Đình Ứng Thiên là một ngôi đình cổ kính với kiến trúc độc đáo mà còn là nơi linh thiêng để mong cầu những điều tốt đẹp. Vậy đi đình Ứng Thiên cầu gì, khấn vái như nào,…. Dưới đây là một số kinh nghiệm đi lễ đình Ứng Thiên mà bạn cần biết.
Giới thiệu về đình Ứng Thiên
Đình Ứng Thiên (đình Hậu Thổ hoặc đình Nhà Bà) tọa lạc tại ngõ 151 phố Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1984, ngôi đình này đã được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố, khẳng định giá trị văn hóa lịch sử to lớn.
![Địa chỉ đình Ứng Thiên tại Đống Đa Hà Nội](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/455c7795-dinh-ung-thien-cau-gi-1.jpg)
Đình thờ nữ thần Hậu Thổ phu nhân – vị thần chủ về đất đai, mùa màng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Chính vì vậy, người dân thường đến đình để “xin lộc”, cầu may mắn về nhà cửa, đất đai.
Đi đình Ứng Thiên cầu gì?
Khi đến đình, người dân thường cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống, thể hiện lòng thành kính và ước nguyện chân thành. Vậy đi đình Ứng Thiên cầu gì? Dưới đây là những điều người dân thường cầu khi đến đình Ứng Thiên:
- Tài lộc và may mắn: Đây là mong ước phổ biến, đặc biệt là vào dịp đầu năm mới. Người dân cầu mong một năm làm ăn phát đạt, tài lộc dồi dào và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
- Bình an và sức khỏe: Sức khỏe là vốn quý của con người, thế nên người dân thường cầu mong bình an cho bản thân và gia đình, mong mọi người luôn khỏe mạnh, tránh khỏi bệnh tật.
- Công danh và sự nghiệp: Những người đang học hành hoặc làm việc thường đến đình cầu mong công danh thuận lợi, sự nghiệp thăng tiến và đạt được những thành công trong cuộc sống.
- Cầu duyên: Một số người trẻ (đặc biệt là những người còn độc thân) đến đình để cầu mong tìm được người bạn đời phù hợp.
![Người dân thường đến đình Ứng Thiên "xin lộc" và cầu may](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/01857d4b-dinh-ung-thien-cau-gi-2.jpg)
Việc đến đình Ứng Thiên không chỉ là hành trình tâm linh mà còn là dịp để mỗi người tìm về cội nguồn, thể hiện lòng thành kính với các bậc thần linh và những người có công với đất nước. Giữa chốn linh thiêng này, tâm hồn mỗi người như được gột rửa, trở nên bình yên hơn trước những bộn bề của cuộc sống hiện đại.
Văn khấn đình Ứng Thiên
Trên nhiều diễn đàn và hội nhóm, bạn có thể tìm thấy đa dạng các bài văn khấn đình Ứng Thiên Láng Hạ. Tuy nhiên, bài khấn đình Ứng Thiên dưới đây được nhiều người sử dụng và truyền tai nhau mà bạn có thể tham khảo:
Nam mô A Di đà phật. Nam mô A Di đà phật. Nam mô A Di đà phật. Nam mô vô thượng khu không địa mẫu hóa dưỡng sinh bảo mạng đại tự tônTính chủ chúng con xin khấu đầu bách bái. Hôm nay, ngày…. tháng…. năm….Tại Ứng Thiên linh tự, Phường láng Hạ, Đống Đa Hà Nội. Tính chủ con là: …. Tuổi: … Ngụ tại: …. Con lạy chín phương trời, lạy mười phương chư phật, chư phật mười phương.Con lạy Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Đại Đế.Con lạy Đức Mẹ – Thừa Thiên Hiệu Pháp Đức Quang Thái Hậu thổ Hoàng Đình Kỳ Cửu Lũy Nguyên Quân mã vàng Bồ Tát. Con xin tấu lạy Tả Hữu Văn Quang võ tướng, Câu Mang Thần tướng, tả trực Đại Vương, Cộng đồng quan bệ hạ linh quang , Tam tòa thánh mẫu – Tam phủ cộng đồng, Tứ phủ vạn linh, Cộng đồng Thánh đế Ngọc bệ hạ. Con xin tấu lạy Tả quan đương niên, hữu quan dương cản, tả quan thanh tra, hữu quan giám sát.Con xin tấu lạy Ban ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ đại thần, thanh xà phó tướng, bạch xà đại quan. Con tấu lạy Con tấu lạy đức ngọc phật Hồ Chí Minh, Tấu lạy hương linh các cụ Hậu, nay thinh chủ con thành tâm sử biện hương hoa, đăng trà quả phẩm, giọt dầu nén nhanh, tờ vàng lá sớ, dâng cúng phật thánh, dâng hiến tôn thần, cúi xin giá lâm trước án, chứng giám lòng thành, độ cho bách gia trăm họ an cảnh thái bình, nhan an vật thịnh, người người hoan hỷ vinh xương, nhà nhà cát tường khang kiện. Con cúi xin thánh mẫu – Nhị Đức tôn thần phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh cầu tài đắc lộc, cầu bình an được bình an. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí chuối, 3 tháng hè, 9 tháng thu đông, vạn sự hanh thông gặp nhiều may mắn, con cầu xin cho con cháu thảo hiền, học hành tấn tới, đỗ đạt đăng khoa đơm hoa kết trái. Nay chúng con kẻ phàm trần, còn tham ba sân si, việc âm chưa tường, việc dương chưa tỏ, chính pháp chưa quang tâm chưa thanh tịnh. Mong đức mẹ mở lòng hải hà, biến hung thành cát cho biết đường mà lặn lội, biết lối mà đi tam quy phật pháp. Nay cúi xin sớ cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Chúng con cúi đầu cẩn cáo.A Di đà phật. Hôm nay con mang miệng về tấu, mang đầu về bái yết kiến. Con xin tấu lạy Đức Địa Mẫu anh minh, nhị vị Tôn Thần đèn giời soi sáng phù hộ độ trì cho chúng con được mua ………..( được bán ) ………………….Được thăng quan tiến chức ……Nói có kẻ nghe đe nhiều kẻ nể, sự nghiệp hanh thông công danh thành đạt. Mong đức địa mẫu ứng ninh cho con xin một đài nhất âm nhất dương. Con xin chí tâm báo đáp. Cung thỉnh. Nam mô A Di đà phật. Nam mô A Di đà phật. Nam mô A Di đà phật. |
Kinh nghiệm đi lễ đình Ứng Thiên
Ngoài việc tìm hiểu đi đình Ứng Thiên cầu gì, bạn cũng cần nắm rõ cách chuẩn bị lễ vật sao cho đúng. Do đó, một số kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn sắm lễ đình Ứng Thiên một cách chu đáo và trang trọng.
![Kinh nghiệm đi lễ đình Ứng Thiên cho người lần đầu trải nghiệm](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/9efdf84b-dinh-ung-thien-cau-gi-3.jpg)
Cách sắm lễ
Lễ vật khi đi đình Ứng Thiên không cần quá cầu kỳ nhưng cần thể hiện được lòng thành kính của người đi lễ. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết về cách sắm lễ dựa trên phong tục cổ truyền khi đến đình, đền, miếu, phủ tại Việt Nam:
- Lễ chay: Lễ để ban Phật thường bao gồm hương, hoa tươi, trà, quả và phẩm oản. Đối với ban Thánh Mẫu, lễ chay có thể sắm thêm một số hàng mã như tiền, vàng, nón,…
- Lễ mặn: Gồm gà luộc, lợn luộc (giò hoặc chả) để dâng lên ban công đồng – ban thờ Ngũ vị quan lớn.
- Lễ đồ sống: Bao gồm năm quả trứng vịt sống, hai quả trứng gà sống, một miếng thịt lợn khoảng vài lạng (được khía thành năm phần nhưng không đứt rời) và tiền vàng để dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà.
- Cỗ mặn sơn trang: Lễ vật bao gồm những đặc sản Việt Nam (cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả,…), gạo nếp cẩm nấu xôi chè. Lưu ý, bạn nên sắm theo số lượng 15, tượng trưng cho 15 vị được thờ tại ban sơn trang.
- Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Mâm lễ thường bao gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo, gương lược. Lễ vật cần nhỏ nhắn, xinh xắn và được bao trong túi nhỏ đẹp mắt.
![Các loại mâm lễ dâng bề trên tại đình Ứng Thiên Hà Nội](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/678ca845-dinh-ung-thien-cau-gi-4.jpg)
Trình tự dâng lễ
Theo phong tục truyền thống, khi đến đình Ứng Thiên, người dân thường thực hiện các bước dâng lễ theo trình tự sau:
Bước 1: Lễ trình
Trước khi vào đình, người dân sẽ lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước. Đây gọi là lễ trình, nhằm mục đích cáo với thần linh Thổ địa nơi mình đến dâng lễ. Sau khi thực hiện lễ trình, người dân mới được phép tiến hành lễ tại đình Ứng Thiên.
Bước 2: Sắp lễ
Sau lễ trình, người dân sẽ sửa soạn lại lễ vật một lần nữa. Lễ vật cần được bày biện cẩn thận trên các mâm và khay chuyên dùng cho việc cúng lễ tại đình. Công đoạn này thể hiện sự chu đáo và lòng thành kính của người dân đối với các vị thần linh.
![Mâm lễ được chuẩn bị cẩn thận và bày biện đẹp mắt](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/791995a8-dinh-ung-thien-cau-gi-5.jpg)
Bước 3: Đặt lễ
Người dân kính cẩn dùng hai tay nâng lễ vật lên và dâng lên bàn thờ. Thứ tự đặt lễ được thực hiện từ ban thờ chính đến ban thờ ngoài cùng. Bên cạnh đó, hãy tránh đặt lễ vật quá mạnh tay hoặc làm xáo trộn các vật phẩm trên bàn thờ.
Bước 4: Thắp hương
Sau khi đặt lễ lên các ban, người dân bắt đầu châm lửa thắp hương. Theo thứ tự truyền thống, việc thắp hương sẽ được ưu tiên thực hiện tại gian thờ chính giữa trước, sau đó mới đến các gian thờ hai bên.
![Nên thắp số lẻ nén hương (1, 3, 5, 7, 9 nén) và thường là 3 nén hương](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/c3e33a01-dinh-ung-thien-cau-gi-6.jpg)
Bước 5: Lạy và khấn vái
Sau khi hương được thắp và đặt vào lư hương, người dân sẽ thực hiện các bước lạy và khấn vái để bày tỏ lòng thành kính và cầu mong sự phù hộ từ các vị thần linh. Khi làm lễ, người dân lạy từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng.
Bước 6: Sớ trình (nếu có)
Nếu có sớ tấu trình, người dân có thể kẹp sớ vào giữa hai bàn tay hoặc đặt lên một đĩa nhỏ, nâng đĩa sớ lên ngang mày và vái ba lần. Trước khi đọc sớ và khấn lễ, thường có nghi thức thỉnh chuông (3 hồi chuông) nhằm thông báo với các vị thần linh về sự hiện diện của người dân và những mong muốn được trình bày trong sớ.
![Dâng sớ trình nhằm bày tỏ lòng thành kính và cầu mong sự phù hộ, độ trì](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/bcc96d14-dinh-ung-thien-cau-gi-7.jpg)
Bước 7: Khấn lễ
Sau khi lạy, khấn vái và dâng sớ trình, người dân có thể đọc văn khấn mẫu địa đình Ứng Thiên. Đây là một nghi thức quan trọng trong quá trình lễ bái nhằm thể hiện sự kết nối giữa thế giới hiện tại và thế giới tâm linh.
![Nên giữ thái độ tôn trọng, thành kính trong quá trình khấn vái](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/f4bba76a-dinh-ung-thien-cau-gi-8.jpg)
Hạ lễ
Sau khi hương cháy hết, bạn hãy vái ba vái trước mỗi ban thờ để tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với các vị thần linh. Tiếp theo, bạn có thể hạ tiền vàng và đồ mã đã cúng lễ để đem đến khu vực hóa vàng của đình.
Khi hóa vàng, bạn cần thực hiện tuần tự từng lễ vật, bắt đầu từ lễ của ban thờ chính đến lễ tiền vàng ở ban thờ Cô thờ Cậu. Điều này thể hiện sự tôn trọng và thứ tự trong việc cúng lễ.
![Nên hóa vàng đúng khu vực của đình](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/7e631892-dinh-ung-thien-cau-gi-9.jpg)
Sau khi hóa vàng xong, bạn có thể hạ các lễ vật khác đã dâng cúng theo thứ tự ngược lại, từ ban thờ ngoài cùng vào đến ban thờ chính. Đối với các đồ lễ trên bàn thờ Cô thờ Cậu như gương, lược thì bạn nên để nguyên tại chỗ hoặc gom vào nơi quy định của đình (nếu có). Tránh mang những đồ vật này về nhà.
Những lưu ý khác
Dưới đây là một số lưu ý khác khi đi lễ đình Ứng Thiên để bạn có một buổi lễ thật trọn vẹn và ý nghĩa:
- Nên chọn lễ vật tươi ngon, không bị hư hỏng hoặc dập nát.
- Sắp xếp lễ vật gọn gàng và đẹp mắt.
- Khi dâng lễ, điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm, kính cẩn với các vị thần.
- Nên hóa vàng ở những nơi quy định của đình để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường.
- Sau khi hóa vàng xong, hãy dọn dẹp sạch sẽ khu vực hóa vàng để thể hiện ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Nên chọn trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp với không gian trang nghiêm của đình.
- Không nên nói tục, chửi bậy hoặc gây ồn ào khi ở trong đình.
- Không tự ý chạm vào hoặc chụp các hiện vật tại khu vực đình, đặc biệt là những nơi có biển cấm.
![Những kinh nghiệm hữu ích khi đi đình Ứng Thiên Hà Nội](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/d55816e1-dinh-ung-thien-cau-gi-10.jpg)
Phương tiện di chuyển thuận tiện đến đình
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8km, đình Ứng Thiên dễ dàng di chuyển đến bằng nhiều phương tiện như:
Xe máy, ô tô
Nếu xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể đi theo lộ trình P. Hai Bà Trưng, Nguyễn Khuyến, Tôn Đức Thắng, Vành Đai 1, Hoàng Cầu, Thái Hà và P. Láng Hạ để đến đình Ứng Thiên. Quãng đường này dài khoảng 7.2 km và mất khoảng 40 phút để di chuyển.
![Gợi ý lộ trình đến đình Ứng Thiên bằng phương tiện cá nhân nhanh chóng](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/bd32e78e-dinh-ung-thien-cau-gi-11.jpg)
Xe buýt
Để đến đình Ứng Thiên, bạn có thể đi xe buýt số 34 từ điểm “22B Hai Bà Trưng” và xuống tại “140 Sơn Tây“. Sau đó, bạn đi bộ đến “Nhà Chờ BRT Kim Mã“, lên tuyến buýt BRT01 đến “Nhà Chờ Vũ Ngọc Phan” rồi đi bộ khoảng 350m đến số 7, ngõ 151 Láng Hạ. Tổng thời gian di chuyển ước tính khoảng 55 phút.
Xe điện Xanh SM
Nếu bạn là người ưa thích sự nhanh chóng và tiện lợi khi di chuyển thì Xanh SM là một lựa chọn tốt dành cho bạn. Với đội xe điện hiện đại và ứng dụng đặt xe thông minh, Xanh SM không chỉ mang đến cho khách hàng trải nghiệm di chuyển êm ái, không tiếng ồn mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
![Giải pháp di chuyển tiện lợi, thân thiện với môi trường khi đến đình Ứng Thiên](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/9ac1bb67-dinh-ung-thien-cau-gi-12.jpg)
Ngoài ra, giá thành tại Xanh SM luôn minh bạch giúp khách hàng yên tâm không lo bị khống giá. Đặc biệt, Xanh SM còn thường xuyên mang đến những ưu đãi hấp dẫn giúp bạn có những trải nghiệm di chuyển thoải mái với chi phí hợp lý.
Hướng dẫn cách đặt xe Xanh SM tiết kiệm:
- Bước 1: Tải và mở App Xanh SM trên điện thoại của bạn.
- Bước 2: Nhập điểm đón, điểm đến là “đình Ứng Thiên” và chọn dịch vụ xe phù hợp.
- Bước 3: Sử dụng các mã giảm giá tại mục “Ưu đãi” (nếu có).
- Bước 4: Kiểm tra lại thông tin, lộ trình di chuyển.
- Bước 5: Bấm xác nhận đặt xe, thanh toán và chờ tài xế đón trong ít phút.
![Hãy đặt xe qua ứng dụng để có cơ hội nhận nhiều ưu đãi đặc biệt khi di chuyển](https://cdn.xanhsm.com/2025/02/00c739e2-dinh-ung-thien-cau-gi-13.jpg)
FAQ – Mọi người cũng hỏi về đình Ứng Thiên cầu gì
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về “đến đình Ứng Thiên cầu gì”, dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp và giải đáp tương ứng.
Đến đình Ứng Thiên chủ yếu cầu gì?
Phần lớn người dân đến đình Ứng Thiên cầu tài lộc, may mắn, bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Ngoài những điều trên, người ta còn cầu gì ở đình Ứng Thiên?
Một số người cầu công danh, sự nghiệp thuận lợi hoặc cầu duyên khi đến đình.
Cần chuẩn bị gì khi đến đình Ứng Thiên cầu khấn?
Điều quan trọng nhất khi đến đình cầu khấn chính là lòng thành tâm, trang phục lịch sự, gọn gàng. Nếu muốn, bạn có thể chuẩn bị thêm hoa quả hoặc lễ vật tùy tâm.
Đến đình Ứng Thiên có chỗ để xe không?
Có, bạn có thể gửi xe ngay tại khu vực sân đình. Tuy nhiên, vào những ngày lễ hoặc dịp đông khách, bãi xe của đình có thể quá tải. Vì vậy, để thuận tiện và tránh mất thời gian tìm chỗ đậu xe, bạn nên tham khảo thêm các địa điểm trông giữ xe lân cận hoặc tham khảo hình thức di chuyển khác.
Có được chụp ảnh ở đình Ứng Thiên không?
Có, bạn có thể thoải mái chụp ảnh tại khu vực sân đình và các khu vực khác. Nhưng khu vực nội điện và nơi thờ cúng chính thường không được khuyến khích chụp ảnh.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã được giải đáp thắc mắc đi đình Ứng Thiên cầu gì. Và nếu có nhu cầu đến ngôi đình cổ kính này một cách nhanh chóng, dịch vụ taxi thuần điện Xanh SM luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Xem thêm: