Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Thủ đô Hà Nội. Không chỉ sở hữu kiến trúc đậm chất cổ kính, Phủ còn gây ấn tượng với du khách thập phương nhờ các hoạt động chiêm bái, tín ngưỡng,… Hãy cùng Xanh SM tìm hiểu chi tiết về Phủ qua bài viết dưới đây!
Giới thiệu chung về Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ tọa lạc tại số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Nơi đây được xây dựng từ khoảng thế kỷ 17, tuy nhiên một số cuốn sách về các di tích của Thăng Long chưa ghi chép về Phủ Tây Hồ.
Phủ Tây Hồ thờ ai? Theo đó, Phủ Tây Hồ Hà Nội thờ Chúa Liễu Hạnh – “mẫu nghi thiên hạ” dưới thời nhà Nguyễn và một số vị thánh như Đồng Tử, Sơn Tinh, Thánh Gióng. Theo truyền thuyết kể rằng, Thánh mẫu Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng đã làm vỡ ly ngọc quý bị đày xuống trần gian. Sau thời gian ngao du thiên hạ, bà đã lựa chọn Hồ Tây là địa điểm sinh sống và giúp dân trừ diệt ma quái, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nơi đây.
Hướng dẫn di chuyển đến Phủ Tây Hồ
Sau khi đã biết được câu trả lời “Phủ Tây Hồ ở đâu?”, “Phủ Tây Hồ thờ những ai?”, đến đây bạn có thể tham khảo thêm các cách di chuyển tới Phủ như sau:
- Phương tiện cá nhân: Cách trung tâm Thủ đô tầm 14 km về phía Tây, do đó du khách khi di chuyển tới Phủ bằng xe máy hay ô tô có thể mất khoảng 30 phút. Bạn hãy tham khảo các cung đường khác nhau để đến Phủ thông qua ứng dụng Google Maps.
- Phương tiện công cộng: Du khách có thể lựa chọn một số phương tiện công cộng để đến Phủ Tây Hồ Hà Nội như taxi, xe buýt tuyến 13, 33, 51 hoặc xe ôm công nghệ,…
Nếu đi một mình hoặc đông người bạn có thể tham khảo các hãng xe công nghệ. Đặc biệt, hiện nay Xanh SM là một trong những thương hiệu được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn nhờ ưu điểm không gây ra khí thải, di chuyển nhanh chóng, không mùi xăng dầu, không gây ra tiếng ồn. Mặt khác, Xanh SM còn có rất nhiều ưu đãi, voucher giảm giá khi bạn di chuyển đến Phủ Tây Hồ.
>>> Tải ngay ứng dụng Xanh SM hoặc liên hệ hotline 1900 2088 để nhận ngay voucher giảm giá.
Lịch tham quan và lễ hội tại Phủ Tây Hồ
Du khách có thể tham khảo một số thông tin về lịch tham quan và tổ chức lễ hội tại Phủ Tây Hồ như sau:
- Thời gian hoạt động: Từ 5h sáng đến 7h tối mỗi ngày.
- Lễ Phủ Tây Hồ: Mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng.
- Giỗ Chúa Liễu Hạnh: 3/3 âm lịch hàng năm.
Ngoài ra, vào ngày 6 – 7/3 hằng năm, tại Phủ còn có các cuộc thi hát chầu văn, văn nghệ vô cùng thú vị và đặc sắc.
Kiến trúc và không gian tâm linh tại Phủ
Không gian tại Phủ đều bao trùm thiết kế đậm chất dân gian Việt Nam từ xưa với điêu khắc tứ long, tứ quý, long phượng, thanh hữu bạch hổ,… Nổi bật nhất tại Phủ phải kể đến cổng tam quan, lầu Cô, lầu Cậu, động Sơn Trang,…
Vì tọa lạc gần khu vực Hồ Tây do đó Phủ sở hữu view hồ yên bình, thơ mộng. Bên trong khuôn viên, du khách còn bắt gặp hàng loạt cây cổ thụ xanh mát, không gian khoáng đạt và thư giãn. Nơi đây còn được bố trí rất nhiều ghế đá để du khách có thể nghỉ ngơi và ngắm nhìn vẻ đẹp của Phủ Tây Hồ.
Kinh nghiệm đi lễ Phủ Tây Hồ
Để có một buổi lễ thành công và trọn vẹn, bạn nên chú ý một số thông tin quan trọng dưới đây:
Đi Phủ Tây Hồ cầu gì?
Theo kinh nghiệm của rất nhiều du khách từng đến đây, Phủ Tây Hồ Hà Nội là địa điểm thích hợp để bạn cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn, công danh. Bên cạnh đó, nơi đây là địa điểm chiêm bái khá linh thiêng vì vậy bạn hãy thành tâm cầu những điều mình mong muốn.
Hướng dẫn sắm lễ khi đi Phủ Tây Hồ
Khi tham gia cúng viếng tại Phủ Tây Hồ bạn nên chuẩn bị đầy đủ lễ, bao gồm: Đồ sống (xôi chè, muối, trứng, gạo,…), đồ mặn (thịt gà, thịt heo, giò chả,…) và lễ ở lầu Cô, lầu Cậu như hoa quả, mũ áo, gương lược,… Đây đều là những loại lễ cần có khi bạn chiêm bái Phủ Tây Hồ ngày rằm.
Thứ tự lễ các ban
Theo đó, thứ tự lễ các ban tại Phủ Tây Hồ lần lượt là Phủ chính, Điện Sơn Trang, lầu Cô, lầu Cậu. Du khách có thể tham khảo các thứ tự lễ để đến chiêm bái, thực hiện cầu may mắn một cách suôn sẻ và hợp lý nhất.
Một số lưu ý khác để lễ bái thuận lợi
Ngoài các vấn đề về sắm lễ hay thứ tự lễ các ban, du khách khi chiêm bái ở Phủ Tây Hồ cần chú ý thêm một số điều sau:
- Số lượng người dân đến Phủ Tây Hồ ngày Rằm, lễ hay Tết khá đông nên du khách hãy sắp xếp thời gian và lựa chọn thời gian phù hợp.
- Hãy ăn mặc lịch sự, trang phục gọn gàng, chỉn chu, tránh mặc áo cộc tay, váy quá ngắn.
- Không đặt tiền, vàng mã hay các lễ mặn lên bàn thờ Bồ tát, Phật. Thay vào đó, hãy chuẩn bị tiền lẻ để vào hòm công đức.
- Hạ lễ từ ban ngoài rồi sau đó đến ban chính và các ban khác.
Ẩm thực xung quanh phủ Tây Hồ
Sau khi đã tham quan và chiêm bái Phủ Tây Hồ, du khách có thể thưởng thức một số đặc sản đậm chất Thủ đô gần đó như:
- Bánh tôm Phủ Tây Hồ: Món ăn này nổi bật với nhân bánh từ tôm, vỏ bên ngoài được chiên vàng giòn rụm. Đặc biệt, thưởng thức cùng nước mắm chua chua, cay cay sẽ khiến cho bạn không khỏi xuýt xoa, tấm tắc khen ngon.
- Bún ốc: Bún ốc tại Phủ Tây Hồ có vị ngọt thanh, sợi bún dai kết hợp cùng thịt ốc béo ngậy, giòn sần sật. Đặc biệt, phần bún ốc tại đây có đầy đủ topping bao gồm đậu, giò, rau sống, nước chấm,… Đây cũng là món ăn ngon bạn nên thử khi chiêm bái tại Phủ Tây Hồ.
- Mỳ gà tần An Dương: Gà tần tại đây được ninh mềm, nước gà sóng sánh dịu ngọt có vị thuốc bắc. Gà tần ăn cùng mì sẽ giúp bạn lấp đầy bụng đói và xua tan cái giá lạnh của mùa đông Hà Nội.
- Kem Hồ Tây: Thưởng thức một ly kem mát lạnh và ngắm nhìn đường phố, cảnh hồ Tây xinh đẹp cũng là một trải nghiệm đáng nhớ khi bạn đến Thủ đô Hà Nội.
Địa điểm tham quan gần Phủ Tây Hồ
Ngoài Phủ Tây Hồ Hà Nội, du khách khi đến Thủ đô đừng bỏ lỡ các địa điểm du lịch, tham quan hấp dẫn khác như dưới đây:
- Thung lũng hoa Hồ Tây: Nơi đây nổi bật với hàng loạt tiểu cảnh check in cực “xịn” như mô hình cối xay gió, ngôi nhà nhỏ, xích đu,… Đến thung lũng hoa Hồ Tây, du khách sẽ sở hữu ngay những bức hình “triệu like” cùng bạn bè, gia đình hay người mình yêu.
- Chùa Trấn Quốc: Cách Phủ Tây Hồ không xa, chùa Trấn Quốc cũng là địa điểm tham quan và cầu nguyện nổi tiếng được người dân Hà thành ghé đến. Với lịch sử lâu đời hơn 1500 năm, chùa Trấn Quốc sẽ là điểm đến để bạn cầu duyên, bình an, may mắn,…
- Công viên nước Hồ Tây: Nếu chưa biết giải nhiệt, vui chơi “cực đã” ở đâu, du khách có thể ghé ngay công viên nước Hồ Tây với các cụm trò chơi như bơi lội, trượt cao tốc, đi cáp treo,… Những trò chơi tại đây hứa hẹn sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, có những phút giây thư giãn bên gia đình.
- Cây cô đơn: Tọa lạc tại bãi cỏ trống ở Phủ Tây Hồ, cây cô đơn là địa điểm ngắm hoàng hôn, check in và thư giãn của rất nhiều người dân Hà thành lẫn du khách.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội. Dưới đây là một số câu hỏi sẽ giúp bạn có thêm thông tin tham quan Phủ:
Phủ Tây Hồ có ý nghĩa gì?
Phủ Tây Hồ là công trình văn hóa thờ công chúa Liễu Hạnh và các vị thánh có ý nghĩa với người dân Việt Nam như Sơn Tinh, Đồng Tử, Thánh Gióng. Đồng thời, đây cũng là địa điểm linh thiêng giữa Thủ đô, là niềm tự hào của người dân Hà thành.
Nên đi Phủ Tây Hồ vào thời điểm nào?
Trên thực tế, bạn có thể đến Phủ Tây Hồ vào bất cứ ngày nào trong năm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chiêm bái, cúng lễ, hãy tham khảo các dịp lễ hội, ngày Tết, đặc biệt là ngày mùng 3 tháng 3 và ngày 13 tháng 8 Âm lịch hàng năm.
Phủ Tây Hồ có những gì?
Tại Phủ Tây Hồ Hà Nội có điện thờ chính, Tam Quan, sân Rồng lầu Cô, lầu Cậu, sân vườn, cây si cổ thụ và hàng loạt các điện thờ khác. Đặc biệt, trong Phủ còn có các hoạt động văn hóa như đọc kinh, tụng niệm, thiền định,… Do đó, bạn hãy dành thời gian đến Phủ Tây Hồ để tìm hiểu kỹ hơn.
Phủ Tây Hồ còn có tên gọi khác là gì?
Phủ Tây Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử và cách gọi của người dân. Theo đó, nơi đây từng có tên là Lãng Bạc đời Hán, Dâm Đàm đời Trần…
Ăn gì ở Phủ Tây Hồ?
Ngoài các món ăn, đặc sản ở trên, đến Phủ Tây Hồ Hà Nội, du khách có thể lấp đầy bụng đói với món bánh tôm, bún ốc, chân gà nướng, nem nướng, bánh cuốn, bánh giò,… Đặc biệt, xung quanh Phủ còn có rất nhiều các nhà hàng, quán lẩu, nướng hấp dẫn.
Xem thêm:
- Khám phá Chùa Trấn Quốc, “đóa sen vàng” giữa lòng Hà Nội
- Khám phá chùa Láng: Một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam
- Khám phá chùa Một Cột – Ngôi chùa độc đáo nhất Châu Á
Trên đây là toàn bộ thông tin về Phủ Tây Hồ đã được Xanh SM tổng hợp. Hy vọng rằng, với những gợi ý ở trên, bạn đã biết được địa điểm, cách di chuyển, thời gian tham quan hay thông tin ngày lễ ở Phủ. Đừng quên đặt xe Xanh SM để thuận tiện vi vu đến Phủ nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí nhé!