Khám phá làng nhang Lê Minh Xuân – Nơi lưu giữ tinh hoa hương Việt

Làng nhang Lê Minh Xuân từ lâu đã nhuộm màu thời gian với những bó nhang đỏ rực phơi nắng giữa sân, là một bức tranh sống động giữa đời thường. Nét văn hoá xưa vẫn hiện diện nơi đây qua bàn tay khéo léo của người thợ, qua hương thơm trầm lặng mà sâu sắc, len lỏi trong đời sống tín ngưỡng của người Việt bao đời.

Giới thiệu chung về làng nhang Lê Minh Xuân

Giữa lòng huyện Bình Chánh, làng nhang Lê Minh Xuân không ồn ào náo nhiệt mà lặng lẽ tỏa hương theo cách rất riêng. Ít ai ngờ rằng nơi này lại chính là cái nôi của một làng nghề đã âm thầm gìn giữ hồn cốt văn hoá Việt suốt gần một thế kỷ qua. Trước khi tìm hiểu sâu hơn, hãy cùng nhìn lại đôi nét về làng nghề đặc biệt này.

Làng nghề làm nhang Lê Minh Xuân ở đâu?

Làng nhang Lê Minh Xuân nằm trên đường Mai Bá Hương, thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Từ trung tâm thành phố, bạn chỉ cần di chuyển khoảng 30km về phía Nam là đã có thể đặt chân đến không gian yên bình, nơi lưu giữ nghề làm nhang truyền thống qua nhiều thế hệ.

Làng nhang Lê Minh Xuân địa chỉ nằm trên dọc đường Mai Bá Hương
Làng nhang Lê Minh Xuân địa chỉ nằm trên dọc đường Mai Bá Hương (Ảnh: Google Maps)

Làng nghề trải dài từ khu vực chùa Thanh Tâm (chùa Phật Cô Đơn) đến Khu di tích Láng Le – Bàu Cò, quy tụ hơn 350 hộ gia đình và cơ sở sản xuất nhang. Đây không chỉ là làng nghề lâu đời nhất TP.HCM, mà còn là một trong những nơi làm nhang lớn nhất Nam bộ, được công nhận chính thức từ năm 2014.

Nếu bạn đang lên kế hoạch đến tham quan làng nhang Lê Minh Xuân và muốn tìm một phương tiện vừa tiện lợi, tiết kiệm lại thân thiện với môi trường, xe điện Xanh SM chính là lựa chọn đáng tin cậy dành cho bạn.

Lựa chọn xe điện Xanh SM để tham quan làng nhang Lê Minh Xuân thật dễ dàng
Lựa chọn xe điện Xanh SM để tham quan làng nhang Lê Minh Xuân thật dễ dàng (Ảnh: Xanh SM)

Dịch vụ xe điện Xanh SM mang lại trải nghiệm di chuyển êm ái, không khói bụi, không tiếng ồn, góp phần bảo vệ môi trường sống và giữ không khí trong lành trên từng cung đường. 

Bạn có thể chọn xe máy điện Xanh SM 2 bánh – nhẹ nhàng, linh hoạt và cực kỳ dễ di chuyển. Còn nếu bạn đi theo nhóm hoặc có người lớn tuổi đi cùng, xe điện Xanh SM 4 bánh với khoang xe sạch sẽ, ghế ngồi thoải mái và điều hòa mát lạnh sẽ là giải pháp lý tưởng. 

Chọn Xanh SM để góp phần lan tỏa lối sống xanh giữa lòng thành phố
Chọn Xanh SM để góp phần lan tỏa lối sống xanh giữa lòng thành phố (Ảnh: Xanh SM)

Không cần lo tìm chỗ gửi xe hay mất thời gian chờ đợi, bạn có thể đến làng nhang Lê Minh Xuân trong tâm thế thư thái, sẵn sàng khám phá văn hóa người Việt ta đang được lưu truyền tại đây.

Dù bạn xuất phát từ trung tâm TP. HCM hay từ các quận lân cận, chỉ cần vài thao tác đơn giản trên ứng dụng Xanh SM hoặc gọi tổng đài 1900 2088 là đã có xe đến đón bạn tận nơi.

Lịch sử hình thành của làng làm nhang Lê Minh Xuân

Theo nhiều tư liệu khác nhau, làng làm nhang Lê Minh Xuân có nguồn gốc từ quá trình di cư của cộng đồng người Hoa đến Việt Nam từ hàng trăm năm trước. 

Ban đầu, nghề nhang chủ yếu tập trung tại các khu vực đông người Hoa sinh sống như Quận 5, Quận 6 – nơi từng nổi danh với các hãng nhang như Lưu Hiệp Thành, Trương Kim Nhung, Trung Kim Thành,…

Làng nhang Lê Minh Xuân có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa
Làng nhang Lê Minh Xuân có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa (Ảnh: Báo Dân trí)

Sau năm 1980, do tốc độ đô thị hóa và điều kiện sinh sống thay đổi, nhiều hộ sản xuất nhang đã chuyển dần về các vùng ven, trong đó có xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh). Từ đó, làng làm nhang Lê Minh Xuân dần hình thành, phát triển thành một cộng đồng gắn bó với nghề thủ công truyền thống suốt gần một thế kỷ.

Đến nay, làng làm nhang Lê Minh Xuân đã trở thành một trong những làng nghề lâu đời nhất tại TP.HCM và khu vực Nam Bộ. Năm 2012, nghề se nhang nơi đây được công nhận là làng nghề truyền thống, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình giữ gìn bản sắc văn hoá thủ công Việt.

Năm 2012, làng nhang Lê Minh Xuân được công nhận là làng nghề truyền thống
Năm 2012, làng nhang Lê Minh Xuân được công nhận là làng nghề truyền thống (Ảnh: Báo Phụ nữ)

Người dân trong làng sản xuất quanh năm, nhưng cao điểm là vào những dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng hay tháng Bảy âm lịch. Mỗi que nhang không chỉ mang theo mùi hương trầm ấm mà còn chất chứa công sức, niềm tin và sự bền bỉ của những người thợ gắn bó với nghề qua nhiều thế hệ.

Dù hiện nay số lượng hộ làm nhang ở xã Lê Minh Xuân đã giảm đi đáng kể, nhưng dọc đường Mai Bá Hương vẫn còn nhiều gia đình gìn giữ nghề cũ. Làng làm nhang Lê Minh Xuân vì thế vẫn giữ được nhịp thở của một làng nghề truyền thống, âm thầm tồn tại giữa nhịp sống đô thị đang ngày một đổi thay.

Ý nghĩa văn hoá của làng nhang Lê Minh Xuân

Bên cạnh việc là nơi sản xuất ra hàng triệu que nhang mỗi năm, làng nhang Lê Minh Xuân còn là không gian lưu giữ nếp sống truyền thống của bao thế hệ người Việt. Mùi nhang phảng phất giữa không gian thủ công mộc mạc khiến ký ức về những ngày lễ, rằm hay Tết cổ truyền như sống lại giữa lòng thành phố hiện đại.

Làng nhang là không gian lưu giữ nếp sống truyền thống của bao thế hệ người Việt
Làng nhang là không gian lưu giữ nếp sống truyền thống của bao thế hệ người Việt (Ảnh: Báo Thanh niên)

Công việc se nhang, phơi nhang đã ăn sâu vào thói quen sinh hoạt của người dân nơi đây. Dù cuộc sống thay đổi từng ngày, nhiều hộ vẫn giữ nghề như một cách giữ gìn nếp nhà, giữ cội rễ văn hoá không phai theo thời gian.

Không chỉ mang ý nghĩa tinh thần, làng nhang Lê Minh Xuân còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Với hơn 350 hộ sản xuất, nghề làm nhang đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình, nhất là những người lớn tuổi hoặc người không còn khả năng làm việc nặng.

Làng nhang Lê Minh Xuân tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương
Làng nhang Lê Minh Xuân tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương (Ảnh: Báo Dân trí)

Ngày nay, làng nhang Lê Minh Xuân đang dần trở thành điểm dừng chân thú vị với khách du lịch yêu thích trải nghiệm văn hoá truyền thống. Họ đến đây để xem cách người thợ làm nhang thủ công, và để cảm nhận một phần hồn xưa đang được gìn giữ giữa phố thị sôi động.

Khám phá quy trình làm nhang ở làng nghề Lê Minh Xuân TP. HCM

Quy trình làm nhang tại làng nghề Lê Minh Xuân đã được duy trì suốt gần một thế kỷ qua. Mỗi cây nhang thành phẩm đều trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, bắt đầu từ việc chọn nguyên liệu như mùn cưa xay nhuyễn, nước keo kết dính từ cây bời lời, đến các loại hương như quế, trầm, tùng,… tùy theo từng hộ sản xuất.

Đầu tiên, người thợ sẽ nhuộm đỏ phần chân tăm nhang rồi đem phơi thật khô dưới nắng. Tăm nhang nếu còn ẩm sẽ làm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Kế đến là công đoạn trộn bột nhang – khâu được đánh giá là khó nhất, nếu trộn không khéo, nhang sẽ bị gãy, cháy không đều hoặc không giữ được hương thơm.

Công đoạn trộn bột nhang được đánh giá là khâu khó nhất
Công đoạn trộn bột nhang được đánh giá là khâu khó nhất (Ảnh: Báo Dân trí)

Sau khi trộn xong, nguyên liệu được đưa vào máy se nhang (người thợ gọi là “máy lười”). Cây nhang khi đưa ra sẽ được xếp đều lên các vỉ tre để đem phơi. Những ngày nắng đẹp, sân nhà ai cũng rực rỡ sắc đỏ, sắc nâu của nhang đang hong khô. Tuy nhiên, nếu thời tiết mưa kéo dài, nhiều cơ sở đã chủ động sử dụng máy sấy nhang để bảo đảm tiến độ sản xuất.

Đối với những gia đình làm nhang có quy mô lớn, ngoài máy se và máy trộn, họ còn đầu tư thêm dàn máy phóng tăm, máy sấy công suất lớn nhằm đảm bảo sản lượng ổn định quanh năm. 

Nhiều gia đình tại đây đều đầu tư máy móc để hỗ trợ quá trình làm nhang diễn ra nhanh chóng hơn
Nhiều gia đình tại đây đều đầu tư máy móc để hỗ trợ quá trình làm nhang diễn ra nhanh chóng hơn (Ảnh: Báo Người Lao Động)

Dù có máy móc hỗ trợ, việc vận hành vẫn cần sự khéo léo, nhất là khi nhang bị nghẽn hay cong lệch, người thợ phải can thiệp kịp thời để không làm gián đoạn quy trình.

Mỗi hộ ở làng nghề đều có công thức pha chế hương riêng, chính mùi thơm là yếu tố tạo ra nét đặc trưng giữa các cơ sở. Chính vì vậy, nhang Lê Minh Xuân không bị trộn lẫn với sản phẩm nơi khác, được phân phối rộng rãi khắp các tỉnh thành trên cả nước. 

Những trải nghiệm thú vị khi đến làng nhang Lê Minh Xuân

Làng nhang Lê Minh Xuân là nơi lưu giữ nhiều nét văn hoá đặc trưng của một làng nghề trăm tuổi. Khi ghé thăm làng, bạn sẽ bắt gặp không khí lao động nhộn nhịp và nhiều hoạt động thú vị gắn liền với nghề làm nhang truyền thống.

Tham quan các xưởng sản xuất nhang

Đến làng nhang Lê Minh Xuân vào mùa cận Tết, bạn sẽ có cơ hội tham quan các xưởng sản xuất nhang hoạt động hết công suất. Bên trong những căn nhà đơn sơ, máy trộn bột, máy se nhang cùng máy phóng tăm chạy liên tục, người thợ tay thoăn thoắt kiểm tra từng mẻ nhang để kịp giao hàng đúng hẹn.

Đến làng nhang để tham quan các xưởng sản xuất nhang hoạt động hết công suất
Đến làng nhang để tham quan các xưởng sản xuất nhang hoạt động hết công suất (Ảnh: Báo Dân trí)

Không khí lao động ở các xưởng rất nhộn nhịp nhưng vẫn giữ được sự tỉ mỉ trong từng công đoạn. Du khách có thể quan sát quy trình làm nhang từ lúc nhuộm tăm, trộn bột đến khi thành phẩm được đưa ra phơi nắng. 

Trải nghiệm tự tay làm nhang

Tại làng nhang Lê Minh Xuân, không ít hộ sản xuất mở cửa chào đón du khách đến tham quan và trải nghiệm làm nhang ngay tại xưởng.

Bạn sẽ được hướng dẫn từng bước cụ thể: từ việc chọn tăm, nhúng nhuộm chân nhang cho đến cách trộn bột sao cho đều tay, đủ độ ẩm. Khi đưa nguyên liệu vào máy se nhang, mỗi cây nhang vừa ra lò sẽ khiến bạn cảm nhận rõ ràng hơn về sự tỉ mỉ và công phu của nghề truyền thống này.

Bạn sẽ được hướng dẫn từng bước cụ thể, tỉ mẩn khi tới đây
Bạn sẽ được hướng dẫn từng bước cụ thể, tỉ mẩn khi tới đây (Ảnh: Báo Dân trí)

Ngoài ra, bạn còn được trực tiếp xếp nhang lên các vỉ tre, mang ra sân phơi dưới nắng – công đoạn tưởng chừng đơn giản nhưng lại cần sự cẩn thận để từng cây nhang thẳng đều, không cong vênh, không gãy gập. 

Trải nghiệm ấy sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình sản xuất, để lại cảm giác gần gũi, trân trọng với những giá trị văn hóa được gìn giữ qua bàn tay của người thợ nơi làng nghề trăm tuổi.

Check-in tại các vườn nhang đỏ rực ấn tượng

Khi đến làng nhang Lê Minh Xuân, du khách sẽ khó lòng rời mắt khỏi những khoảng sân rộng đỏ rực – nơi các bó nhang được xòe đều như những đóa hoa khổng lồ đang bung nở dưới nắng. 

Màu đỏ nổi bật của tăm nhang hòa cùng ánh vàng nhè nhẹ từ bột se tạo nên một khung cảnh vô cùng bắt mắt, vừa mộc mạc vừa cuốn hút. Đây là nơi được nhiều bạn trẻ, nhiếp ảnh gia và khách du lịch tìm đến để lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng giữa không gian làng nghề truyền thống.

Làng nhang Lê Minh Xuân là địa điểm check-in được nhiều bạn trẻ, nhiếp ảnh gia và khách du lịch tìm đến
Làng nhang Lê Minh Xuân là địa điểm check-in được nhiều bạn trẻ, nhiếp ảnh gia và khách du lịch tìm đến (Ảnh: Báo Phụ nữ)

Chỉ cần chọn một góc sân phơi, đứng giữa những dàn nhang đang hong khô dưới nắng, bạn đã có ngay loạt ảnh mang màu sắc rất riêng, gợi nhắc nét đẹp văn hoá xưa giữa đời sống hiện đại. 

Vẻ đẹp của những “vườn nhang” không cần dàn dựng cầu kỳ mà vẫn đủ sức gây ấn tượng mạnh, khiến mỗi tấm hình đều mang đậm chất Việt, lưu giữ cho bạn dấu ấn khó quên trong hành trình khám phá làng nhang Lê Minh Xuân.

Mua nhang trực tiếp tại làng nghề

Sau khi tham quan và trải nghiệm quy trình làm nhang, bạn có thể ghé mua nhang trực tiếp tại các hộ sản xuất trong làng nhang Lê Minh Xuân. Nhang được bày bán ngay tại xưởng, đa dạng về chủng loại như nhang trầm, nhang quế, nhang không tăm,… với giá cả phải chăng và chất lượng đảm bảo do chính tay người thợ làm ra.

Bạn có thể ghé mua nhang trực tiếp tại các hộ sản xuất trong làng nhang Lê Minh Xuân
Bạn có thể ghé mua nhang trực tiếp tại các hộ sản xuất trong làng nhang Lê Minh Xuân (Ảnh: Báo Dân trí)

Việc mua nhang ngay tại làng không chỉ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp, mà còn là cách để bạn ủng hộ người dân địa phương gìn giữ nghề truyền thống. Mỗi bó nhang mang về có hương thơm dịu nhẹ, chứa đựng cả sự cần mẫn, tinh thần lao động và tâm huyết của những người gắn bó cả đời với nghề.

Một số lưu ý khi đến thăm làng làm nhang Lê Minh Xuân Sài Gòn

Để chuyến tham quan làng làm nhang Lê Minh Xuân diễn ra trọn vẹn và đáng nhớ, bạn nên lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:

  • Thời điểm tham quan: Nên đi vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, khi trời có nắng đẹp để thấy rõ khung cảnh phơi nhang rực rỡ. Giai đoạn cận Tết là thời điểm làng nghề nhộn nhịp nhất, rất thích hợp để bạn ghé qua khám phá.
  • Trang phục: Chọn trang phục gọn nhẹ, dễ di chuyển và phù hợp với môi trường làm việc thủ công. Nếu muốn chụp ảnh, bạn nên ưu tiên màu sắc trung tính để làm nổi bật khung cảnh đỏ rực của sân phơi.
  • Ý thức khi tham quan: Không tự ý chạm vào nhang, máy móc hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Tôn trọng không gian lao động của người dân, tránh chen lấn, nói chuyện lớn tiếng hoặc quay phim quá gần khi chưa được đồng ý.
  • Bảo vệ môi trường: Luôn giữ vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi và hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Đây là hành động nhỏ nhưng thể hiện sự tôn trọng với không gian làng nghề.
  • Hỗ trợ làng nghề: Nếu có điều kiện, hãy chọn mua nhang trực tiếp tại các xưởng để ủng hộ người dân. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi thêm về cách sử dụng và phân biệt các loại nhang để hiểu hơn về giá trị sản phẩm.
Bạn tuyệt đối không tự ý chạm vào nhang, máy móc hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tại đây
Bạn tuyệt đối không tự ý chạm vào nhang, máy móc hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tại đây (Ảnh: Báo Thanh niên)

Một chuyến đi không chỉ thú vị ở những điều được nhìn thấy, mà còn ý nghĩa hơn nếu bạn để lại những dấu chân nhẹ nhàng, văn minh trên hành trình khám phá làng nghề truyền thống giữa lòng Sài Gòn.

FAQ – Mọi người cũng hỏi về làng nhang Lê Minh Xuân

Nếu đây là lần đầu bạn nghe đến làng nhang Lê Minh Xuân hoặc đang có ý định ghé thăm nhưng còn băn khoăn một vài điều, thì phần dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp nhanh những thắc mắc phổ biến. Cùng điểm qua những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về làng nghề trăm tuổi này:

Có thể mua nhang trực tiếp tại làng nghề không?

, bạn có thể mua nhang trực tiếp tại các hộ sản xuất trong làng với nhiều loại và mức giá khác nhau.

Tôi có thể tự làm nhang khi đến tham quan không?

, một số cơ sở trong làng có hỗ trợ trải nghiệm làm nhang cho khách tham quan.

Làng nhang Lê Minh Xuân có cho vào tham quan không?

, du khách có thể vào tham quan các cơ sở sản xuất trong làng, đặc biệt là vào dịp cận Tết.

Nhang tại làng Lê Minh Xuân giá bao nhiêu?

Giá nhang tại làng Lê Minh Xuân tham khảo vào tháng 3/2025 dao động từ 27.000 – 47.000 đồng/thiên, tùy loại và chiều dài cây nhang.

Làng nhang Lê Minh Xuân là một điểm dừng chân thú vị cho những ai muốn tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống của Sài Gòn. Dù thời gian trôi qua, nhịp sống thay đổi, nhưng những người thợ nơi đây vẫn bền bỉ giữ nghề, giữ hồn quê trong từng que nhang mộc mạc, giản dị mà gắn bó với cuộc sống văn hoá bao đời.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin