Nhà Quốc hội Việt Nam: Cơ quan Quyền lực tối cao tại Thủ đô Hà Nội

Nhà Quốc hội Việt Nam là nơi diễn ra các phiên họp quan trọng của Quốc hội, đồng thời mang ý nghĩa văn hóa và lịch sử sâu sắc. Với thiết kế phòng họp hình tròn bao bọc bởi các khối vuông vững chãi, tòa nhà là sự kết hợp hoàn hảo của thiết kế truyền thống và hiện đại, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. 

Giới thiệu sơ lược về tòa Nhà Quốc hội Việt Nam

Với tổng chi phí đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng, Nhà Quốc hội được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 2009, và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2014. Tọa lạc tại trung tâm chính trị quận Ba Đình, nơi đây được xem như một công trình mang tính biểu tượng và là cơ quan đầu não của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Toà nhà sở hữu thiết kế vô cùng độc đáo
Toà nhà sở hữu thiết kế vô cùng độc đáo (Ảnh: Wikipedia)

Tòa nhà sở hữu thiết kế độc đáo, giao thoa giữa nét kiến trúc truyền thống và phong cách hiện đại. Có thể nói, Nhà Quốc hội không chỉ là trung tâm quyền lực của đất nước, mà còn là điểm đến giàu giá trị văn hóa, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong lòng mỗi người dân.

Địa chỉ tòa nhà Quốc hội Việt Nam ở đâu?

Nhà Quốc hội Việt Nam nằm tại số 1, đường Độc Lập, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội. Tọa lạc ngay trung tâm chính trị Ba Đình, nơi đây được coi là khu vực quan trọng nhất của Thủ đô, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử, chính trị lớn của đất nước. 

  • Phía Tây: Giáp đường Độc Lập, đối diện Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi tổ chức các sự kiện trọng đại của quốc gia.
  • Phía Bắc: Giáp đường Hoàng Văn Thụ, đối diện Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng.
  • Phía Đông: Giáp đường Hoàng Diệu, đối diện với Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận.
  • Phía Nam: Giáp đường Bắc Sơn, đối diện Trụ sở Bộ Ngoại giao.

Với vị trí đặc biệt này, Nhà Quốc hội không chỉ là trung tâm quyền lực mà còn là biểu tượng kết nối lịch sử, văn hóa và chính trị của Việt Nam. 

Vị trí của Nhà Quốc hội Việt Nam trên bản đồ
Vị trí của Nhà Quốc hội Việt Nam trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)

Kiến trúc tổng thể

Kiến trúc của tòa nhà được lấy cảm hứng từ sự tích “bánh chưng, bánh dày” với ý nghĩa biểu tượng “Trời tròn, Đất vuông”. Hình tròn tượng trưng cho Mặt trời là người cha, còn hình vuông đại diện cho Trái đất là người mẹ. Ý tưởng này đã thể hiện sự kết nối giữa con người với vũ trụ, giữa thế giới vật chất với tinh thần. 

Nhà Quốc hội Việt Nam có kích thước mặt bằng 102m x 102m, chiều cao 39m, bao gồm 5 tầng nổi và 2 tầng hầm. Nơi đây hội tụ tất cả những tinh hoa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đánh dấu cho sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp đang lớn nhanh, trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Nhà Quốc hội nằm trên mặt bằng 102m x 102m vuông vức như một chiếc bánh chưng
Nhà Quốc hội nằm trên mặt bằng 102m x 102m vuông vức như một chiếc bánh chưng (Ảnh: Google Maps)

Đặc biệt, toà nhà có phòng họp chính, được xây dựng theo hình tròn và đặt trên 8 trụ với cấu trúc hai tầng, tạo thành một hình vương miện quý giá. Phòng họp còn có vách nghiêng hướng ra ngoài, bao quát toàn cảnh Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, không gian bên trong được bài trí tinh tế, phản ánh một nền văn hóa và lịch sử lâu đời của dân tộc ta. Nhà Quốc hội Việt Nam không chỉ là nơi điều hành công việc của các cơ quan đầu ngành, mà còn là một công trình mang tính biểu tượng sâu sắc đối với nền văn hóa và chính trị của đất nước.

Phần chóp nhà có hình tròn dựng trên 8 trụ tạo thành hình vương miện quý giá (Ảnh: dsteel.vn)
Phần chóp nhà có hình tròn dựng trên 8 trụ tạo thành hình vương miện quý giá (Ảnh: dsteel.vn)

Ý nghĩa chính trị và lịch sử của Nhà Quốc hội

Toà Nhà Quốc hội được xây dựng trên nền đất Hội trường Ba Đình, nơi đã chứng kiến nhiều cột mốc lịch sử quan trọng, thể hiện sự kế thừa và phát triển của hệ thống quyền lực cao nhất cả nước. 

Không chỉ là biểu tượng cho sự thống nhất giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, công trình này còn mang đậm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với quan điểm quyền lực thuộc về tay dân. Đây là nơi mà Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước. 

Nơi diễn ra các kỳ họp Quốc hội để quyết định các sự kiện tương lai cho đất nước
Nơi diễn ra các kỳ họp Quốc hội để quyết định các sự kiện tương lai cho đất nước (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài vai trò công tác, toà Nhà Quốc hội còn là nơi tổ chức các sự kiện lớn, lễ kỷ niệm và đón tiếp các khách quốc tế cấp cao, khẳng định vị thế quan trọng của Việt Nam với thế giới. Với thiết kế hiện đại, Nhà Quốc hội là một minh chứng cho sự phát triển không ngừng của nền chính trị Việt Nam trong giai đoạn mới.

Khám phá 8 phòng chức năng của Nhà Quốc hội Việt Nam

Nhà Quốc hội Việt Nam không chỉ nổi bật với kiến trúc tổng thế hoành tráng mà còn ẩn chứa những phòng chức năng quan trọng. 

Phòng họp Diên Hồng

Phòng Diên Hồng là phòng họp chính của Nhà Quốc hội, nơi tổ chức các phiên họp toàn thể để bàn thảo và quyết định các vấn đề lớn của đất nước. Tên gọi Diên Hồng lấy cảm hứng từ hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam vào cuối năm 1284, khi Thượng hoàng Trần Thánh Tông họp bàn với bô lão cả nước để quyết định phương án đánh quân Nguyên Mông.

Phòng họp Diên Hồng có 2 tầng được thiết kế theo hình vòng cung
Phòng họp Diên Hồng có 2 tầng được thiết kế theo hình vòng cung (Ảnh: dsteel.vn) 

Phòng họp có hai tầng với thiết kế hình vòng cung. Tầng một gồm 575 ghế dành cho đại biểu Quốc hội, tầng hai có 393 ghế cho khách mời và đại biểu dự thính. Bên trong được trang bị hệ thống công nghệ hiện đại, tiên tiến như: thiết bị điểm danh, biểu quyết điện tử, màn hình lớn để phục vụ theo dõi và phát sóng trực tiếp. 

Đặc biệt, hệ thống chiếu sáng phía trên trần phòng có hàng nghìn bóng đèn công suất lớn, tạo không gian sáng sủa và trang trọng. Phòng Diên Hồng không chỉ là trung tâm của các quyết định quan trọng, mà còn thể hiện tinh thần dân chủ và sự phát triển của Quốc hội Việt Nam.

Hệ thống đèn chiếu sáng công suất lớn, tạo không gian sáng sủa, sang trọng
Hệ thống đèn chiếu sáng công suất lớn, tạo không gian sáng sủa, sang trọng (Ảnh: My Chair)

Phòng Tân Trào

Phòng Tân Trào là nơi diễn ra các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và là cơ quan thực hiện các nhiệm vụ quan trọng diễn ra trong khoảng thời gian Quốc hội không họp. Phòng nằm ở tầng 2 với diện tích khoảng 500m2, được trang bị hệ thống truyền hình cỡ lớn để phát sóng và hiển thị thông tin trực tuyến.

Không gian bên trong được bài trí bằng các ghế ngồi hình ô van, với khu vực đoàn Chủ tịch có 5 ghế bao gồm: một ghế dành cho Chủ tịch Quốc hội và 4 ghế cho Phó chủ tịch, khu vực còn lại là ghế dành cho uỷ viên. Đối diện với vực này là chỗ ngồi cho khách mời gồm các thành viên Chính phủ và đại diện các bộ, ngành.

Phòng Tân Trào nơi diễn ra các phiên họp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian không họp Quốc hội
Phòng Tân Trào nơi diễn ra các phiên họp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian không họp Quốc hội (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc gia)

Phòng Tân Trào được thiết kế hiện đại, mang dáng dấp của kiến trúc châu Âu nhưng được cải tiến hài hoà cùng với nhu cầu và văn hoá người Việt. Bên trong có nhiều chi tiết trang trí bằng chim lạc cổ hay tranh sơn dầu phong cảnh nổi tiếng như: Hồ Gươm, cầu Tràng Tiền,… tạo điểm nhấn văn hóa cho không gian hội họp trang nghiêm.

Phòng Thăng Long

Nằm tại Sảnh trung tâm tầng 1 của Nhà Quốc hội, phòng Thăng Long là không gian chức năng quan trọng, được thiết kế với diện tích khoảng 850m². Đây là phòng họp đa năng lớn nhất, phù hợp cho các sự kiện trọng đại như hội nghị hoặc tiệc, với sức chứa lên đến 800 đại biểu. 

Phòng Thăng Long rộng lớn với sức chứa hoảng 800 người
Phòng Thăng Long rộng lớn với sức chứa hoảng 800 người (Ảnh: Namphucons.net)

Đặc biệt, Phòng Thăng Long được trang bị hệ thống phân chia linh hoạt, cho phép tách thành 2-3 phòng nhỏ để đáp ứng nhu cầu tổ chức các sự kiện khác nhau. Không gian được thiết kế trang trọng, mang phong cách hiện đại nhưng vẫn đậm nét văn hóa Việt Nam, góp phần nâng tầm các hoạt động ngoại giao tại Quốc hội. 

Sảnh trung tâm còn có các phòng khác mang tên những loài hoa truyền thống như Hoa Sen, Hoa Đào, Hoa Ban, thể hiện bản sắc văn hóa và thiên nhiên Việt Nam. 

Sảnh trung tâm có nhiều phòng họp nhỏ khác để phục vụ các hoạt động chính phủ
Sảnh trung tâm có nhiều phòng họp nhỏ khác để phục vụ các hoạt động chính phủ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phòng họp Đoàn Đại biểu Quốc hội

Phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là nơi diễn ra các cuộc họp Quốc hội quan trọng để các đại biểu thảo luận trước những nội dung thuộc kỳ họp, trước khi đưa ra quyết định tại phiên họp toàn thể.  

Khu vực phòng họp này được bố trí linh hoạt tại tầng 1, tầng 2 và tầng 4 của toà nhà, đáp ứng nhu cầu cho cả 63 đoàn đại biểu Quốc hội trên toàn quốc. Thiết kế phòng mang tính linh động cao, có hệ thống vách ngăn di động (đóng mở khi cần thiết), tạo thành không gian phù hợp cho các cuộc họp Đại biểu Quốc hội.

Phòng họp Đoàn đại biểu Quốc hội
Phòng họp Đoàn đại biểu Quốc hội (Ảnh: Bộ Quốc Phòng)

Phòng Đoàn đại biểu Quốc hội không chỉ đảm bảo không gian làm việc tiện nghi mà còn phản ánh sự chu đáo trong việc tổ chức các hoạt động nghị trường. Điều này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan đầu ngành trên cả nước.

Trung tâm Báo chí

Trung tâm Báo chí bên trong toà Nhà Quốc hội Việt Nam là nơi tổ chức các buổi họp báo trước và sau mỗi kỳ họp. Tại đây, các phóng viên trong nước và quốc tế sẽ đặt câu hỏi, trao đổi ý kiến về chương trình làm việc hay kết quả kỳ họp…Từ đó, tổng hợp thông tin và truyền tải chính xác các hoạt động của Quốc hội đến công chúng.

Trung tâm báo chí tại Nhà Quốc hội Việt Nam
Trung tâm báo chí tại Nhà Quốc hội Việt Nam (Ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Phòng này nằm ở tầng B1 của Nhà Quốc hội, với diện tích 300m², đủ sức chứa cho khoảng 200 phóng viên, được trang bị các thiết bị hiện đại, tín hiệu âm thanh và hình ảnh từ các phòng họp quan trọng như: Diên Hồng, Tân Trào,…hỗ trợ tối đa cho các phóng viên báo chí theo dõi và cập nhật thông tin kịp thời.

Bảo tàng Quốc hội

Phòng Truyền thống Quốc hội (hay Bảo tàng Quốc hội) là không gian trưng bày độc đáo trong Nhà Quốc hội Việt Nam, với diện tích khoảng 800m². Tại đây, gần 500 hình ảnh và hiện vật được trưng bày, tái hiện hành trình hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam từ năm 1946 đến nay. 

Bảo tàng trưng bày quá trình hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam
Bảo tàng trưng bày quá trình hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam (Ảnh: Google Maps)

Nội dung trưng bày được chia thành bốn chủ đề chính như sau:

  • Chủ đề 1: Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Tổng tuyển cử và sự ra đời của Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • Chủ đề 2: Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, xây dựng và phát triển đất nước.
  • Chủ đề 3: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với sự nghiệp đổi mới đất nước.
  • Chủ đề 4: Hoạt động đối ngoại của Quốc hội Việt Nam.

Ngoài ra, chuyên đề đặc biệt về Quốc hội Việt Nam với Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) cũng được trưng bày, cùng với mô hình Hội trường Ba Đình và Nhà Quốc hội hiện nay. Mô phỏng hoàn hảo cho những giá trị và thành tích mà Việt Nam ta đã đạt được trong từng giai đoạn đổi mới.

Đoàn đại biểu tham quan mô hình toà nhà Quốc hội được trưng bày
Đoàn đại biểu tham quan mô hình toà nhà Quốc hội được trưng bày (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Phòng Truyền thống còn được kết nối với khu trưng bày khảo cổ học dưới tầng hầm thông qua một cầu thang bộ, tạo nên một bảo tàng sống động, kết hợp giữa giá trị lịch sử và hiện đại. Đây là biểu tượng cho sự tiếp nối truyền thống, tôn vinh vai trò và giá trị của Quốc hội trong lịch sử và hiện tại.

Thư viện Quốc hội

Thư viện Quốc hội là không gian quan trọng phục vụ hoạt động nghiên cứu, tham khảo thông tin, hỗ trợ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và đội ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng Quốc hội. 

Thư viện Quốc hội hưởng ứng ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Thư viện Quốc hội hưởng ứng ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam (Ảnh: Thư viện Quốc hội)

Thư viện có diện tích gần 600m², riêng phòng đọc chính được thiết kế rộng hơn 500m², tạo điều kiện tốt nhất cho việc tra cứu tài liệu. Nơi đây sở hữu hơn 20.000 đầu sách và tài liệu, 50.000 bản in, cùng 108 đầu mục báo, tạp chí, cung cấp nguồn thông tin phong phú về chính trị, xã hội và pháp luật. 

Hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm trí thức khoa học lập pháp hàng đầu cả nước, thư viện không chỉ đóng vai trò cung cấp tài liệu, mà còn là điểm tựa trí tuệ, hỗ trợ hiệu quả các cơ quan, ban ngành trong việc thực hiện chức năng của nhà nước.

Phòng trưng bày di vật khảo cổ dưới lòng đất của Tòa nhà Quốc hội

Phòng trưng bày di vật khảo cổ dưới lòng Tòa nhà Quốc hội là không gian tái hiện sống động lịch sử kinh thành Thăng Long xưa. Trang bị nhiều công nghệ trình diễn đồ họa sinh động, tái tạo di tích với tỷ lệ kích thước thật, mang lại trải nghiệm sống động và hấp dẫn cho khách tham quan.

Với tổng diện tích 3.700m², nằm tại tầng hầm B1 và B2, phòng hiện trưng bày khoảng 400 di tích, di vật được chọn lọc từ hàng chục ngàn hiện vật, thu được qua quá trình khai quật tại khu vực này. Các hiện vật bao gồm: vật liệu kiến trúc, đồ gốm sứ, sành, đồ kim loại,…phản ánh sự phong phú và đa dạng của các thời kỳ lịch sử.

Phòng trưng bày di vật khảo cổ dưới Toà nhà Quốc hội
Phòng trưng bày di vật khảo cổ dưới Toà nhà Quốc hội (Ảnh: KienViet)

Tầng B1 có diện tích 1.700m², giới thiệu các di vật từ thời Thăng Long (thế kỷ 11-18), bố trí hệ thống 42 đèn cột ánh sáng mô phỏng kiến trúc cung điện xưa. Tầng B2 rộng 2.000m², trưng bày các di tích, di vật thời Tiền Thăng Long (thế kỷ 7-10), điểm nhấn là kiến trúc thời Đại La và một phần kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê. 

Không gian trưng bày di vật được bài trí khoa học với chú thích đầy đủ
Không gian trưng bày di vật được bài trí khoa học với chú thích đầy đủ (Ảnh: KienViet)

Hướng dẫn tham quan Nhà Quốc hội Việt Nam chi tiết

Khám phá chi tiết các khu vực nổi bật và trải nghiệm thú vị khi tham quan Nhà Quốc hội Việt Nam.

Lịch tham quan Nhà Quốc hội

Dưới đây là bảng hướng dẫn về thời gian mở cửa và khung giờ tham quan Nhà Quốc hội Việt Nam:

Ngày trong tuầnKhung giờ đón khách tham quanGhi chú
Thứ 2 – Thứ 78h15 – 10h15Khung 1
9h15 – 11h15Khung 2
14h00 – 16h00Khung 3
15h00 – 17h00Khung 4
Khu trưng bày Khảo cổ họcChỉ mở cửa vào Thứ 3 và Thứ 5 hàng tuầnTrừ trường hợp đặc biệt
Ngày nghỉChủ nhật, Lễ, TếtKhông mở cửa
Các em học sinh trường THPT Xuân Đỉnh ghé thăm Nhà Quốc hội
Các em học sinh trường THPT Xuân Đỉnh ghé thăm Nhà Quốc hội (Ảnh: THPT Xuân Đỉnh)

Đăng ký tham quan Nhà Quốc hội như thế nào?

Nhà Quốc hội Việt Nam là nơi làm việc của các cơ quan đầu ngành trong chính phủ, nên để tham quan bạn cần phải đăng kí trước. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết 6 bước đăng kí tham quan toà Nhà Quốc hội.

STTNội dung Chuẩn bị
Bước 1Chuẩn bị thông tinChọn khung giờ và ngày dự kiến tham quan.Lập danh sách thông tin của đoàn và các thành viên, bao gồm: Tên đoàn, thông tin Trưởng đoàn (Họ tên, số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, năm sinh, điện thoại, email) và thông tin các thành viên (Họ tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân, tỉnh/thành phố, dân tộc).Photo 2 mặt chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân của Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn.Lưu ý: Đoàn tham quan tối đa 30 người. Nên lập danh sách dưới dạng file điện tử để đăng ký thuận tiện.
Bước 2Đăng kí trực tuyếnĐăng kí trực tuyến TẠI ĐÂY.Tham khảo hướng dẫn đăng kí trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bước 3Tải phiếu đăng kíSau khi điền đầy đủ thông tin, tải Phiếu đăng ký về máy tính. Không bỏ qua thông báo này, vì hệ thống chỉ gửi Phiếu đăng ký một lần.
Bước 4In Phiếu đăng ký và lấy xác nhậnIn Phiếu đăng ký và lấy xác nhận chữ ký và dấu từ cơ quan, tổ chức hoặc chữ ký từ đại biểu Quốc hội giới thiệu.
Bước 5Gửi hồ sơ đăng kýHồ sơ bao gồm: Bản gốc Phiếu đăng ký (đã xác nhận) và bản photo 2 mặt chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân của Trưởng đoàn và các thành viên.Gửi hồ sơ đến: Phòng Giáo dục – Tuyên truyền, Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội.Thời hạn gửi hồ sơ: Trước 03 ngày làm việc so với ngày đăng ký tham quan (theo dấu bưu điện).
Bước 6Kiểm tra kết quả đăng kýTrong vòng 03 ngày làm việc, hệ thống sẽ gửi kết quả đăng ký (đồng ý hoặc không đồng ý) qua email của bạn.

Một số lưu ý khi tham quan Tòa nhà Quốc hội

Để có một chuyến đi tham quan trọn vẹn khi tới địa điểm này, hãy lưu ý một số các thông tin sau đây:

  • Trang phục lịch sự: Do đây là cơ quan chính trị quan trọng, bạn nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng khi tham quan.
  • Mang theo giấy tờ tùy thân: Mang theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để làm thủ tục đăng ký.
  • Giữ gìn trật tự: Tòa nhà Quốc hội là nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, hãy giữ yên tĩnh và tuân thủ các quy định khi tham quan.
  • Chú ý lịch trình: Nếu bạn muốn tham quan khu trưng bày di tích khảo cổ, hãy chú ý chỉ có thể tham quan vào các ngày Thứ 3 và Thứ 5.
  • Không mang đồ ăn, uống: Để bảo vệ các khu vực tham quan, bạn không nên mang đồ ăn, thức uống vào trong tòa nhà.
Những lưu ý tham quan giúp chuyến đi trọn vẹn hơn
Những lưu ý tham quan giúp chuyến đi trọn vẹn hơn (Ảnh: Bộ Nội Vụ)

Hướng dẫn di chuyển đến Tòa nhà Quốc hội

Nhà Quốc hội Việt Nam toạ lạc ở trung tâm chính trị quận Ba Đình nên bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Phương tiện cá nhân 

Nhà Quốc hội nằm gần các cơ quan quan trọng khác như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh, nên rất dễ dàng di chuyển và định vị. Để di chuyển từ trung tâm Hà Nội tới đây bằng xe máy/ô tô cá nhân, bạn có thể chọn một trong những cung đường sau:

  • Bắt đầu từ Hồ Hoàn Kiếm → Tràng Tiền, rẽ vào Phố Lê Thánh Tông
  • Đi thẳng đến Ngã tư Lê Duẩn – Hùng Vương
  • Rẽ phải vào đường Hùng Vương và di chuyển thẳng khoảng 1km sẽ thấy Nhà Quốc hội Việt Nam.
Di chuyển chủ động với phương tiện cá nhân
Di chuyển chủ động với phương tiện cá nhân (Ảnh: Vinfast)

Phương tiện công cộng

Hệ thống xe bus ở Hà Nội được bao phủ rộng toàn thành phố, cho phép di chuyển thuận tiện với nhiều tuyến đường đi qua khu vực Nhà Quốc hội Việt Nam. Bạn có thể tham khảo các tuyến xe 09, 22, 32… Chi tiết cách đi và hướng dẫn dừng tại trạm nào, bạn có thể tham khảo trên ứng dụng Busmap hoặc Moovit.

Xe bus là phương tiện tiết kiệm và thuận lợi cho người dân ghé thăm Nhà Quốc hội
Xe bus là phương tiện tiết kiệm và thuận lợi cho người dân ghé thăm Nhà Quốc hội (Ảnh: Vinbus)

Đặt xe công nghệ Xanh SM 

Để góp phần bảo vệ môi trường và có một chuyến đi thoải mái, tuyệt vời, hãy lựa chọn dịch vụ di chuyển cùng Xanh SM, hãng xe điện đầu tiên tại Việt Nam. Xanh SM cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ vận chuyển 2 bánh và 4 bánh, giúp bạn dễ dàng tìm được phương tiện phù hợp với nhu cầu và sở thích.

Lựa chọn xe thuần điện Xanh SM cho chuyến đi an toàn, tiện lợi
Lựa chọn xe thuần điện Xanh SM cho chuyến đi an toàn, tiện lợi (Ảnh: Xanh SM)

Để đặt xe nhanh chóng và dễ dàng, bạn chỉ cần gọi ngay vào hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Xanh SM TẠI ĐÂY. Đừng quên đánh giá 5 sao cho tài xế hoặc đóng góp sau mỗi chuyến đi để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn!

Quét mã để tải ứng dụng Xanh SM
Quét mã để tải ứng dụng Xanh SM (Ảnh: Xanh SM)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về tòa Nhà Quốc hội Việt Nam

Tổng hợp những câu hỏi thường được quan tâm về toà Nhà Quốc hội Việt Nam.

Tòa nhà Quốc hội do ai thiết kế?

Toà nhà được thiết kế bởi nhóm tác giả Meinhard Von Gerkan, Nikolaus Goetze, Dirk Heller và Joern Ortmann thuộc GMP International GmbH (Đức). 

Phòng họp chính của tòa nhà Quốc hội nước ta hiện nay có tên là gì?

Phòng Diên Hồng là phòng họp chính, nơi diễn ra các phiên họp quan trọng của Quốc hội.

Tòa nhà Quốc hội Việt Nam bao nhiêu tiền?

Toà nhà Quốc hội Việt Nam được đầu tư với chi phí xây dựng hơn 5.500 tỷ đồng.

Hội trường Diên Hồng nằm ở đâu?

Hội trường Diên Hồng nằm ở tầng 3 của Tòa nhà Quốc hội Việt Nam.

Nhà Quốc hội Việt Nam là biểu tượng cho quyền lực và sự phát triển đất nước, phản ánh sự minh bạch và sức mạnh của nền dân chủ Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Với thiết kế hiện đại và không gian hội họp trang trọng, nơi đây không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là điểm đến giúp du khách trong nước và quốc tế tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây