Gò Đống Đa Hà Nội – Dấu ấn đại thắng quân Thanh xuân Kỷ Dậu 1789 

Gò Đống Đa gắn liền với chiến thắng Kỷ Dậu vang lừng của vua Quang Trung trước 29 vạn quân Thanh vào năm 1789. Ngày nay, Gò Đống Đa vẫn tồn tại ở đó như là một chứng tích lịch sử đầy hào hùng. Cùng Xanh SM tìm hiểu chi tiết về di tích lịch sử hấp dẫn này, nơi gắn liền với nhiều sự kiện văn hoá quan trọng của người dân thủ đô hàng trăm năm qua.

Giới thiệu về di tích Gò Đống Đa Hà Nội

Gò Đống Đa Tây Sơn là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn trong hành trình khám phá thủ đô ngàn năm văn hiến. Không chỉ là minh chứng cho chiến thắng vang dội của vị anh hùng áo vải Quang Trung, Gò Đống Đa còn gắn liền với nhiều sự kiện văn hóa quan trọng của người dân thủ đô.

Hình ảnh Gò Đống Đa (Ảnh: Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa)

Ý nghĩa của tên gọi Gò Đống Đa

Gò Đống Đa hay còn có tên gọi khác là Công viên Văn hoá Đống Đa. Sau chiến thắng Gò Đống Đa mùa xuân năm 1789, xác giặc Thanh được thu nhặt và chôn thành 12 gò đất. Theo thời gian, những cây đa mọc trên các gò này đã tạo nên cái tên “Gò Đống Đa” như hiện nay.

Tên gọi này mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, dùng để biểu dương chiến công lừng lẫy của đội quân Tây Sơn trước quân Thanh. Cái tên “Gò Đống Đa” cũng giống như một lời cảnh báo đối với bất kỳ kẻ thù xâm lược nào muốn nhìn ngó nước ta.

Gò Đống Đa (Ảnh: Mytour)

Gò Đống Đa nằm ở đâu? 

Theo các ghi chép trong sử sách, Gò Đống Đa ngày xưa nằm ở khu vực phía ngoài Kinh thành Thăng Long, thuộc địa phận làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Vị trí này không chỉ gần gũi về mặt địa lý mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử, là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng trong cuộc chiến chống quân Thanh.

Hiện nay, Gò Đống Đa tọa lạc tại phố Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là vị trí trung tâm của quận Đống Đa, nằm ngay trên trục đường chính nên việc di chuyển đến đây không quá khó khăn.

Vị trí Gò Đống Đa trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)

Gò Đống Đa thờ ai?

Với diện tích khoảng 6.000m2, Gò Đống Đa thờ vua Quang Trung nhằm tôn vinh công lao to lớn của ông trong chiến thắng trận Gò Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu. 

Bên cạnh đó, Gò có đền thờ lớn để thờ những anh hùng liệt sỹ đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ hàng ngàn năm qua. Trong đó bao gồm các vị quan nhà Nguyễn như: 

  • Nguyễn Tri Phương (1800–1873): Một danh tướng triều Nguyễn, Tổng chỉ huy quân đội chống Pháp tại các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861), và Hà Nội (1873). Khi Hà Nội thất thủ, ông bị thương nặng và bị bắt. Dù được đề nghị cứu chữa, ông kiên quyết từ chối hợp tác với quân Pháp cho đến lúc qua đời.
  • Hoàng Diệu: Là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882.
  • Trương Quốc Dụng: Là danh thần, là nhà văn, và là người có công chấn hưng lịch pháp Việt Nam thời Nguyễn.
  • Đoàn Thọ: Là một võ quan nhà Nguyễn đã có nhiều công trong việc bảo vệ đất nước trước các thế lực thù địch xâm lược Việt Nam.
  • Nguyễn Cao: là một danh tướng nhà Nguyễn và là một nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.
Bia đá khắc câu nói của Vua Quang Trung tại Gò Đống Đa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gò Đống Đa xưa và nay khác nhau như thế nào?

Gò Đống Đa xưa và nay có nhiều sự khác nhau cả về diện mạo và vai trò trong xã hội. Dưới đây là một số khác biệt tiêu biểu nhất:

Tiêu chí so sánhGò Đống Đa xưaGò Đống Đa nay
Số lượng gò đất12 gò rải rác1 gò duy nhất
Vị tríPhía ngoài kinh thành Thăng Long cũQuận Đống Đa, Hà Nội
Ý nghĩaLà biểu tượng chiến thắng và lời cảnh báo với kẻ thù xâm lược.Là nơi tưởng niệm, giáo dục lịch sử, du lịch văn hóa.

Bảng so sánh Gò Đống Đa xưa và nay

Lịch sử Gò Đống Đa: Dấu ấn đại thắng quân Thanh xuân Kỷ Dậu 1789

Sự tích Gò Đống Đa gắn liền với Chiến thắng quân Thanh năm Kỷ Dậu 1789 dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung. Đây là một chiến dịch quân sự thần tốc, hiệu quả và đầy chiến lược và được coi là một trong những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam.

Vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, khi đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược của quân Thanh, vua Quang Trung đã ra lệnh cho quân Tây Sơn hành quân thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc. Ngay trong đêm giao thừa, quân Tây Sơn đã chiếm được đồn Hà Hồi mà không tốn một mũi tên nào, khiến quân Thanh hoảng loạn và đầu hàng. 

Trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa mùa xuân năm 1789 (Ảnh: Wikipedia)

Ngày mùng 5 Tết, tại trận đánh quyết định ở Ngọc Hồi và Đống Đa, vua Quang Trung cùng nghĩa quân dồn quân Thanh vào thế kẹt, đánh tan tác lực lượng xâm lược. Tướng Tôn Sĩ Nghị tháo chạy và bỏ lại chiến trường trong hỗn loạn. 

Vua Quang Trung đã ra lệnh thu gom xác giặc và tập trung chôn cất vào 12 hố lớn. Tuy nhiên, do số lượng xác quá nhiều nên đã hình thành những đống đất cao nối dài từ phố Thịnh Quang đến phố Nam Đồng. Sau này, những đống đất này mọc đầy cây cối, đặc biệt là cây đa, nên người dân gọi nơi này là Gò Đống Đa.

Sáng mùng 5 Tết, quân Tây Sơn tiến thẳng vào Thăng Long, giải phóng kinh thành và chấm dứt âm mưu xâm lược của nhà Thanh. Từ đó, nhân dân coi Gò Đống Đa là mồ chôn quân Thanh và cũng là minh chứng cho lòng yêu nước, ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam.

Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tham quan gò Đống Đa: Chứng kiến công trình lịch sử hào hùng

Gò Đống Đa Hà Nội ngày nay giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục lịch sử và phát huy những truyền thống tốt đẹp. Đây cũng là một địa điểm tham quan được nhiều du khách lựa chọn.

Tượng đài vua Quang Trung

Khu vực tượng đài rộng khoảng 15.000m2, với bức tượng vua Quang Trung làm bằng bê tông cốt thép, cao 14,65m và nặng 200 tấn. Hai bức phù điêu bên cạnh mô tả chi tiết trận đánh Gò Đống Đa của quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung. Tượng đài thể hiện rất rõ nét đẹp uy nghi, lẫm liệt của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

Tượng đài Quang Trung Gò Đống Đa (Ảnh: Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa)

Nhà trưng bày Gò Đống Đa

Phía sau tượng đài là nhà trưng bày rộng khoảng 100m2, với mô hình hai khẩu pháo thần công và bộ bát xà mâu. Bên trong là sa bàn trận Ngọc Hồi Đống Đa và tượng vua Quang Trung cùng đô đốc Long (Đặng Tiến Đông). Đặc biệt, ở đây còn trưng bày mô hình thuyền Đại Hiệu, một thuyền chiến cỡ lớn có trang bị hoả lực của quân Tây Sơn.

Sa bàn trong phòng trưng bày Gò Đống Đa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khu Gò Đống Đa

Khu vực Gò Đống Đa rộng khoảng 6.275m2, cổng chính hướng ra phố Tây Sơn, trên cổng cổng có khắc ba chữ Hán “Trung Liệt Miếu”. Lối lên gò Đống Đa có hai hàng cây xà cừ cổ thụ rợp bóng rất xanh và mát. Trước kia, nơi này có miếu thờ các chiến sĩ tử trận trong trận đấu, nhưng hiện nay đã không còn nữa. 

Khu vực gò trong Gò Đống Đa (Ảnh: Sưu tầm)

Tấm bia nặng 8 tấn nằm trên đỉnh gò 

Trên đỉnh đò có một tấm bia đá nặng 8 tấn được xây dựng từ năm 1990. Trên bia đá có khắc lời hịch vua Quang Trung dùng để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ trước mỗi trận đánh. Đây cũng là nơi tưởng niệm những chiến thắng oai hùng của dân tộc ta. 

Trung Liệt Miếu

Trung Liệt Miếu được xây dựng vào năm 1685 (năm Chính Hòa thứ 6) tại khu vực ngày nay là phố Nguyễn Khuyến, gần Văn Miếu. Đây là nơi thờ phụng các công thần nhà Lê, trong đó nhân vật đầu tiên được thờ là Lê Lai. Hằng năm, vào ngày rằm tháng Giêng, vua cùng bá quan văn võ thường đến đây tham bái, tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng.

Đến thế kỷ 19, Trung Liệt Miếu được di dời về khu vực gò Đống Đa và mở rộng để thờ các quan nhà Nguyễn đã hy sinh vì nước. Những nhân vật được thờ tại đây bao gồm Nguyễn Tri Phương cùng con trai Nguyễn Lâm, Hoàng Diệu, Trương Quốc Dụng, Đoàn Thọ và Nguyễn Cao.

Năm 1946, bài vị của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) được chính thức đưa vào thờ tại Trung Liệt Miếu, đánh dấu thêm một sự kiện lịch sử quan trọng.

Trung Liệt Miếu tại Gò Đống Đa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lễ hội Gò Đống Đa tưởng nhớ công ơn vua Quang Trung

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung. Không chỉ là dịp để tưởng niệm chiến công lừng lẫy của đội quân Tây Sơn, lễ hội còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, kiên cường của dân tộc trong những năm tháng kháng chiến chống ngoại xâm. 

Ngày nay, lễ hội Gò Đống Đa đã trở thành một sự kiện truyền thống, thể hiện nét đẹp trong văn hoá của người dân phường Quang Trung. Lễ hội Gò Đống Đa sẽ bao gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. 

  • Phần lễ: Diễn ra tại đền thờ vua Quang Trung và miếu Trung Liệt. Phần lễ bao gồm các hoạt động quan trọng như Lễ tế, rước kiệu vua Quang Trung và hoàng hậu Ngọc Hân; Lễ dâng hương và đọc diễn văn và Lễ cầu siêu.
  • Phần hội: Du khách sẽ được chiêm ngưỡng tiết mục sử thi tái hiện hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn hào hùng; Thưởng thức các tiết mục múa lân, múa sư tử đặc sắc và tham gia vào các trò chơi dân gian như đấu võ, cờ người, ké co, chọi gà,… 
Khí thế hào hùng tại lễ hội Gò Đống Đa (Ảnh: Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa)

Lễ hội Gò Đống Đa không chỉ thu hút sự tham gia của người dân địa phương mà còn là điểm đến của nhiều du khách, đặc biệt trong dịp đầu năm mới. 

Kinh nghiệm đến thăm quan và tham gia lễ hội Gò Đống Đa

Gò Đống Đa là địa điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt vào dịp lễ hội mùng 5 Tết Nguyên Đán. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích để bạn có một chuyến tham quan trọn vẹn:

Thời điểm đẹp nhất để thăm quan Gò Đống Đa

Các bạn có thể ghé thăm Gò Đống Đa vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trải nghiệm các hoạt động thú vị của lễ hội Gò Đống Đa thì nên tới vào mùng 5 Tết Âm Lịch hàng năm.

Hướng dẫn di chuyển, mua vé 

Gò Đống Đa miễn phí vé vào cửa cho các khách tham quan, bạn chỉ phải các chi phí khác như vé gửi xe, ăn uống. Vé gửi xe máy là khoảng 10.000 – 15.000 vnđ/xe, vé gửi ô tô là khoảng 30.000 – 50.000 vnđ/xe

Từ trung tâm quận Hoàn Kiếm, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Gò Đống Đa bằng các phương tiện như xe máy, ô tô cá nhân, xe buýt,… 

  • Di chuyển bằng xe máy: Gò Đống Đa nằm ngay mặt phố Tây Sơn, một mặt là phố Đặng Tiến Đông nên việc tìm đường đi đến đây rất dễ dàng. Du khách có thể đi theo hướng Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn để đến được Gò Đống Đa. 
  • Di chuyển bằng xe buýt: Tuỳ thuộc vào vị trí xuất phát của bạn mà có thể lựa chọn tuyến xe buýt phù hợp. Một số tuyến xe buýt đi qua Gò Đống Đa bạn có thể tham khảo như tuyến xe 02 (Bác Cổ – Bến Xe Yên Nghĩa), tuyến xe 09B (Bờ Hồ – Công viên Thống Nhất – Bến xe Mỹ Đình), tuyến xe 09BCT (Trần Khánh Dư – Bến xe Mỹ Đình),…
  • Đặt xe nhanh chóng qua App Xanh SM: Các bạn cũng có thể đặt xe trên App Xanh SM với nhiều sự lựa chọn linh hoạt như Xanh SM Bike, Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury,… để có một chuyến đi an toàn và tiết kiệm. 
Khách hàng vui vẻ khi đi Xanh SM (Ảnh: Xanh SM)

Một số những lưu ý khi thăm quan Gò Đống Đa

Để có một trải nghiệm tham quan ý nghĩa và thoải mái nhất, du khách nên lưu ý một số điểm quan trọng sau:

Lựa chọn trang phục phù hợp:

  • Gò Đống Đa là một địa điểm linh thiêng, vì vậy du khách nên lựa chọn trang phục lịch sự và kín đáo để thể hiện sự tôn trọng khi tới tham quan. Các gam màu nên được ưu tiên là màu trung tính hoặc đơn giản để giữ vẻ trang nhã. 
  • Bạn cũng nên mang giày thể thao để dễ dàng di chuyển và thoải mái khám phá trọn vẹn từng góc cạnh của di tích lịch sử này. 

Giữ gìn vệ sinh chung: 

  • Không xả rác bừa bãi, luôn sử dụng thùng rác đúng quy định để bảo vệ môi trường và tránh gây mất mỹ quan khu di tích.
  • Tránh mang theo đồ ăn hoặc thức uống có thể gây mùi hoặc làm bẩn không gian chung.

Tuân thủ các quy định chung:

  • Không tự ý chạm vào các hiện vật hay công trình được trưng bày tại di tích.
  • Tránh gây ồn ào hoặc có những hành động làm mất đi sự trang nghiêm của Gò Đống Đa. 
Khung cảnh lễ hội Gò Đống Đa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các điểm tham quan gần Gò Đống Đa nhất định phải đến

Ngoài Gò Đống Đa, khu vực quận Đống Đa còn tập trung nhiều địa điểm tâm linh có giá trị lịch sử, văn hoá sâu sắc khác. Dưới đây là một số điểm tham quan gần Gò Đống Đa mà du khách không nên bỏ qua:

Chùa Bộc

Đầu tiên trong danh sách phải để đến chùa Bộc – tọa lạc trên phố Chùa Bộc, cách Gò Đống Đa chỉ khoảng 1km. Chùa Bộc được xây dựng từ thời Hậu Lê và gắn liền với chiến thắng lịch sử tại Gò Đống Đa. 

Theo truyền thuyết, đây từng là nơi quân Tây Sơn tập kết sau trận chiến năm 1789 và cũng là nơi tưởng niệm các binh sĩ đã hy sinh. 

Ngôi chùa mang kiến trúc cổ kính, trang nghiêm với các pho tượng Phật, La Hán và tượng Quang Trung. Không gian chùa thanh tịnh với cây xanh bao phủ, mang lại cảm giác yên bình giữa lòng thành phố. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức lễ cầu an và các hoạt động văn hóa tâm linh dịp Tết Nguyên Đán.

Chùa Bộc tại phố Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội (Ảnh: Vương Lộc)

Chùa Kim Sơn

Chùa Kim Sơn – tọa lạc trên phố Đông Tác, cách Gò Đống Đa khoảng 1,5km. Chùa được xây dựng từ thời Lê và là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng của khu vực.

Chùa Kim Sơn sở hữu hệ thống tượng Phật bằng đồng lớn và được chạm khắc tinh xảo. Khuôn viên rộng rãi với hồ nước và nhiều cây cổ thụ tạo nên không gian thanh tịnh.

Vào các dịp lễ lớn như lễ Vu Lan, lễ Phật Đản, chùa Kim Sơn thường tổ chức các buổi lễ và khóa tu thu hút đông đảo Phật tử. Nếu có cơ hội, bạn nhất định phải ghé thăm ngôi chùa cổ này nhé!

Chùa Kim Sơn tại phố Đông Tác, quận Đống Đa (Ảnh: Báo Nhịp Sống Hà Nội)

Chùa Nam Đồng

Một địa điểm không thể bỏ qua khi tới quận Đống Đa chính là chùa Nam Đồng – nằm tại phố Hồ Đắc Di, cách Gò Đống Đa chưa đến 2km. Chùa Nam Đồng có tuổi đời hơn 200 năm, từng là nơi các nhà yêu nước tụ họp trong phong trào cách mạng đầu thế kỷ 20.

Ngôi chùa tuy nhỏ nhưng mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống với mái ngói cong và các họa tiết chạm khắc tinh tế. Nơi đây còn lưu giữ nhiều thư tịch cổ và kinh Phật quý hiếm. Chùa cũng là nơi tổ chức các buổi giảng pháp và hoạt động thiện nguyện, thu hút sự tham gia đông đảo của các tăng ni, Phật tử.

Chùa Nam Đồng tại phố Hồ Đắc Di, quận Đống Đa (Ảnh: Đống Đa 360)

FAQs – Mọi người cũng hỏi về Gò Đống Đa

Dưới đây là một số câu hỏi thường được hỏi và quan tâm về Gò Đống Đa:

Tại sao lại gọi là Gò Đống Đa? Gò Đống Đa là gì?

Sau trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa, giặc Thanh chết như ngả rạ. Sau đó, vua đã lệnh thu nhặt tất cả xác giặc để chôn lấp vào 12 cái hố rộng. Tuy nhiên, xác giặc quá nhiều tạo thành những gò cao kéo dài từ Thịnh Quang đến Nam Đồng. Sau này, trên những gò mọc rất nhiều cây đa nên người dân gọi là Gò Đống Đa.

Lễ hội Gò Đống Đa có những trò chơi gì? 

Theo truyền thống, lễ hội Gò Đống Đa sẽ có rất nhiều hoạt động và trò chơi thú vị như: trò chơi cờ người, đấu vật truyền thống, kéo co, trò chơi ô ăn quan và nhảy dây, múa rồng và trống hội…

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức ở đâu?

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức tại gò Đống Đa, phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội vào ngày mùng 5 Tết Âm Lịch hằng năm.

Gò Đống Đa Quang Trung cho xây dựng có ý nghĩa gì? 

Gò Đống Đa được xây dựng nhằm để tôn vinh chiến thắng trận Ngọc Hồi – Đống Đa vang đội và là biểu tượng cho tinh thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Đống Đa có nghĩa là gì? 

Thời xưa, Đống Đa là tên của khu vực phía Bắc làng Khương Thượng. Đây chính là nơi nghĩa quân Tây Sơn của vua Quang Trung đại phá và đánh bại hơn 20 vạn quân Thanh. 

Gò đống là gì?

“Gò đống” là những đồi đất nhỏ hoặc những điểm nhô cao, có thể được hình thành tự nhiên hoặc do con người tạo dựng lên. “Gò đống” cũng có thể được hiểu là “mồ mả” vì nhân dân ta thường gọi nấm mộ của những người vô danh là “ông đống”.

Tổng kết

Gò Đống Đa là một di tích lịch sử quan trọng của thủ đô gắn liền với chiến thắng vang dội trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa của đội quân Tây Sơn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp rất đầy đủ và chi tiết các thông tin về Gò Đống Đa giúp bạn chuẩn bị tốt cho chuyến tham quan sắp tới.

Tham khảo thêm các địa điểm tâm linh tại Hà Nội:

Khám phá chùa Một Cột – Ngôi chùa độc đáo nhất Châu Á

Khám phá chùa Láng: Một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam

Khám phá Chùa Trấn Quốc, “đóa sen vàng” giữa lòng Hà Nội

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây