Nhà thờ Đức Bà – biểu tượng kiến trúc Gothic giữa lòng Quận 1

Nằm ở ngay trung tâm quận 1, Nhà thờ Đức Bà được biết đến như một biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh. Nổi bật với lối kiến trúc Pháp cổ, không gian rộng thoáng. Đây hứa hẹn là địa điểm mà du khách nhất định không thể bỏ qua khi ghé thăm Sài Gòn. 

Giới thiệu Nhà thờ Đức Bà TP.HCM

Nhà thờ Đức Bà (hoặc Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn) có tên đầy đủ là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Đây được coi là một trong những biểu tượng độc đáo của Sài Gòn. Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Nhà thờ Đức Bà được xem là biểu tượng của Thành Phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Sưu tầm internet)
Nhà thờ Đức Bà được xem là biểu tượng của Thành Phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Sưu tầm internet)

Không chỉ là nơi tôn vinh Đức Mẹ và diễn ra các hoạt động tôn giáo Công giáo. Nhà thờ còn là địa điểm thường được chọn để tổ chức các nghi lễ tấn phong giám mục, tiếp đón đại diện từ Tòa Thánh Rôma… 

Thông tin về Nhà thờ Đức Bà: Địa chỉ: Số 1, Công trường Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Giá vé tham quan: Miễn phí Giờ lễ trong ngày: Thứ 2 – Thứ 7: 5h30, 17h30Chủ Nhật: 5h30, 6h45, 8h00, 9h30 (thánh lễ bằng tiếng Anh), 16h00, 17h15, 18h30.

Lịch sử Nhà thờ Đức Bà

Cuối thế kỷ 19, chính quyền Pháp đã tiến hành xây dựng một nhà thờ lớn tại Sài Gòn. Điều này để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chính quyền, quân đội và cộng đồng người Pháp. Nhà thờ đầu tiên được xây dựng trên đường Ngô Đức Kế. Do kích thước quá nhỏ, Đô đốc Bonard của Pháp đã quyết định xây một nhà thờ lớn hơn là Nhà thờ Đức Bà hiện nay.

Công trình Nhà thờ Sài Gòn được khởi công vào ngày 28 tháng 3 năm 1863 và hoàn thành sau hai năm. Năm 1895, người Pháp tiếp tục xây dựng thêm hai tháp chuông. Mỗi tháp được trang bị sáu chiếc chuông đồng nhỏ. Trên đỉnh tháp có cây thánh giá cao 3,5m, rộng 2m và nặng 600kg.

Hình ảnh Nhà thờ Đức bà những ngày đầu tiên, khi chưa được xây dựng thêm mái che tháp chuông (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hình ảnh Nhà thờ Đức bà những ngày đầu tiên, khi chưa được xây dựng thêm mái che tháp chuông (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ngoài ra, người Pháp cũng cho đúc tượng đồng Giám mục Pigneau de Behaine. Tượng dắt tay Hoàng tử Cảnh, con trai cả của vua Gia Longđặt phía trước nhà thờ. Năm 1945, bức tượng này bị phá hủy nhưng phần chân tượng còn tồn tại đến nay.

Năm 1959, Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiện đặt làm tượng Đức Mẹ Hòa Bình từ Rôma. Ngày 7 tháng 2 năm 1959, Đức Hồng Y Agagianian từ Rôma đến cử hành nghi thức đặt tượng.

Năm 1960, Giáo hoàng John XXIII chính thức thiết lập giáo phận Công giáo La Mã tại Việt Nam. Nhà thờ được đổi tên thành Nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn. 

Đến năm 1962, Giáo hoàng phong tặng nhà thờ danh hiệu Vương cung thánh đường.

Trải qua hơn một thế kỷ từ khi hoàn thành, Nhà thờ vẫn luôn là điểm đến thu hút nhiều du khách khi đến TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Sưu tầm internet)
Trải qua hơn một thế kỷ từ khi hoàn thành, Nhà thờ vẫn luôn là điểm đến thu hút nhiều du khách khi đến TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chi tiết kiến trúc độc đáo của Nhà thờ Đức Bà

Với kiến trúc Pháp cổ điển, Nhà thờ mang đến không gian tĩnh lặng, trang nghiêm giữa lòng thành phố hiện đại.

Phong cách kiến trúc Gothic và Roman độc đáo

Phong cách Roman thể hiện rõ ở các vòm cửa bán nguyệt chắc chắn và tường gạch đỏ dày. Không trát vữa – điều này vừa tạo sự bền vững, vừa mang lại vẻ trang nghiêm cho công trình. 

Đặc trưng của phong cách Gothic được thể hiện ở thiết kế vòm cung nhọn, trần cao và hoạ tiết trang trí cổ điển (Ảnh: Sưu tầm internet)
Đặc trưng của phong cách Gothic được thể hiện ở thiết kế vòm cung nhọn, trần cao và hoạ tiết trang trí cổ điển (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cùng lúc, phong cách Gothic được nhận thấy qua các vòm nhọn của cửa sổ và mái nhà. Tạo nên cảm giác thanh thoát đặc trưng. Bên trong nhà thờ, các cửa sổ kính màu lớn – một nét đặc trưng của kiến trúc Gothic. Nó làm cho không gian nội thất trở nên lung linh và sống động dưới ánh sáng. 

Chi tiết trang trí cửa sổ hoa hồng ở mặt ngoài Nhà thờ Đức Bà là đặc trưng nổi bật của kiến trúc Gothic (Ảnh: Sưu tầm internet)
Chi tiết trang trí cửa sổ hoa hồng ở mặt ngoài Nhà thờ Đức Bà là đặc trưng nổi bật của kiến trúc Gothic (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tòa tháp đôi – Đặc điểm biểu tượng của nhà thờ

Tháp chuông của nhà thờ được xây bằng gạch nung đỏ, toát lên vẻ đẹp cổ kính và vững chắc. Điều này làm hài hòa với nét kiến trúc Gothic tổng thể. Trên đỉnh mỗi tháp chuông đặt một cây thánh giá bằng đồng, biểu tượng thiêng liêng của niềm tin tôn giáo. 

2 tòa tháp vuông cao chót vót là điểm nhấn đặc trưng của Nhà thờ Đức Bà (Ảnh: Sưu tầm internet)
2 tòa tháp vuông cao chót vót là điểm nhấn đặc trưng của Nhà thờ Đức Bà (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ban đầu, hai tháp chuông của Nhà thờ cao 36,6m, không có mái che và chỉ có một cầu thang hẹp khoảng 40cm. Năm 1895, thánh đường xây thêm mái chóp cao 21m để che cho tháp chuông. Nâng tổng chiều cao của tháp lên 57m. Bên trong tháp treo 6 chuông gồm 6 âm được đúc tại Pháp và chuyển về năm 1879. 

Giữa hai tháp chuông là một chiếc đồng hồ rất lớn. Được sản xuất vào năm 1887 và nặng tới 1 tấn. Dù đã hơn trăm năm tuổi, chiếc đồng hồ này vẫn hoạt động chính xác đến ngày nay.

Khu vực bên trong nhà thờ được trang trí đầy tính nghệ thuật

Bên trong Nhà thờ Đức Bà là thánh đường rộng lớn và ấn tượng. Thánh đường được thiết kế để chịu lực gấp 10 lần so với tổng thể công trình. Nội thất thánh đường gồm một lòng chính, hai lòng phụ và hai dãy nhà nguyện. Với chiều dài 93 mét, chiều rộng 35 mét và mái vòm cao 21 mét. Thánh đường có sức chứa khoảng 1200 người.

Khu vực làm lễ bên trong nhà thờ có sức chứa lên tới 1200 người (Ảnh: Sưu tầm internet)
Khu vực làm lễ bên trong nhà thờ có sức chứa lên tới 1200 người (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khu vực các bàn thờ nổi bật khi được khắc bằng vật liệu đá cẩm thạch nguyên khối. Các bức tường của Nhà thờ được trang trí với 56 ô cửa kính. Nó mô tả các nhân vật và sự kiện trong Kinh thánh. Bao gồm 31 cửa kính hình hoa hồng tròn và 25 cửa sổ mắt bò nhiều màu. Tất cả được kết hợp với những hình ảnh sống động. 

Mọi chi tiết đường nét, gờ chỉ, hoa văn, đều mang đậm phong cách Roman và Gothic (Ảnh: Sưu tầm internet) (Ảnh: Sưu tầm internet)
Mọi chi tiết đường nét, gờ chỉ, hoa văn, đều mang đậm phong cách Roman và Gothic (Ảnh: Sưu tầm internet) (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các vật liệu xây dựng và câu chuyện về nguồn gốc của chúng

Nhà thờ được xây dựng toàn bộ bằng đá xanh và gạch đỏ trần nhập khẩu từ Marseille (Pháp). Không hề tô trát nhưng đến nay vẫn giữ được màu sắc đỏ tươi. Vì vậy nên không bám rêu mốc dù đã trải qua hơn 100 năm. 

Sau 100 năm vẻ ngoài của Nhà thờ Đức Bà vẫn giữ nguyên màu gạch đỏ tươi (Ảnh: Sưu tầm internet)
Sau 100 năm vẻ ngoài của Nhà thờ Đức Bà vẫn giữ nguyên màu gạch đỏ tươi (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ngoài ra nhà thờ còn có thêm 2 chi tiết đắt giá mang ý nghĩa to lớn:  

  • Tượng đồng Pigneau de Béhaine: Tượng được người Pháp đúc vào năm 1903, bức tượng mô phỏng giám mục Pigneau de Béhaine. Người dẫn theo hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, con trai vua Gia Long. Bức tượng này tượng trưng cho sự hòa hợp giữa Công giáo và triều Nguyễn thời bấy giờ. Tuy nhiên, vào năm 1945, bức tượng đã bị phá hủy, chỉ còn lại bệ đá hoa cương.
  • Tượng Đức Mẹ Hòa Bình: Sau một thời gian bệ đá cẩm thạch bị bỏ trống. Năm 1958, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã mời nhà điêu khắc G. Ciocchetti tạc tượng Đức Mẹ Hòa Bình để đặt tại đây. Đôi mắt của Đức Mẹ hướng lên trời, như đang cầu nguyện hòa bình cho nhân dân Việt Nam.
Tượng Đức Mẹ đứng thẳng, tay cầm quả địa cầu, trên đó có cây thánh giá (Ảnh: Sưu tầm internet)
Tượng Đức Mẹ đứng thẳng, tay cầm quả địa cầu, trên đó có cây thánh giá (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà 

Để chuyến khám phá của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Hãy cùng tìm hiểu những kinh nghiệm du lịch hữu ích dưới đây:

Thời điểm thích hợp để tham quan nhà thờ

Nhà thờ Đức Bà mở cửa miễn phí cho du khách tham quan. Nhưng để có thể trải nghiệm đầy đủ không khí tôn giáo, bạn nên đến vào giờ lễ của nhà thờ. Cụ thể, giờ lễ trong ngày tại Nhà thờ Đức Bà:

  • Thứ 2 – Thứ 7: 5h30, 17h30
  • Chủ Nhật: 5h30, 6h45, 8h00, 9h30 (thánh lễ bằng tiếng Anh), 16h00, 17h15, 18h30.

Lưu ý: Tùy thuộc vào quá trình trùng tu, giờ lễ và lịch lễ tại nhà thờ có thể thay đổi. 

Tham quan Nhà thờ Đức Bà nên chọn thời gian các giờ lễ trong ngày (Ảnh: Sưu tầm internet)
Tham quan Nhà thờ Đức Bà nên chọn thời gian các giờ lễ trong ngày (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách di chuyển đến Nhà thờ Đức Bà

Nằm ngay tại trung tâm quận 1, TP. Hồ Chí Minh, địa điểm này rất dễ dàng tiếp cận bằng các cách di chuyển sau: 

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô,…)

Từ khu trung tâm, đi dọc theo đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng hoặc Đồng Khởi để đến Nhà thờ Đức Bà. Các điểm gửi xe bạn có thể tham khảo là đối diện Bưu điện Thành phố (phía sau nhà thờ). Ngoài ra con có ãi xe tư nhân trên đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng,…

Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe bus,…)

Một số tuyến xe buýt có điểm dừng gần Nhà thờ Đức Bà bao gồm 14, 18, 30, 36, 45, 93, 152. Các tuyến này đều có điểm dừng tại khu vực công trường Công xã Paris. Qua đường Đồng Khởi hoặc đường Lê Duẩn – cách Nhà thờ Đức Bà một quãng đi bộ ngắn.

Nằm ngay trung tâm quận 1 nên có rất nhiều hướng đi tới nhà thờ Đức Bà (Ảnh: Sưu tầm internet)
Nằm ngay trung tâm quận 1 nên có rất nhiều hướng đi tới nhà thờ Đức Bà (Ảnh: Sưu tầm internet)

Di chuyển bằng dịch vụ đặt xe

Ngoài ra, nếu bạn chọn di chuyển bằng xe công nghệ, bạn có thể tham khảo taxi Xanh SM. Tất cả dịch vụ của Xanh SM đều sử dụng ô tô điện và xe máy điện VinFast. Loại phương tiện không phát thải khói xăng dầu, không gây tiếng ồn động cơ, thân thiện với môi trường. 

Đội ngũ tài xế của Xanh SM được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp phục vụ tận tâm. Chúc tôi cam kết mang đến chất lượng dịch vụ 5 sao. Nếu bạn có nhu cầu đặt xe, hãy thực hiện bằng cách đơn giản sau:

Cách 1: Liên hệ trực tiếp đến tổng đài Xanh SM 1900 2088

Cách 2: Sử dụng ứng dụng đặt xe Xanh SM. 

  • Đối với thiết bị Android tải ứng dụng: TẠI ĐÂY
  • Đối với thiết bị iOs tải ứng dụng: TẠI ĐÂY
Lựa chọn Xanh SM để dễ dàng đặt xe, theo dõi hành trình, thanh toán trực tuyến và hưởng nhiều ưu đãi dành riêng cho bạn (Ảnh: Sưu tầm internet)
Lựa chọn Xanh SM để dễ dàng đặt xe, theo dõi hành trình, thanh toán trực tuyến và hưởng nhiều ưu đãi dành riêng cho bạn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lưu ý về trang phục, quy tắc ứng xử và chụp ảnh tại Nhà thờ

Khi đến thăm Nhà thờ, bạn nên ứng xử một phù hợp. Đây là nơi sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng Công giáo. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Giữ yên lặng: Nhà thờ là không gian tôn nghiêm, nên bạn hãy giữ im lặng và tránh làm ồn ào, đặc biệt trong lúc tham gia các buổi lễ.
  • Trang phục lịch sự: Khi vào nhà thờ, bạn nên ăn mặc trang nhã và phù hợp. Tránh mặc đồ quá hở hang để đảm bảo có một không gian tôn kính.
  • Thực hiện các nghi thức tôn giáo: Nếu bạn tham gia lễ, hãy làm theo các nghi thức của nhà thờ, chẳng hạn như đứng hoặc quỳ khi có hiệu lệnh, cầu nguyện khi cần…
  • Không ăn uống trong khu vực thánh đường: Tránh mang thức ăn hoặc đồ uống vào trong nhà thờ để giữ gìn sự sạch sẽ và tôn nghiêm cho nơi linh thiêng này.
Trang phục lịch sự và giữ trật tự trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà (Ảnh: Sưu tầm internet)
Trang phục lịch sự và giữ trật tự trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tình trạng tu sửa hiện tại của Nhà thờ Đức Bà

Dự án tu sửa Nhà thờ Đức Bà được thực hiện từ năm 2017 với tổng kinh phí hơn 140 tỷ và dự kiến hoàn thành việc trùng tu vào năm 2027. Vì vậy vào thời gian này khách du lịch vẫn có thể vào tham quan nhưng sẽ không thăm quan trọn vẹn được. 

Hiện tại, khu vực xung quanh Nhà thờ Đức Bà với 4 mặt tiền đường vẫn đang được rào chắn, bên trong là các giàn giáo dày đặc phục vụ cho công tác tu sửa. Công trình đã hoàn tất việc thay mới ngói ở các mái Âm Dương, các mái thấp, còn hai tháp chuông đang tiếp tục được sửa chữa.

Dự kiến đến năm 2027 Nhà thờ Đức Bà sẽ tu sửa xong (Ảnh: Sưu tầm internet)
Dự kiến đến năm 2027 Nhà thờ Đức Bà sẽ tu sửa xong (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các địa điểm tham quan và check-in gần Nhà thờ Đức Bà

Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số địa điểm tham quan, ăn uống xung quanh Nhà thờ. 

Gợi ý các điểm tham quan lân cận

Sau khi tham quan Nhà thờ, bạn có thể ghé đến những địa danh nổi tiếng khác như: 

  • Dinh Độc Lập: Khoảng 500 mét từ Nhà thờ Đức Bà, đi bộ khoảng 5-7 phút từ Nhà thờ Đức Bà. Dinh Độc Lập là biểu tượng lịch sử của Sài Gòn, nơi gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. 
  • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: Khoảng 2 km từ Nhà thờ Đức Bà, bạn có thể gọi xe hoặc đi xe máy, mất khoảng 5-7 phút. Đây là nơi lưu giữ hàng ngàn hiện vật quý giá, từ thời tiền sử đến hiện đại. Nó phản ánh toàn bộ chiều dài lịch sử và văn hóa Việt Nam. 
  • Chợ Bến Thành: Khoảng 1,2 km từ Nhà thờ Đức Bà, đi bộ khoảng 15 phút hoặc bạn có thể gọi xe. Chợ Bến Thành là khu chợ biểu tượng của Sài Gòn, nơi bán đa dạng các mặt hàng từ quần áo. Ngoài ra còn có đồ lưu niệm đến các món ăn truyền thống Việt Nam. 
Dinh Độc Lập cách Nhà thờ Đức Bà 200m, du khách nên ghé thăm (Ảnh: Sưu tầm internet)
Dinh Độc Lập cách Nhà thờ Đức Bà 200m, du khách nên ghé thăm (Ảnh: Sưu tầm internet)

Quán cà phê và quán ăn nổi bật quanh khu vực nhà thờ

Các món ăn ngon nổi tiếng Sài Gòn

Đã đến đây, nếu không biết ăn gì ở gần Nhà thờ Đức Bà thì du khách có thể thưởng thức các món ăn vặt đường phố như:

  • Bánh tráng nướng: Được mệnh danh là “pizza Việt Nam,” thơm ngon và dễ ăn, phù hợp cho mọi lứa tuổi. Bạn nên thử ăn ở bánh tráng nướng cô Mập, bánh tráng nướng Hai Chị Em bình dân,…
  • Bánh mì Sài Gòn: Đây là món ăn mang đậm dấu ấn văn hóa ẩm thực đường phố. Một số tiệm bánh mì ngon xung quanh là bánh mì Huỳnh Hoa, bánh mì Bảy Hổ, bánh mì Như Lan, bánh mì Hồng Hoa. 
  • Súp cua: Là món ăn đường phố quen thuộc và hấp dẫn, được yêu thích bởi hương vị đậm đà. Bạn có thể thử súp cua ở Súp cua Bông Mạc Đĩnh Chi, Súp cua Nhà thờ Đức Bà, Súp cua Hạnh,…
Quán súp cua gần Nhà thờ Đức Bà đã tồn tại suốt gần 30 năm (Ảnh: Sưu tầm internet)
Quán súp cua gần Nhà thờ Đức Bà đã tồn tại suốt gần 30 năm (Ảnh: Sưu tầm internet)

Những quán cà phê ngon gần nhà thờ

Ngoài ra còn có thể thử cà phê Sài Gòn, món cà phê sữa đá đặc trưng của thành phố mang tên Bác. Có thể thử các quán cà phê sau đâu: 

  • Highland Coffee tại tầng trệt của Diamond Plaza. Cách Nhà thờ Đức Bà 300m và bạn có thể đi bộ qua để thưởng thức. Quán có không gian cả trong phòng máy lạnh lẫn ngoài trời thoáng mát. 
  • The Coffee Bean and Tea Leaf nằm ở góc đường cách nhà thờ 300m. Quán với không gian được thiết kế đồng bộ và giá cả phải chăng chỉ từ 45.000 – 75.000. 
  • Thức Coffee cũng là một địa điểm quen thuộc đối với giới trẻ mà bạn có thể chọn. Dù nằm hơi xa Nhà thờ trên đường Pasteur, những quán được nhiều người yêu thích nhờ vào dịch vụ mở cửa suốt đêm.
  • Ngoài ra bạn có thể thử uống cà phê bệt ở Công viên 30/4 gần nhà thờ. Giá của cà phê bệt chỉ từ 15.000 – 30.000, hoạt động này rất được các bạn trẻ lựa chọn. 
Lựa chọn quán cafe gần Nhà thờ Đức Bà để vừa thư giãn vừa có ảnh “checkin” (Ảnh: Sưu tầm internet)
Lựa chọn quán cafe gần Nhà thờ Đức Bà để vừa thư giãn vừa có ảnh “checkin” (Ảnh: Sưu tầm internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về nhà thờ Đức Bà

Sau đây là những câu hỏi thường gặp nhất của khách du lịch khi ghé thăm Nhà thờ Đức Bà. Cùng tham khảo ngay:

Giá vé tham quan nhà thờ là bao nhiêu?

Trả lời: Du khách sẽ được miễn phí hoàn toàn khi tham quan Nhà thờ Đức Bà.

Nhà thờ có hướng dẫn tham quan không?

Trả lời: Hiện tại, Nhà thờ Đức Bà không cung cấp dịch vụ hướng dẫn tham quan chính thức. Nhưng bạn có thể tham khảo các bảng thông tin hoặc tìm hiểu thêm qua các nguồn tư liệu du lịch để khám phá lịch sử và kiến trúc của nhà thờ.

Nhà thờ Đức Bà có lễ vào những ngày nào?

Trả lời: Hiện Nhà thờ có lễ vào tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên thời gian lễ của các ngày có sự khác biệt như sau: 

  • Thứ 2 – Thứ 7: 5h30, 17h30
  • Chủ Nhật: 5h30, 6h45, 8h00, 9h30 (thánh lễ bằng tiếng Anh), 16h00, 17h15, 18h30.
Theo lịch lễ Nhà thờ Đức Bà, ngày thường nhà thờ sẽ có 2 thánh lễ diễn ra vào 5h30, 17h30 (Ảnh: Sưu tầm internet)
Theo lịch lễ Nhà thờ Đức Bà, ngày thường nhà thờ sẽ có 2 thánh lễ diễn ra vào 5h30, 17h30 (Ảnh: Sưu tầm internet)

Địa điểm lưu trú nào gần Nhà thờ Đức Bà?

Trả lời: Nếu chưa biết nên lựa chọn khách sạn hay homestay Sài Gòn nào ở gần nhà thờ này, bạn có thể xem qua danh sách sau đây.

  • Khách sạn Park Hyatt Sài Gòn được tạp chí uy tín Travel + Leisure bình chọn là một trong 500 khách sạn tốt nhất. Khách sạn cách nhà thờ 750m, bạn có thể đi bộ hoặc gọi dịch vụ Xanh SM để tới thăm. 
  • Khách sạn Novotel Saigon Center với không gian nghỉ dưỡng sang trọng. Đây là lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách khi đến Sài Gòn. Khách sạn cách nhà thờ 850m và bạn có thể chọn đi bộ hoặc sử dụng dịch vụ của Xanh SM.
  • Khách sạn InterContinental Sài Gòn đi vào hoạt động từ năm 2009. Hoạt động dưới sự quản lý của tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới. Khách sạn cách nhà thờ chỉ 550m và bạn hoàn toàn có thể đi bộ tới nhà thờ.

Có khu vực đỗ xe gần nhà thờ không?

Trả lời: Có, bạn có thể gửi xe tại các khu vực gần Nhà thờ Đức Bà như: hội trường Thống Nhất, trường Hòa Bình, hoặc nhà văn hóa Thanh Niên.

Nhà thờ với kiến trúc nghệ thuật độc đáo và nhiều công trình nổi bật. Địa điểm này thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có được 1 trải nghiệm vui tại Nhà thờ Đức Bà.

Một số địa điểm thú vị khác bạn có thể tham khảo gần Nhà Thờ Đức Bà:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây