Hồ Con Rùa: Đắm chìm trong vẻ đẹp cổ kính, lãng mạn

Hồ Con Rùa – chỉ cần nhắc tên thôi, cũng đủ gợi lên hình ảnh một góc nhỏ giữa lòng Sài Gòn mang đậm vẻ đẹp cổ kính và lãng mạn.  Hồ đã trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tìm đến không gian vừa thanh bình, vừa lãng mạn. Hãy cùng Xanh SM review Hồ Con Rùa qua bài viết sau.

Giới thiệu về Hồ Con Rùa Sài Gòn

Hồ Con Rùa ở đâu? Hồ Con Rùa địa chỉ nào? Dưới đây là thông tin tổng quan về Hồ Con Rùa:

Hồ Con Rùa dù đã trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa nhưng vẫn giữ nguyên nét hoài niệm với kiến trúc đặc trưng gồm các đường xoắn ốc dẫn lên cột trụ lớn. Hiện nay, hồ được xem là một trung tâm ẩm thực sầm uất, quy tụ nhiều tiệm cà phê và hàng quán hoạt động từ sáng đến đêm, thu hút đông đảo thực khách.

Hồ Con Rùa trên bản đồ
Hồ Con Rùa trên bản đồ. (Ảnh: Google Maps)

Không chỉ vậy, Hồ Con Rùa Saigon còn là địa điểm hẹn hò và tham quan yêu thích của giới trẻ và du khách, nhờ vào không gian rộng rãi, thoáng mát và vẻ đẹp lung linh dưới ánh đèn khi đêm về. Đặc biệt, đài phun nước rực rỡ sắc màu vào dịp cuối tuần đã trở thành điểm nhấn độc đáo khi nhắc về Hồ Con Rùa.

Hồ Con Rùa khi nhìn từ trên cao.
Hồ Con Rùa khi nhìn từ trên cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch sử hình thành Hồ Con Rùa

Dưới đây là bảng tổng hợp lịch sử hình thành Hồ Con Rùa theo các mốc sự kiện lịch sử từ thời Nhà Nguyễn đến sau năm 1975 chi tiết nhất từ Xanh SM: 

Thời kỳMốc Thời GianSự Kiện
Thời Nhà Nguyễn1790Vị trí Hồ Con Rùa là cổng Khảm Khuyết của thành Bát Quái, xây dưới thời vua Gia Long.
1837Sau cuộc nổi loạn Lê Văn Khôi (1833-1835), thành Bát Quái bị phá bỏ, thay bằng thành Phụng nhỏ hơn.
Thời Pháp Thuộc1859Pháp chiếm thành Gia Định (tên mới của thành Phụng) và san bằng vào ngày 8/3.
1863Dinh Thống đốc đầu tiên được xây gần vị trí Hồ Con Rùa.
1878Tháp nước được xây dựng để cung cấp nước cho cư dân khu vực.
1921Tháp nước bị phá bỏ, vị trí này trở thành giao lộ, được gọi là Công trường Maréchal Joffre.
1930Pháp xây tượng đài ba binh sĩ Pháp tại đây, tượng trưng cho quyền lực tại Đông Dương.
Thời Việt Nam Cộng Hòa1956Tượng đài ba binh sĩ bị phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ được đặt tên Công trường Chiến Sĩ.
1965-1967Hồ Con Rùa được xây dựng, thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Kỳ.
1970-1974Trùng tu Hồ Con Rùa, thêm cột bê tông, tượng rùa hợp kim đỡ bia đá khắc tên các nước công nhận VNCH.
1972Khu vực đổi tên thành Công trường Quốc Tế.
Sau năm 19751976Tấm bia và tượng rùa bị phá hủy trong một vụ nổ. Tên Hồ Con Rùa vẫn được dân gian sử dụng thay cho tên gọi chính thức.
Hiện nayKhu vực là nơi giao lưu, vui chơi với các quán cà phê tấp nập, đặc biệt nhộn nhịp về đêm.

Sự tích Hồ Con Rùa Quận 3, Sài Gòn

Giữa lòng Quận 3 sầm uất, Hồ Con Rùa không chỉ là một điểm đến quen thuộc mà còn ẩn chứa trong mình câu chuyện dân gian về long mạch. Cùng Xanh SM tìm hiểu ngay dưới đây.

Nguồn gốc giai thoại

Theo cuốn Vụ án Hồ Con Rùa của Huỳnh Bá Thành (Nhà xuất bản Tuổi Trẻ, 1982), giai thoại kể rằng vào năm 1967, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mời một thầy phong thủy người Hoa xem xét vị trí Dinh Độc Lập. 

Thầy phong thủy nhận định rằng Dinh Độc Lập nằm trên long mạch, với đầu rồng ở Dinh và đuôi rồng tại Công trường Chiến Sĩ (vị trí Hồ Con Rùa). Tuy nhiên, đuôi rồng vùng vẫy, gây bất ổn cho sự nghiệp của Tổng thống. Để trấn yểm, thầy phong thủy đề nghị đặt một con rùa lớn tại Công trường Chiến Sĩ nhằm giữ vững long mạch.

Tượng con rùa trước khi bị phá hủy trong vụ nổ.
Tượng con rùa trước khi bị phá hủy trong vụ nổ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thiết kế và ý nghĩa phong thủy

Dưới đây là chi tiết về thiết kế của Hồ Con Rùa cùng những ý nghĩa phong thủy sâu sắc ẩn chứa bên trong:

Kiến trúc hình bát quái và âm dương

Hồ Con Rùa được thiết kế theo hình bát quái – hình ảnh quen thuộc trong văn hóa phương Đông, thể hiện sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Tại trung tâm của hồ mang biểu tượng âm dương tượng trưng cho sự cân bằng và gắn kết.

Thiết kế hình bát quái đặc trưng khi nhìn từ trên cao
Thiết kế hình bát quái đặc trưng khi nhìn từ trên cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tháp cao và tượng rùa

Tháp cao giữa hồ được ví như thanh gươm sắc bén hoặc cây đinh/kim mang ý nghĩa trấn giữ đuôi rồng, giữ cho long mạch không bị quấy phá. Bên dưới tháp là con rùa bằng đồng, ý nghĩa yểm long mạch, giúp bảo vệ nguồn phong thủy khu vực.

Các giả thuyết khác

Một số người cho rằng toàn bộ kiến trúc Hồ Con Rùa trông như hình một con rùa đang vươn mình. Có ý kiến khác lại cho rằng đây chính là phần đuôi rồng, mang dấu ấn phong thủy. 

Tháp giữa hồ theo giả thuyết tượng trưng là một thanh gươm
Tháp giữa hồ theo giả thuyết tượng trưng là một thanh gươm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những giải thích trên chủ yếu dựa vào truyền thuyết và giai thoại, chưa có cơ sở khoa học rõ ràng. Tuy nhiên, các giả thuyết đã góp phần làm nên sức hấp dẫn văn hóa, lịch sử cho Hồ Con Rùa –  một công trình mang đậm dấu ấn lịch sử Sài Gòn.

Hướng dẫn di chuyển đến Hồ Con Rùa

Hồ Con Rùa nằm ngay trung tâm thành phố nên bạn có thể đi đến bằng nhiều cách khác nhau như:

Phương tiện công cộng

Danh sách các chuyến xe bus đi qua Hồ Con Rùa gồm:

  • Tuyến 05: Bến xe Biên Hòa – Chợ Lớn.
  • Tuyến 06: Đại học Nông Lâm – Bến xe Chợ Lớn.
  • Tuyến 14: Bến xe Miền Đông – Bến xe Miền Tây.
  • Tuyến 52: Đại học Quốc gia – Bến Thành.
Có nhiều tuyến bus di chuyển ngang qua khu vực Hồ Con Rùa
Có nhiều tuyến bus di chuyển ngang qua khu vực Hồ Con Rùa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương tiện cá nhân

Nếu bạn muốn di chuyển đến Hồ Con Rùa bằng phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô, bạn có thể sử dụng ứng dụng bản đồ để tìm kiếm từ khóa “Hồ Con Rùa” hoặc “Công trường Quốc tế”.

Lộ trình phổ biến:

  • Nếu xuất phát từ Quận 1: Đi theo đường Võ Văn Tần hoặc Phạm Ngọc Thạch. Hồ Con Rùa nằm tại giao lộ của hai con đường này.
  • Nếu xuất phát từ Quận 3: Chạy dọc đường Võ Thị Sáu hoặc Nam Kỳ Khởi Nghĩa, sau đó rẽ vào đường Võ Văn Tần hoặc Phạm Ngọc Thạch để đến nơi.
  • Nếu xuất phát từ các Quận khác: Kết nối qua các trục đường lớn như Điện Biên Phủ, Nguyễn Thị Minh Khai hoặc Trường Sa.

Khu vực Hồ Con Rùa không có bãi đỗ xe chính thức. Để tránh bị phạt khi đỗ xe không đúng nơi quy định, bạn có thể gửi xe tại nhà Văn Hóa Thanh Niên (Số 4 Phạm Ngọc Thạch, cách Hồ Con Rùa vài phút đi bộ).

Bạn có thể chọn địa điểm Công trường Quốc tế trên Google Maps và đi theo
Bạn có thể chọn địa điểm Công trường Quốc tế trên Google Maps và đi theo.  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dịch vụ xe điện Xanh SM

Khu vực Hồ Con Rùa không có bãi đỗ xe chính thức. Việc tìm chỗ gửi xe có thể khiến bạn mất nhiều thời gian và gặp rắc rối, đặc biệt khi gửi xe không đúng nơi quy định. Để đến Hồ Con Rùa nhanh chóng và thuận tiện, dịch vụ xe điện Xanh SM là lựa chọn lý tưởng. 

Xanh SM là hãng xe thuần điện, thân thiện với môi trường và còn mang đến trải nghiệm thoải mái với các dịch vụ: Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury, Xanh SM Bike. Trong đó, không gian xe Taxi và Luxury khá rộng rãi, phù hợp cho nhóm đông người, người già/trẻ nhỏ. Bạn đặt xe rất dễ dàng thông qua hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Xanh SM để nhận thêm nhiều ưu đãi cho chuyến đi. 

Trải nghiệm ngay những chuyến xe Xanh không khói bụi, không tiếng ồn cùng nhiều ưu đãi (Ảnh: Xanh SM)
Trải nghiệm ngay những chuyến xe Xanh không khói bụi, không tiếng ồn cùng nhiều ưu đãi (Ảnh: Xanh SM)

Các quán ăn gần Hồ Con Rùa​

Xung quanh hồ, các xe đẩy và quán ăn nhỏ luôn tấp nập thực khách, đặc biệt vào buổi tối. Khu vực này cũng là nơi xuất hiện nhiều món ăn mới, sáng tạo theo xu hướng ẩm thực. 

Dưới đây là những món ăn đặc trưng khu vực xung quanh hồ với mức giá phải chăng chỉ từ 10.000 – 50.000 VNĐ bạn nên thử khi ghé thăm:

  • Bắp xào
  • Bánh tráng nướng, bánh tráng trộn
  • Trứng gà nướng
  • Cá viên, hồ lô nướng
  • Gỏi khô bò
  • Trà sữa, xoài lắc, kem
Ăn vặt xung quanh hồ
Ăn vặt xung quanh hồ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số quán ăn vặt nổi tiếng tại khu vực Hồ Con Rùa như:

  • Bánh Tráng Trộn Chảnh: Mỗi bịch bánh tráng trộn có đầy đủ các nguyên liệu như tôm khô, bò khô, bánh phồng tôm,…  Gia vị và nước mắm pha chế riêng biệt, tạo sự hòa quyện tuyệt vời giữa các hương vị.
  • Gỏi Khô Bò A Fon: Món gỏi khô bò tại đây là có nguồn gốc từ người Hoa. Gỏi được chế biến từ bún tươi kết hợp với thịt bò khô thơm ngon, rau sống và gia vị độc quyền, mang đến cho thực khách một món ăn đầy hương vị.
Bánh tráng trộn Chảnh nổi tiếng tại hồ.
Bánh tráng trộn Chảnh nổi tiếng tại hồ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu yêu thích ẩm thực Á – Âu, bạn có thể tham khảo các quán gần Hồ Con Rùa dưới đây:

1. Nhà Hàng Sky Zone Beer Garden

Menu quán đa dạng, từ salad, hải sản tươi ngon đến sườn heo đậm đà, đáp ứng mọi khẩu vị. Tuy quán đông khách vào giờ cao điểm, nhưng đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình sẽ mang đến trải nghiệm thoải mái cho mọi khách hàng.

Chiếc view “triệu đô” tại nhà Hàng Sky Zone Beer Garden
Chiếc view “triệu đô” tại nhà Hàng Sky Zone Beer Garden. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

2. Hi Đình House

Hi Đình House nằm trên tầng 4 và có không gian nhỏ nhưng yên tĩnh, rất thích hợp cho những buổi hẹn hò lãng mạn. Quán có chỗ ngồi trong nhà và ban công, bạn có thể vừa thưởng thức món ngon vừa ngắm nhìn Hồ Con Rùa. Menu quán nổi bật với các món như salad cá hồi, steak thơm ngon, spaghetti,…

Thưởng thức ẩm thực với view ban công nhìn ra Hồ Con Rùa
Thưởng thức ẩm thực với view ban công nhìn ra Hồ Con Rùa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các quán cà phê gần Hồ Con Rùa

Xung quanh Hồ Con Rùa có các quán cà phê mang phong cách đa dạng từ cổ điển đến hiện đại đã trở thành điểm hẹn lý tưởng giữa nhịp sống hối hả của Sài Gòn.

Highlands Coffee Hồ Con Rùa

Highlands Coffee nằm chỉ cách hồ Con Rùa 92m, quán luôn thu hút đông đảo khách hàng từ giới trẻ năng động đến người trưởng thành. Highlands được thiết kế rộng rãi, bao gồm cả tầng trệt và tầng lửng, với nhiều dãy bàn ngoài trời. Từ đây, bạn có thể thưởng thức cà phê và tận hưởng không khí đặc trưng của Sài Gòn. 

Highlands Coffee Hồ Con Rùa.
Highlands Coffee Hồ Con Rùa. (Ảnh: Highlands Coffee)

Cộng Cà phê Hồ Con Rùa

Cộng Cà Phê nằm đối diện ngay Hồ Con Rùa, chỉ cách 52m chỉ cần một phút đi bộ là bạn sẽ đến được quán. Không gian quán được bài trí theo phong cách vintage, tạo không gian vừa gần gũi, vừa thú vị.  Bất kể là ngày thường hay cuối tuần, Cộng Cà Phê luôn rộn ràng với những tiếng nói chuyện vui vẻ của đông đảo khách hàng. Điểm cộng của quán là menu đa dạng với những món ăn và đồ uống hấp dẫn, được trình bày bắt mắt, thu hút thực khách mọi lứa tuổi.

Cộng Cà phê Hồ Con Rùa.
Cộng Cà phê Hồ Con Rùa. (Ảnh: Cộng Cà phê)

Phê La – Hồ Con Rùa

Phê La cách Hồ Con Rùa khoảng 100m, nổi bật với mặt tiền bao quanh bởi lớp kính chất lượng cao. Quán rất được yêu thích bởi không gian thoải mái, lý tưởng để thư giãn và trò chuyện. Quán được thiết kế bắt mắt với màu nâu gỗ chủ đạo tạo cảm giác ấm cúng và thân thiện. Menu đa dạng của Phê La cung cấp nhiều loại cà phê đậm đà, trà thơm ngon, đồ uống đá xay mát lạnh,… đáp ứng nhiều sở thích khác nhau của khách hàng.

Phê La - Hồ Con Rùa.
Phê La – Hồ Con Rùa. (Ảnh: Phê La)

Casa Cafe

Casa Cafe là một quán cà phê nổi tiếng, chỉ cách Hồ Con Rùa 210m. Quán mang đến không gian ấm cúng và thân thiện, phù hợp cho những ai muốn thư giãn hoặc làm việc. Casa Cafe thu hút khách hàng bởi menu đa dạng, bao gồm các loại đồ uống như cà phê, trà và các món tráng miệng hấp dẫn. Quán cũng nổi bật với phong cách thiết kế kết hợp giữa hiện đại và cổ điển.

Casa Cafe.
Casa Cafe. (Ảnh: Casa Cafe)

Japanit Matcha & Coffee House

Japanit Matcha & Coffee House nằm đối diện ngay Hồ Con Rùa – cách khoảng 110m,  nổi bật với không gian mới mẻ. Quán phục vụ các món matcha đa dạng và đồ uống hấp dẫn, từ matcha latte, trà matcha đến các món bánh ngọt và kem matcha mát lạnh.

Các món bánh và đồ uống matcha vô cùng bắt mắt tại quán.
Các món bánh và đồ uống matcha vô cùng bắt mắt tại quán. (Ảnh: Japanit Matcha & Coffee House)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Hồ Con Rùa

Hồ Con Rùa luôn gợi lên nhiều thắc mắc từ du khách và người dân, từ lịch sử hình thành, ý nghĩa biểu tượng cho đến những hoạt động thú vị diễn ra quanh khu vực này như:

1. Đến hồ Con Rùa gửi xe ở đâu?

Để đến Hồ Con Rùa, bạn có thể gửi xe tại trụ sở các cơ quan đối diện hồ hoặc Nhà Văn Hóa Thanh Niên vì khu vực quanh hồ không có bãi đỗ xe riêng.

2. Hồ Con Rùa nay là công trình gì?

Hồ Con Rùa hay còn gọi là Công trường Quốc tế – một công trình phong thủy nằm ở trung tâm Quận 3, TP.HCM. Công trình có một hồ nước lớn, xung quanh là các quán cà phê, ăn vặt, tạo thành một không gian sôi động và hiện đại tại thành phố.

3. Hồ Con Rùa ở quận mấy?

Hồ Con Rùa tọa lạc tại Công trường Quốc tế, Phường 6, Quận 3, TP.HCM. Đây là một địa điểm dễ dàng nhận ra với hình dáng đặc trưng của hồ và các hoạt động sôi động xung quanh.

4. Tại sao lại có tên gọi là Hồ Con Rùa?

Tên gọi “Hồ Con Rùa” xuất phát từ thiết kế đặc biệt của công trình. Hồ được xây dựng từ năm 1965 – 1967 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ và được trùng tu từ năm 1970 đến 1974. Trong quá trình trùng tu, một tượng con rùa bằng hợp kim được đặt trên lưng một tấm bia đá lớn, trên đó ghi tên các quốc gia công nhận Việt Nam Cộng Hòa. 

Tượng rùa và bia đá này là những đặc điểm đặc trưng, giúp công trình được gọi thân mật là “Hồ Con Rùa”. Mặc dù vào năm 1976, tấm bia và tượng rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, nhưng người dân Sài Gòn vẫn giữ tên gọi “Hồ Con Rùa” cho công trình này cho đến ngày nay.

5. Thời điểm nào đẹp nhất để tham quan Hồ Con Rùa?

Thời điểm đẹp nhất để tham quan Hồ Con Rùa là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Vào sáng sớm, không khí trong lành và yên tĩnh, rất thích hợp cho việc đi dạo hoặc thư giãn. Buổi chiều tối, khi ánh sáng hoàng hôn phủ xuống, không gian trở nên lãng mạn, mát mẻ và thu hút nhiều người dân cũng như du khách.

Hồ Con Rùa không chỉ là một chứng nhân lịch sử mà còn là một điểm dừng chân cho du khách yêu thích không gian yên bình. Mỗi góc nhỏ của hồ đều mang một dấu ấn riêng, lưu giữ hồi ức trường tồn theo năm tháng. Vậy còn chần chừ gì mà không tự mình trải nghiệm và cảm nhận vẻ đẹp của hồ theo cách “XANH” nhất cùng Xanh SM

>>> Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây