Đình Thượng Cát – Di tích thờ tướng Hai Bà Trưng ở Hà Nội 

Đình Thượng Cát là ngôi đình được dựng lên để thờ 3 vị tướng có công lớn trong thời kỳ Hai Bà Trưng. Nhờ được bảo tồn và gìn giữ cẩn thận, kiến trúc của đình vẫn gần như giữ nguyên vẹn. Đối với người dân Thượng Cát, đình làng không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn là biểu tượng của giá trị lịch sử.

Đình Thượng Cát ở đâu? Cách di chuyển

Địa chỉ của đình nằm tại Phố Châu Đài, Phường Thượng Cát, Quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội. Đình Thượng Cát thờ thành hoàng làng gồm ba vị tướng có công lớn trong thời kỳ Hai Bà Trưng, đó là Quách Lăng, Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương. 

Vị trí của Đình Thượng cát trên bản đồ
Vị trí của Đình Thượng cát trên bản đồ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đình và chùa Kỳ Vũ được xây dựng trên một khu đất rộng, cách biệt với khu dân cư trong làng. Cả đình và chùa đều hướng về phía đông, nhìn ra hồ nước lớn. Đình nằm ở phía trước chùa, tạo thành hình thái “tiền Thần hậu Phật” với đình ở phía trước và chùa ở phía sau.

Phương tiện cá nhân

Nếu bạn có phương tiện cá nhân và muốn di chuyển đến Đình Thượng Cát tự túc, bạn có thể tham khảo lộ trình sau đây.

  • Từ Hồ Hoàn Kiếm, đi về hướng Nam lên phố Lê Thái Tổ.
  • Tiếp tục đi theo đường Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Yên Phụ, qua Cầu Vượt Yên Phụ – Nghi Tàm và đường Nghi Tàm đến ngõ 310 Nghi Tàm tại Quảng An.
  • Đi dọc theo đường Âu Cơ đến An Dương Vương tại Phú Thượng.
  • Tiếp tục theo đường An Dương Vương, đi theo đường Liên Mạc đến phường Châu Đài tại Thượng Cát.
  • Lái xe tiếp theo phố Châu Đài và đến ngõ 14 Châu Đài là bạn đã đến Đình.  
Lộ trình nhanh nhất từ trung tâm Hà Nội đến Đình Thượng Cát
Lộ trình nhanh nhất từ trung tâm Hà Nội đến Đình Thượng Cát (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương tiện công cộng

Nếu bạn muốn di chuyển đến Đình Thượng Cát từ trung tâm Hà Nội bằng phương tiện công cộng thì bạn có thể tham khảo những tuyến xe buýt sau đây:

  • Lộ trình 1: Lên xe Buýt 32 (Bến xe Giáp Bát – Nhổn) ở trạm 54 Lý thường Kiệt và xuống trạm Nhổn. Tiếp theo lên xe buýt 152 (Nhổn – Thọ An) ở Trạm Nhổn và xuống Trạm Ủy ban Nhân dân Thượng Cát và đi bộ đến Đình Thượng Cát. 
  • Lộ trình 2: Lên xe Buýt 49 (Trần Khánh Dư – Nhổn) ở trạm đối diện 39 Lý thường Kiệt và xuống trạm Nhổn. Tiếp theo lên xe buýt 162 (Nhổn – Thọ An) ở Trạm Nhổn và xuống Trạm Uỷ ban Nhân dân Thượng Cát và đi bộ đến Đình Thượng Cát.
Tuyến xe buýt 32 là tuyến nhanh và đơn giản nhất để đến Đình Thượng Cát
Tuyến xe buýt 32 là tuyến nhanh và đơn giản nhất để đến Đình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xe điện Xanh SM

Khi lựa chọn phương tiện di chuyển đến Đình Thượng Cát, Xanh SM chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Với dịch vụ xe điện chuyên nghiệp và an toàn tuyệt đối, bạn không chỉ được trải nghiệm chuyến đi thoải mái mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Xanh SM đưa bạn đến nơi nhanh chóng và tiện lợi
Xanh SM đưa bạn đến nơi nhanh chóng và tiện lợi (Ảnh: Xanh SM)

Xanh SM còn ghi điểm với dịch vụ xe không mùi xăng dầu, không khí thải, không tiếng ồn động cơ. Liên hệ hotline 1900 2088 hoặc tải app Xanh SM TẠI ĐÂY để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay.

Lịch sử đình làng Thượng Cát

Đình được xây dựng từ thế kỷ XVII, theo niên đại Vĩnh Tộ 6 (1624) dưới triều vua Lê Thần Tông, thời Lê Trung hưng, ghi trong đạo sắc phong sớm nhất hiện còn lưu giữ. Sau bốn thế kỷ, đình vẫn bảo tồn được 33 sắc phong, trong đó đạo sắc phong cuối cùng ghi năm Khải Định 9 (1924), thời Nguyễn.

Cho đến nay, ngôi đình đã trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo, tuy nhiên, bia đá, sắc phong và những cây muỗm cao lớn vẫn đứng vững qua thời gian. Vào ngày 22/4/1992, Bộ Văn hóa và Thông tin đã công nhận đình là di tích kiến trúc, nghệ thuật Quốc Gia.

Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận đình là di tích kiến trúc, nghệ thuật Quốc Gia
Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận đình là di tích kiến trúc, nghệ thuật Quốc Gia (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc & hiện vật tiêu biểu của đình Thượng Cát 

Đình Thượng Cát sở hữu kiến trúc quy mô lớn, bao gồm đại đình, hai dãy tả hữu vu ôm trọn sân gạch vuông, phía trước là cổng Tam quan. 

  • Cổng Tam quan được xây bằng gạch, thiết kế dạng 4 trụ biểu, với lối đi giữa hai cột được trang trí bốn mái nhỏ tinh xảo. 
  • Đại đình có kích thước lớn, hình chữ nhật dài 29,4m và rộng 13,6m. Công trình được xây theo kiểu nhà bốn mái, các đầu đao cong vút. 
  • Mái đình lợp ngói ta, bờ nóc chính giữa nổi bật với họa tiết “lưỡng long chầu nguyệt.”

Đình và chùa Thượng Cát hiện vẫn lưu giữ được một bộ di vật văn hóa phong phú, đa dạng về chất liệu và chủng loại, có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX. 

  • Các y môn, bát hương, hoành phi, câu đối. 
  • 33 Đạo sắc phong thuộc ba triều đại Lê, Tây Sơn và Nguyễn, với sắc phong sớm nhất mang niên hiệu Vĩnh Tộ 2 (1620) và sắc phong thời Tây Sơn mang niên hiệu Cảnh Thịnh (1800).
Vẻ cổ kính, yên bình của Đình được lưu giữ hàng trăm năm
Vẻ cổ kính, yên bình của Đình được lưu giữ hàng trăm năm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lễ hội đình làng Thượng Cát Từ Liêm

Hàng năm, lễ hội làng Thượng Cát được tổ chức vào ngày 10 tháng ba âm lịch nhằm tưởng nhớ công lao của các vị thành hoàng. Ngay từ ngày mùng 9, dân làng đã bắt đầu lễ dâng hương trình Thánh. Vào sáng ngày mùng 10, tức ngày chính hội, diễn ra lễ cúng tế trang nghiêm và tái hiện cảnh ba quân tướng sĩ làm lễ thề trước khi ra trận. 

Sau phần nghi thức cúng tế, các trò chơi dân gian được tổ chức, nổi bật là cuộc đua thuyền trên hồ nước rộng trước đình. Bên cạnh đó, còn có tiết mục hò chạy quân mô phỏng cảnh luyện binh của Hai Bà Trưng ngày xưa.

Lễ hội Thượng Các được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ công ơn của 2 Bà Trưng
Lễ hội Thượng Các được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ công ơn của 2 Bà Trưng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các điểm tham quan gần đình

Nếu bạn đã đến Đình Thượng Cát thì không thể bỏ qua những địa điểm tham quan sau đây.   

  • Chùa Kỳ Vũ (cách khoảng 130m): Chùa Kỳ Vũ tọa lạc tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa cổ kính, mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa của địa phương. 
  • Chùa Vẽ (cách khoảng 5,8km): Chùa Vẽ được biết đến với kiến trúc độc đáo và được tặng danh hiệu “Toàn gia kháng chiến” nhờ những đóng góp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp     
  • Chùa Văn Trì (cách khoảng 6,1km): Chùa Văn Trì được xây dựng từ năm 1740 và trải qua nhiều lần trùng tu. Chùa nổi tiếng với bộ sưu tập tượng Phật phong phú và các hiện vật quý giá, phản ánh nghệ thuật tôn giáo qua các thời kỳ.
Chùa Kỳ Vũ - một địa điểm tham quan yên bình gần Đình làng Thượng Cát
Chùa Kỳ Vũ – một địa điểm tham quan yên bình gần Đình làng Thượng Cát (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về đình Thượng Cát

Sau đây là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhiều về Đình Thượng Cát.

Đình Thượng Cát thờ ai?

Đình Thượng Cát thờ ba vị tướng thời Hai Bà Trưng là Quách Lãng, Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương.

Đình làng Thượng Cát có từ bao giờ?

Đình có từ thế kỷ XVII, được ghi trong đạo sắc phong sớm nhất có niên đại Vĩnh Tộ 6 (1624), thời Lê Trung Hưng.

Hội đình Thượng Cát được tổ chức vào thời gian nào?

Hội đình được tổ chức từ mùng 10 đến 12 tháng 3 âm lịch hàng năm, với các hoạt động đặc sắc như lễ rước nước và đua thuyền.

Đình không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc truyền thống đặc sắc mà còn là biểu tượng tinh thần, niềm tự hào của người dân địa phương. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, Đình Thượng Cát vẫn đứng vững, trở thành minh chứng sống động cho bề dày lịch sử và nét đẹp văn hóa Việt Nam. 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây