Lễ hội chùa Hương: Khám phá điểm đến du xuân của triệu du khách

Lễ hội chùa Hương là điểm đến du xuân quen thuộc của hàng triệu du khách mỗi dịp đầu năm. Khi hoa gạo nở đỏ rực ven suối Yến, hàng triệu du khách và Phật tử từ khắp nơi đổ về Hương Sơn, hòa mình vào không khí lễ hội sôi động, thiêng liêng.

Giới thiệu về lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, mà còn là dịp để du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên.

Lễ hội chùa Hương ở đâu?

Lễ hội chùa Hương Hà Nội được tổ chức tại khu danh thắng Hương Sơn, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 62 km về phía Tây Nam. Chùa Hương là một quần thể tâm linh nổi tiếng, thu hút hàng triệu du khách và Phật tử ghé thăm mỗi dịp đầu xuân.

Lễ hội chùa Hương Hà Nội được tổ chức tại khu danh thắng Hương Sơn, Mỹ Đức
Lễ hội chùa Hương Hà Nội được tổ chức tại khu danh thắng Hương Sơn, Mỹ Đức (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lễ hội chùa Hương ngày nào?

Theo lịch hàng năm, lễ hội khai mạc vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Cao điểm lễ hội thường rơi vào dịp rằm tháng Giêng, khi dòng người hành hương đổ về cầu an và vãn cảnh chùa.

Hành trình trẩy hội thường bắt đầu bằng chuyến đò trên suối Yến thơ mộng, tiếp nối là chuyến leo núi để chiêm bái động Hương Tích – nơi được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”.

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Báo VietnamPlus)

Bên cạnh các nghi lễ truyền thống như dâng hương, cầu an, lễ hội còn có nhiều trải nghiệm văn hóa đặc sắc, thể hiện nét đẹp tín ngưỡng dân gian của người Việt. Nếu bạn đang lên kế hoạch du xuân, hội chùa Hương đầu năm chắc chắn là điểm đến mà bạn không nên bỏ qua.

Lắng nghe nguồn gốc và tìm hiểu ý nghĩa của lễ chùa Hương Hà Nội

Giữa khung cảnh núi non hùng vĩ và không khí thiêng liêng của vùng đất Hương Sơn, du khách sẽ tham gia các hoạt động lễ hội, đồng thời tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của lễ hội này.

Nguồn gốc lễ hội chùa Hương

Nguồn gốc lễ hội chùa Hương gắn liền với truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm, người được cho là hóa thân của công chùa Diệu Thiện. Theo dân gian, công chùa đã tu hành khổ hạnh suốt 9 năm tại động Hương Tích, đắc đạo và cứu độ chúng sinh. Ngày 19 tháng 2 Âm lịch – ngày bà hóa Phật, được xem là Ngày vía Quan Thế Âm và trở thành một mốc quan trọng trong lễ hội chùa Hương.

Khu di tích chùa Hương được xây dựng từ thời nhà Lê, ban đầu là nơi thờ Phật, sau này trở thành trung tâm tín ngưỡng quan trọng. 

Nguồn gốc lễ hội chùa Hương gắn liền với truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm
Nguồn gốc lễ hội chùa Hương gắn liền với truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vào năm 1770, chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm trong chuyến du ngoạn đã ca ngợi động Hương Tích là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, góp phần nâng tầm vị thế của chùa và thúc đẩy sự phát triển của lễ hội chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương hiện nay thu hút hàng triệu du khách tới chiêm bái
Lễ hội chùa Hương hiện nay thu hút hàng triệu du khách tới chiêm bái (Ảnh: Sưu tầm Báo Tiền phong)

Đến năm 1896, dưới triều vua Thành Thái, lễ hội chùa Hương chính thức được tổ chức quy mô lớn, bắt đầu từ lễ khai sơn vào mùng 6 tháng Giêng Âm lịch. Từ đó, lễ hội là dịp để du khách hành hương, chiêm bái cũng như thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Hương Sơn.

Ý nghĩa của lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương vừa là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính với Phật Bà Quan Âm, vừa mang ý nghĩa sâu sắc về đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt. Đây là thời điểm để con người hướng về cội nguồn, tìm kiếm sự an yên, thanh tịnh trong tâm hồn qua từng nén hương, từng lời nguyện cầu.

Về chùa Hương để hướng về cội nguồn, tìm kiếm sự an yên, thanh tịnh trong tâm hồn
Về chùa Hương để hướng về cội nguồn, tìm kiếm sự an yên, thanh tịnh trong tâm hồn (Ảnh: Sưu tầm Báo Tiền phong)

Bên cạnh ý nghĩa của lễ hội chùa Hương về mặt tín ngưỡng, đây còn là biểu tượng của sự đoàn kết cộng đồng, khi người dân từ khắp mọi miền đất nước hội tụ, chia sẻ niềm vui và giá trị văn hóa. Không gian lễ hội trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp gìn giữ và phát huy nét đẹp truyền thống dân tộc.

Phần lễ với các nghi thức trang nghiêm cũng tạo nên bức tranh sinh động về đời sống tinh thần, để du khách vừa có thể cầu mong bình an, may mắn, vừa hòa mình vào không khí lễ hội giàu bản sắc.

Phần lễ với các nghi thức trang nghiêm, tạo nên bức tranh sinh động về đời sống tinh thần
Phần lễ với các nghi thức trang nghiêm, tạo nên bức tranh sinh động về đời sống tinh thần (Ảnh: Sưu tầm Báo Tiền phong)

Tham gia lễ hội chùa Hương cũng là hành trình tìm về với thiên nhiên, nơi non nước hữu tình của vùng Hương Sơn giúp con người tạm gác lại lo toan đời thường, hướng đến lối sống an lành và thiện lương. Nhờ những giá trị văn hóa tâm linh ấy, chùa Hương đã trở thành điểm đến đặc biệt trong lòng du khách mỗi dịp đầu xuân.

Nghi thức lễ hội chùa Hương có những hoạt động gì?

Lễ hội chùa Hương là dịp quan trọng để người dân thể hiện lòng thành kính với Phật Bà Quan Âm và cầu mong một năm mới bình an, may mắn. Hãy cùng tìm hiểu lễ hội chùa Hương có những hoạt động gì và ý nghĩa thiêng liêng phía sau từng nghi lễ đặc biệt này.

Nghi thức khai sơn – lễ mở cửa rừng

Nghi thức khai sơn hay còn gọi là lễ mở cửa rừng, là hoạt động đầu tiên mở màn cho lễ hội chùa Hương, diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Nghi lễ này đánh dấu thời điểm bắt đầu mùa hành hương và bày tỏ lòng biết ơn với thiên nhiên, núi rừng Hương Sơn.

Nghi lễ khai sơn đánh dấu thời điểm bắt đầu mùa hành hương
Nghi lễ khai sơn đánh dấu thời điểm bắt đầu mùa hành hương (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong lễ khai sơn, các tăng ni được cử hành lễ sẽ mặc áo cà sa, mang đồ lễ gồm đèn, hoa, nến, hương, đồ chay và hoa quả để dâng lên chư vị thần linh. Họ thực hiện các động tác truyền thống theo nghi thức cổ xưa, thể hiện sự tôn trọng cũng như cầu mong cho mùa lễ hội diễn ra suôn sẻ, bình an.

Phía ngoài sảnh chính – nơi thờ các vị thần cũng diễn ra nhiều nghi thức mang đậm tín ngưỡng Đạo giáo. Đây là thời điểm mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, khởi đầu cho một hành trình hành hương nhiều may mắn, bình an.

Nghi thức dâng hương

Nghi thức dâng hương tại lễ hội chùa Hương là một trong những hoạt động quan trọng, thể hiện lòng thành kính của du khách và người dân đối với Phật Bà Quan Âm. Mỗi người mang theo lễ vật do chính mình chuẩn bị, bao gồm hương, hoa, trái cây và đồ chay, để dâng lên chùa, cầu mong một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc.

Nghi thức dâng hương thể hiện lòng thành kính với Phật Bà Quan Âm
Nghi thức dâng hương thể hiện lòng thành kính với Phật Bà Quan Âm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoạt động này thu hút rất đông người tham gia, bởi chùa Hương từ lâu đã được biết đến là chốn linh thiêng, nơi mọi người gửi gắm những mong ước tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Từng nén hương được thắp lên tượng trưng cho lòng thành, sự hướng thiện của người hành hương.

Không khí tại chùa trở nên trang nghiêm và ấm cúng khi làn khói hương lan tỏa khắp không gian. Đây cũng là khoảnh khắc mà mỗi người có thể tạm gác lại những bộn bề đời thường, tập trung vào những lời nguyện cầu chân thành, hy vọng một năm mới đủ đầy, an lạc.

Phần hội của lễ hội chùa Hương

Phần hội của lễ hội chùa Hương có bầu không khí sôi động và rộn ràng đặc trưng, thu hút du khách bằng hàng loạt hoạt động văn hóa, giải trí đặc sắc. Từ những làn điệu hát chầu văn, hát chèo giàu cảm xúc cho đến các màn biểu diễn dân gian, tất cả đều tạo nên một không gian lễ hội đầy màu sắc và đậm nét truyền thống.

Chèo thuyền là một phần của lễ hội tại chùa Hương hằng năm
Chèo thuyền là một phần của lễ hội tại chùa Hương hằng năm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật, du khách còn có thể tham gia các trải nghiệm như chèo thuyền trên suối Yến, leo núi chinh phục động Hương Tích hoặc tản bộ giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. 

Một trong những thú vui không thể bỏ qua là ngồi thuyền lướt nhẹ trên dòng suối Yến, ngắm nhìn hoa gạo nở đỏ rực ven bờ và tận hưởng không khí trong lành của mùa xuân. Chính sự kết hợp giữa các hoạt động văn hóa cùng thiên nhiên đã làm nên sức hấp dẫn riêng biệt cho lễ hội chùa Hương.

Một số lưu ý khi tham gia lễ hội ở chùa Hương Mỹ Đức

Để có một chuyến du xuân trọn vẹn và ý nghĩa tại lễ hội chùa Hương Mỹ Đức, bên cạnh việc cần chuẩn bị tinh thần hành hương, du khách còn nên nắm rõ một số lưu ý quan trọng.

Cách di chuyển đến chùa Hương tham gia lễ hội

Để tham gia lễ hội chùa Hương, du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển tiện lợi từ trung tâm Hà Nội, tùy theo nhu cầu và sở thích cá nhân. Với khoảng cách hơn 60km, hành trình đến Hương Sơn trở nên dễ dàng nhờ hệ thống giao thông thuận tiện.

Nếu muốn chủ động về thời gian và lịch trình, xe máy là lựa chọn lý tưởng, đặc biệt dành cho những bạn trẻ yêu thích khám phá. Lộ trình phổ biến là từ Nguyễn Trãi – Hà Đông – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21B, mất khoảng 1 giờ 30 phút di chuyển. 

Có rất nhiều lộ trình khác nhau để di chuyển đến chùa
Có rất nhiều lộ trình khác nhau để di chuyển đến chùa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với gia đình hoặc nhóm đông người, ô tô cá nhân là phương án thoải mái hơn, với tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, rẽ phải tại nút giao Đồng Văn, sau đó tiếp tục theo quốc lộ 38 khoảng 15 km là đến nơi.

Ngoài ra, xe bus cũng là lựa chọn tiết kiệm và tiện lợi. Du khách có thể đón bus 103 (Mỹ Đình – Hương Sơn) với giá vé 20.000 VNĐ, bus 75 (Yên Nghĩa – Hương Sơn) giá 25.000 VNĐ, hoặc bus 215 (Giáp Bát – Hương Sơn) với giá 90.000 VNĐ. Từ bến xe Hương Sơn, bạn sẽ di chuyển đến Bến Đục, sau đó ngồi thuyền dọc theo suối Yến để đến khu di tích chùa Hương.

Lưu ý: Thông tin giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy từng thời điểm.

Bạn có thể ngồi thuyền dọc theo suối Yến để đến khu di tích chùa Hương
Bạn có thể ngồi thuyền dọc theo suối Yến để đến khu di tích chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm một phương tiện di chuyển tiện lợi, an toàn và thân thiện với môi trường để đến chùa Hương tham gia lễ hội, thì Xanh SM sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Là dịch vụ xe thuần điện tiên phong tại Việt Nam, Xanh SM cung cấp trải nghiệm di chuyển êm ái, không khói bụi, không tiếng ồn động cơ, giúp bạn tận hưởng trọn vẹn khung cảnh yên bình trên hành trình về vùng đất linh thiêng Hương Sơn.

Lựa chọn Xanh SM để có cho mình một chuyến đi xanh sạch đến chùa Hương
Lựa chọn Xanh SM để có cho mình một chuyến đi xanh sạch đến chùa Hương (Ảnh: Xanh SM)

Để đến chùa Hương, bạn chỉ cần tải app Xanh SM, mở ứng dụng, đặt xe và chọn điểm đến là Bến Đục – nơi bắt đầu hành trình suối Yến. Tài xế Xanh SM sẽ đưa bạn đến nơi nhanh chóng, an toàn và thoải mái.

Với ứng dụng của Xanh SM, bạn sẽ có thể nhanh chóng đặt xe đến khắp mọi nơi
Với ứng dụng của Xanh SM, bạn sẽ có thể nhanh chóng đặt xe đến khắp mọi nơi (Ảnh: Xanh SM)

Sau chuyến đi, đừng quên chia sẻ trải nghiệm của bạn bằng cách đánh giá và để lại nhận xét trên ứng dụng. Ý kiến của bạn sẽ giúp Xanh SM không ngừng cải thiện, mang đến dịch vụ tốt nhất cho cộng đồng.

Tham quan thắng cảnh và đi đò vào lễ hội bằng vé điện tử

​Từ năm 2025, Ban Tổ chức lễ hội chùa Hương đã triển khai hệ thống vé điện tử tích hợp cho cả tham quan thắng cảnh và dịch vụ xuồng đò, nhằm mang lại sự thuận tiện và giảm thiểu thời gian chờ đợi cho du khách. ​

Lưu ý khi sử dụng vé điện tử:

  • Mua vé chính thức: Để đảm bảo quyền lợi và tránh mua phải vé giả, du khách nên mua vé điện tử thông qua các kênh phân phối chính thức do Ban Tổ chức cung cấp.​
  • Giá vé: Từ ngày 1/1/2025, giá vé tích hợp cho tuyến Hương Tích là 230.000 VNĐ/người lớn và 65.000 VNĐ/trẻ em. Tuyến Long Vân – Tuyết Sơn có giá 85.000 VNĐ/người lớn và 50.000 VNĐ/trẻ em. (Lưu ý: Thông tin giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy từng thời điểm)
  • Xuất trình vé: Khi đến các điểm kiểm soát, du khách cần xuất trình mã vé điện tử (có thể in ra hoặc lưu trên thiết bị di động) để nhân viên quét mã, xác nhận thông tin.​
  • Bảo quản vé: Giữ gìn mã vé cẩn thận, tránh để lộ thông tin hoặc chia sẻ mã vé với người khác để đảm bảo quyền lợi của bản thân.​
Điểm nổi bật trong mùa lễ hội năm nay là việc sử dụng vé điện tử
Điểm nổi bật trong mùa lễ hội năm nay là việc sử dụng vé điện tử (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc áp dụng vé điện tử hỗ trợ du khách tiết kiệm thời gian, góp phần nâng cao trải nghiệm tham quan tại chùa Hương. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các hướng dẫn để bạn có cho mình một chuyến đi suôn sẻ và đáng nhớ.

Nắm rõ các tuyến lễ hội chùa Hương

Các điểm tham quan tại Hương Sơn được chia thành 3 tuyến chính, giúp du khách dễ dàng lựa chọn hành trình phù hợp với sở thích và thời gian của mình.

Tuyến thứ nhất là tuyến Hương Tích, con đường hành hương chính và cũng là tuyến đông đúc nhất. Hành trình bắt đầu từ Đền Trình qua Chùa Thiên Trù, Động Tiên Sơn, Chùa Giải Oan, Đền Cửa Võng và điểm đến quan trọng nhất là Động Hương Tích – nơi được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Du khách cũng có thể ghé thăm Động Hinh Bồng và Động Đại Binh trên tuyến này.

Động Tiên Sơn là một phần của tuyến Hương Tích
Động Tiên Sơn là một phần của tuyến Hương Tích (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuyến thứ hai là tuyến Thanh Sơn – Hương Đài, dành cho những ai yêu thích không gian yên tĩnh và muốn khám phá thêm các hang động độc đáo. Hành trình bao gồm Hang Sơn Thủy Hữu Tình, Chùa Thanh Sơn, Động Hương Đài, Chùa Long Vân, Động Long Vân và Chùa Cây Khế.

Tuyến thứ hai là tuyến Thanh Sơn – Hương Đài, dành cho những ai yêu thích không gian yên tĩnh
Tuyến thứ hai là tuyến Thanh Sơn – Hương Đài, dành cho những ai yêu thích không gian yên tĩnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuyến thứ ba là tuyến Tuyết Sơn, lý tưởng cho những ai muốn khám phá những điểm đến mới mẻ, ít đông đúc hơn. Tuyến này bắt đầu từ Đền Trình, dẫn đến Chùa Tuyết Sơn, Chùa Bảo Đài, Động Ngọc Long và Chùa Cá. Mỗi điểm dừng chân đều mang vẻ đẹp riêng, góp phần làm phong phú hành trình khám phá lễ hội chùa Hương.

Đền Trình cũng là một phần thuộc tuyến du ngoạn lễ hội chùa Hương
Đền Trình cũng là một phần thuộc tuyến du ngoạn lễ hội chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giá vé tham gia lễ hội chùa Hương

Theo thông tin từ Ban Tổ chức lễ hội chùa Hương 2025, giá vé tham gia lễ hội được niêm yết cụ thể cho các hạng mục như sau:

Loại véNgười lớn (VNĐ)Trẻ em (VNĐ)
Vé thắng cảnh80.00040.000
Vé thuyền đò suối Yến50.00030.000
Vé cáp treo (1 chiều)120.00090.000
Vé cáp treo (khứ hồi)240.000180.000

Du khách có thể mua vé trực tiếp tại quầy, hoặc qua hệ thống vé điện tử chính thức.

Một số lưu ý khi tham quan và tham gia lễ hội chùa Hương Hà Nội

Để chuyến tham quan và tham gia lễ hội chùa Hương diễn ra thuận lợi, du khách cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

  • Trang phục: Chọn quần áo lịch sự, kín đáo, phù hợp với không gian linh thiêng. Ưu tiên giày thể thao, hoặc giày bệt để di chuyển dễ dàng trên quãng đường leo bậc thang và đi bộ dài.
  • Chuẩn bị lễ tại nhà: Nên sắp xếp đồ lễ, hương, hoa và sớ từ nhà để tránh tình trạng ép giá hoặc thiếu sót khi đến chùa, đảm bảo nghi thức cúng viếng diễn ra suôn sẻ.
  • Đồ ăn, nước uống: Mang theo nước suối, bánh mì, xôi hoặc trái cây để chủ động tiếp năng lượng trong suốt hành trình, đặc biệt khi di chuyển qua các tuyến tham quan dài.
  • Bảo quản tài sản cá nhân: Giữ gìn đồ dùng cẩn thận, nhất là ở những khu vực đông người như bến đò, chùa Thiên Trù hay động Hương Tích để tránh mất đồ không mong muốn.
  • Mua đặc sản, đồ lưu niệm: Kiểm tra kỹ chất lượng, hạn sử dụng của các mặt hàng trước khi mua. Nên hỏi giá rõ ràng để tránh bị ép giá, nhất là khi mua thuốc nam hay đặc sản địa phương.
  • Lưu ý khi đi đò: Nếu sử dụng vé điện tử, bạn cần chuẩn bị sẵn mã QR hoặc in vé để xuất trình khi qua cổng. Khi lên thuyền, hãy tuân thủ hướng dẫn của người lái đò để đảm bảo an toàn.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường: Không vứt rác bừa bãi, sử dụng túi đựng rác cá nhân và tôn trọng không gian chung, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên tại khu di tích.
Hãy chọn quần áo lịch sự, kín đáo, phù hợp với không gian linh thiêng tại chùa
Hãy chọn quần áo lịch sự, kín đáo, phù hợp với không gian linh thiêng tại chùa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gợi ý một số địa điểm tham quan khi đến lễ hội chùa Hương

​Khi đến với lễ hội chùa Hương, du khách còn có cơ hội khám phá nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp. Dưới đây là một số địa điểm nổi bật mà bạn có thể tham khảo:​

Suối Yến

Con suối dài khoảng 4km, là lối vào chính dẫn đến chùa Hương. Ngồi thuyền trên suối Yến, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên thơ mộng với những dãy núi đá vôi, cánh đồng lúa xanh mướt hai bên bờ.​

Suối Yến là lối vào chính dẫn đến chùa Hương
Suối Yến là lối vào chính dẫn đến chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đền Trình

Còn gọi là Đền Quan Lớn, nơi du khách dừng chân để “trình diện” trước khi vào sâu khu di tích. Đền nằm dưới chân núi Ngũ Nhạc, mang kiến trúc truyền thống với không gian linh thiêng, yên bình.​

Đền Trình là nơi du khách dừng chân để “trình diện” trước khi vào sâu khu di tích
Đền Trình là nơi du khách dừng chân để “trình diện” trước khi vào sâu khu di tích (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Thiên Trù

Được mệnh danh là “Bếp Trời”, chùa Thiên Trù nổi bật với kiến trúc cổ kính và khuôn viên rộng lớn. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội quan trọng trong suốt mùa lễ hội chùa Hương.​

Chùa Thiên Trù nổi bật với kiến trúc cổ kính và khuôn viên rộng lớn
Chùa Thiên Trù nổi bật với kiến trúc cổ kính và khuôn viên rộng lớn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Động Hương Tích

Được coi là trung tâm của quần thể chùa Hương, động Hương Tích nằm sâu trong núi, với cửa động có hình miệng rồng mở ra. Bên trong động có nhiều thạch nhũ và tượng Phật, tạo nên không gian huyền bí hết sức linh thiêng.​

Động Hương Tích được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”
Động Hương Tích được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Động” (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Giải Oan

Nằm trên đường từ chùa Thiên Trù đến động Hương Tích, chùa Giải Oan gắn liền với truyền thuyết về việc Quan Thế Âm Bồ Tát rửa sạch bụi trần. Khuôn viên chùa có suối Giải Oan với làn nước trong xanh, đem lại cảm giác thanh tịnh cho du khách.​

Chùa Giải Oan gắn liền với truyền thuyết về việc Quan Thế Âm Bồ Tát rửa sạch bụi trần
Chùa Giải Oan gắn liền với truyền thuyết về việc Quan Thế Âm Bồ Tát rửa sạch bụi trần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Làng Yến Vĩ

Trước khi đến bến Đục để lên thuyền vào chùa Hương, du khách có thể ghé thăm làng Yến Vĩ. Ngôi làng mang đậm nét đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ, với những ngôi nhà truyền thống và cảnh quan thanh bình, để du khách hiểu thêm về đời sống và văn hóa địa phương.​

Làng Yến Vĩ mang đậm nét đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ
Làng Yến Vĩ mang đậm nét đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc tham quan các địa điểm trên sẽ mang lại cho du khách những giây phút được đắm mình trong cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và tâm linh khi đến với lễ hội chùa Hương.

FAQ – Mọi người cũng hỏi về lễ hội chùa Hương

Để giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi, dưới đây là những câu hỏi phổ biến và cung cấp thông tin hữu ích cho một hành trình khám phá suôn sẻ.

Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày nào?

Lễ hội chùa Hương được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch hằng năm.

Lễ hội chùa Hương ở tỉnh nào?

Lễ hội chùa Hương diễn ra ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Giá đò đi chùa Hương bao nhiêu?

Giá đò đi chùa Hương là 50.000 VNĐ/người lớn30.000 VNĐ/trẻ em.

Đến chùa Hương để khám phá những nét đẹp tâm linh đã tự lâu đời
Đến chùa Hương để khám phá những nét đẹp tâm linh đã tự lâu đời (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Qua bao thế hệ, lễ hội chùa Hương vẫn luôn giữ vững vị thế là một trong những lễ hội văn hóa tâm linh lớn nhất cả nước, thu hút hàng triệu lượt khách thập phương mỗi năm. Không chỉ là nơi du xuân đầu năm, chùa Hương còn là chốn tìm về bình yên của tâm hồn, là nơi gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây