Lễ hội Dinh Cô: Dấu ấn văn hóa và tâm linh ở Vũng Tàu

Lễ hội Dinh Cô là một trong những lễ hội nước lớn nhất vùng biển Nam Bộ, được tổ chức tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Lễ hội mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng của người dân vùng biển, đồng thời là dịp để mọi người cầu nguyện và thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.

Lễ hội Dinh Cô Long Hải diễn ra khi nào, ở đâu?

Lễ hội Dinh Cô Long Hải (vía Cô) được tổ chức tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian diễn ra lễ hội từ ngày 10-12/2 âm lịch (tức ngày 9/3 – 11/3 năm 2025 theo lịch dương).

Địa chỉ Dinh Cô tại Bà Rịa Vũng Tàu
Địa chỉ Dinh Cô tại Bà Rịa Vũng Tàu (Ảnh: Google Maps)

Lễ hội Dinh Cô là niềm tự hào của ngư dân vùng biển Nam Bộ. Đây không chỉ là dịp để cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an mà còn tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để mọi người cùng nhau vui chơi, giao lưu và gắn kết cộng đồng.

Lễ Dinh Cô Bà Rịa Vũng Tàu thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia
Lễ Dinh Cô Bà Rịa Vũng Tàu thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia (Ảnh: baobariavungtau.com.vn)

Lễ hội Dinh Cô Long Hải đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 14/2/2023, theo quyết định số 237/QĐ-BVHTTDL. Điều này mang ý nghĩa sâu sắc và giá trị to lớn, không chỉ đối với người dân địa phương mà còn đối với cả cộng đồng văn hóa Việt Nam.

Lễ Dinh Cô tại Vũng Tàu càng trở nên ý nghĩa khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ Dinh Cô tại Vũng Tàu càng trở nên ý nghĩa khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hành trình tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa lễ hội Dinh Cô Bà Rịa Vũng Tàu

Để hiểu rõ hơn về lễ hội độc đáo này, dưới đây là một số thông tin giúp bạn khám phá về nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của lễ hội.

Lắng nghe truyền thuyết về Dinh Cô và nguồn gốc lễ hội

Lịch sử hình thành và phát triển của lễ hội Dinh Cô gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết thú vị. Tương truyền, vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, một cô gái tên Lê Thị Hồng (tục gọi là Thị Cách) quê ở Tam Quan, Bình Định đã theo cha đi biển gặp nạn và trôi dạt vào vùng biển Long Hải. Khi ấy, Lê Thị Hồng vừa tròn 16 tuổi. 

Nhiều năm sau, cô gái hiển linh, báo mộng giúp dân làng vượt qua nhiều dịch bệnh khó khăn, giúp đỡ ngư dân có những chuyến đi biển thuận lợi, đầy tôm cá. Nhờ đó, cô được người dân tôn thờ và lập miếu.

Lễ Dinh Cô Long Hải gắn liền với truyền thuyết về người con gái tên Lê Thị Hồng
Lễ Dinh Cô Long Hải gắn liền với truyền thuyết về người con gái tên Lê Thị Hồng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đến năm 1930, ngư dân Long Hải đã dời miếu Cô lên núi Kỳ Vân để làm danh hiệu “Long Hải thần nữ bảo an chính trực, nương nương chi thần” thêm phần rạng rỡ. Đây cũng chính là nơi Dinh Cô tọa lạc đến ngày nay.

Theo thời gian, miếu Cô được trùng tu, mở rộng và trở nên khang trang hơn. Lễ hội Dinh Cô cũng dần được hình thành và phát triển, trở thành một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân vùng biển Nam Bộ.

Lễ hội ngày càng phát triển và được tổ chức long trọng
Lễ hội ngày càng phát triển và được tổ chức long trọng (Ảnh: vietsensetravel.com)

Ý nghĩa văn hóa của lễ hội Dinh Cô

Lễ hội Dinh Cô Long Hải mang trong mình nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Trước hết, lễ hội thể hiện lòng biết ơn của người dân đối với các bậc tiền nhân đã có công khai khẩn đất và lập làng. Bên cạnh đó, lễ hội là dịp quan trọng để cộng đồng thắt chặt tình đoàn kết và cầu mong những điều tốt đẹp.

Đến với lễ hội, du khách được hòa mình vào không khí vui tươi, náo nhiệt. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lễ Dinh Cô là dịp để thể hiện lòng biết ơn, gắn kết cộng đồng và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống
Lễ Dinh Cô là dịp để thể hiện lòng biết ơn, gắn kết cộng đồng và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những nghi lễ đặc sắc trong lễ hội Dinh Cô

Lễ hội Dinh Cô Vũng Tàu là một sự kiện văn hóa quan trọng, kết hợp hài hòa giữa phần lễ trang nghiêm và phần hội náo nhiệt.

Về phần Lễ

Những ngày trước chính lễ (10 và 11/2 âm lịch) là những đêm hội hoa đăng lung linh trên biển. Hàng vạn ghe thuyền kết hoa đăng rực rỡ, đậu kín bờ biển và hướng mũi vào Dinh Cô, tạo nên một khung cảnh huyền ảo.

Sáng sớm ngày chính lễ (12/2 âm lịch), đoàn ghe thuyền sẽ quay hướng ra biển để thực hiện lễ Nghinh Cô. Chiếc ghe được chọn dẫn đầu là chiếc ghe của ngư dân được coi là đi biển giỏi nhất trong năm.

Khâu chuẩn bị của lễ hội đã được triển khai trước đó 2 ngày
Khâu chuẩn bị của lễ hội đã được triển khai trước đó 2 ngày (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên ghe có ngai, long vị Cô, các vị trong ban nghi lễ, các bô lão cao niên trong trang phục trang nghiêm và đội lân sư rồng. Trong tiếng trống vang trời, đoàn ghe thuyền nối nhau ra khơi (khoảng 2-3 hải lý) đến nơi Cô gặp nạn ngày xưa. Tại đây, chánh bái sẽ bắt đầu nghi lễ rước Cô cùng các vị thần linh, ông bà tổ tiên về dinh ăn giỗ.

Đông đảo người dân và du khách gần xa đã tề tựu về Dinh Cô từ sớm để đón lễ
Đông đảo người dân và du khách gần xa đã tề tựu về Dinh Cô từ sớm để đón lễ (Ảnh: laodong.vn)

Về phần Hội

Trong suốt 3 ngày lễ hội, người dân địa phương và du khách sẽ cùng nhau thức thâu đêm, suốt sáng với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như:

  • Thả đèn hoa đăng.
  • Đánh trống, chiêng.
  • Đua thuyền.
  • Hát “bả trạo”.
  • Hát tuồng, hát bội.
  • Múa lân sư rồng.
  • Múa bông.
  • Các trò chơi dân gian khác như: thi bắt cá, bắt lươn, đua thuyền, đua thúng,…

Đặc biệt, trong những ngày này, Dinh Cô được trang hoàng lộng lẫy, trang nghiêm với cờ, đèn, hoa. Tàu thuyền của ngư dân đậu ở bến, treo đèn giấy nhiều màu và kết hoa từ mũi đến lái, cột buồm.

Ngư dân tin rằng nếu trang trí đẹp và bày tỏ lòng thành kính, Cô sẽ phù hộ cho thuyền nhiều tôm cá
Ngư dân tin rằng nếu trang trí đẹp và bày tỏ lòng thành kính, Cô sẽ phù hộ cho thuyền nhiều tôm cá (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các nhà trong vạn ghe cũng đều đặt bàn hương, bên trên có nhang đèn, bánh trái, mâm xôi, đèn lồng,… Đặc biệt, chiếc thuyền ghe nào ở đây cũng hướng mũi vào trước Dinh Cô để thực hiện nghi thức “Chầu Cô”. Nhờ đó, khung cảnh ban đêm ở đây diễn ra rất náo nhiệt, nhộn nhịp.

Ngoài ra, lễ hội còn có nghi thức phóng sinh. Người ta sẽ mua chim để vào trong lồng và tổ chức thả chim ra, tương tự việc phóng sinh vào các ngày rằm hay mồng một mà một số nơi vẫn làm.

Phần hội của ngày lễ thường diễn ra rất sôi nổi và náo nhiệt
Phần hội của ngày lễ thường diễn ra rất sôi nổi và náo nhiệt (Ảnh: baogiaothong.vn)

Kinh nghiệm tham gia lễ hội Dinh Cô Vũng Tàu

Để có một trải nghiệm trọn vẹn và đáng nhớ tại lễ hội Dinh Cô Vũng Tàu, dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích mà bạn cần biết.

Cách di chuyển đến lễ hội Dinh Cô Long Hải

Nằm cách trung tâm Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 20km, du khách dễ dàng di chuyển đến Dinh Cô bằng phương tiện cá nhân theo lộ trình sau: Từ Bà Rịa Vũng Tàu > Long Phước > Bùi Công Minh > DT44A > Nguyễn Tất Thành > Hai Bà Trưng > Dinh Cô. Tổng thời gian di chuyển khoảng 35 phút, tùy tình trạng giao thông.

Có thể di chuyển đến Dinh Cô bằng xe máy cá nhân nếu bạn thích sự chủ động và linh hoạt
Có thể di chuyển đến Dinh Cô bằng xe máy cá nhân nếu bạn thích sự chủ động và linh hoạt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu bạn không muốn mất quá nhiều thời gian cho việc tìm đường hay loay hoay về nơi đỗ xe, thì Xanh SM là lựa chọn đáng cân nhắc. Đây là dịch vụ taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam, cho phép bạn di chuyển nhanh chóng và êm ái đến Dinh Cô mà không gây tiếng ồn, mùi xăng dầu,…

Hãy quên đi những chiếc taxi ồn ào, khói bụi với Xanh SM
Hãy quên đi những chiếc taxi ồn ào, khói bụi với Xanh SM (Ảnh: Xanh SM)

Chưa hết, Xanh SM còn thường xuyên triển khai nhiều chương trình khuyến mại, giúp người dùng tối ưu chi phí di chuyển. Do đó, để đặt xe Xanh SM, bạn chỉ cần gọi hotline 1900 2088 hoặc thực hiện theo 5 bước sau:

  • Bước 1: Tải, cài đặt và mở ứng dụng Xanh SM trên thiết bị di động.
  • Bước 2: Nhập điểm đón và điểm đến là “Dinh Cô” rồi chọn loại xe phù hợp.
  • Bước 3: Dùng các voucher hoặc mã giảm giá (nếu có) tại mục “Ưu đãi”.
  • Bước 4: Kiểm tra lại thông tin rồi bấm đặt xe để hoàn tất.
  • Bước 5: Thanh toán, chờ tài xế đến đón trong ít phút.
Nhanh tay quét mã và đặt xe Xanh SM để trải nghiệm những chuyến đi nhanh chóng, tiết kiệm
Nhanh tay quét mã và đặt xe Xanh SM để trải nghiệm những chuyến đi nhanh chóng, tiết kiệm (Ảnh: Xanh SM)

Những lưu ý quan trọng khi tham gia lễ hội

Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi tham gia lễ hội Dinh Cô Vũng Tàu mà bạn cần biết để có một trải nghiệm trọn vẹn và đáng nhớ:

  • Nên khởi hành sớm để tránh tình trạng đông đúc, đặc biệt vào ngày khai hội.
  • Nên chọn trang phục lịch sự, kín đáo và tránh mặc những trang phục hở hang hoặc quá ngắn.
  • Chủ động bảo quản tư trang cá nhân khi tham gia lễ hội có đông người.
  • Du khách có thể chuẩn bị một số lễ vật để dâng hương hoặc tham gia lễ cúng biển.
  • Nên tôn trọng các nghi lễ và phong tục tập quán của địa phương.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác và không chen lấn khi tham gia lễ hội.
  • Nên ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để có sức khỏe tốt trải nghiệm các hoạt động thú vị của lễ hội.
Hãy tự bảo vệ tư trang cá nhân ở nơi đông người như lễ hội Dinh Cô
Hãy tự bảo vệ tư trang cá nhân ở nơi đông người như lễ hội Dinh Cô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các điểm tham quan khác tại Vũng Tàu

Ngoài lễ hội Dinh Cô, du khách có thể tham quan các địa điểm nổi tiếng ở Vũng Tàu như:

  • Tượng Chúa Kitô Vua: Bức tượng dang tay trên đỉnh núi Lớn này là biểu tượng đặc trưng của thành phố biển Vũng Tàu. Từ đây, bạn có thể ngắm toàn cảnh Vũng Tàu tuyệt đẹp từ trên cao.
  • Bãi Sau: Bãi biển sôi động với bờ cát trải dài, sóng biển êm đềm rất thích hợp để tắm biển, vui chơi, ăn uống và thư giãn những ngày cuối tuần.
  • Chùa Khỉ: Ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và sở hữu gần 200 chú khỉ đang sinh sống tự nhiên, lý tưởng với những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên và tránh xa sự ồn ào của phố thị.
Mách bạn một số địa điểm tham quan nổi tiếng khu vực Long Hải Vũng Tàu
Mách bạn một số địa điểm tham quan nổi tiếng khu vực Long Hải Vũng Tàu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về lễ hội Dinh Cô

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về lễ hội Dinh Cô mà bạn có thể tham khảo:

Lễ hội Dinh Cô ngày bao nhiêu?

Lễ hội Dinh Cô Long Hải thường diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10 – 12/2 âm lịch hằng năm.

Lễ hội Dinh Cô ở đâu?

Lễ hội Dinh Cô được tổ chức tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dinh Cô là gì?

Dinh Cô là cách người dân địa phương tôn xưng một cô gái tên là Lê Thị Hồng (tục gọi là Thị Cách) quê ở Tam Quan, Bình Định. Theo truyền thuyết, cô đã gặp nạn và trôi dạt vào vùng biển Long Hải. Sau khi mất, cô hiển linh giúp đỡ mọi người và được người dân tôn thờ, lập miếu phụng thờ.

Trẻ em có tham gia lễ hội Dinh Cô Bà Rịa Vũng Tàu được không?

Có, trẻ em hoàn toàn có thể tham gia lễ hội Dinh Cô Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là một lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân gian và không có quy định nào về giới hạn độ tuổi tham gia.

Có cần chuẩn bị lễ vật khi tham gia lễ hội Dinh Cô không?

Việc chuẩn bị lễ vật khi tham gia lễ hội Dinh Cô không bắt buộc, quan trọng là tấm lòng thành kính và biết ơn của bạn đối với các bậc tiền nhân.

Lễ hội Dinh Cô là một sự kiện văn hóa đặc sắc mang đậm nét tín ngưỡng của người dân vùng biển Nam Bộ. Do đó, để có một trải nghiệm trọn vẹn và đáng nhớ tại mảnh đất này, đừng quên lựa chọn Xanh SM làm bạn đồng hành trên mọi nẻo đường.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây