Giữa mảnh đất Thủ đô “trăm nghề”, làng nghề Kiêu Kỵ đã trải qua bao thăng trầm, có những lúc tưởng chừng như bị mai một. Nhưng đến nay, ngôi làng “dát vàng” nổi tiếng vẫn bảo tồn và duy trì được tinh hoa của làng nghề.
Lịch sử làng nghề Kiêu Kỵ
Làng nghề Kiêu Kỵ đã xuất hiện từ hơn 300 năm trước dưới thời kỳ Hậu Lê. Hiện nay, làng thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Được lưu truyền qua nhiều thế hệ, nghề dát vàng, bạc, quỳ đã trở thành nghề chủ lực, đem lại thu nhập cho dân làng.
Theo lời kể của nghệ nhân Nguyễn Anh Chung, nghề dát vàng ở làng Kiêu Kỵ gắn liền với danh nhân Nguyễn Quý Trị. Ông Trị là người làng Hội Xuyên, xã Liễu Trai (tỉnh Hải Dương), là một vị quan có học vấn uyên thâm, đỗ Tiến sĩ vào thời Lê Cảnh Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều.
Trong một lần sang sứ Trung Quốc, ông có cơ hội học hỏi và thấu hiểu tinh hoa của nghề dát vàng. Trở về quê hương, ông đã truyền nghề cho dân làng Kiêu Kỵ, khi đó thuộc tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh (nay thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Điểm độc đáo nằm ở việc ông Trị chỉ truyền dạy nghề cho người dân trong làng. Bất kỳ ai muốn học nghề đều phải thực hiện nghi lễ cúng bái và lập lời thề không truyền dạy nghề ra ngoài làng. Do vậy, nghề dát quỳ vàng bạc trở thành một nét đặc trưng riêng biệt, độc nhất vô nhị của làng Kiêu Kỵ.
Để ghi nhớ công ơn to lớn của ông, người dân Kiêu Kỵ đã tôn vinh Nguyễn Quý Trị là Tổ sư nghề dát quỳ vàng bạc. Hàng năm vào ngày 17 tháng 8 âm lịch (ngày ông rời làng), cả làng lại tổ chức lễ giỗ Tổ để tưởng nhớ.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết các công trình tín ngưỡng, cung đình đều có dấu ấn của đôi bàn tay người thợ làm quỳ vàng Kiêu Kỵ. Tuy nhiên, qua hai cuộc chiến, số lượng người làm nghề giảm sút nghiêm trọng. Nhiều hộ dân buộc phải chuyển sang làm ruộng hoặc các ngành nghề khác.
Phải đến khi đất nước mở cửa phát triển kinh tế, đồng thời các công trình văn hóa, di tích lịch sử được trùng tu, tôn tạo, nghề làm vàng quỳ truyền thống ở Kiêu Kỵ mới có cơ hội phục hồi.
Vào ngày 9/3/2021, nghề dát quỳ, vàng, bạc Kiêu Kỵ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sự kiện này không chỉ là niềm tự hào lớn cho cộng đồng làng nghề mà còn là động lực để các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam.
Theo chân những người có đôi bàn tay vàng ở làng Kiêu Kỵ
Mỗi sản phẩm quỳ vàng Kiêu Kỵ là kết tinh của cả một quá trình lao động tỉ mỉ, tinh tế và đầy tâm huyết của người thợ. Toàn bộ quy trình sản xuất truyền thống có 8 khâu chính và hàng chục khâu phụ.
Để tạo ra một quỳ vàng 490 lá theo phương pháp truyền thống, người thợ phải thực hiện hơn 40 công đoạn khác nhau. Đáng kinh ngạc là chỉ với một chỉ vàng, một người thợ lành nghề có thể đập mỏng thành 980 lá vàng, trải rộng trên diện tích hơn 1m2. Họ phải đập đều tay với tốc độ khoảng 400 nhát búa trong vòng một giờ.
Mỗi nhát búa đều đòi hỏi sự tập trung cao độ, bởi nếu dừng lại, lá quỳ sẽ nguội đi và toàn bộ công đoạn phải bắt đầu lại từ đầu. Chính vì sự tỉ mỉ và phức tạp này mà đến nay, chưa có bất kỳ ngành công nghiệp hay làng nghề nào “soán ngôi” làng nghề Kiêu Kỵ.
Trong quá trình tạo ra những lá vàng, bạc mỏng tang, người thợ sẽ phải chuẩn bị lá giống để đặt vào các miếng điệp vàng, bạc khi được đem đi cán, cắt nhỏ. Cứ 49 miếng điệp thì được xếp xen kẽ giữa 50 lá giống. Công đoạn này rất quan trọng vì nó mang tính quyết định đến chất lượng của việc dát mỏng vàng bạc.
Lá giống phải đảm bảo độ khô, dai và đàn hồi để có thể chịu được lực đập mạnh mà không bị rách. Đồng thời, lá giống cũng phải có khả năng chống thấm, tránh tình trạng keo bị phai màu và dính vào vàng, bạc. Thông thường, một lá giấy có thể sử dụng khoảng 10 lần tùy thuộc vào kinh nghiệm của người làm.
Từng đường quét phải đều tay, lực đập phải vừa phải để giấy lót không bị rách và vàng không bị biến dạng. Trong quá trình này, người thợ cần loại bỏ giấy rách nát để đảm bảo chất lượng của quỳ vàng. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, vàng bạc lúc cho vào đánh quỳ sẽ bị vỡ, hoặc dàn mỏng không đều, ảnh hưởng đến chất lượng của quỳ.
Trong những năm gần đây, nhờ ứng dụng máy móc, người thợ làng Kiêu Kỳ đã giảm thiểu được sức lao động chân tay, tăng năng suất gấp nhiều lần, giúp sản phẩm quỳ vàng được cung ứng ra thị trường với số lượng lớn hơn.
Từ trên 40 công đoạn sản xuất thủ công ban đầu, người dân làng đã rút gọn quy trình còn khoảng 20 công đoạn. Chẳng hạn, khâu chuẩn bị nguyên liệu vàng, bạc trước đây phải mất một ngày lọc, cán mỏng, thì nay có thể mua được nguyên liệu vàng cắt sẵn.
Những công đoạn còn lại cần sự kết hợp hài hòa giữa kỹ năng và cảm nhận trực quan của người thợ. Lấy ví dụ về công đoạn tạo mực, thợ sẽ phải xây dựng một lò kín và thấp, trộn nhựa thông với mùn cưa, rồi lấy viên nhỏ đốt dưới nồi gang để tạo ra một lớp bồ hóng mịn màng, giúp cho mực trơn tru và đậm nét.
Song song đó, trong quá trình chế tác quỳ vàng, người thợ phải dùng búa nhỏ đập tay thủ công lên những lá vàng mỏng manh. Mỗi nhát búa đều mang theo nguy cơ làm rách lá vàng, vì vậy người thợ phải vừa đập vừa cảm nhận, nhẹ nhàng và khéo léo để tạo ra những lá vàng mỏng mịn, đều màu.
Di chuyển đến Làng nghề Kiêu Kỵ như thế nào?
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Làng Kiêu Kỵ nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 – 18km. Nếu tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể đi theo lộ trình qua cầu Chương Dương – Long Biên Xuân Quan – đường Cổ Linh – Đa Tốn. Sau đó men theo đường Nguyễn Quý Trị để đến làng nghề Kiêu Kỵ.
Di chuyển bằng xe bus: Bên cạnh đó, có hai tuyến xe bus thường xuyên hoạt động đến Kiêu Kỵ là tuyến 69 và E02. Điểm dừng của tuyến 60 chỉ cách làng khoảng 500m. Trong khi đó, tuyến E02 có điểm dừng cách làng khoảng 1.7km.
Di chuyển bằng Xanh SM: Xe điện Xanh SM được nhiều người yêu thích và lựa chọn nhờ sự nhanh chóng, an toàn, thoải mái và tiết kiệm. Với đa dạng dịch vụ như Xanh SM Taxi và Xanh SM Bike, Xanh SM sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu di chuyển của bạn
Để đặt xe, bạn chỉ cần gọi đến tổng đài 1900 2088. Ngoài ra, bạn có thể Tải ứng dụng Xanh SM miễn phí trên App Store hoặc Google Play, đăng ký/đăng nhập tài khoản và điền các thông tin điểm đón – điểm đến, phương thức thanh toán.
Ứng dụng sẽ giúp bạn theo dõi hành trình của xe, ước tính thời gian di chuyển và thanh toán tiện lợi. Đặc biệt, bạn sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn khi đặt xe qua ứng dụng.
Các làng nghề khác tại Gia Lâm
Những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề Kiêu Kỵ cũng như nhiều làng nghề khác tại Gia Lâm đã làm rạng danh quê hương, từ đó góp phần thúc đẩy danh tiếng của các làng nghề lân cận.
Làng thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp
Làng Ninh Hiệp vốn nổi tiếng với nghề buôn vải, nhưng ít ai biết đây còn là trung tâm bào chế và cung cấp thuốc đông y lớn nhất. Từ thế kỷ XVII – XVIII, Ninh Hiệp đã là một trong những cơ sở sản xuất thuốc đông y lớn nhất, cung cấp dược liệu cho kinh thành Thăng Long.
Người dân nơi đây đã sớm phát hiện ra những dược liệu quý hiếm trong rừng Báng và từ đó, những bài thuốc gia truyền được hình thành. Năm 2009, UBND TP Hà Nội chính thức công nhận làng Ninh Hiệp là Làng nghề truyền thống thuốc Nam, thuốc Bắc.
Làng gốm sứ Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng tọa lạc tại thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, là một trong những làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam.
Với lịch sử hơn 500 năm, bắt nguồn từ thời nhà Lý vào thế kỷ XIV – XV, khi 5 dòng họ từ làng gốm Bồ Bát (Ninh Bình) theo vua ra Thăng Long và chọn vùng đất bồi ven sông Hồng với nguồn đất sét trắng tinh khiết để lập nghiệp.
Nhờ vào sự cần mẫn và tài hoa của người dân, làng gốm Bát Tràng không ngừng phát triển và trở thành một trung tâm sản xuất gốm sứ lớn của cả nước, cung cấp sản phẩm cho cung đình và nhân dân.
Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm sứ tinh xảo, mà còn có cơ hội tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất, đồng thời có thể tự tay làm gốm mang về làm kỷ niệm.
Bên cạnh đó, Bát Tràng cũng đang là điểm đến du lịch hấp dẫn với những góc sống ảo độc đáo. Du khách đến đây tha hồ check-in tại những chiếc lò nung cổ kính mang đậm dấu ấn thời gian hay bức tường gạch nung đầy màu sắc.
Làng gốm sứ Kim Lan
Bên cạnh cái tên Bát Tràng đã quá nổi tiếng, mảnh đất Gia Lâm còn có một làng gốm cổ kính mang tên Kim Lan, tọa lạc tại xã Kim Lan. Nơi đây chỉ cách làng gốm Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải.
Theo các nhà khảo cổ học, nghề gốm ở Kim Lan đã có từ hàng nghìn năm trước, thậm chí còn có trước cả Bát Tràng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghề gốm Kim Lan đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Khâu xây dựng thương hiệu còn yếu, đường xá giao thông khó khăn, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm gốm sứ công nghiệp đã khiến nghề truyền thống ở làng Kim Lan dần mai một.
Để vực dậy nghề gốm truyền thống, địa phương cần có sự kết hợp giữa việc bảo tồn những giá trị văn hóa, đổi mới sản phẩm, xây dựng thương hiệu và phát triển du lịch.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về làng nghề Kiêu Kỵ
Trước khi ghé thăm làng nghề Kiêu Kỵ, bạn hãy tham khảo những câu hỏi thường gặp để hiểu rõ hơn về ngôi làng truyền thống này.
Ngoài làm dát vàng, làng nghề Kiêu Kỵ còn sản phẩm nào khác?
Xã Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm) không chỉ nổi tiếng với nghề dát vàng bạc quỳ truyền thống hơn 300 năm tuổi mà còn là một trung tâm sản xuất đồ da, giả da sầm uất.
Mỗi năm, hàng triệu sản phẩm da, giả da như cặp, ba lô, túi xách, giày dép được làm ra tại Kiêu Kỵ và cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ sự đầu tư vào máy móc hiện đại và việc không ngừng cải tiến mẫu mã, các sản phẩm da của Kiêu Kỵ ngày càng đa dạng, chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Làng nghề Kiêu Kỵ gần những điểm vui chơi du lịch nào?
Nếu đã đặt chân đến làng nghề Kiêu Kỵ, bạn nhất định không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá những điểm đến hấp dẫn sau đây:
- Vinhomes Ocean Park: Đại đô thị hiện đại bậc nhất chỉ cách làng nghề Kiêu Kỵ khoảng 2.5km. Tại đây, bạn có thể thỏa sức khám phá biển hồ nước mặn, công viên nước, trải nghiệm ẩm thực đa dạng trong trung tâm thương mại Vincom Mega Mall, hay đơn giản chỉ là dạo bộ thư giãn.
- Làng gốm Bát Tràng: Cách Kiêu Kỵ 7km, làng gốm Bát Tràng không chỉ là cái nôi của nghề gốm sứ truyền thống mà còn là một điểm đến du lịch sôi động. Nơi đây vừa giữ gìn được những nét đẹp cổ kính của làng nghề, vừa là tụ điểm thu hút giới trẻ với những góc check-in đầy sáng tạo.
- Đền Nguyên Phi Ỷ Lan: Ngôi đền cổ kính là nơi thờ phụng của nữ nhân tài sắc vẹn toàn trong lịch sử – Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, đồng thời là một điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách. Đền chỉ cách làng nghề Kiêu Kỵ khoảng 4.5km.
Với lịch sử lâu đời và những sản phẩm thủ công tinh xảo, làng nghề Kiêu Kỵ cần được bảo tồn và phát triển để gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Còn rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá tại làng Kiêu Kỵ, hãy lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn cùng Xanh SM nhé!
Xem thêm: