
Lễ hội chùa Láng là nét đẹp văn hóa độc đáo, gắn liền với Thiền sư Từ Đạo Hạnh và tín ngưỡng dân gian làng Láng. Lễ hội không chỉ tái hiện huyền tích lịch sử mà còn thể hiện khát vọng mùa màng bội thu, cuộc sống an lành, ấm no của cư dân nông nghiệp xưa.
Đôi nét về lễ hội Chùa Láng
- Thời gian lễ hội: Lễ hội Chùa Láng được tổ chức từ ngày 5 – 8 tháng 3 âm lịch.
- Địa điểm tổ chức: 116 phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Chùa Láng được xây dựng dưới triều đại vua Lý Anh Tông, nhằm thờ Phật, thờ vua Lý Thần Tông và đặc biệt là thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Truyền thuyết kể rằng Từ Đạo Hạnh là người đã đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu, sau đó được nhận làm con nuôi của vua Lý Nhân Tông và trở thành thái tử, kế vị vua Lý Thần Tông. Thiền sư Từ Đạo Hạnh, vừa là một nhà sư, vừa là Vua, vừa là Thánh, là nhân vật hiếm có trong lịch sử Việt Nam.

Chùa Láng không chỉ là một công trình kiến trúc nổi bật với 100 gian lớn nhỏ mà còn là nơi lưu giữ nhiều di vật văn hóa, nghệ thuật đồ sộ, đa dạng về chất liệu và chủng loại. Là nơi có ý nghĩa lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng với người dân Thủ Đô.

Lễ hội Chùa Láng được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch, ngày Tăng Khánh – tức là Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy và cũng là ngày sinh của vua Lý Thần Tông. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ công đức của Thiền sư và những người có công với dân tộc. Trước đây, lễ hội kéo dài 10 ngày, bắt đầu từ ngày 5 tháng 3 âm lịch và chính hội vào mùng 7 tháng 3 với nhiều hoạt động như lễ rước, diễn thuật và các nghi thức truyền thống.

Lễ hội ngoài quy tụ người dân địa phương mà còn thu hút rất nhiều du khách. Từ năm 2022, lễ hội Chùa Láng đã chính thức được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”, khẳng định giá trị to lớn của lễ hội này trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Lễ hội Chùa Láng tổ chức khi nào?
Lễ hội Chùa Láng diễn ra vào ngày 7 tháng 3 âm lịch hằng năm, nhưng chỉ tổ chức 10-15 năm một lần khi thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu và đời sống sung túc. Đây là lễ hội mùa xuân lớn của vùng, trải dài dọc sông Tô Lịch, từ Cầu Giấy đến cầu Mọc, quy tụ ba thôn Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ cùng các làng lân cận như Dịch Vọng, Yên Hòa và Mọc.

Lễ hội truyền thống Chùa Láng với những nghi thức độc đáo
Lễ hội Chùa Láng được tổ chức với quy mô lớn, nhiều năm một lần nên có rất nhiều nghi thức và hoạt động thú vị. Các hoạt động theo ngày của lễ hội cụ thể như sau:
Ngày 5 tháng 3 âm lịch – Dâng lễ tại chùa Nền
Ngày khai mạc lễ hội, người dân địa phương tổ chức lễ rước kiệu Thánh và bát hương từ Chùa Láng đến Chùa Nền. Đây là khoảnh khắc linh thiêng đánh dấu sự khởi đầu của các nghi lễ trang trọng. Vào buổi chiều, lễ rước kiệu hoàn cung.
Ngày 6 tháng 3 âm lịch – Thăm Cha
Vào sáng mùng 6 tháng 3 âm lịch, các bậc cao niên và lão làng sẽ rước bát hương từ Chùa Láng đến Chùa Tam Huyền – nơi thờ Đức Thánh phụ Từ Vinh, theo kiệu Long. Sau đó, đoàn sẽ quay về Chùa Láng và thực hiện nghi thức nhập cung bát hương. Đồng thời, các thanh niên trai tráng sẽ được chọn lựa để tiến hành lắp kiệu, chuẩn bị cho các nghi lễ sau.
Vào buổi chiều, người dân các làng Láng Hạ, Láng Thượng, Láng Trung chuẩn bị lễ vật cúng dâng, sau đó các thanh niên khỏe mạnh sẽ rước kiệu lên chùa. Một nghi thức đặc biệt quan trọng trong mùng 6 là “Giải y phục” được tiến hành vào lúc 12 giờ.

Ngày 7 tháng 3 âm lịch – Thăm Mẹ
Sáng ngày 7 tháng 3 âm lịch, tổ chức lễ rước kiệu long trọng từ chùa ra đường. Đoàn rước bao gồm nhiều loại cờ, chiêng, trống, lọng che, họa kích, siêu đao, voi bành, chiêng… Mỗi đoạn đường đoàn rước đi qua sẽ được chào đón bằng các hương án và nghi lễ bái vọng từ người dân. Cao niên trong làng sẽ thực hiện tổ chức lễ tế.

Vào buổi chiều, nghi lễ dâng hương tế Thành sẽ được thực hiện bởi đội tế nữ của Chùa Láng. Buổi tối, nghi thức Dâng Lục Cúng được tổ chức tại Chùa hy vọng cầu nguyện cho quốc thái dân an, sự hòa bình và hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Ngày 8 tháng 3 âm lịch – Hội Chùa Láng
Buổi sáng mùng 8 tháng 3 âm lịch, Các đoàn tế lễ tiếp tục dâng hương tại Chùa Láng và các khu vực xung quanh, duy trì nghi thức tôn vinh Đức Thánh. Một loạt các trò chơi dân gian đặc sắc như chọi gà, thổi cơm, đập niêu, hội thư pháp, hội thơ, hát Quan họ, múa Chầu văn và Cải lương được tổ chức vào buổi chiều. Tối đến, Lễ tế hạ hội được các cao niên trong làng thực hiện sẽ đánh dấu sự kết thúc của lễ hội.
Lễ hội chùa Láng thường niên tổ chức như thế nào?
Lễ hội Chùa Láng mở đầu với nghi lễ dâng hương tại chùa Tam Huyền, đình Ứng Thiên và lễ rước kiệu Đức Thành,… Đặc sắc nhất là nghi thức rước kiệu Thánh dọc sông Tô Lịch với thông điệp “Con không đi trên đầu cha”, dừng ở “hòn Ngọc” trước khi thăm Thánh Mẫu tại chùa Hoa Lăng, tạo không khí thiêng liêng và trang trọng.

Hướng dẫn cách di chuyển đến lễ hội Chùa Láng
Lễ hội chùa láng diễn ra với nhiều nghi thức và hoạt động đặc sắc, thể hiện cao đặc trưng nét đẹp văn hóa Việt. Dưới đây là hướng dẫn di chuyển đến lễ hội nhanh nhất!
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Để chủ động và linh hoạt hơn, bạn có thể chọn xe máy hoặc ô tô. Nếu xuất phát từ khu vực Cầu Giấy, chỉ cần đi dọc theo đường Láng, rẽ vào phố Chùa Láng, đi thêm khoảng 500m là đến cổng chùa tại số 116 Chùa Láng.

Di chuyển bằng phương tiện công cộng
Xe buýt là lựa chọn tiết kiệm và thuận tiện nếu bạn không có phương tiện cá nhân. Một số tuyến xe buýt đi qua gần Chùa Láng gồm 09B, 09BCT, 16, 24, 26, 27, 32, 55A, 55B, 90, 105, 161… Bạn chỉ cần xuống tại điểm dừng gần nhất và đi bộ thêm một đoạn ngắn là tới nơi.

Di chuyển bằng đặt xe dịch vụ Xanh SM
Dịch vụ xe điện Xanh SM là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn tận hưởng một chuyến đi vừa tiện nghi vừa thân thiện với môi trường. Với hệ thống phương tiện di chuyển hoàn toàn bằng xe điện VinFast, Xanh SM mang đến trải nghiệm di chuyển êm ái, không tiếng ồn động cơ, không mùi xăng dầu, đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái tối đa cho hành khách.

Xanh SM còn nổi bật với dịch vụ đẳng cấp, đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, nhiệt tình và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đây là lựa chọn lý tưởng để bạn vừa tham quan lễ hội truyền thống Chùa Láng vừa góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch.
Bạn có thể đặt xe điện Xanh SM dễ dàng qua hai cách:
- Cách 1: Liên hệ trực tiếp đến tổng đài Xanh SM tại số 1900 2088.
- Cách 2: Đặt xe qua ứng dụng Xanh SM. Hãy tải ứng dụng TẠI ĐÂY để bắt đầu chuyến đi.
Ngoài ra, hãy kiểm tra mục “Ưu đãi” trên ứng dụng hoặc theo dõi Fanpage Xanh SM để không bỏ lỡ các mã giảm giá và chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về hội Chùa Láng
Lễ hội Chùa Láng là nơi tái hiện giá trị văn hóa truyền thống, gắn liền với tín ngưỡng thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Đây là dịp tưởng nhớ công lao của ngài, đồng thời là không gian hội hè sôi động với nghi lễ rước Thánh, trò chơi dân gian,…
Lễ hội Chùa Láng bao nhiêu năm một lần?
Lễ hội truyền thống Chùa Láng được tổ chức với quy mô lớn, vì vậy không phải năm nào cũng diễn ra. Thường lễ hội chỉ được tổ chức sau khoảng 10 – 15 năm vào những năm thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu và đời sống người dân thịnh vượng.
Lễ hội Chùa Láng 2025 vào ngày nào?
Cho đến nay, thông tin về Lễ hội Chùa Láng năm 2025 vẫn chưa được công bố chính thức. Được biết, lễ hội thường tổ chức cách nhau 10 đến 15 năm và lần gần nhất đã diễn ra vào năm 2023.
Lễ hội Chùa Láng tưởng nhớ ai?
Lễ hội chùa Láng được tổ chức nhằm để tưởng nhớ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, vua Lý Thần Tông và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của đất, người vùng Kẻ Láng.
Không chỉ là sự kiện văn hóa lớn của vùng, lễ hội còn là dịp để người dân gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống. Với các nghi lễ trang trọng, hoạt động hội hè đặc sắc đã thu hút đông đảo du khách, gắn kết cộng đồng và tôn vinh nét đẹp văn hóa lâu đời. Nếu bạn có dự tính đi tới Lễ hội Chùa Láng, đừng quên Xanh SM luôn sát cánh và đưa đón bạn bất cứ lúc nào!
Xem thêm: