Khám phá Làng gốm Bát Tràng – Hơi thở ngàn đời của gốm sứ Việt

Làng gốm Bát Tràng – nơi lưu giữ tinh hoa nghề gốm truyền thống với lịch sử hơn 500 năm hình thành và phát triển. Qua bao thăng trầm của thời gian, những sản phẩm gốm sứ nơi đây vẫn giữ được nét độc đáo riêng, thấm đượm hồn Việt qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.  

Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng 

Vị trí làng gốm Bát Tràng trên bản đồ giúp du khách dễ dàng tìm được làng gốm Bát Tràng ở đâu
Vị trí làng gốm Bát Tràng trên bản đồ giúp du khách dễ dàng tìm được làng gốm Bát Tràng ở đâu (Ảnh: Google Maps)

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km, làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng tại Việt Nam. Nơi đây hiện có hơn 100 nghệ nhân tài hoa, gần 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ sản xuất kinh doanh gốm sứ.

Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội được làm hoàn toàn thủ công với những màu men đặc trưng như: lam, nâu, rạn, xanh ngọc, xanh coban. Sản phẩm nơi đây đa dạng về chủng loại từ đồ thờ cúng, đồ gia dụng đến các sản phẩm trang trí mỹ nghệ. Mỗi tác phẩm đều mang trong mình câu chuyện riêng và là niềm tự hào của người thợ gốm.

Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng rất đa dạng và có chất lượng cao
Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng rất đa dạng và có chất lượng cao (Ảnh: Làng gốm Bát Tràng)

Mỗi năm, làng gốm đón tiếp khoảng 100.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm. Với giá trị sản xuất và thương mại ước đạt hơn 2.000 tỷ đồng, nghề gốm đã tạo ra thu nhập cho người dân tại đây khoảng 90 triệu đồng/năm, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế cho của làng.

Những điều thú vị khi đến Bát Tràng

Bát Tràng là làng gốm nổi tiếng với nhiều hoạt động thú vị dành cho du khách. Dưới đây là một vài trải nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng mà bạn có thể thử:

Tham quan các xưởng gốm

Đây là hoạt động đầu tiên bạn nên trải nghiệm khi đến Bát Tràng. Tại các xưởng gốm, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình làm gốm truyền thống từ A – Z. Bắt đầu từ công đoạn nhào nặn đất sét, tạo hình sản phẩm trên bàn xoay, đến các kỹ thuật tráng men và nung gốm trong lò ở nhiệt độ cao. 

Đặc biệt, bạn có thể quan sát các nghệ nhân lành nghề thực hiện những động tác điêu luyện, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Nhiều xưởng còn cho phép du khách chụp ảnh miễn phí để lưu giữ kỷ niệm.

Xem nghệ nhân làng gốm nhào nặn sản phẩm trực tiếp
Xem nghệ nhân làng gốm nhào nặn sản phẩm trực tiếp (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trải nghiệm làm gốm

Không chỉ được xem, bạn còn có cơ hội trực tiếp thử làm gốm. Các lớp học làm gốm ngắn dài khoảng 30 – 60 phút với giá khoảng 20.000 – 50.000VNĐ/người. Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân bạn sẽ học cách:

  • Nhào nặn đất sét đúng kỹ thuật
  • Sử dụng bàn xoay gốm để tạo hình cho sản phẩm gốm của mình
  • Khéo léo chỉnh độ dày mỏng của sản phẩm
  • Trang trí và vẽ họa tiết trên gốm

Sau khi hoàn thành, sản phẩm sẽ được nung và bạn có thể mang về làm kỷ niệm.

Trải nghiệm làm gốm cho bạn nhiều kỷ niệm đáng nhớ
Trải nghiệm làm gốm cho bạn nhiều kỷ niệm đáng nhớ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Mua sắm đồ gốm

Bát Tràng nổi tiếng với đa dạng sản phẩm gốm sứ chất lượng cao:

  • Đồ gia dụng: Bát, đĩa, tô, ấm chén, ly, cốc
  • Đồ trang trí: Bình hoa, lọ cắm hoa, tượng trang trí
  • Đồ phong thủy: Tượng Phật, tượng linh vật
  • Gốm nghệ thuật: Tranh gốm, đồ lưu niệm

Giá cả các món đồ gốm tại đây khá phải chăng và bạn có thể mặc cả. Các cửa hàng có dịch vụ đóng gói cẩn thận để bạn mang về mà không bể, sứt. Một lưu ý nhỏ là khi mua bạn nên dạo quanh chợ tham khảo giá từng cửa hàng nhé.

Chợ gốm có rất nhiều sản phẩm đa dạng để bạn lựa chọn
Chợ gốm có rất nhiều sản phẩm đa dạng để bạn lựa chọn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thưởng thức ẩm thực

Dọc theo các con phố ở chợ gốm Bát Tràng du khách có thể dễ dàng tìm thấy nhiều quán ăn với các món ăn đặc trưng có giá cả phải chăng. Du khách nên thử kết hợp nhiều món để cảm nhận đầy đủ hương vị ẩm thực Bát Tràng. Một số món ăn nổi tiếng tại đây như:

  • Bánh tẻ nóng: Bánh được làm từ gạo tẻ xay nhuyễn với nhân thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương ăn kèm nước mắm chua ngọt. Giá khoảng 5.000-10.000đ/chiếc.
  • Bánh sắn nướng: Vỏ bánh giòn rụm, thơm mùi nướng được nướng trực tiếp trên than hồng. Giá 15.000-20.000đ/cái.
  • Món đặc sản Canh măng mực: Măng giòn, mực dai ngọt cực kỳ hấp dẫn.
Món canh măng mực đặc sản trứ danh của Bát Tràng
Món canh măng mực đặc sản trứ danh của Bát Tràng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn di chuyển đến làng gốm Bát Tràng

Làng Bát Tràng nằm ở ngoại thành Hà Nội, để di chuyển tới làng nhanh chóng và tiện lợi bạn có thể cân nhắc lựa chọn một trong các cách di chuyển bên dưới:

  • Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Nếu bạn muốn chủ động về thời gian và lộ trình, xe máy hay ô tô riêng là một lựa chọn hợp lý. Hành trình khá đơn giản: Từ trung tâm thành phố bạn di chuyển qua cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy, sau đó men theo sông Hồng và quan sát biển chỉ đường đến làng gốm.  
  • Di chuyển bằng xe bus: Di chuyển bằng xe buýt là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn tiết kiệm chi phí. Từ trung tâm Hà Nội bạn bắt xe buýt tuyến 47A: BX Long Biên – Bát Tràng, tuyến 47B: Long Biên – Kim Lan. Chi phí cho mỗi lượt đi chỉ 17.000 VNĐ ở thời điểm hiện tại, chi tiết hơn bạn có thể tham khảo trên website của Transerco.
  • Di chuyển bằng thuyền: Một trải nghiệm độc đáo và thú vị là di chuyển bằng đường sông. Tour du lịch sông Hồng kết hợp thăm làng gốm Bát Tràng và đền Chử Đồng Tử. Chi phí cho tour này dao động từ 300.000 đến 400.000 VNĐ/khách có thể thay đổi tùy thời điểm.
  • Di chuyển bằng xe công nghệ: Đây là giải pháp thuận tiện và nhanh chóng nhất. Dịch vụ xe điện Xanh SM – hãng xe công nghệ thuần điện đầu tiên tại Việt Nam mang đến trải nghiệm dịch vụ chất lượng, góp phần bảo vệ môi trường.  

Để sử dụng dịch vụ xe điện XANH SM, bạn có thể lựa chọn một trong 3 cách: 

  • Gọi tổng đài 1900 2088.
  • Gọi xe trực tiếp trên đường.
  • Đặt xe qua ứng dụng Xanh SM.
Tải ngay ứng dụng để đặt xe công nghệ Xanh SM tiện lợi
Tải ngay ứng dụng để đặt xe công nghệ Xanh SM tiện lợi (Ảnh: Xanh SM)

Những điểm đến không thể bỏ qua tại làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng có diện tích rất rộng, là tổ hợp của nhiều địa điểm thăm quan khác nhau cho du khách khám phá. Dưới đây là một số điểm đến mà bạn nên ghé thăm trong tour:

Làng cổ Bát Tràng 

Làng cổ Bát Tràng là điểm đến đầu tiên không thể bỏ qua khi đến với làng gốm. Nơi đây mang đậm dấu ấn làng gốm truyền thống. Trong làng có những ngôi nhà gạch đỏ rêu phong, cổng làng cổ kính và những con phố nhỏ quanh co đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.

Làng gốm cổ vẫn giữ được nét cổ xưa với mái ngói đỏ
Làng gốm cổ vẫn giữ được nét cổ xưa với mái ngói đỏ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Du khách sẽ được đắm mình trong không gian yên bình, thư thái, thăm thú những nét văn hóa của làng nghề hàng trăm năm tuổi. Đặc biệt, việc ghé thăm các xưởng gốm gia truyền sẽ cho du khách cơ hội quý báu để tìm hiểu về quy trình làm gốm và trò chuyện trực tiếp với những nghệ nhân lành nghề.

Chợ gốm Bát Tràng 

Chợ gốm là trung tâm mua bán sầm uất nhất của làng với hàng trăm gian hàng cùng đủ loại sản phẩm gốm sứ đa dạng. Các sản phẩm đều được trưng bày công phu và bắt mắt. Điểm đặc biệt của chợ gốm là du khách có thể vừa mua sắm vừa quan sát trực tiếp quá trình các nghệ nhân tạo ra sản phẩm.  

Chợ gốm trưng bày rất nhiều sản phẩm gốm sứ khác nhau
Chợ gốm trưng bày rất nhiều sản phẩm gốm sứ khác nhau (Ảnh: Chợ gốm Bát Tràng)

Bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng là nơi lưu giữ và trưng bày lịch sử phát triển của làng nghề gốm Bát Tràng qua nhiều thế kỷ. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh làng gốm Bát Tràng xa xưa, bộ sưu tập đồ gốm quý giá từ nhiều thời kỳ khác nhau từ đời Lý, Trần cho đến hiện đại. 

Bảo tàng gốm Bát Tràng với kiến trúc độc lạ
Bảo tàng gốm Bát Tràng với kiến trúc độc lạ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lò bầu cổ 

Lò bầu cổ là công trình minh chứng cho kỹ thuật nung gốm truyền thống của người Việt. Cấu trúc của lò bầu như “chiếc bầu rượu úp ngược” thu hút sự chú ý của du khách. Đặc biệt tới đây du khách được tìm hiểu về kỹ thuật nung gốm cổ xưa, một phần quan trọng trong quy trình tạo ra những sản phẩm gốm chất lượng cao.

Lò bầu cổ ghi lại lịch sử làm gốm của người dân Bát Tràng
Lò bầu cổ ghi lại lịch sử làm gốm của người dân Bát Tràng (Ảnh: Làng gốm Bát Tràng)

Gợi ý lịch trình “day-tour” làng gốm Bát Tràng

Nếu bạn lần đầu tới làng gốm Bát Tràng Hà Nội, chưa rõ lịch trình di chuyển ra sao thì dưới đây là một gợi ý cho bạn:

7:30 – 8:00: Khởi hành và Di chuyển

  • Xuất phát từ trung tâm Hà Nội.
  • Di chuyển đến khu vực làng gốm Bát Tràng. 
  • Thời gian di chuyển rơi vào khoảng 30 – 50 phút.

9:00 – 10:00: Khám phá Làng cổ Bát Tràng

  • Thăm quan Nhà cổ Vạn Vân – công trình kiến trúc 200 tuổi.
  • Chiêm ngưỡng bộ sưu tập gốm sứ cổ truyền.
  • Tham quan Đình làng Bát Tràng – nơi thờ Thành Hoàng làng.
  • Chụp ảnh với những bức tường phơi than độc đáo.
Bức tường phơi than độc đáo ở làng gốm
Bức tường phơi than độc đáo ở làng gốm (Ảnh: Sưu tầm internet)

10:00 – 11:30: Trải nghiệm làm gốm

  • Ghé thăm một vài xưởng sản xuất gốm truyền thống.
  • Tham gia làm gốm cơ bản, tự tay nặn và trang trí sản phẩm của riêng mình.
  • Tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm gốm từ các nghệ nhân.

11:30 – 13:30: Nghỉ trưa và ăn uống

  • Dùng bữa trưa tại các quán ăn trong khu vực chợ.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn tại các quán cà phê, trà nước.

13:30 – 15:30: Tham quan và mua sắm tại Chợ gốm

  • Khám phá các gian hàng gốm sứ trong chợ, mua sắm đồ lưu niệm, sản phẩm gốm sứ và thử sức với kỹ năng mặc cả.
  • Chiêm ngưỡng bức tượng Chí Phèo – Thị Nở bằng gốm.

15:30 – 16:00: Kết thúc chuyến đi

  • Thu dọn đồ đạc, kiểm tra hàng hóa đã mua.
  • Di chuyển về trung tâm thành phố.

FAQ – Mọi người cũng hỏi về làng gốm Bát Tràng

Khi tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng phần lớn mọi người thường đặt ra các câu hỏi sau:

Giờ mở cửa Làng gốm Bát Tràng? 

Làng mở cửa mỗi ngày trong tuần, cả ngày lễ và ngày Tết.

  • Các cửa hàng thường mở cửa từ 8:00 sáng đến 17:00 chiều.
  • Chợ gốm hoạt động từ 6:00 sáng đến 18:00 tối.
  • Các xưởng gốm làm việc từ 8:00 sáng đến 16:30 chiều.

Giá vé tham quan làng gốm Bát Tràng là bao nhiêu?

  • Vào cổng làng: Miễn phí
  • Tham quan bảo tàng và nhà cổ: Miễn phí
  • Chi phí làm gốm: 50.000đ – 100.000đ/người (tùy xưởng)

Những lưu ý khi tham quan làng gốm Bát Tràng

Khi ghé làng gốm Bát Tràng bạn nên bỏ túi một số lưu ý dưới đây:

  • Nên đi thăm làng gốm vào ngày trong tuần sẽ không bị đông đúc
  • Tránh đi vào những ngày mưa vì đường ở một số chỗ có thể trơn trượt
  • Mặc trang phục đi chơi thoải mái gọn gàng, nên mang theo 1 bộ dự phòng khi bạn nặn gốm bị bẩn có đồ để thay
  • Chuẩn bị máy ảnh, điện thoại, sạc dự phòng để chụp lại các khoảnh khắc đẹp
  • Mang theo nước uống trong balo
  • Nên đặt lịch trước nếu muốn tham gia lớp học làm gốm
  • Cân nhắc thuê xe ôm hoặc taxi nếu mua nhiều đồ

Các xưởng gốm lớn tại Bát Tràng?

Ở làng gốm có nhiều xưởng sản xuất đồ gốm với quy mô lớn, các xưởng này gồm có:

  • Gốm Phúc Gia Tiên: Nổi tiếng với gốm sứ từ bình dân tới cao cấp. Địa chỉ xưởng tại Số 267, Thôn 3 Giang Cao, Bát Tràng.
  • Authentic Battrang: Chuyên các sản phẩm gốm truyền thống. Địa chỉ xưởng tại 168 Giang Cao, Bát Tràng.
  • Gốm sứ Phùng Gia: Đặc biệt về gốm trang trí, đồ thờ. Địa chỉ xưởng tại Thôn 1 Làng Cổ Bát Tràng.
  • Gốm TM: Nổi tiếng với các sản phẩm gốm chất lượng cao, hàng xuất khẩu. Địa chỉ xưởng tại Xóm 5, Bát Tràng.
  • Gốm 10: Chuyên sản xuất gốm xuất khẩu. Địa chỉ xưởng tại số 22 Chợ Chiều, Bát Tràng.
  • Gốm Giang: Cung cấp đầy đủ các mẫu mã đồ gốm. Địa chỉ xưởng tại Xóm 1, Bát Tràng.
  • Gốm Sứ Minh Quang Bát Tràng: Chuyên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chất lượng cao. Địa chỉ xưởng tại Số 2 ngõ 283 Giang Cao, Bát Tràng.

Ăn gì tại Bát Tràng?

Đặc sản truyền thống tại làng Bát Tràng có: Bánh sắn nướng, bánh tẻ, canh măng mực,… Ngoài ra còn có các món Bún cá, phở gà, bánh cuốn nhân tôm thịt, cơm bình dân, chè các loại, quẩy nóng,…

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn kiêu hãnh đứng vững như một chứng nhân cho sự phát triển của nghề gốm Việt Nam. Làng không chỉ thu hút du khách trong và ngoài nước mà còn là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá của dân tộc.

Xem thêm: 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây