Hành trình chiêm bái Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định

Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định là quần thể di tích tâm linh nổi tiếng, gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Nơi đây không chỉ có kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam, mà còn là trung tâm của lễ hội – sự kiện văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Phủ Dầy Nam Định – Hành trình tìm về cội nguồn tín ngưỡng thờ Mẫu

Địa chỉ: Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định, Việt Nam.
Giờ mở cửa: Luôn mở cửa.

Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định còn được biết đến với tên gọi Phủ Giầy, là một quần thể di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng tại xã Kim Thái, tỉnh Nam Định. Nơi đây gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh – một trong “Tứ bất tử” của văn hóa dân gian Việt Nam.

Địa chỉ Phủ Dầy Phủ Chính nơi Thánh Mẫu giáng sinh ở Nam Định
Địa chỉ Phủ Dầy Phủ Chính nơi Thánh Mẫu giáng sinh ở Nam Định (Ảnh: Google Maps)

Năm 1975, Phủ Dầy đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Tiếp nối giá trị văn hóa đó, nghi lễ Chầu văn của người Việt tại Nam Định và Hà Nam cũng vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào tháng 12/2012.

Phủ Dầy Nam Định cái nôi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Phủ Dầy Nam Định cái nôi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (Ảnh: nhandan.vn)

Khu di tích Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định ở đâu? Hướng dẫn đường đi

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 15km, di tích Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định dễ dàng tiếp cận bằng nhiều phương tiện khác nhau. Cụ thể:

Xe máy, ô tô cá nhân

Nếu xuất phát từ thành phố Nam Định, bạn đi theo quốc lộ 38B để đến Kim Thái tại Vụ Bản rồi theo biển chỉ dẫn để đến Phủ Dầy (điểm đến nằm ở bên phải). Tổng thời gian di chuyển ước tính khoảng 40 phút, tùy vào thời điểm xuất phát và tình trạng giao thông.

Dễ dàng đến Phủ Dầy Nam Định bằng xe máy
Dễ dàng đến Phủ Dầy Nam Định bằng xe máy (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ Ninh Bình, bạn di chuyển theo quốc lộ 38B hướng về thành phố Nam Định, rồi tiếp tục đi vào QL 21B/ QL10. Sau khi đến ngã ba Vụ Bản, bạn đi vào QL37B bạn sẽ dễ dàng tìm thấy Phủ Dầy. Tổng quãng đường dài khoảng 18km, thời gian di chuyển ước tính khoảng 1 giờ 5 phút.

Nếu đi từ Hà Nội, bạn nên di chuyển theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đến QL21B, QL37B và rẽ vào Phủ Dầy Nam Định. Tổng quãng đường di chuyển khoảng 86km và thời gian ước tính khoảng 2 tiếng 50 phút.

Hướng dẫn lộ trình di chuyển đến Phủ Dầy từ các thành phố lân cận
Hướng dẫn lộ trình di chuyển đến Phủ Dầy từ các thành phố lân cận (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xe công nghệ

Để có một chuyến đi đến Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định thật sự thoải mái và an tâm, bạn có thể lựa chọn dịch vụ di chuyển bằng xe điện Xanh SM. Đây là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xe điện tại Việt Nam, mang đến trải nghiệm di chuyển 5 sao với không gian xe sạch sẽ, tài xế chuyên nghiệp và giá cả minh bạch.

Hơn nữa, dù bạn đi một mình hay theo nhóm đông người trong bất kể thời gian nào, Xanh SM luôn sẵn sàng phục vụ với đa dạng các dòng xe hai bánh, bốn bánh hiện đại. Đồng thời, với hệ thống camera an ninh 360 độ và GPS tiên tiến, bạn có thể hoàn toàn yên tâm trong suốt hành trình.

Cách di chuyển đến đền Phủ Dầy Nam Định nhanh chóng, tiện lợi
Cách di chuyển đến đền Phủ Dầy Nam Định nhanh chóng, tiện lợi (Ảnh: Xanh SM)

Việc đặt xe Xanh SM cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể gọi trực tiếp đến tổng đài 1900 2088 hoặc thực hiện theo 5 bước sau trên ứng dụng:

  • Bước 1: Tải, cài đặt (nếu chưa có) và mở ứng dụng Xanh SM trên điện thoại.
  • Bước 2: Nhập điểm đón và điểm đến là “Phủ Dầy Nam Định” hoặc “Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định” rồi chọn loại xe phù hợp.
  • Bước 3: Dùng các voucher (nếu có) tại mục “Ưu đãi”.
  • Bước 4: Kiểm tra kỹ thông tin chuyến đi, bấm “Đặt xe”.
  • Bước 5: Thanh toán và chờ Xanh SM đón trong ít phút.
Quét mã QR để tải và đặt xe Xanh SM nhanh chóng qua ứng dụng
Quét mã QR để tải và đặt xe Xanh SM nhanh chóng qua ứng dụng (Ảnh: Xanh SM)

Nguồn gốc và ý nghĩa tâm linh của Phủ Dầy Phủ Chính

Phủ Dầy là tên gọi chung cho các di tích thờ bà chúa Liễu Hạnh thuộc xã Kim Thái huyện Vụ Bản. Đây là quần thể di tích gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh.

Theo truyền thuyết, Mẫu Liễu Hạnh là một tiên nữ giáng trần đã trải qua nhiều kiếp hóa thân để cứu độ chúng sinh. Bà được dân gian tôn vinh là “Mẫu nghi thiên hạ” – biểu tượng cho sự từ bi, bao dung và quyền năng siêu nhiên.

Phủ Dầy Nam Định gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu được dân gian kính cẩn suy tôn
Phủ Dầy Nam Định gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu được dân gian kính cẩn suy tôn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quá trình hình thành và phát triển của Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định qua các năm theo Wikipedia:

  • Năm 1578-1599, Phủ Dầy ban đầu là một quán cỏ đơn sơ dưới thời Lê Thế Tông.
  • Năm 1643-1649, Phủ được trùng tu, xây dựng lại khang trang hơn ở thời Lê Chân Tông.
  • Năm 1663-1671, Phủ Chính (Phủ Tiên Hương) được xây dựng với quy mô lớn dưới thời Lê Huyền Tông.
  • Trải qua nhiều lần trùng tu, đến nay Phủ Chính có 19 tòa, 81 gian.
Quần thể di tích Phủ Dầy Nam Định đã trải qua nhiều lần tu sửa đảm bảo an toàn cho du khách
Quần thể di tích Phủ Dầy Nam Định đã trải qua nhiều lần tu sửa đảm bảo an toàn cho du khách (Ảnh: vamvo.com)

Kiến trúc độc đáo của Phủ Dầy Nam Định

Di tích Phủ Dầy Nam Định bao gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau, tạo nên một quần thể hài hòa và thống nhất. Các công trình chính bao gồm:

  • Phủ Chính Phủ Dầy: Là nơi thờ chính Thánh Mẫu Liễu Hạnh, có kiến trúc hoành tráng với nhiều lớp nhà và sân vườn, thể hiện sự tôn nghiêm và linh thiêng.
  • Phủ Vân Cát: Nơi thờ các vị thần trong tín ngưỡng Tứ Phủ, mang lối kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc truyền thống.
  • Phủ Bóng (Nguyệt Du Cung): Nơi diễn ra các nghi lễ hầu đồng và các hoạt động văn hóa tâm linh.
  • Các đền, phủ và chùa khác như phủ Giáp Ba, phủ Dinh, phủ Đá, phủ Nội, phủ Tổ, đền Trình, đền Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai, đền Mẫu Thượng, đền Mẫu Đông Cuông, đền Đức Vua, đền thờ Lý Nam Đế, đền Đức Thánh Trần, chùa Tiên Hương, chùa Gôi, chùa Linh Sơn, chùa Dần, chùa Vân Cát,…
Phủ Dầy ở Nam Định là một quần thể di tích rộng lớn và phong phú
Phủ Dầy ở Nam Định là một quần thể di tích rộng lớn và phong phú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lễ hội Phủ Dầy – Nét văn hóa đặc sắc thu hút khách thập phương

Lễ hội Phủ Dầy Nam Định diễn ra tại quần thể di tích Phủ Dầy, là một trong những lễ hội truyền thống lớn và đặc sắc của Việt Nam. Lễ hội được tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch nhằm tưởng nhớ và tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Lễ hội thấm đượm giá trị nhân văn sâu sắc, tôn vinh hình tượng người mẹ với quyền năng sáng tạo và sinh sản. Qua việc thờ Mẫu, lễ hội gửi gắm những ước vọng tốt đẹp và sự bao dung trong cuộc sống. Đồng thời, lễ hội cũng phản ánh tư duy hòa trân trọng và bảo vệ môi trường của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Lễ hội là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính, cầu mong bình an, tài lộc và hạnh phúc
Lễ hội là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính, cầu mong bình an, tài lộc và hạnh phúc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lễ hội Phủ Dầy Nam Định bao gồm nhiều hoạt động văn hóa và tín ngưỡng phong phú, kết hợp hài hòa giữa phần lễ trang nghiêm và phần hội náo nhiệt.

Phần lễ:

  • Rước Mẫu: Nghi lễ quan trọng được tổ chức vào ngày 5-6/3 âm lịch, thể hiện lòng thành kính đối với Mẫu Liễu Hạnh.
  • Rước hoa đăng: Nghi lễ rước đèn hoa lung linh, tạo nên không gian huyền ảo và linh thiêng.
  • Hầu đồng: Nghi thức hầu đồng với hát Chầu Văn, một loại hình nghệ thuật đặc sắc, kết hợp giữa tín ngưỡng, âm nhạc và vũ đạo.
  • Các nghi lễ truyền thống khác như tế lễ, rước nước “mộc dục” (tắm) tượng Thánh, lễ chính hội (3/3 âm lịch).
Lễ hội là nơi lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Lễ hội là nơi lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phần hội:

  • Hội Kéo Chữ (Hoa Trượng hội): Trò chơi dân gian độc đáo, thể hiện tinh thần thượng võ và sự khéo léo.
  • Đánh cờ người: Trò chơi cờ tướng với người đóng vai quân cờ, tạo nên không khí sôi động và hấp dẫn.
  • Các trò chơi dân gian khác như múa lân, múa sư tử, múa rồng, thi đấu vật, thi thổi cơm.
  • Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn, triển lãm, hội chợ các gian hàng ẩm thực.
Một số hình ảnh đẹp trong lễ hội Phủ Dầy Nam Định
Một số hình ảnh đẹp trong lễ hội Phủ Dầy Nam Định (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số điểm đến du lịch gần Phủ Dầy Nam Định

Sau khi chiêm bái Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định, du khách có thể tiếp tục hành trình khám phá những điểm đến hấp dẫn khác gần đó như:

  • Đền Trần (cách khoảng 16,2km): Quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, nơi thờ các vị vua Trần và các quan lại có công với triều đại. Đây là điểm đến tâm linh quan trọng, đặc biệt vào dịp lễ hội đầu xuân.
  • Bảo tàng Nam Định (cách khoảng 13,5km): Nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật lịch sử, văn hóa của tỉnh Nam Định, từ thời tiền sử đến nay.
  • Nhà thờ Xương Điền (cách khoảng 53km): Một trong những nhà thờ cổ kính và đẹp nhất ở Nam Định, mang đậm kiến trúc Gothic châu Âu.
  • Cánh đồng muối Bạch Long (cách khoảng 52km): Nơi sản xuất muối theo phương pháp truyền thống, mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về cuộc sống của người dân ven biển.
Đừng quên ghé thăm các điểm tham quan nổi tiếng lân cận Phủ Dầy Nam Định
Đừng quên ghé thăm các điểm tham quan nổi tiếng lân cận Phủ Dầy Nam Định (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi tham quan Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định

Để chuyến tham quan Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định được trọn vẹn và ý nghĩa, du khách cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên chọn trang phục lịch sự, kín đáo, tránh mặc quần áo quá ngắn hoặc hở hang.
  • Giữ thái độ tôn trọng, trang nghiêm khi tham quan các đền, phủ.
  • Không nói chuyện ồn ào, gây mất trật tự hoặc xả rác bừa bãi.
  • Tuyệt đối không tự ý chạm vào hiện vật, tượng phật.
  • Nếu có ý định dâng lễ, nên tìm hiểu trước về các nghi thức và lễ vật phù hợp.
  • Chú ý bảo quản tư trang cá nhân, tránh bị kẻ gian lợi dụng nơi đông người.
  • Nên tìm hiểu trước về thời gian mở cửa của các đền, phủ để sắp xếp lịch trình hợp lý.
  • Vào dịp lễ hội, lượng khách đến Phủ Dầy rất đông, hãy đến sớm để tránh tình trạng chen lấn.
Nên tìm hiểu kỹ về lịch sử và nghi thức lễ Phủ Dầy trước khi đi đến
Nên tìm hiểu kỹ về lịch sử và nghi thức lễ Phủ Dầy trước khi đi đến (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về Phủ Dầy Nam Định

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Phủ Chính Phủ Dầy nơi Thánh Mẫu giáng sinh mà bạn có thể quan tâm.

Tại sao gọi là Phủ Dầy?

Phủ Dầy xuất phát từ tên nôm của làng Kẻ Dầy, có ý nghĩa là “đền lớn ở làng Kẻ Dầy”.

Phủ Dầy Nam Định có gì?

Phủ Dầy Nam Định là một quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, sở hữu nhiều công trình kiến trúc độc đáo và lễ hội đặc sắc.

Đền Phủ Dầy cầu gì?

Đền Phủ Dầy là nơi người dân cầu mong bình an, sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đến đây để cầu duyên, cầu con cái và cầu sự nghiệp thành công.

Lễ hội phủ dầy thờ ai?

Lễ hội Phủ Dầy là lễ hội thờ Mẫu Liễu Hạnh – một vị thần được tôn vinh trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Có được mang đồ ăn vào Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định không?

Nên hạn chế mang đồ ăn (đặc biệt là đồ ăn mặn) để đảm bảo vệ sinh và tránh gây ảnh hưởng đến không gian linh thiêng. Tuy nhiên, du khách có thể mang theo nước uống nhưng cần giữ gìn vệ sinh chung.

Phủ Dầy Phủ Chính Nam Định là một quần thể di tích lịch sử và văn hóa đặc sắc, lưu giữ nhiều giá trị tâm linh và nghệ thuật quý báu của dân tộc. Và để có một chuyến đi trọn vẹn và thoải mái đến Phủ Dầy, bạn có thể lựa chọn dịch vụ di chuyển bằng xe điện Xanh SM.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây