Giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp, Hội quán Nghĩa An hiện lên như một nét chấm phá cổ kính, đưa ta ngược dòng lịch sử hơn 200 năm của cộng đồng người Hoa. Không chỉ là nơi thờ cúng Quan Công, biểu tượng của lòng trung nghĩa, hội quán còn mê hoặc du khách bởi kiến trúc độc đáo và sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa đặc sắc.
Giới thiệu về Hội quán Nghĩa An
Hội Quán Nghĩa An, còn được biết đến với tên gọi Chùa Ông hoặc Miếu Quan Đế, nằm tại số 676 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa này được xây dựng để thờ thần Quan Công, một nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc.
Quan Công là một nhân vật lịch sử có thật trong văn hóa Trung Hoa. Ông sinh năm 158 – 220, tên thật là Quan Vũ, tự Vân Trường hoặc Trường Sinh, quê ở quận Hà Đông, nay thuộc Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, ông được miêu tả với diện mạo ấn tượng như cao chín thước (hơn 2m), khuôn mặt đỏ rực như gấc, đôi mắt phượng, lông mày tằm, bộ râu dài hai thước, mang dáng vẻ oai phong lẫm liệt.
Thanh Long Yển Nguyệt Đao và Ngựa Xích Thố là hai hình tượng gắn liền với Quan Vũ. Ông là một biểu tượng hàng đầu của lòng hào hiệp, tinh thần trượng nghĩa, sự trung thành và tài năng võ nghệ xuất chúng.
Đối với cộng đồng người Hoa, miếu thờ Quan Công là biểu tượng của lòng trung nghĩa và sự gắn bó với quê hương. Cái tên “Nghĩa An” cũng mang ý nghĩa tưởng nhớ cội nguồn của những người con xa xứ.
Qua thời gian, nơi đây đã trở thành điểm tụ họp, thờ cúng và gìn giữ các giá trị văn hóa tâm linh của người Hoa có nguồn gốc từ vùng Nghĩa An, Trung Quốc.
Lịch sử Nghĩa An Hội Quán
Nghĩa An Hội Quán được xây dựng vào giữa thế kỷ XVIII (năm 1737). Ngày 7/11/1993, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ban hành quyết định số 43-VH/QĐ công nhận công trình này là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Hội Quán Nghĩa An đã trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm 1866, 1901, 1969, 1984, 2010 và gần đây nhất là ngày 13/02/2014. Tổng kinh phí trùng tu vượt 60 tỷ đồng, được đóng góp bởi Ban quản trị và các mạnh thường quân trong đó có cá nhân ủng hộ đến 1 triệu USD.
Được xem là nơi gắn kết cộng đồng người Hoa, đặc biệt là người Tiều tại TP. Hồ Chí Minh, Nghĩa An Hội Quán là chỗ dựa tinh thần và nơi sẻ chia khó khăn của các thế hệ con cháu.
Hiện tại, Nghĩa An Hội Quán tọa lạc tại số 678 đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Nơi đây mở cửa từ 7 giờ sáng đến 18 giờ và miễn phí vé vào tham quan.
Kiến trúc độc đáo của Nghĩa An Hội quán
Nếu có dịp ghé thăm Hội quán Nghĩa An, bạn sẽ được chiêm ngưỡng mô hình kiến trúc mang đậm âm hưởng Trung Hoa. Hầu hết các đền miếu tại đây đều được xây dựng theo kiến trúc hình chữ khẩu, với những dãy nhà khép kín được bố trí vuông góc.
Trong số những hội quán của người Hoa ở chợ lớn, hội quán Nghĩa An là nơi có khuôn viên rộng nhất.
Bên ngoài hội quán Nghĩa An
Từ xa nhìn lại, mái của Hội Quán được chia thành ba cấp bậc rõ ràng với phần mái giữa cao hơn hai bên. Nóc mái được trang trí nổi bật bởi tượng sành hình lưỡng long tranh châu tạo nên nét độc đáo đầy ấn tượng.
Phía trước là một hồ cá phóng sinh lớn với bức tranh mô tả cảnh “Ngư vượt Long Môn”. Từ hai bên cổng lớn dẫn vào cửa miếu, du khách sẽ bắt gặp 5 cặp kỳ lân bằng đá với kích thước lớn nhỏ khác nhau, được đặt đối xứng dọc theo lối đi. Nhìn lên phía trên, tấm biển với dòng chữ “Nghĩa An Hội Quán” nổi bật, được chạm nổi trên nền cảnh “Lục Quốc phong tướng”.
Từ sân ngoài đi qua cổng, bạn sẽ đến khu vực tiền điện. Tại đây, sân thiên tỉnh (giếng trời) được bố trí ở trung tâm Hội Quán tạo không gian rộng rãi và thoáng đãng.
Bên trong hội quán Nghĩa An
Khi bước vào bên trong, bạn sẽ bắt gặp tiền điện thờ Phúc Đức Chính Thần, nơi đặt tượng Mã Đầu tướng quân cùng với ngựa Xích Thố ở góc gian này. Ngựa Xích Thố chính là chiến mã dũng mãnh gắn liền với Quan Công. Người Hoa có phong tục “chui bụng ngựa” và rung chuông ngựa, một nghi thức mà bạn có thể dễ dàng quan sát khi nhiều người thực hiện tại gian thờ này.
Đi qua khu vực thiên tỉnh (giếng trời ở trung tâm chùa), bạn sẽ bước vào chính điện của Nghĩa An Hội Quán, nơi đặt tượng thờ Quan Vũ. Hai bên tượng Quan Vũ là các tượng của Quan Bình và Châu Xương.
Tượng Quan Đế nổi bật với khuôn mặt đỏ sậm, râu năm chòm, đầu đội mão và khoác áo bào màu xanh lá cây. Tượng được làm bằng thạch cao, sơn màu, với chiều cao lên đến 300 cm. Bên trong chùa còn có gần 50 bức hoành phi và câu đối ca ngợi Quan Đế, tiêu biểu như dòng chữ: “Thiên cổ nhất nhân” (Người xưa nay chỉ có một).
Các chi tiết kiến trúc ấn tượng
Hội Quán Nghĩa An được xem là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật, kết hợp giữa thư pháp, chạm khắc gỗ, đá và ghép mảnh sành sứ, đặc trưng của Nam Bộ từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Những họa tiết sành sứ trang trí trên nóc mái được thể hiện một cách sinh động và đẹp mắt.
Nghĩa An Hội Quán còn sở hữu những bức tượng, phù điêu bằng gốm trang trí trên mái ngói, các bông hoa chạm ngược, tượng kỳ lân, cùng những câu đối và tranh vẽ, tất cả đều mang đậm giá trị văn hóa và lịch sử.
Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, di tích văn hóa này vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, đặc trưng của người Triều Châu. Điều này được thể hiện rõ qua những màu sắc tươi sáng và các đường nét thiết kế tinh tế tại ngôi chùa.
Lễ hội tại Hội quán Nghĩa An
Lễ vía Đức Quan Thánh Đế Quân được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm nhằm cầu mong mọi điều suôn sẻ, gia đình an lành trong năm mới. Một trong những tục lệ đặc biệt trong lễ hội là đàn ông chui qua bụng ngựa Xích Thố 7 lần, còn phụ nữ là 9 lần để mong gặp nhiều may mắn. Đối với trẻ em, việc chui qua bụng ngựa Xích Thố là mong cầu học giỏi và phát triển khỏe mạnh.
Sau phần lễ trang trọng tại Hội Quán, chương trình diễu hành quy tụ hơn 300 người được hóa trang kỹ lưỡng, tạo nên một không khí lễ hội sống động. Ông Quan Thánh Đế được rước qua các tuyến đường: Tản Đà, Trần Hưng Đạo, Châu Văn Liêm, Hải Thượng Lãn Ông, Đỗ Ngọc Thạnh, Hồng Bàng, Lão Tử, Lương Nhữ Học, trước khi quay lại Hội Quán Nghĩa An trên đường Nguyễn Trãi.
Lưu ý khi tham quan Hội quán Nghĩa An Quận 5 Hồ Chí Minh
Khi đến những nơi thờ cúng tâm linh như chùa, nhà thờ nói chung hay Hội quán Nghĩa An nói riêng, du khách hãy lưu ý những điều sau đây:
- Ăn mặc kín đáo, lịch sự: Hãy mặc trang phục lịch sự khi đến thăm hội quán, tránh những quần áo hở hang, không phù hợp.
- Nói chuyện nhỏ nhẹ, tránh gây ồn ào: Tôn trọng không gian yên tĩnh và linh thiêng của Hội Quán.
- Thời gian mở cửa: Hội Quán mở cửa từ 7 giờ sáng đến 18 giờ mỗi ngày.
- Không đụng chạm vào các đồ thờ cúng: Hãy giữ khoảng cách và không động chạm và các hiện vật thờ cúng.
- Không mang đồ ăn, thức uống vào khu vực thờ tự: Để bảo vệ sự trang nghiêm, bạn không nên mang thực phẩm vào khu vực này.
Các địa điểm tham quan gần đó
Dưới đây là một số địa điểm tham quan và vui chơi gần Hội Quán mà bạn có thể khám phá
Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của Sài Gòn. Nằm cách Chùa Ông khoảng 5,5km, bạn chỉ mất khoảng 10 phút đi xe ô tô để đến chợ. Chợ Bến Thành có diện tích rộng lên đến 13.000m2 và là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn Tại đây, mọi người có thể mua sắm các đồ dùng cần thiết, đặc sản Sài Gòn và các món quà lưu niệm để mang về tặng bạn bè, người thân.
Dinh Độc Lập
Thêm một địa điểm cách Nghĩa An Hội Quán 7km mà du khách không nên bỏ qua, đó chính là Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập đã tồn tại hơn 100 năm và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với đất nước.
Du khách có thể tham quan Dinh Độc Lập tại số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể ghé qua một số địa điểm nổi bật khác ở Sài Gòn như Nhà thờ Đức Bà, công viên 30/4, Bưu điện Trung tâm Thành phố… Đây đều là những điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Bà Ấn
Chùa Ấn Độ, còn được gọi là Đền Bà Mariamman, nằm tại số 45, đường Trương Định, Quận 1, cách Hội Quán Nghĩa An 5,3km. Đây là một trong ba ngôi đền Hindu giáo nằm ở trung tâm Sài Gòn, thu hút không chỉ cộng đồng Ấn kiều mà còn cả người Việt, đến để cầu nguyện và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của ngôi đền.
Hướng dẫn đường đi tới Hội Quán Nghĩa An
Hội quán Nghĩa An tọa lạc trên đường Nguyễn Trãi, một trong những tuyến đường sầm uất nhất của Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Việc di chuyển đến đây rất thuận tiện với nhiều phương tiện khác nhau:
- Phương tiện cá nhân: Bạn có thể sử dụng xe máy hoặc ô tô để đến hội quán. Để tối ưu hóa hành trình, hãy sử dụng Google Maps hoặc các ứng dụng dẫn đường để chọn lộ trình nhanh nhất từ vị trí hiện tại của bạn.
- Xe buýt: Di chuyển bằng xe buýt là một lựa chọn tiết kiệm. Các tuyến xe buýt có lộ trình qua Hội quán Nghĩa An hoặc các điểm dừng gần đó bao gồm: 01, 07, 08, 68, 91, 150. Từ các trạm dừng, bạn chỉ cần đi bộ vài phút là đến được hội quán.
Ngoài ra nếu muốn tham quan Hội quán nghĩa An được thuận tiện và nhanh chóng thì bạn có thể tham khảo dịch vụ đặt xe công nghệ và taxi: Các dịch vụ như Xanh SM taxi, Xanh SM Bike.
Liên hệ ngay với hotline của Xanh SM qua số điện thoại 1900 2088 hoặc tải app về điện thoại để sử dụng dịch vụ ngay.
Hội quán Nghĩa An không chỉ là một công trình kiến trúc mang tính lịch sử mà còn là một địa điểm tâm linh quan trọng với cộng đồng người Hoa. Nếu có dịp ghé thăm Sài Gòn, du khách nhất định phải một lần đến trải nghiệm Hội quán Nghĩa An này. Đừng quen lựa chọn Xanh SM làm người bạn đồng hành để có một chuyến tham quan trọn vẹn nhé.
Xem thêm: