá Tây Nguyên. Hi vọng những thông tin chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích để các trải nghiệm thăm quan của bạn sẽ trở nên thật tuyệt vời.
Xem thêm: