Nhà thờ Cha Tam – Công trình kiến trúc giao thoa Á-Âu tại Quận 5

Nhà thờ Cha Tam (nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê) được biết đến là một trong những nhà thờ cổ đẹp nhất TP. Hồ Chí Minh. Công trình tôn giáo, văn hóa này có kiến trúc độc đáo với sự kết hợp từ nhà thờ phong cách châu Âu và văn hóa thờ cúng, phong thủy của người Hoa.

Giới thiệu tổng quan về nhà thờ Cha Tam

Nhà thờ sở hữu lối kiến trúc kết hợp giữa phong cách Gothic châu Âu và nét đặc trưng Á Đông. Nơi đây không chỉ là khu vực thờ phụng mà còn là biểu tượng giao thoa văn hóa Á – Âu độc đáo tại TP. Hồ Chí Minh.

Nhà thờ Cha Tam ở đâu?

Nhà thờ Cha Tam là một trong những công trình tôn giáo nổi bật được thiết kế để phục vụ cộng đồng người Hoa theo Công giáo tại khu vực Chợ Lớn. 

Địa chỉ: số 25 đường Học Lạc, Phường 14, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Nhà thờ cổ Cha Tam tại Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Nhà thờ cổ Cha Tam tại Quận 5, TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giờ lễ nhà thờ Cha Tam

Quy định giờ lễ tại nhà thờ Công giáo Chợ Lớn Cha Tam gồm:

  • Ngày thường: 05:30 tiếng Việt, 17:30 tiếng Hoa.
  • Thứ bảy: 05:30 tiếng Việt, 18:30 tiếng Việt, 19:30 tiếng Hoa.
  • Chủ nhật: 05:30 tiếng Việt, 07:15 tiếng Hoa, 08:45 tiếng Việt, 16:00 tiếng Việt, 17:30 tiếng Hoa.

Lưu ý: Xưng tội cá nhân từ thứ bảy hàng tuần từ 14h30 – 16h.

Lịch sử hình thành và ý nghĩa văn hóa của nhà thờ Cha Tam

Năm 1865, Cha Philippe thuộc dòng Thừa Sai Paris (MEP) từ Trung Hoa sang Chợ lớn để thành lập xứ đạo cho giáo hữu người Hoa.

Năm 1883, Cha Briller đã cất một căn nhà bên cạnh nhà thờ Thanh Nhơn (nhà thờ của người Hoa) để giáo hữu Việt Nam đọc kinh, tránh khác biệt ngôn ngữ rồi qua dự thánh lễ chung với người Hoa bên thánh đường Thanh Nhơn.

Đến năm 1898, Cha Phanxicô Xaviê (Francois) Assou (người Việt quen gọi là Cha Tam) xây cho người Hoa một nhà thờ mới, lấy tên là Phanxicô Xaviê. Sau 2 năm, vào năm 1900, Linh mục Pierre d’Assou được sự hỗ trợ từ chính quyền xây dựng ngôi thánh đường.

Hình ảnh nhà thờ Cha Tam sau khi hoàn thành năm 1902
Hình ảnh nhà thờ Cha Tam sau khi hoàn thành năm 1902 (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Năm 1902, nhà thờ chính thức lấy tên gọi là “Phanxicô Xaviê” nhưng người dân quen gọi là “Cha Tam” theo tên linh mục Pierre d’Assou (Đàm Á Tố – Tam An Su).

Năm 1972, nhà thờ thành lập Hội Đồng Giáo Xứ gồm Ban Thường Vụ và 6 Ủy Ban. Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình phê chuẩn bản Quy chế Hội Đồng Giáo Xứ Nhà Thờ Phanxicô Xaviê với 9 chương.

Năm 1974, Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn xác nhận: “Các linh mục thuộc giáo xứ Phanxicô Xaviê phải có nhiệm vụ lo thăm viếng giáo hữu Việt gốc Hoa trên toàn Việt Nam, đồng thời có giáo phận về các vấn đề liên quan truyền giáo của người Việt gốc Hoa.”

Sinh hoạt văn hóa, truyền đạo tại nhà thờ Công giáo Chợ Lớn Cha Tam
Sinh hoạt văn hóa, truyền đạo tại nhà thờ Công giáo Chợ Lớn Cha Tam (Ảnh: Fanpage 聖方濟各天主堂/ Nhà thờ Cha Tam)

Đến nay, nhà thờ Cha Tam Quận 5 đã trải qua hơn 100 năm lịch sử và trở thành một trong những nhà thờ biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Á – Âu ở Việt Nam với khoảng 3500 giáo dân tham gia sinh hoạt. 

Kiến trúc đặc biệt của nhà thờ Cha Tam

Nhà thờ họ Đạo Cha Tam nổi bật với kiến trúc kết hợp giữa văn hóa người Hoa và châu Âu, khác biệt rất lớn với nhiều nhà thờ Công giáo khác tại TP. Hồ Chí Minh.

Phong cách kiến trúc Á – Âu

Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê có lối kiến trúc Gothic tương tự như các nhà thờ ở châu Âu. Tuy nhiên, nhà thờ vẫn mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung Hoa với cổng tam quan, mái ngói âm dương và đầu đao cong vút.

Cổng nhà thờ ghi bằng chữ Hán, trên đỉnh mái nhà thờ có cây thánh giá, hai bên là tượng cá chép biểu tượng cho “cá chép hóa rồng” trong văn hóa Á Đông. Trên nóc nhà thờ còn có gắn hoa sen, hai bức liễn hai bên cửa cũng được viết bằng chữ Hán.

Cổng chính nhà thờ Cha Tam
Cổng chính nhà thờ Cha Tam (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Bên trong nhà thờ, kiến trúc Gothic được thể hiện rõ qua các cột trụ cao, cửa sổ vòm nhọn và không gian nội thất rộng rãi, họa tiết bắt mắt. Sự kết hợp văn hóa Á – Âu trong không gian tôn giáo vừa trang nghiêm nhưng vẫn gần gũi.

Bên trong nhà thờ mang đậm phong cách Gothic
Bên trong nhà thờ mang đậm phong cách Gothic (Ảnh: Fanpage 聖方濟各天主堂/ Nhà thờ Cha Tam)

Nhà thờ Cha Tam khác nhà thờ Công giáo khác ở TP. Hồ Chí Minh?

So với một số nhà thờ Công giáo khác tại TP. Hồ Chí Minh thì nhà thờ Cha Tam có sự giao thoa giữa văn hóa Á – Âu. Nếu như nhà thờ Đức Bà tập trung vào phong cách Gothic thuần châu Âu với tháp chuông lớn, kính màu, nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi bật với mái vòm Byzantine, thì nhà thờ Cha Tam lại có cổng tam quan, mái ngói âm dương nổi bật.

Thiết kế kiến trúc đặc trưng Á – Âu giúp Cha Tam trở thành biểu tượng hòa hợp văn hóa tại Sài Gòn. Gần như du khách không thể tìm được bất kỳ nhà thờ nào khác có cùng phong cách kiến trúc tương tự.

Nhà thờ Đức Bà (bên trái) và Cha Tam (bên phải)
Nhà thờ Đức Bà (bên trái) và Cha Tam (bên phải) (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đời sống văn hóa, tôn giáo của cộng đồng tại nhà thờ

Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê là nơi sinh hoạt tôn giáo, tổ chức các thánh lễ, bí tích và hoạt động truyền giáo bằng tiếng Hoa và tiếng Việt. Nhà thờ cũng góp phần giúp duy trì và phát triển đức tin trong cộng đồng người Hoa, người Việt gốc Hoa.

Nhà thời còn là nơi tổ chức nhiều lễ hội, sự kiện quan trọng như lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê được tổ chức ngày 03/12 hàng năm. Ngoài ra, nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa như hội thao hè, đêm trung thu “Ánh trăng tâm tình”,… Những sự kiện này là nơi giao lưu, vui chơi của các bạn trẻ Công giáo.

Hội thao hè dành cho học sinh tại nhà thờ cổ Cha Tam
Hội thao hè dành cho học sinh tại nhà thờ cổ Cha Tam (Ảnh: Fanpage 聖方濟各天主堂/ Nhà thờ Cha Tam)

Thông tin tham quan nhà thờ Cha Tam

Nhà thờ Cha Tam sở hữu lịch sử phát triển lâu đời, kiến trúc độc đáo và là nơi truyền giáo cho đời sống tôn giáo của cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Vậy cách di chuyển và khi đến tham quan có cần lưu ý điều gì không?

Cách di chuyển đến nhà thờ Cha Tam

Để đến nhà thờ Họ đạo Cha Tam, bạn có thể đi theo hướng dẫn sau:

Phương tiện cá nhân xe máy hoặc ô tô

Từ trung tâm thành phố, bạn có thể đi qua đường Âu Cơ và Trường Chinh mất 28 phút. Nếu đi từ đường Lý thường Kiệt, bạn sẽ mất khoảng nửa tiếng để đến nhà thờ.

Đặt xe công nghệ

Một lựa chọn khác đó là đặt xe điện Xanh SM để trải nghiệm dịch vụ xe rất an toàn theo chuẩn quốc tế, cảm giác êm ái, không mùi xăng khó chịu và tối ưu chi phí.

Bạn chỉ cần gọi đến tổng đài 1900 2088 để được tư vấn và đặt xe trực tiếp hoặc tải ứng dụng TẠI ĐÂY rồi tự thực hiện thao tác đặt xe theo điểm đến mong muốn.

Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể kiểm tra khuyến mãi tại mục “Ưu đãi” trên ứng dụng Xanh SM hoặc trên ứng dụng VinID để có cơ hội nhận ưu đãi giảm tới 50% khi đổi điểm VinID lấy voucher đặt xe trên Xanh SM.

Xanh SM cung cấp dịch vụ xe điện êm ái và an toàn
Xanh SM cung cấp dịch vụ xe điện êm ái và an toàn (Ảnh: Xanh SM)

Xe bus công cộng

Bạn có thể bắt các tuyến xe bus 05, 103, 150, 25, 56, 68 và 94 dọc đường Âu Cơ, Trường Chính hoặc Lý Thường Kiệt. Những tuyến xe này đều đi qua nhà thờ Cha Tam.

Lưu ý dành cho du khách

Khi đến nhà thờ cổ Cha Tam, du khách lẫn người thuộc giáo xứ cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Trang phục lịch sự, kín đáo, tránh mặc quần áo hở hang như đồ xuyên thấu, váy quá ngắn,…
  • Cần giữ im lặng hoặc nói chuyện nhỏ nhẹ khi vào bên trong nhà thờ nguyện.
  • Không để điện thoại di động bật âm lượng lớn tại khu vực cầu nguyện.
  • Du khách được phép chụp ảnh bên ngoài nhà thờ, nếu muốn chụp ảnh bên trong lúc đang làm lễ thì cần xin phép trước.
  • Không vứt rác bừa bãi trong khuôn viên nhà thờ.
  • Không tự ý di chuyển đồ vật trong nhà thờ, nhất là các vật phẩm thánh.
Trang phục đến nhà thờ phải lịch sự, gọn gàng
Trang phục đến nhà thờ phải lịch sự, gọn gàng (Ảnh: Fanpage 聖方濟各天主堂/ Nhà thờ Cha Tam)

Nhà thờ Cha Tam là công trình tôn giáo có tuổi đời hơn trăm năm. Với kiến trúc ấn tượng, giá trị lịch sử sâu sắc, nhà thờ cổ Cha Tam hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích tôn giáo, lịch sử. Du khách nếu có nhu cầu ghé thăm nhà thờ, hãy thử liên hệ ngay Xanh SM để có trải nghiệm chuyến đi êm ái, thoải mái và an toàn nhất nhé!

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây