Làng gốm Thanh Hà: Vẻ đẹp trường tồn 500 năm bên sông Thu Bồn

Làng gốm Thanh Hà là làng nghề truyền thống hơn 500 năm tuổi tại Hội An. Nơi đây nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa xứ Quảng. Đến với làng gốm, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nghệ thuật làm gốm lâu đời mà còn có cơ hội tự tay tạo nên những tác phẩm độc đáo.

Giới thiệu về làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà là một điểm đến mang đậm dấu ấn hoài cổ, nơi lưu giữ tinh hoa nghề gốm hàng trăm năm.

Nét đẹp hoài cổ của làng gốm xứ Quảng

Làng gốm Thanh Hà, nằm bên bờ sông Thu Bồn (Hội An, Quảng Nam), là một làng nghề truyền thống có lịch sử hơn 500 năm. Với đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân nơi đây đã tạo nên những sản phẩm gốm mang nét mộc mạc, tinh tế, đậm chất văn hóa xứ Quảng. 

Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Đến Thanh Hà, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm độc đáo mà còn có cơ hội tự tay trải nghiệm quy trình làm gốm truyền thống. Không chỉ là điểm đến của những người yêu nghệ thuật gốm sứ, làng gốm Thanh Hà còn lưu giữ hồn quê Việt Nam qua từng mái nhà, con đường và lò gốm cổ kính.

Lịch sử làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà có lịch sử hình thành từ thế kỷ XVI – XVII, khi các thợ thủ công từ Thanh Hóa, Nghệ An di cư vào Nam và lập nên nghề gốm. Theo ghi chép trong cuốn Đại Nam nhất thống chí, dưới triều Nguyễn, gốm Thanh Hà được sử dụng để xây dựng phố cổ Hội An và các công trình tín ngưỡng.

Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể
Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Đến nửa đầu thế kỷ XIX, khu miếu tổ nghề gốm Nam Diêu được xây dựng, trở thành nơi thờ cúng và sinh hoạt văn hóa của cư dân địa phương. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, vào tháng 8/1997, UBND tỉnh Quảng Nam đã đưa làng gốm Thanh Hà vào danh mục di tích lịch sử cần bảo vệ.

Năm 2019, tổ miếu Nam Diêu được trùng tu. Đến ngày 27/8/2019, làng gốm Thanh Hà được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định số 2965/QĐ-BVHTTDL, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề truyền thống này.

Làng gốm Thanh Hà ở đâu và cách di chuyển

Làng gốm Thanh Hà có địa chỉ ở khối Nam Diêu, đường Phạm Phán, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Làng gốm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3km về phía tây. Để di chuyển đến làng gốm từ phố cổ Hội An, bạn đi theo đường Hùng Vương, rẽ vào Duy Tân, tiếp tục di chuyển khoảng 1 km theo đường Phạm Phán là đến làng gốm.

Địa chỉ làng gốm Thanh Hà
Địa chỉ làng gốm Thanh Hà (Ảnh: Google Maps)

Bạn có thể di chuyển đến làng gốm bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, xe đạp, taxi hoặc ô tô cá nhân. Nếu muốn có trải nghiệm di chuyển thuận tiện và an toàn, dịch vụ xe điện Xanh SM là một lựa chọn lý tưởng. Đây là phương tiện thân thiện với môi trường, di chuyển êm ái và dễ dàng đặt xe qua ứng dụng Xanh SM trên điện thoại.

Dịch vụ xe điện Xanh SM
Dịch vụ xe điện Xanh SM (Ảnh: Xanh SM)

Giờ mở cửa và giá vé 

Nếu bạn đang có kế hoạch ghé thăm làng gốm Thanh Hà, hãy tham khảo thông tin về giờ mở cửa và giá vé dưới đây:

  • Giờ mở cửa: Từ 8:00 – 17:30. 
  • Giá vé tham quan: 35.000 VNĐ/người lớn và 15.000 VNĐ/trẻ em. 
  • Vé bao gồm các hoạt động như tham quan làng nghề, xem nghệ nhân chuốt gốm, tự tay trải nghiệm làm gốm, và tham quan các di tích trong làng.
  • Giá vé chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp để được cập nhật thông tin. 

Những hoạt động thú vị tại làng gốm Thanh Hà

Đến với làng gốm Thanh Hà, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm tinh xảo mà còn có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động truyền thống thú vị:

Tìm hiểu quy trình làm gốm Thanh Hà

Đến làng gốm cổ, du khách có cơ hội tận mắt chứng kiến quy trình làm gốm thủ công truyền thống. Các công đoạn từ nhào đất, tạo hình trên bàn xoay, phơi khô, trang trí đến nung gốm, tất cả đều được thực hiện tỉ mỉ bằng tay. Gốm Thanh Hà mang vẻ đẹp mộc mạc, đậm nét truyền thống, không sử dụng khuôn đúc hay men bóng.

Tìm hiểu quy trình làm gốm thủ công
Tìm hiểu quy trình làm gốm thủ công (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Trải nghiệm làm sản phẩm gốm cho riêng mình

Một trong những hoạt động thú vị nhất khi đến làng gốm Thanh Hà là tự tay tạo ra một sản phẩm gốm. Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân, bạn có thể thử nhào nặn đất, tạo hình trên bàn xoay và khắc họa hoa văn theo ý thích. Đây là cơ hội để thể hiện sự khéo léo của bản thân và lưu giữ kỷ niệm thú vị.

Trải nghiệm tự tay làm gốm tại làng gốm Thanh Hà
Trải nghiệm tự tay làm gốm tại làng gốm Thanh Hà (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Mua đồ gốm Thanh Hà về làm quà tặng

Sản phẩm gốm Thanh Hà rất đa dạng và phong phú, từ đồ gia dụng như chén, bát, ấm trà đến đồ trang trí như tượng nhỏ, chậu cây, đèn gốm… Mỗi món đồ đều mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nhưng vẫn toát lên sự tinh tế, thể hiện bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng gốm. 

Mua đồ gốm làm quà
Mua đồ gốm làm quà (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Tận hưởng không gian cổ kính, bình yên của làng gốm 500 tuổi

Làng gốm cổ mang đến một không gian hoài cổ với những con đường nhỏ uốn lượn, mái ngói rêu phong và không khí trong lành bên dòng sông Thu Bồn. Dạo quanh làng, bạn sẽ cảm nhận được nhịp sống chậm rãi, sự chân chất của người dân địa phương cùng nét đẹp văn hóa truyền thống còn được gìn giữ qua nhiều thế kỷ.

Tận hưởng không khí bình yên của làng gốm 500 tuổi
Tận hưởng không khí bình yên của làng gốm 500 tuổi (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Check in tại công viên đất nung Thanh Hà

Công viên Đất Nung Thanh Hà là bảo tàng gốm lớn nhất Việt Nam, trưng bày hàng trăm tác phẩm điêu khắc bằng đất nung, mô phỏng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng trong và ngoài nước. Với không gian sáng tạo và kiến trúc ấn tượng, nơi đây trở thành điểm check-in cực chất mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến làng gốm 500 năm tuổi này.

Công viên đất nung Thanh Hà
Công viên đất nung Thanh Hà (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Địa điểm du lịch gần làng gốm Thanh Hà

Việc kết hợp tham quan các làng nghề truyền thống gần làng gốm Thanh Hà sẽ mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về văn hóa và lịch sử phong phú của Hội An.

  • Làng rau Trà Quế (Cách khoảng 6km): Làng rau Trà Quế nổi tiếng với nghề trồng rau theo phương pháp truyền thống không hoá chất. Đến đây, du khách có thể tham gia trải nghiệm làm nông, chăm sóc vườn rau và thưởng thức các món đặc sản như tam hữu, bánh xèo, mì Quảng.
  • Làng mộc Kim Bồng (Cách khoảng 3,5km): Đây là làng nghề mộc lâu đời, nơi hội tụ của những nghệ nhân tài hoa với đôi bàn tay khéo léo, tạo ra những tác phẩm gỗ tinh xảo, mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam. 
  • Làng nghề làm đèn lồng (Cách khoảng 3km): Nghề làm đèn lồng ở Hội An đã có hơn 400 năm lịch sử, với những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, kiểu dáng, làm từ khung tre, vải lụa, giấy dó. Đến đây, bạn có thể tận mắt xem quá trình tạo ra một chiếc lồng đèn và tự tay làm sản phẩm cho riêng mình.
Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Kinh nghiệm tham quan làng gốm Thanh Hà

Để có một chuyến tham quan trọn vẹn, du khách nên tìm hiểu trước về thời điểm thích hợp, các món ăn đặc sản và những lưu ý quan trọng khi ghé thăm làng gốm Thanh Hà.

Ăn gì khi đến làng gốm?

Hội An không chỉ nổi tiếng với kiến trúc cổ kính mà còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực phong phú. Dưới đây là một số món đặc sản Quảng Nam mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến thăm làng gốm Thanh Hà:

  • Cao lầu: Món mì đặc trưng Hội An với sợi mì vàng dai, thịt xá xíu và rau sống. Bạn có thể tham khảo quán Cao Lầu Thanh ở số 26 Thái Phiên, Hội An.
  • Mì Quảng: Sợi mì to, mềm, ăn cùng tôm, thịt, trứng và nước dùng đậm đà. Bạn có thể tham khảo quán Mì Quảng Ông Hai ở số 6A Trương Minh Lượng, Hội An.
  • Bánh đập hến xào: Món ăn dân dã với bánh tráng giòn, ăn kèm hến xào thơm ngon.Bạn có thể tham khảo quán Bánh Đập Bà Già ở Đường Nguyễn Tri Phương, Hội An.
  • Bánh mì Hội An: Bánh mì giòn rụm, nhân đầy đặn với pate, thịt nướng và rau thơm. Bạn có thể tham khảo quán Bánh Mì Phượng ở số 2B Phan Châu Trinh, Hội An.
Mì Quảng Hội An
Mì Quảng Hội An (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Thời điểm lý tưởng ghé thăm làng gốm

Thời gian đẹp nhất để ghé thăm làng gốm Thanh Hà là từ tháng 2 đến tháng 8, khi thời tiết khô ráo, trời trong xanh, thích hợp để dạo quanh làng và tham gia các hoạt động làm gốm. 

Đặc biệt, bạn có thể tới thăm làng vào ngày 10/7 âm lịch – lễ giỗ tổ nghề gốm. Du khách có thể trải nghiệm không khí truyền thống và các hoạt động văn hóa đặc sắc tai nơi này.

Giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà
Giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Một số lưu ý cần biết khi đến làng gốm Thanh Hà

Khi đến thăm làng gốm 500 năm tuổi, du khách nên lưu ý:

  • Lựa chọn trang phục thoải mái, giày dép dễ di chuyển để thuận tiện trong việc khám phá làng nghề vì sẽ đi bộ khá nhiều. 
  • Mang theo tiền mặt để thuận tiện mua vé và mua sắm vì một số cửa hàng chưa hỗ trợ thanh toán thẻ. 
  • Hãy giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi và hạn chế chạm vào các sản phẩm gốm trưng bày để tránh làm hư hỏng. 
  • Nếu muốn mua quà lưu niệm, du khách nên hỏi kỹ về cách đóng gói và vận chuyển để tránh tình trạng gốm bị vỡ trong quá trình di chuyển.
Lưu ý khi tham quan làng gốm Thanh Hà
Lưu ý khi tham quan làng gốm Thanh Hà (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về làng gốm Thanh Hà Quảng Nam

Dưới đây là những câu hỏi phổ biến mà du khách quan tâm khi ghé thăm làng gốm Thanh Hà.

Làng gốm Thanh Hà có từ khi nào?

Làng gốm đã tồn tại hơn 500 năm, được hình thành từ khoảng thế kỷ XVI – XVII do các thợ thủ công từ Thanh Hóa, Nghệ An di cư vào lập nghiệp.

Làng gốm ở đâu?

Làng gốm nằm bên bờ sông Thu Bồn, thuộc phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Tham quan làng gốm Thanh Hà có mất phí không?

Có. Giá vé tham quan làng gốm khoảng 35.000 VNĐ/người lớn và 15.000 VNĐ/trẻ em, bao gồm cả trải nghiệm làm gốm thủ công. Giá vé được cập nhật đến 2/2025, có thể thay đổi theo thời gian và các sự kiện.  

Làng gốm Thanh Hà không chỉ là một điểm đến văn hóa đặc sắc mà còn là nơi lưu giữ tinh hoa làng nghề truyền thống hơn 500 năm. Để di chuyển thuận tiện, an toàn và thân thiện với môi trường, bạn có thể đặt taxi điện Xanh SM qua ứng dụng, giúp hành trình khám phá Hội An thêm trọn vẹn!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin