Tìm hiểu Đình Vạn Phúc – Nơi lưu giữ hồn thiêng đất Ba Đình

Tọa lạc tại phố Đội Cấn, Đình Vạn Phúc là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời nhất của Hà Nội. Ngôi đình là nơi thờ tự Linh Lang Đại Vương – vị thần bảo hộ cho vùng đất Ba Đình xưa, đồng thời cũng là minh chứng sống động cho kiến trúc tâm linh truyền thống của người Việt.

Giới thiệu Đình Vạn Phúc – Nơi gìn giữ linh hồn đất Ba Đình

Địa chỉ: Ngõ 194 Phố Đội Cấn, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Giờ mở cửa: Cả ngày.

Đình Vạn Phúc Ba Đình là một trong những ngôi đình cổ nhất Hà Nội hiện nay, nằm trên khu đất cao tại ngõ 194 phố Đội Cấn, quận Ba Đình. Còn được biết đến với tên gọi Đình Hàng Tổng hoặc Đình Vạn Bảo, công trình này được xây dựng từ thế kỷ XI, thời kỳ kinh đô Thăng Long đang được định hình dưới triều đại nhà Lý.

Đình Vạn Phúc là một trong những ngôi đình cổ nhất hiện nay ở Hà Nội
Đình Vạn Phúc là một trong những ngôi đình cổ nhất hiện nay ở Hà Nội (Ảnh: Google Maps)

Đình thờ Linh Lang Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần – con thứ tư của vua Lý Thánh Tông, người đã có công lớn trong việc chống giặc Tống, bảo vệ kinh thành Thăng Long. 

Theo truyền thuyết, nơi đây từng là địa điểm đóng quân của ngài. Ngoài ra, Đình Vạn Phúc còn thờ Mẫu Thiên Tiên Lý Huệ Tông, phản ánh sự phong phú trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Đình là nơi thờ hoàng tử Linh Lang - người con thứ tư của vua Lý Thánh Tông
Đình là nơi thờ hoàng tử Linh Lang – người con thứ tư của vua Lý Thánh Tông (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Là một phần của cụm di tích Vạn Phúc bao gồm đình Vạn Phúc, miếu Trắng và chùa Bát Tháp, công trình đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1986, và tiếp tục được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa vào năm 1992. 

Đình không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời, mà còn là minh chứng sống động cho lịch sử hào hùng của vùng đất kinh kỳ Thăng Long – Hà Nội từ xưa đến nay.

Ngôi đình đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa vào năm 1992
Ngôi đình đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa vào năm 1992 (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quay ngược thời gian, nhìn về lịch sử hình thành nên Đình Vạn Phúc Ba Đình

Đình Vạn Phúc được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, tại khu vực vốn có tên là trại Vạn Bảo – một trong những điểm đóng quân quan trọng thuộc khu Thập Tam Trại trước kia.

Vùng đất này từng rất rộng lớn, có 4 xóm tương ứng với 4 giáp: Thượng, Hạ, Trung và Nam. Khung cảnh xưa có đầm Cây Khế và hồ Trước Cửa thanh bình, dù sau này cả hai đã bị san lấp gần hết trong thế kỷ XX. Trại Vạn Bảo về sau đổi tên thành Vạn Phúc và ngôi đình trở thành đình hàng tổng của khu vực.

Đình Vạn Phúc trước kia thuộc khu Thập Tam Trại
Đình Vạn Phúc trước kia thuộc khu Thập Tam Trại (Ảnh: Sưu tầm Facebook)

Đình Vạn Phúc gắn liền với tên tuổi của Linh Lang Đại Vương – vị tướng tài thời Lý. Được đặt tên là Hoàng Chân, ngài là hoàng tử thứ tư của vua Lý Thánh Tông, con của cung phi thứ 9 có quê ở xã Bồng Lai, Đan Phượng, trấn phương Tây, trong vùng Đồng Đoàn.

Dù lúc ngài mới 7 tuổi thì vua cha băng hà vào năm 1072, nhưng đến năm 1075, khi giặc Tống xâm lược, vị hoàng thân trẻ tuổi này đã cùng hoàng thân Chiêu Văn chỉ huy Hạm thuyền vượt biển Vĩnh An, tiến công các đồn giặc và phối hợp với tướng Tôn Đản giành chiến thắng vang dội trước quân Tống.

Linh Lang Đại Vương đã cùng hoàng tử Chiêu Văn đại phá quân Tống
Linh Lang Đại Vương đã cùng hoàng tử Chiêu Văn đại phá quân Tống (Ảnh: Sưu tầm Facebook)

Công lao của Linh Lang Đại Vương đã được vua triều Lý ghi nhận, tổ chức Đại yến vinh danh và được dân chúng đời đời kính trọng. Năm 1076, khi giặc Tống tái xâm lược, ông một lần nữa lãnh đạo quân đội, tấn công phòng tuyến phía Đông của địch tại sông Như Nguyệt, góp phần bảo vệ bờ cõi Tổ quốc.

Sau khi Linh Lang Đại Vương anh dũng hy sinh vào ngày mùng 10 tháng 2 năm Đinh Tỵ (1077) tại sông Như Nguyệt, nhà vua đã ban phong Mỹ tự và cho phép 269 làng trại trong cả nước xây đền miếu thờ ngài với tước hiệu Linh Lang Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. 

Hiện nay, Linh Lang Đại Vương được 269 khu vực trên cả nước xây miếu thờ cúng
Hiện nay, Linh Lang Đại Vương được 269 khu vực trên cả nước xây miếu thờ cúng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong số đó, đình Vạn Phúc được xem là một trong những nơi thờ tự quan trọng, góp phần lưu giữ câu chuyện về vị anh hùng đã hiến dâng tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông.

Kiến trúc độc đáo của Đình Vạn Phúc – Biểu tượng cổ kính

Tọa lạc trong ngõ 194 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội, đình có tổng diện tích khuôn viên lên đến hơn 15.000m². Khu vực này trước đây từng bị một số hộ dân lấn chiếm, nhưng sau đó đã được thu hồi để khôi phục lại không gian nguyên gốc.

Ngay từ cổng vào, du khách đã được chiêm ngưỡng lối kiến trúc nghi môn tứ trụ đặc trưng với hai cổng phụ và đôi tượng voi phục uy nghi, dẫn vào khoảng sân rộng với hai dãy tả hữu mạc tuy đã đổ nát, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của thời gian.

Chỉ cần quan sát sẽ thấy cổng đình được chạm khắc tỉ mỉ, in hằn dấu vết thời gian
Chỉ cần quan sát sẽ thấy cổng đình được chạm khắc tỉ mỉ, in hằn dấu vết thời gian (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khu vực chính của đình gồm nhiều công trình mang giá trị kiến trúc cao. Phần Đại đình được xây dựng trên nền cao 5 bậc, hướng về phía tây nhìn ra đường làng.

Điểm nổi bật trong kiến trúc của đình là tổ hợp tòa tiền tế và tòa trung tế rộng 7 gian được xếp song song tạo thành hình chữ “Nhị”, được xây dựng vào tháng Hai âm lịch năm Minh Mệnh thứ 7 (1826). Các công trình này đều được thiết kế theo kiểu tường hồi bít đốc với mái lợp ngói ri, được chống đỡ bởi 6 hàng chân cột lim to chắc chắn.

Tòa tiền tế và tòa trung tế đều được chống đỡ bởi 6 hàng chân cột lim to
Tòa tiền tế và tòa trung tế đều được chống đỡ bởi 6 hàng chân cột lim to (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một điểm độc đáo trong kiến trúc của đình là phần ống muống 3 gian dọc, được tu bổ vào tháng Mười âm lịch năm Thành Thái thứ 16 (1904). Phần này được nối liền khéo léo với gian giữa trung tế và tòa thượng điện 3 gian, tạo nên không gian tổng thể hài hòa mang hình chữ “Công” đặc trưng của kiến trúc đình làng Việt Nam.

Đình Vạn Phúc mang phong cách đặc trưng của đình làng Việt Nam
Đình Vạn Phúc mang phong cách đặc trưng của đình làng Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên trong Đình Vạn Phúc là một kho tàng nghệ thuật với những mảng chạm khắc gỗ tinh xảo, cùng nhiều cổ vật quý giá được bảo tồn qua thời gian. 

Những hiện vật này bao gồm các sắc phong lịch sử, cỗ kiệu có thể tháo gấp độc đáo, cửa võng được sơn son thếp vàng công phu và những bức đại tự, câu đối lòng máng dóng trúc mang đậm giá trị văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Bên trong đình lưu trữ vô vàn hiện vật văn hóa truyền thống quý báu
Bên trong đình lưu trữ vô vàn hiện vật văn hóa truyền thống quý báu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc biệt, 4 tấm bia lớn có niên đại từ thế kỷ XVIII – XIX vẫn còn được lưu giữ tới ngày nay, ghi dấu công đức của nhân dân khu Thập Tam Trại và làng Vạn Phúc trong việc xây dựng ngôi đình Hàng Tổng này.

Những giá trị tâm linh và văn hóa tại Đình Vạn Phúc Ba Đình, Hà Nội

Hằng năm, lễ hội truyền thống Đình Vạn Phúc – kỷ niệm ngày hóa của Linh Lang Đại Vương được tổ chức linh đình diễn ra vào ngày 9/2 âm lịch. Trước ngày chính hội, ngày 8/2 âm lịch tại đình sẽ diễn ra các nghi thức trang trọng như tế yết, lễ rước nước từ chùa Bát Tháp về đình và tụng kinh cầu cho quốc thái dân an. 

Lễ hội truyền thống Đình Vạn Phúc được tổ chức linh đình vào ngày 9/2 âm lịch hằng năm
Lễ hội truyền thống Đình Vạn Phúc được tổ chức linh đình vào ngày 9/2 âm lịch hằng năm (Ảnh: Sưu tầm Facebook)

Vào ngày chính hội, lễ hội trở nên sôi động với các tiết mục dâng lễ của dòng họ, khách thập phương và đội tế nam nữ từ các làng lân cận. Buổi chiều kết thúc bằng lễ tạ và tế giã, do đội tế nam đảm nhiệm. 

Song song với nghi lễ truyền thống là các trò chơi dân gian như chọi gà, tổ tôm điếm và biểu diễn văn nghệ của dân làng, mang đến không khí vui tươi, đoàn kết. Bên cạnh đó, đình còn tổ chức lễ vào ngày 12/9 âm lịch (ngày Đại yến khao quân) và 13/12 âm lịch (ngày sinh của Đức Thánh).

Các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi vào ngày lễ hội tại đình
Các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi vào ngày lễ hội tại đình (Ảnh: Sưu tầm Facebook)

Ngoài lễ hội truyền thống, đình Vạn Phúc còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động tâm linh khác như lễ Phật đản, lễ cầu an vào đầu năm mới hay lễ cúng rằm tháng bảy. Những nghi lễ này thu hút nhiều người dân và khách thập phương tới dự, thể hiện sự kính ngưỡng với các giá trị tâm linh cổ truyền.

Các khóa tu thiền và học Phật pháp cũng được tổ chức tại đình và chùa Bát Tháp gần đó, tạo cơ hội để người dân và du khách trải nghiệm sự thanh tịnh, tìm hiểu triết lý nhà Phật cũng như rèn luyện tinh thần. Đây là một phần quan trọng trong việc phát huy giá trị văn hóa tâm linh của đình và khu di tích.

Những giá trị tâm linh của Đình Vạn Phúc đang được tiếp tục gìn giữ, lưu truyền
Những giá trị tâm linh của Đình Vạn Phúc đang được tiếp tục gìn giữ, lưu truyền (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc tổ chức các hoạt động văn hóa và tâm linh tại Đình Vạn Phúc đã giúp cho người dân thêm phần gắn kết, tiếp tục bảo tồn di sản, tiếp nối truyền thống ông cha và hướng con người đến những giá trị tốt đẹp hơn. 

Một số di tích văn hóa gần Đình Vạn Phúc Hà Nội

Trong khu vực quận Ba Đình, bên cạnh Đình Vạn Phúc thì còn có rất nhiều di tích lịch sử và văn hóa khác đáng để bạn khám phá. Mỗi di tích đều mang một câu chuyện lịch sử riêng, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa của thủ đô:

Phủ Chủ Tịch

Phủ Chủ tịch nằm tại số 2 Hùng Vương, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội, cách Đình Vạn Phúc chỉ khoảng 1.8km về phía Đông Bắc. Đây là quần thể kiến trúc nổi bật, gắn liền với giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam và được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 1975.

Phủ Chủ tịch giữ một vị trí quan trọng trong các di tích lịch sử, văn hóa tại thủ đô hiện nay
Phủ Chủ tịch giữ một vị trí quan trọng trong các di tích lịch sử, văn hóa tại thủ đô hiện nay (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tòa nhà Phủ Chủ tịch được xây dựng từ thế kỷ XX, mang phong cách kiến trúc thuộc địa Pháp cổ điển, với 30 phòng được thiết kế đối xứng và trang trí tinh xảo. Bao quanh là khu vườn xanh mát với những cây xoài lâu năm, tạo nên không gian yên bình giữa lòng Thủ đô.

Phủ Chủ tịch từng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất, từ năm 1954 đến 1969. Không chỉ mang giá trị lịch sử to lớn, nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật cùng tư liệu quý, phản ánh cuộc đời giản dị và tinh thần cách mạng của Người. Đây cũng là điểm đến thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm.

Đền Voi Phục

Cách Đình Vạn Phúc khoảng 3km, Đền Voi Phục hiện tọa lạc tại số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Là một trong Thăng Long Tứ Trấn và cùng thờ Linh Lang Đại Vương giống như Đình Vạn Phúc, đền được xem là nơi thờ chính thức hoàng tử Linh Lang.

Đền được xây dựng từ năm 1065 dưới triều đại Lý Thánh Tông, nằm trên một gò đất cao với kiến trúc cổ kính. Công trình nổi bật với 12 bậc đá, giếng bán nguyệt, mái đền chạm khắc hình phượng, lân và rồng, chính điện trang nghiêm thờ bài vị cùng tượng thần Linh Lang.

Đền Voi Phục được xem là nơi thờ hoàng tử Linh Lang chính thức
Đền Voi Phục được xem là nơi thờ hoàng tử Linh Lang chính thức (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hằng năm, lễ hội đền Voi Phục diễn ra từ mùng 9 đến 11 tháng 2 âm lịch, bao gồm các nghi thức rước kiệu và dâng hương. Lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa như võ thuật hay chọi gà, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia, làm nổi bật giá trị văn hóa, tâm linh đặc biệt của di tích.

Lăng Bác

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội, cách Đình Vạn Phúc khoảng 1km. Nằm ngay trung tâm Quảng trường Ba Đình lịch sử, đây là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Lăng Bác mang phong cách kiến trúc kiên cố, đơn giản nhưng đầy uy nghiêm, được xây dựng từ các vật liệu quý như đá granite, gỗ quý từ khắp mọi miền đất nước. Thi hài Bác được bảo quản trong hòm kính và đặt trên bệ đá cẩm thạch, được chăm sóc kỹ lưỡng, thể hiện lòng tôn kính đối với Người.

Lăng Bác là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
Lăng Bác là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bao quanh Lăng là không gian xanh mát và các công trình phụ trợ, tạo nên không gian thanh tịnh, hòa quyện thiên nhiên. Một trải nghiệm mà bạn không nên bỏ lỡ khi tới thăm Lăng Bác là tham dự lễ Thượng cờ và Hạ cờ được tổ chức hàng ngày vào 6h sáng và 21h tối, để cảm nhận sự thiêng liêng và niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

Cột Cờ Hà Nội

Cách Đình Vạn Phúc gần 2km, Cột cờ Hà Nội nằm tại số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Công trình được xây dựng vào năm 1805 và hoàn thiện năm 1812 dưới triều Nguyễn, trở thành một trong những biểu tượng lịch sử lâu đời và kiên cố nhất của Thủ đô.

Cột cờ được thiết kế gồm ba tầng đế hình vuông cụt, thân tháp hình bát giác cao 18.2m, trên cùng là lầu bát giác trang nghiêm với lá cờ đỏ sao vàng rộng 24m² phấp phới tung bay. Cột cờ là hình ảnh quen thuộc với nhiều người dân thủ đô, gợi nhớ về những dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Cột cờ Hà Nội là một “chứng nhân” cho dòng chảy lịch sử thăng trầm của dân tộc
Cột cờ Hà Nội là một “chứng nhân” cho dòng chảy lịch sử thăng trầm của dân tộc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo trên Cột cờ, đánh dấu dân tộc ta đã độc lập. Đến năm 1989, công trình được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, trở thành điểm đến không thể bỏ qua với những ai muốn khám phá giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất ngàn năm văn hiến.

Hướng dẫn di chuyển đến Đình Vạn Phúc

Để đến Đình Vạn Phúc, du khách có thể lựa chọn một lịch trình di chuyển tối ưu bằng cách xuất phát từ trung tâm Hà Nội. Từ khu vực Hồ Hoàn Kiếm, bạn di chuyển theo hướng phố Hàng Bông, qua phố Nguyễn Thái Học, sau đó rẽ vào phố Đội Cấn. 

Bạn di chuyển vào phố Đội Cấn để đến tham quan Đình Vạn Phúc
Bạn di chuyển vào phố Đội Cấn để đến tham quan Đình Vạn Phúc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đình Vạn Phúc tọa lạc trong ngõ 194 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, chỉ cách trung tâm khoảng 5 km, thuận tiện cho cả xe máy, ô tô và xe bus dễ dàng di chuyển tới nơi.

Di chuyển tự túc bằng xe máy

Có nhiều tuyến đường để di chuyển đến Đình Vạn Phúc từ khu vực trung tâm, tùy thuộc vào tình hình giao thông và điểm xuất phát cụ thể của bạn. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Tuyến 1 (Đi đường Trần Phú – Kim Mã): Đi theo đường Trần Phú, rẽ vào đường Kim Mã. Tiếp tục đi thẳng Kim Mã, đến ngã tư giao với Đội Cấn thì bạn rẽ trái vào Đội Cấn. Đi khoảng vài trăm mét đến số nhà 194 Đội Cấn, rẽ vào ngõ là đến đình.
  • Tuyến 2 (Đi đường Nguyễn Thái Học – Sơn Tây): Đi theo đường Nguyễn Thái Học, rẽ vào đường Sơn Tây. Đi hết đường Sơn Tây, gặp đường Đội Cấn thì bạn rẽ phải. Đi khoảng vài trăm mét đến số nhà 194 Đội Cấn thì bạn rẽ vào ngõ.
  • Tuyến 3 (Đi đường Hùng Vương – Hoàng Diệu – Quán Thánh): Đi theo đường Hùng Vương, sau đó đi vào đường Hoàng Diệu. Đi hết đường Hoàng Diệu thì bạn rẽ phải vào đường Quán Thánh. Đi hết Quán Thánh, bạn chuyển làn sang trái vào Đội Cấn. Tiếp tục đi đến số nhà 194 Đội Cấn rồi rẽ vào ngõ.
Đình Vạn Phúc nằm tại ngõ 194 Đội Cấn
Đình Vạn Phúc nằm tại ngõ 194 Đội Cấn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngay tại ngõ 194 Đội Cấn có khu vực gửi xe dành cho khách tham quan, giá vé thường dao động từ 5.000 – 10.000 VNĐ/xe máy tùy vào thời điểm. Nếu ngõ đông đúc, bạn có thể gửi xe ở các điểm trông giữ gần đó như tại các quán cà phê, hoặc nhà dân trong khu vực.

Lưu ý rằng di chuyển đến Đình Vạn Phúc, bạn nên lái xe chậm rãi và cẩn thận vì ngõ 194 Đội Cấn khá hẹp. Hãy ưu tiên đi vào buổi sáng, hoặc chiều để tránh giờ cao điểm và mang theo tiền lẻ để tiện gửi xe.

Di chuyển bằng xe bus

Có khá nhiều tuyến xe bus có điểm dừng gần ngõ 194 Đội Cấn, du khách có thể chọn các tuyến xe bus sau để đến Đình Vạn Phúc:

  • Tuyến 09A (Bờ Hồ – Cầu Giấy): Tuyến này đi qua đường Kim Mã, bạn có thể xuống ở điểm dừng gần ngã tư Kim Mã – Đội Cấn, sau đó đi bộ khoảng 5 – 10 phút vào đường Đội Cấn. Từ đây bạn đi thêm khoảng 600m là sẽ tới đình.
  • Tuyến 22A (Bến xe Gia Lâm – Nhổn): Tuyến này cũng đi qua đường Kim Mã, tương tự như tuyến 09A, bạn xuống ở điểm dừng gần ngã tư Kim Mã – Đội Cấn.
  • Tuyến 33 (Bến xe Mỹ Đình – Xuân Đỉnh): Tuyến này đi qua đường Đội Cấn, bạn có thể xuống ở điểm dừng gần số nhà 285 Đội Cấn (cách ngõ 194 khoảng vài trăm mét). Đây có lẽ là tuyến thuận tiện nhất vì dừng gần Đình Vạn Phúc hơn.
  • Tuyến E05 (Long Biên – Yên Nghĩa): Tuyến này đi qua đường Kim Mã. Bạn có thể xuống tại điểm dừng gần ngã tư Kim Mã – Đội Cấn, sau đó đi bộ thêm khoảng 5 – 10 phút để đến Đình Vạn Phúc.
Có nhiều tuyến xe bus khác nhau dừng gần đình để bạn tự do lựa chọn
Có nhiều tuyến xe bus khác nhau dừng gần đình để bạn tự do lựa chọn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi chọn tuyến xe bus phù hợp, bạn cũng nên tham khảo giá vé và thời gian di chuyển để lên kế hoạch thuận tiện hơn:

  • Giá vé: Dao động từ 7.000 – 10.000 VNĐ/lượt tùy tuyến.
  • Thời gian di chuyển: Từ trung tâm thành phố hoặc các bến xe lớn như Mỹ Đình, Gia Lâm, thời gian đến Đình Vạn Phúc mất khoảng 20 – 40 phút tùy tình hình giao thông.

Khi lên xe, bạn đừng quên thông báo rõ với tài xế hoặc phụ xe rằng bạn muốn xuống tại điểm gần Đình Vạn Phúc Ba Đình, để tránh nhầm lẫn với Đình Vạn Phúc ở Hà Đông. Đồng thời, bạn nên kiểm tra lịch trình xe buýt trước để tránh chờ đợi quá lâu.

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM

Nếu bạn không muốn phải chen chúc trên chuyến xe buýt đông người, hay ngại việc phải tự di chuyển đến Đình Vạn Phúc, thì Xanh SM sẽ là một lựa chọn đáng để bạn xem xét. 

Là dịch vụ xe thuần điện tiên phong tại Việt Nam, Xanh SM cung cấp trải nghiệm di chuyển thoải mái, không khói bụi và thân thiện với môi trường, giúp bạn tận hưởng trọn vẹn hành trình đến di tích lịch sử này.

Bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ của Xanh SM để di chuyển thuận tiện hơn
Bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ của Xanh SM để di chuyển thuận tiện hơn (Ảnh: Xanh SM)

Với nhiều phương tiện đa dạng từ xe máy điện đến ô tô điện, Xanh SM phù hợp với mọi nhu cầu di chuyển. Chỉ cần tải ứng dụng TẠI ĐÂY, chọn điểm đến là Đình Vạn Phúc và phương tiện yêu thích của bạn, đội ngũ tài xế chuyên nghiệp của Xanh SM sẽ đảm bảo đưa bạn đến nơi an toàn, nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Cùng sử dụng dịch vụ Xanh SM để góp phần bảo vệ môi trường
Cùng sử dụng dịch vụ Xanh SM để góp phần bảo vệ môi trường (Ảnh: Xanh SM)

Sau chuyến đi, bạn đừng quên đánh giá 5 sao kèm bình luận chi tiết để Xanh SM ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Một số lưu ý cần biết khi tham quan Đình Vạn Phúc Ba Đình

Khi đến tham quan Đình Vạn Phúc, du khách cần nắm rõ một số lưu ý quan trọng để có một chuyến đi ý nghĩa và trọn vẹn. Dưới đây là những điều bạn cần biết trước khi ghé thăm di tích lịch sử này:

  • Thời gian lý tưởng để tham quan: Đình Vạn Phúc thường mở cửa từ sáng đến chiều muộn, nhưng bạn nên đến vào buổi sáng để tận hưởng không khí mát mẻ, yên tĩnh và tránh tình trạng đông đúc.
  • Trang phục phù hợp: Đình là nơi linh thiêng, vì vậy du khách nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo, tránh những trang phục quá ngắn hoặc không phù hợp để thể hiện sự tôn kính.
  • Giữ gìn vệ sinh và không gian chung: Khi tham quan, hãy giữ gìn vệ sinh chung bằng cách bỏ rác đúng nơi quy định. Tránh làm ồn hoặc thực hiện các hành động gây mất mỹ quan tại khu vực đình.
  • Tuân thủ các quy định chụp ảnh: Một số khu vực trong đình có thể không được phép chụp ảnh. Bạn nên hỏi rõ hướng dẫn viên hoặc nhân viên quản lý để tránh vi phạm quy định.
  • Đặt lễ và hành lễ đúng cách: Nếu bạn có ý định dâng lễ, hãy chuẩn bị lễ vật đơn giản, đúng phong tục và hành lễ một cách trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính.
  • Tôn trọng văn hóa địa phương: Khi giao tiếp với người dân hoặc tham gia các hoạt động tại đình, hãy giữ thái độ lịch sự, tôn trọng văn hóa và phong tục của cộng đồng địa phương.
Hãy cư xử đúng mực để thể hiện sự tôn trọng đối với không gian tại đình
Hãy cư xử đúng mực để thể hiện sự tôn trọng đối với không gian tại đình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ghi nhớ những lưu ý này không chỉ giúp chuyến tham quan của bạn thêm phần trọn vẹn, mà còn góp phần bảo tồn và giữ gìn giá trị văn hóa của di tích Đình Vạn Phúc.

FAQ – Mọi người cùng hỏi về Đình Vạn Phúc

Nếu bạn đang có kế hoạch khám phá Đình Vạn Phúc nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc về địa điểm này, hãy tham khảo mục FAQ – Mọi người cùng hỏi về Đình Vạn Phúc dưới đây của Xanh SM:

Đình Vạn Phúc thờ ai?

Đình Vạn Phúc thờ Linh Lang Đại Vương, tên thật là Hoàng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông. 

Ngài được tôn vinh là Thượng Đẳng Phúc Thần nhờ công lao to lớn trong việc chống giặc Tống, bảo vệ kinh thành Thăng Long. Ngoài ra, đình còn thờ Mẫu Thiên Tiên Lý Huệ Tông, thể hiện sự đa sắc trong tín ngưỡng thờ tự của dân tộc.

Đình Vạn Phúc có tên gọi khác là gì?

Đình Vạn Phúc còn được gọi với các tên khác là Đình Hàng Tổng hay Đình Vạn Bảo, những cái tên phản ánh sự gắn bó của ngôi đình với vùng đất Thập Tam Trại xưa, cùng vai trò quan trọng của đình trong đời sống văn hóa địa phương.

Lễ hội đình làng Vạn Phúc Ba Đình diễn ra khi nào?

Lễ hội chính tại Đình Vạn Phúc Ba Đình diễn ra vào ngày mùng 9/2 âm lịch hàng năm, kỷ niệm ngày hóa của Linh Lang Đại Vương. 

Ngoài ra, các ngày 12/9 âm lịch (Đại yến khao quân) và 13/12 âm lịch (ngày sinh của Đức Thánh) tại đình cũng tổ chức với những nghi lễ truyền thống khác.

Dù trải qua bao thế kỷ, Đình Vạn Phúc vẫn đang là nơi tiếp nối những giá trị truyền thống của người Việt
Dù trải qua bao thế kỷ, Đình Vạn Phúc vẫn đang là nơi tiếp nối những giá trị truyền thống của người Việt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây, bạn vừa cùng Xanh SM tìm hiểu những thông tin thú vị về Đình Vạn Phúc – ngôi đình đã tồn tại hàng thế kỷ gắn liền với lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng của  vùng đất Ba Đình. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn thêm hiểu, thêm yêu một trong những di tích tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội!

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây