Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Hà Nội không chỉ là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của vị Lãnh tụ kính yêu mà còn là biểu tượng tự hào của dân tộc Việt Nam. Mỗi năm, Lăng đón tiếp hàng triệu người dân và du khách quốc tế đến bày tỏ lòng thành kính với Bác. Hãy cùng Xanh SM tìm hiểu chi tiết về lăng Bác qua bài viết sau.
Giới thiệu về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức khởi công vào 02/09/1973 ngay tại Quảng trường Ba Đình – Nơi Bác đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc lịch sử đơn thuần mà còn là biểu tượng thiêng liêng của độc lập, tự do và niềm hạnh phúc của người dân Việt.
Lăng Bác được xây dựng trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của các kiến trúc sư, kỹ sư và công nhân, công trình đã được hoàn thành trong thời gian ngắn. Lăng chính thức khánh thành vào 29/08/1975.
Lịch sử hình thành và những sự kiện quan trọng
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, với ý nguyện thiết tha của toàn Đảng, toàn dân, trong phiên họp sáng 29/11/1969, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã bàn và quyết định giữ gìn thi hài của Bác và xây dựng Lăng cho Người.
- Ngày 19/01/1970, Thủ tướng Phạm Văn Đồng phê duyệt nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quyết định số 16/CP. Đây là cột mốc chính thức khởi đầu quá trình hiện thực hóa công trình.
- Tháng 3/1970, Đoàn kiến trúc sư Việt Nam sang Liên Xô để phối hợp thiết kế. Qua nhiều phiên làm việc, hai bên đã thống nhất phương án sơ bộ, phù hợp với văn hóa và ý nghĩa của Lăng.
- Ngày 09/02/1971, Hiệp định hợp tác thiết kế và xây dựng Lăng được ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô, đánh dấu sự hỗ trợ chính thức từ phía Liên Xô.
- Tháng 12/1971, thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh được Bộ Chính trị và Chính phủ Việt Nam phê duyệt.
- Tháng 4/1972, dự án phải tạm dừng vì chiến tranh ác liệt khi Mỹ ném bom miền Bắc.
- Tháng 6/1973, sau Hiệp định Paris, tình hình ổn định hơn, hai Chính phủ ký Nghị định thư về việc Liên Xô tiếp tục hỗ trợ xây dựng Lăng. Quá trình chuẩn bị được khẩn trương đẩy nhanh tiến độ.
- Tháng 8/1974, các bản vẽ thi công cuối cùng được hoàn tất, đánh dấu sự sẵn sàng cho giai đoạn xây dựng hoàn thiện.
- Ngày 29/08/1975, Đảng và Nhà nước tổ chức lễ khánh thành Lăng Chủ tịch, chính thức đưa Người về an nghỉ vĩnh hằng trong lòng Tổ quốc.
Kiến trúc đặc sắc của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thiết kế với quy mô ấn tượng dài 320m, rộng 100m và cao 21,6m. Phần nền của công trình được xây dựng dưới dạng bậc thềm tam cấp, trong khi lớp giữa là cấu trúc chính của lăng, bao gồm phòng thi hài, hành lang và cầu thang.
Trước Lăng Hồ Chủ Tịch là Quảng trường Ba Đình với đường diễu binh và 240 ô cỏ xanh mướt, cùng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm tuổi đời của Bác. Mặt ngoài Lăng lát đá granite xám, nổi bật với hàng cột đá hoa cương và dòng chữ khắc bằng đá hồng màu mận chín “CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH”.
Đội lính gác Lăng Bác khoác lên mình bộ đồng phục trắng tinh khôi, với điểm nhấn đỏ và vàng, tượng trưng cho lá cờ Tổ quốc. Họ mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho nơi yên nghỉ của vị cha già dân tộc.
Tham quan ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Chủ tịch là nơi du khách có thể bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với vị Lãnh tụ kính yêu. Dưới đây là kinh nghiệm đi Lăng Bác mà bạn nên bỏ túi ngay:
Chiêm ngưỡng những tinh hoa kiến trúc văn hóa
Lăng gồm 3 lớp kiến trúc chắc chắn, cao 21,6 m và rộng 41,2 m. Phía trước Lăng là sảnh đá hoa cương khắc dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” cùng chữ ký dát vàng của Bác.
Trên cùng của Lăng là mái hình tam cấp uy nghiêm, tạo điểm nhấn cho tổng thể kiến trúc. Bốn mặt Lăng được ốp đá hoa cương, làm tăng thêm vẻ trang trọng và bền vững.
Hành trình tham quan quần thể Lăng
Hành trình tham quan quần thể Lăng Bác không chỉ giới hạn ở khu vực Lăng mà còn bao gồm những điểm tham quan hấp dẫn xung quanh như Quảng trường Ba Đình, Nhà sàn Bác Hồ và Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Bạn sẽ bắt đầu hành trình tại Quảng trường Ba Đình sau đó xếp hàng theo đoàn để vào viếng phần phía trong Lăng.
- Sau khi vào trong, bạn sẽ tham quan phần phía trong Lăng Bác. Lưu ý, mọi người cần giữ im lặng và tôn trọng không gian trang nghiêm.
- Sau khi tham quan Lăng, bạn có thể tự do dạo quanh phủ Chủ tịch và ao cá Bác Hồ. Chú ý không đến gần các khu vực có biển cấm và có thể chụp hình tại các khu vực cho phép.
- Tiếp theo, bạn sẽ ghé thăm Nhà sàn của Bác Hồ, đây là nơi lưu giữ những kỷ niệm về cuộc sống giản dị của Người.
- Sau đó du khách sẽ được tham quan một trong những bảo tàng lớn nhất Việt Nam – Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Cuối cùng, bạn sẽ ghé thăm chùa Một Cột, đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á.
Chứng kiến nghi lễ trang trọng tại Lăng
2 nghi lễ vô cùng trang trọng mà khi các du khách đến tham quan Lăng Hồ Chủ tịch nhất định phải tham gia và chiêm ngưỡng đó là Lễ thượng cờ và Lễ hạ cờ.
- Lễ thượng cờ: Được tổ chức vào lúc 6 giờ sáng mỗi ngày, đánh dấu một ngày mới tại Lăng Bác. Sau lễ thượng cờ, đội tiêu binh tiến hành diễu hành trước cửa lăng Bác.
- Lễ hạ cờ: Diễn ra vào lúc 21 giờ mỗi ngày, khi lá cờ Tổ quốc được hạ xuống trong một không khí trang nghiêm và đầy kính trọng. Sau đó các chiến sĩ giơ tay chào nghiêm trang và kết thúc nghi lễ.
Cách di chuyển đến Lăng Bác từ trung tâm Hà Nội
Quãng đường từ trung tâm Hà Nội đến Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khoảng hơn 6 km. Để di chuyển đến địa điểm này, du khách có thể sử dụng các phương tiện như:
Xe cá nhân hoặc thuê xe
Tuyến đường đi lăng bác nhanh nhất là đi qua cầu vượt Ngã Tư Sở, rẽ vào Đường Láng, rồi đi qua Yên Lãng – Hào Nam – Nguyễn Thái Học – Hùng Vương. Nếu tự lái hoặc thuê xe, bạn phải gửi xe tại đối diện Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng hoặc cổng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, quãng đường di chuyển từ nơi gửi xe đến Lăng Bác sẽ phải đi bộ một đoạn khá dài.
Xe buýt công cộng
Các tuyến số 09, 33, 22, 45, và 50 dừng tại Quảng trường Ba Đình. Du khách cần tra cứu lịch trình trước để bắt xe đúng giờ, vì các tuyến xe buýt này chỉ dừng tại Quảng trường Ba Đình theo những khung giờ cố định.
Dịch vụ xe công nghệ
Để thuận tiện cho chuyến tham quan của bạn thì dịch vụ xe công nghệ chính là lựa chọn tưởng. Bạn có thể đặt xe máy hoặc xa taxi nhanh chóng qua ứng dụng Xanh SM trên Appstore và CH Play hoặc gọi ngay Hotline 1900 2088 để trải nghiệm chuyến đi tiện lợi và an toàn.
Một số quy định và lưu ý khi viếng Lăng Bác
Khi viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, du khách cần nắm rõ khác điều sau:
Quy định về độ tuổi và trang phục
Khi tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, du khách cần lưu ý các quy định về độ tuổi và trang phục như sau:
- Quy định về trang phục: Khi đi Lăng Bác, trang phục phải kín đáo, lịch sự và tránh mặc quần áo phản cảm.
- Quy định về độ tuổi: Trẻ em dưới 3 tuổi không được phép vào trong Lăng.
Giờ mở cửa và giá vé tham quan
Lễ viếng Lăng Bác được tổ chức hàng ngày (trừ thứ Hai và thứ Sáu). Thời gian tham quan cụ thể như sau:
Mùa hè (01/04 – 31/10):
- Ngày thường: 07h30 – 10h30
- Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ: 07h30 – 11h00
Mùa đông (01/11 – 31/03):
- Ngày thường: 08h00 – 11h00
- Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ: 08h00 – 11h30
Lễ viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được tổ chức vào các ngày đặc biệt như 19/05, 02/09 và mùng 1 Tết Nguyên Đán.
Giá vé tham quan:
- Công dân Việt Nam: Miễn phí vé vào viếng Lăng.
- Người nước ngoài: 25.000 VNĐ/vé.
Lưu ý: Giá vé có thể thay đổi vào các dịp lễ, tết hoặc theo quy định của Ban quản lý.
Tham khảo chi tiết tại: Giá vé vào Lăng Bác: Kinh nghiệm mua vé chi tiết
Các lưu ý khác như quy tắc ứng xử và chụp ảnh khi tham quan
Với không gian trang nghiêm, du khách nên chú ý tuân thủ các quy tắc ứng xử và hạn chế chụp ảnh trong suốt quá trình tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Tác phong và thái độ nghiêm túc, tránh nói chuyện to hoặc gây mất trật tự khi đến viếng Lăng.
- Du khách không được phép chụp ảnh hoặc quay phim phòng đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những hình ảnh này tuyệt đối không được phép đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
- Khách viếng phải gửi lại hành lý và qua cổng kiểm tra an ninh trước khi vào Lăng. Ví tiền, điện thoại, máy ảnh bỏ túi đều được mang theo, nhưng phải tắt nguồn. Các thiết bị chụp hình chuyên dụng và máy quay phim không được phép mang vào.
- Du khách nên xếp hàng trật tự, tránh chen lấn, xô đẩy và đi theo sự chỉ dẫn của Ban Tổ chức.
- Khi đến trước cửa Lăng, cầm mũ/nón bằng tay phải, phần lòng mũ hướng ra ngoài.
- Vào bên trong Lăng, du khách cần giữ im lặng, tránh chỉ trỏ, không chạm vào tường.
Các điểm tham quan và check-in gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngoài Lăng Chủ tịch, du khách có thể ghé thăm các địa điểm tham quan như:
- Bảo tàng Hồ Chí Minh: Nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch, cách Lăng khoảng 500m. Đây là nơi trưng bày những hiện vật và tư liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch.
- Khu nhà sàn Bác Hồ: Cách vị trí Lăng Bác 500m và là nơi ở của Bác Hồ từ năm 1958 đến năm 1969. Nhà sàn nằm giữa vườn cây và ao cá, thể hiện phong cách sống giản dị của Bác.
- Phủ Chủ tịch: Là nơi sống và làm việc lâu nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 đến 1969, cách Lăng 300m. Hiện nay, địa điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt.
- Vườn Bách Thảo: Là công viên xanh mát ngay trung tâm Hà Nội, cách Lăng 650m. Vườn Bách Thảo rộng lớn với nhiều loài cây quý từ khắp nơi trên thế giới.
- Nhà tù Hoả Lò: Được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nhà tù Hỏa Lò là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Nhà tù cách Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh 2,3km.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Một số câu hỏi thường gặp khi đi thăm Lăng Bác Hồ:
1. Giá vé tham quan các địa điểm quanh Lăng Bác là bao nhiêu?
Bảo tàng Hồ Chí Minh:
- Công dân Việt Nam: Miễn phí.
- Khách quốc tế: Vé tham quan khoảng 40.000 VNĐ/người.
Khu nhà sàn Bác Hồ:
- Công dân Việt Nam: Miễn phí.
- Khách quốc tế: Vé tham quan khoảng 25.000 VNĐ/người.
2. Đăng ký tham quan Lăng Bác tại đâu?
Du khách đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được các chiến sĩ hướng dẫn vào thăm Lăng Bác tận tình. Điểm tập trung nằm tại địa chỉ số 17 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
3. Các quy định đặc biệt khi tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Du khách cần tuân thủ các quy định về trang phục, giờ giấc, xếp hàng, giữ trật tự và không sử dụng điện thoại, máy ảnh trong khu vực Lăng.
4. Bên trong Lăng Bác có gì?
Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm các công trình: Lăng Bác Hồ, Phủ Chủ tịch, Nhà sàn Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh và chùa Một Cột. Xung quanh là không gian xanh mát với hơn 250 loài cây, mỗi loại đều mang ý nghĩa đặc biệt. Điều này góp phần tạo nên sự hài hòa cho khu di tích.
5. Lịch mở cửa Lăng Bác 2024
- Thời gian từ 8 giờ đến 11 giờ.
- Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút.
- Riêng các ngày đặc biệt như 19/5, 2/9 và Mùng 1 Tết Nguyên đán, nếu trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng.
Trên đây Xanh SM đã chia sẻ cho bạn kinh nghiệm đi thăm Lăng Bác và những thông tin chi tiết về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúc bạn có một chuyến trải nghiệm đi thăm Lăng bác ý nghĩa sắp tới nhé!
Xem thêm: