Quảng trường Ba Đình: Khám phá trái tim lịch sử của Thủ đô Hà Nội

Quảng trường Ba Đình Được mệnh danh là trái tim lịch sử của Thủ đô, Quảng trường Ba Đình là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nếu có dự định ghé thăm địa điểm này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới!

1. Giới thiệu về Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình là nơi đã diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, nơi đây được coi là biểu tượng đầy tự hào của người dân thủ đô Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.

1.1 Vị trí và diện tích

Quảng trường Ba Đình tọa lạc tại khu vực trung tâm thủ đô Hà Nội và nằm tiếp giáp với nhiều địa điểm quan trọng của thành phố. Phía Nam của quảng trường Ba Đình là trụ sở của Bộ Ngoại giao, phía Bắc là Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phía Đông là Hội trường Ba Đình và phía Tây là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hình ảnh Quảng trường Ba Đình.
Hình ảnh Quảng trường Ba Đình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thông tin tham quan Quảng trường Ba Đình
Địa chỉ: Đường Hùng Vương, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, Hà Nội.
Giờ mở cửa: 05h00 – 22h00 (tất cả các ngày trong tuần)
Giá vé: Miễn phí

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 32.000m2 và sức chứa lên đến 200.000 người. Bởi vậy quảng trường thường được chọn là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước như: lễ diễu binh quy kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh, lễ mít tinh – diễu binh – diễu hành kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,…

1.2 Ý nghĩa lịch sử và văn hóa

Sau đây, Xanh SM sẽ giới thiệu sơ lược về Quảng trường Ba Đình – một địa điểm lịch sử nổi tiếng nằm tại trung tâm Hà Nội – dưới thời Pháp thuộc từng có tên là Vườn hoa Puginier. Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào năm 1945, Bác sĩ Trần Văn Lai – thị trưởng thành phố Hà Nội đương thời – đã đổi tên thành “Vườn hoa Ba Đình” để kỷ niệm vùng Ba Đình – Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa do Đinh Công Tráng lãnh đạo.

Di tích căn cứ Ba Đình tại Thanh Hoá.
Di tích căn cứ Ba Đình tại Thanh Hoá. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi được đổi tên, Vườn hoa Ba Đình đã được chọn làm nơi diễn ra sự kiện trọng đại của đất nước Việt Nam vào ngày 02/09/1945 – sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với sự kiện này, Vườn hoa Ba Đình đã được người dân cả nước gọi với cái tên thân thương là Quảng trường Ba Đình đến tận thời điểm hiện tại.

Quảng trường Ba Đình là nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Quảng trường Ba Đình là nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngày nay, cái tên Quảng trường Ba Đình vẫn rất thiêng liêng, gần gũi và mang theo niềm tự hào dân tộc của mỗi công dân Việt Nam. Bởi vậy mà Quảng trường Ba Đình được mệnh danh là “trái tim lịch sử của thủ đô”, là nơi nhất định phải ghé thăm khi có dịp đến Hà Nội.

2. Khám phá Quảng trường Ba Đình

Có một điều mà bạn không nên bỏ lỡ chính là tham gia các hoạt động tại Quảng trường Ba Đình. Đây là cơ hội để du khách hiểu hơn về những lễ nghi của quốc gia.

2.1 Nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ

Lễ Thượng cờ và Hạ cờ ở Quảng trường Ba Đình là một nghi lễ cấp quốc gia. Nghi lễ do Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất ý tưởng, sau đó được Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào tháng 05/2001, đúng dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh của Bác Hồ.

Thời gian diễn ra Nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ tại Quảng trường Ba Đình
Nghi lễ Thượng cờ:
Mùa hè (tháng 4 – tháng 10): 06h00 sáng mỗi ngày
– Mùa đông (tháng 11 – tháng 3): 06h30 sáng mỗi ngày
Nghi lễ Hạ cờ: 21h00 mỗi ngày
Các chiến sĩ thuộc đội Tiêu binh danh dự.
Các chiến sĩ thuộc đội Tiêu binh danh dự. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ở lễ Thượng cờ, đội Tiêu binh sẽ đi một vòng từ phía sau Lăng Bác ra đến dưới chân cột cờ trên nền nhạc của ca khúc “Tiến bước dưới quân kỳ”. Sau khi có hiệu lệnh, lá cờ Tổ quốc thiêng liêng sẽ từ từ được các chiến sĩ kéo lên trên đỉnh của cột cờ cùng với tiếng Quốc ca hào hùng. 

Sau lễ Thượng cờ, đội Tiêu binh sẽ diễu hành một vòng trước cửa Lăng Bác rồi mới trở về vị trí cũ để kết thúc nghi lễ. Nghi lễ Hạ cờ cũng sẽ được đội tiêu binh thực hiện vào lúc 21h00 cùng ngày với nghi thức tương tự như lễ Thượng cờ.

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong lễ Thượng cờ.
Lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong lễ Thượng cờ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vào những ngày lễ lớn của cả nước, người dân và du khách sẽ đến rất đông để cùng theo dõi nghi lễ trang trọng này. Nếu có cơ hội được tham gia trực tiếp, bạn hãy lưu ý đến đúng giờ diễn ra lễ và giữ trật tự trong suốt thời gian diễn ra lễ để có một trải nghiệm trọn vẹn nhé!

2.2 Các hoạt động khác tại Quảng trường Ba Đình

Từ bao năm qua, hình ảnh Quảng trường Ba Đình luôn mang giá trị tinh thần sâu sắc trong mỗi công dân Việt Nam. Chính vì vậy quảng trường luôn là nơi được chọn để tổ chức những sự kiện, lễ hội và hoạt động quan trọng của đất nước ta. Các sự kiện nổi bật có thể kể đến như sau:

  • Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội: Được tổ chức vào năm 2010 với lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành có quy mô lớn và sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo công chúng Hà Nội.
  • Kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Được tổ chức vào năm 2015 lễ diễu binh, diễu hành với 30.000 người tham gia.
Lễ diễu binh tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 02/09/2015.
Lễ diễu binh tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 02/09/2015. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3. Các địa điểm tham quan gần Quảng trường Ba Đình

Sau khi tham quan Quảng trường Ba Đình, bạn có thể ghé thăm một vài địa điểm nổi tiếng ở gần để có một ngày trải nghiệm trọn vẹn ở Thủ đô. 

3.1 Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 

Lăng Bác nằm ngay sau Quảng trường Ba Đình và là nơi yên nghỉ của Bác Hồ kính yêu. Khi đến viếng Lăng Bác, du khách cần lưu ý là trẻ em dưới 3 tuổi sẽ không được phép vào bên trong Lăng.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông tin tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: Số 2, đường Hùng Vương, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 2 và thứ 6.
    • Mùa hè (tháng 4 – tháng 10): Ngày thường là 07h30 – 10h30. Cuối tuần và ngày lễ là 07h30 – 11h00.
    • Mùa đông (tháng 11 – tháng 3): Ngày thường là 08h00 – 11h00. Cuối tuần và ngày lễ là 08h00 – 11h30.
  • Giá vé: Miễn phí đối với công dân Việt Nam và áp dụng giá 25.000 đồng/vé đối với người nước ngoài.

3.2 Bảo tàng Hồ Chí Minh

Nằm ở phía nam của Quảng trường Ba Đình và là nơi trưng bày các hiện vật, tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ. Khi đến đây tham quan, du khách sẽ hiểu hơn về cuộc đời, lý tưởng của Bác – người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông tin tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: Số 19 phố Ngọc Hà, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: 08h00 – 11h30, tất các ngày trong tuần trừ thứ 2 và thứ 6.
  • Giá vé: Miễn phí đối với công dân Việt Nam và áp dụng giá 40.000 đồng/vé đối với người nước ngoài.

3.3 Phủ Chủ tịch

Đây là nơi Bác Hồ từng làm việc với cương vị Chủ tịch đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam. Sau này, Phủ Chủ tịch vẫn là nơi làm việc của Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước đương nhiệm.

Phủ Chủ tịch tại Hà Nội.
Phủ Chủ tịch tại Hà Nội. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông tin tham quan Phủ Chủ tịch

  • Địa chỉ: Số 1 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần trừ chiều thứ 2.
    • Mùa hè (tháng 4 – tháng 10): 08h00 – 11h00 và 13h30 – 16h30
    • Mùa đông (tháng 11 – tháng 3): 07h30 – 11h00 và 13h30 – 16h30
  • Giá vé: Miễn phí đối với công dân Việt Nam và áp dụng giá 25.000 đồng/vé đối với người nước ngoài.

3.4 Khu Nhà Sàn và Ao cá Bác Hồ

Khu Nhà Sàn và Ao cá Bác Hồ được nằm ẩn mình dưới những tán cây xanh phía sau khu vườn của Phủ Chủ tịch. Ngôi nhà sàn bình dị này hiện tại vẫn đang lưu trữ đồ đạc, tư liệu bác từng sử dụng trước đây. Ao cá Bác Hồ là nơi bác thường đi dạo sau những giờ làm việc căng thẳng.

Nhà Sàn Bác Hồ.
Nhà Sàn Bác Hồ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông tin tham quan Khu Nhà Sàn và Ao cá Bác Hồ

  • Địa chỉ: Số 1 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần trừ chiều thứ 2.
    • Mùa hè (tháng 4 – tháng 10): 08h00 – 11h00 và 13h30 – 16h30
    • Mùa đông (tháng 11 – tháng 3): 07h30 – 11h00 và 13h30 – 16h30
  • Giá vé: Miễn phí đối với công dân Việt Nam và áp dụng giá 25.000 đồng/vé đối với người nước ngoài. 

3.5 Chùa Một Cột

Chùa Một Cột nằm tại công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, ngay cạnh Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác. Đây là một di tích nổi tiếng tại Việt Nam không chỉ vì kiến trúc cổ độc đáo mà còn bởi giá trị lịch sử của nơi này.

Chùa Một Cột tại Hà Nội.
Chùa Một Cột tại Hà Nội. (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Thông tin tham quan Chùa Một Cột

  • Địa chỉ: 2RPM+8CX, phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: 07h00 – 18h00 tất cả các ngày trong tuần 
  • Giá vé: Miễn phí đối với công dân Việt Nam và áp dụng giá 25.000 đồng/vé đối với người nước ngoài.

4. Hướng dẫn di chuyển đến Quảng trường Ba Đình

Nếu đây là lần đầu tham quan và bạn chưa biết chính xác Quảng trường Ba Đình nằm ở đâu? Di chuyển đến đó như thế nào?, bạn có thể tự túc đi xe máy theo hướng dẫn chỉ đường hoặc lựa chọn các phương tiện đưa đón tận nơi.

4.1 Xe máy, xe ô tô cá nhân

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân nhưng chưa biết đường đi, bạn nên sử dụng hướng dẫn chỉ đường của Google Maps. Ban chỉ cần truy cập và ứng dụng Google Maps → chọn địa điểm là Quảng trường Ba Đình → bấm vào nút “Đường đi” → chọn điểm xuất phát → sau đó ứng dụng sẽ chỉ dẫn theo tuyến đường phù hợp nhất.

Quảng trường Ba Đình nằm ở trung tâm Hà Nội.
Quảng trường Ba Đình nằm ở trung tâm Hà Nội. (Ảnh: Google Maps)

Khi đến nơi, bạn có thể lựa chọn gửi xe tại những điểm gần đó, cụ thể:

  • Điểm gửi xe công cộng Ngọc Hà (đoạn đầu dốc Ngọc Hà, cạnh công viên Bách Thảo).
  • Điểm gửi xe của Bảo tàng Hồ Chí Minh – số 19A, 19B phố Ngọc Hà, quận Ba Đình.
  • Điểm gửi xe tại khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội (số 19C Hoàng Diệu).

Lưu ý cho du khách: Giá vé gửi xe ở những điểm gần Quảng trường Ba Đình là khoảng 5.000 – 10.000 đồng cho mỗi xe máy và khoảng 25.000 – 30.000 đồng cho mỗi xe ô tô.

4.2 Di chuyển bằng xe buýt công cộng

Lựa chọn di chuyển bằng xe buýt sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí khi đến tham quan Quảng trường Ba Đình (mỗi lượt đi chỉ 7.000 – 9.000 đồng cho mỗi người). Du khách có thể đón một trong các tuyến xe buýt sau: 

  • Xe 09: xuống xe tại đường Lê Hồng Phong, cách quảng trường 550m.
  • Xe 22A,45, 50: xuống xe tại đường Hoàng Diệu, cách quảng trường 400m.
Di chuyển bằng xe buýt là sự lựa chọn giúp tiết kiệm chi phí.
Di chuyển bằng xe buýt là sự lựa chọn giúp tiết kiệm chi phí. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

4.3 Đặt xe taxi hoặc xe ôm công nghệ Xanh SM

Đây là một cách di chuyển đến Quảng trường Ba Đình vừa an toàn, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra, Xanh SM cũng cung cấp rất nhiều dịch vụ như xe taxi, xe máy,… phù hợp với nhu cầu của từng du khách. Bạn có thể tải ứng dụng Xanh SM, lựa chọn dịch vụ mong muốn và tận hưởng nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn. 

Ngoài ra, nếu việc tải và sử ứng dụng quá phức tạp, bạn cũng có thể liên hệ đến tổng đài của Xanh SM qua số điện thoại 1900 2088 để đặt xe một cách nhanh chóng nhé! (Lưu ý: tổng đài này phục vụ 24/7 và chỉ hỗ trợ đặt xe taxi).

Di chuyển bằng Xanh SM là 1 cách an toàn và tiết kiệm.
Di chuyển bằng Xanh SM là 1 cách an toàn và tiết kiệm. (Ảnh: Xanh SM) 

5. Kinh nghiệm tham quan Quảng trường Ba Đình

Để có một buổi tham quan Quảng trường Ba Đình thuận lợi, Xanh SM sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cho bạn nhé! Hãy xem thật kỹ những lưu ý bên dưới.

5.1 Thời điểm tham quan lý tưởng

Thời điểm trong ngày lý tưởng nhất để tham quan Quảng trường Ba Đình là vào lúc 05h30 – 07h00 sáng. Ngoài theo dõi nghi lễ Thượng cờ, du khách cũng sẽ có cơ hội được ngắm khung cảnh bình minh tại thủ đô Hà Nội. Chắc chắn đây sẽ là khung cảnh tuyệt đẹp khiến cho bạn khó có thể quên!

Không khí trong lành vào buổi sáng sớm tại Quảng trường Ba Đình.
Không khí trong lành vào buổi sáng sớm tại Quảng trường Ba Đình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc đến thăm thủ đô vào những tháng cuối năm vì lúc đó không khí ở Hà Nội sẽ dễ chịu, khung cảnh cũng thơ mộng hơn. Điều này sẽ giúp cho các hoạt động tham quan Quảng trường Ba Đình của bạn sẽ thêm thuận lợi và trọn vẹn.

5.2 Lưu ý khi tham quan

Dưới đây là các lưu ý quan trọng mà bạn nên biết khi đến tham quan Quảng trường Ba Đình Hà Nội:

  • Bạn nên diện trang phục kín đáo và lịch sự, màu sắc trang nhã để thể hiện lòng kính trọng với nơi trang nghiêm này.
  • Không đi vào khu vực cỏ và không vứt rác lung tung tại Quảng trường Ba Đình.
  • Nếu bạn đến Quảng trường Ba Đình vào lúc diễn ra nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ thì hãy dành ít phút để hướng lên cột cờ để thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca nhé.

5.3 Bí quyết chụp ảnh đẹp tại Quảng trường Ba Đình

Không chỉ là một địa điểm tham quan lịch sử, Quảng trường Ba Đình còn là nơi có nhiều góc check-in chất lượng. Bạn có thể cùng bạn bè, gia đình diện trang phục áo dài (đối với các bạn nữ) hoặc áo sơ mi, áo thun có cổ (đối với các bạn nam), và đến đây chụp những tấm hình tuyệt đẹp để làm kỷ niệm cho chuyến ghé thăm thủ đô Hà Nội.

Các bạn trẻ rất thích đến Quảng trường Ba Đình để chụp ảnh check-in.
Các bạn trẻ rất thích đến Quảng trường Ba Đình để chụp ảnh check-in. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Một trong những kiểu tạo dáng đẹp nhất khi chụp hình tại Quảng trường Ba Đình.
Một trong những kiểu tạo dáng đẹp nhất khi chụp hình tại Quảng trường Ba Đình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hãy cùng gia đình ghé thăm Quảng trường Ba Đình nhé.
Hãy cùng gia đình ghé thăm Quảng trường Ba Đình nhé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho chuyến tham quan Quảng trường Ba Đình của bạn. Bên cạnh đó, để chuyến đi trở nên trọn vẹn hơn, bạn hãy lựa chọn dịch vụ xe điện của Xanh SM – giải pháp di chuyển thân thiện với môi trường – để đồng hành cùng bạn trong mọi hành trình nhé!

Tham khảo:

Quảng trường Ba Đình Hà Nội – địa điểm thiêng liêng, chứng nhân lịch sử:

https://vinpearl.com/vi/quang-truong-ba-dinh-ha-noi-dia-diem-thieng-lieng-chung-nhan-lich-su 

Quảng Trường Ba Đình – Quảng trường lớn nhất Việt Nam:

https://www.bestprice.vn/blog/diem-den-8/quang-truong-ba-dinh-98.html 

Khám phá Quảng trường Ba Đình – Nơi lưu giữ lịch sử giữa lòng Hà Nội:

https://mia.vn/cam-nang-du-lich/kham-pha-quang-truong-ba-dinh-noi-luu-giu-lich-su-giua-long-ha-noi-2649 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây