Đình Tây Tựu hay còn được gọi là Đình Đăm, thờ tướng Đào Trường. Ông là người có tài kinh bang, võ nghệ cao cường và cai quản vùng Sơn Nam. Đình được xây dựng từ rất lâu và ghi đậm dấu ấn văn hóa thời kỳ dựng nước. Hằng năm, người dân làng Tây Tựu vẫn tổ chức cúng bái và lễ hội bơi Đăm để tưởng nhớ công ơn và lưu giữ những nét đẹp truyền thống.
Đình Tây Tựu ở đâu? Hướng dẫn di chuyển
Đình Tây Tựu nằm ở Phố Đăm, Phường Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội. Đình thờ Thành Hoàng Bạch Hạc Tam Giang, người có công giúp vua đánh đuổi giặc ngoại xâm từ thời Vua Hùng.
![Vị trí của Đình Tây Tự trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)](https://cdn.xanhsm.com/2025/01/14dc504e-dinh-tay-tuu-1-min.jpg)
Đình có từ thời Lê, được xây dựng nhờ công lao của bà Nguyễn Thị Tính – người phụ nữ tài sắc của quê hương, từng là cung phi thứ 8 của vua Lê Thế Tông. Chính bà đã cho phép dân lấy gỗ và mời thợ giỏi từ kinh đô về Tây Tựu để dựng nên đình làng.
Phương tiện cá nhân
Nếu bạn đang muốn đến tham quan Đình Tây Tựu bằng phương tiện tự túc thì đây là lộ trình thuận tiện nhất từ trung tâm thành phố đến đình cho bạn.
- Từ Hồ Hoàn Kiếm, đi theo phố Lê Thái Tổ, sau đó rẽ vào phố Tràng Thi.
- Tiếp tục đi trên phố Tràng Thi, sau đó nối sang đường Điện Biên.
- Đi thẳng qua Nguyễn Tri Phương và đến khu vực Trúc Bạch.
- Từ đây, đi theo đường Âu Cơ, An Dương Vương và đường Liên Mạc.
- Đến Trung Tựu, lái xe đến Phố Đăm, nơi tọa lạc Đình Tây Tựu.
Quãng đường từ dài khoảng 20,8km và thời gian di chuyển dự kiến là 48 phút tuỳ thuộc vào tình hình giao thông.
![Tuyến đường thuận tiện nhất để di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến Đình Tây Tựu (Ảnh: Sưu tầm Internet)](https://cdn.xanhsm.com/2025/01/e982c691-dinh-tay-tuu-2-min.jpg)
Phương tiện công cộng
Nếu bạn lựa chọn đi đến Đình Tây Tựu bằng xe buýt thì có thể tham khảo các cách đi sau đây.
- Lộ trình 1: Lên xe buýt 45 (KĐT Times City – Nam Thăng Long) tại trạm 6 Tràng Thi và xuống trạm Nam Thăng Long. Tiếp tục lên xe 57 (Nam Thăng Long – KCN Phú Nghĩa) và xuống trạm Trường Tiểu học Tây Tựu B sau đó đi bộ qua Đình Tây Tựu.
- Lộ trình 2: Lên xe buýt 09A (Bờ Hồ – Đại học Mỏ) tại trạm Ngã 3 Lê Thái Tổ và xuống trạm 96 Phạm Văn Đồng và đi bộ qua trạm 189 Phạm văn Đồng. Từ đây lên bus 57 và đi như lộ trình 1.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lên tàu điện ngầm số 3 (Nhổn – Ga hà Nội) để tới Đình Tây Tựu.
![Xe buýt 57 có thể đưa bạn đến trạm gần Đình Tây Tựu nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)](https://cdn.xanhsm.com/2025/01/a7d37361-dinh-tay-tuu-3-min.jpg)
Xe điện Xanh SM
Nếu bạn muốn di chuyển đến Đình Tây Tựu bằng dịch vụ đặt xe thì Xanh SM là sự lựa chọn hoàn hảo. Với dịch vụ xe điện chuyên nghiệp và an toàn, bạn không chỉ tận hưởng chuyến đi thoải mái mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe và môi trường nhờ việc giảm thiểu ô nhiễm.
![Xanh SM đảm bảo đưa bạn đến nơi một cách nhanh chóng và thuận tiện (Ảnh: Xanh SM)](https://cdn.xanhsm.com/2025/01/684a39e2-dinh-tay-tuu-4-min.jpg)
Ngoài các dòng xe 2 bánh và 4 bánh đáp ứng đa dạng nhu cầu cá nhân, Xanh SM còn nổi bật nhờ dịch vụ không mùi xăng dầu, không khí thải và không tiếng ồn động cơ. Hãy liên hệ hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Xanh SM TẠI ĐÂY để nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn!
Tìm hiểu lịch sử đình làng Tây Tựu
Đình Tây Tựu thờ Đức Thánh Bạch Hạc Tam Giang Đào Trường. Ngài sinh vào 12/2 âm lịch, từng lập công lớn trong việc đánh bại giặc Thục và dẹp loạn tại Hồng Châu. Sau đó, ngài được phong danh hiệu Thổ Lệnh Thống Quốc Đại Vương, giữ chức thống lĩnh thành Phong Châu và trấn giữ vùng Bạch Hạc.
![Đình Tây Tựu là một ngôi đình có lịch sử lâu đời (Ảnh: Sưu tầm Internet)](https://cdn.xanhsm.com/2025/01/239c3c50-dinh-tay-tuu-5-min.jpg)
Nguyễn Thị Tính, một cung phi của vua Lê Thế Tông (1567 – 1599), xuất thân từ làng Đăm, đã cho mua gỗ quý và chọn thợ giỏi để xây dựng đình. Trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, kiến trúc đình ngày nay không còn giữ được trạng thái nguyên bản.
Khám phá kiến trúc đình Đăm Tây Tựu
Ở bốn góc sân đình, có bốn phương đình nhỏ được xây dựng theo kiểu hai tầng tám mái với các góc đao cong mềm mại. Hai bên sân là dãy tả hữu mạc. Phía cuối sân, về hướng tây bắc, nổi bật là lầu chính ngự ngoài, đối diện với ao chạ bên kia Phố Đăm.
![Vẻ yên bình, yên tĩnh của Đình Đăm giữa thành phố náo nhiệt (Ảnh: Sưu tầm Internet)](https://cdn.xanhsm.com/2025/01/6b9c5201-dinh-tay-tuu-6-min.jpg)
Công trình chính ngự ngoài là một ngôi nhà ngang ba gian, thiết kế theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, các góc đao cong ngược, mái được lợp bằng ngói ta. Trang trí bên trên gồm hình rồng chầu mặt nguyệt, tượng nghê và hoa văn đồng tiền.
![Cổng đình Tây Tựu nổi bật với 2 cột đá với hoạ tiết rồng và 2 tượng tướng uy nghi (Ảnh: Sưu tầm Internet)](https://cdn.xanhsm.com/2025/01/8f92a105-dinh-tay-tuu-7-min.jpg)
Phía sau chính ngự ngoài là con đường chạy thẳng theo trục thần đạo, dẫn tới nhà chính ngự trong, được xây dựng theo kiểu phương đình hai tầng tám mái. Bốn mái trên có hình tam giác, thu nhỏ dần về phần nóc. Nóc mái của Đình Tây Tựu được đắp nổi cao với hình trái dành, các đầu đao cong và được tô điểm bằng hoa văn thực vật.
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội bơi Đăm truyền thống ở Tây Tựu
Hội bơi Đăm Đình Tây Tựu được tổ chức trên một nhánh của sông Nhuệ, còn gọi là khúc sông Thủy Giang (hay Sông Pheo), có chiều dài gần 1km và rộng khoảng 100m. Thuyền giành giải Nhất sẽ được vinh dự chở ngai Thánh từ Thủy tọa trở về miếu Thượng.
![Lễ hội bơi thuyền Đăm được xem là một nét văn hoá truyền thống được lưu giữ của người dân làng Tây Tựu (Ảnh: Sưu tầm Internet)](https://cdn.xanhsm.com/2025/01/aebaee8e-dinh-tay-tuu-8-min.jpg)
Đến với Hội bơi Đăm, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một lễ hội bơi chải đậm tinh thần thượng võ mà còn khám phá thêm về truyền thuyết dân gian gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc. Đây là một cuộc đua sôi động và quyết liệt, mang dáng dấp của buổi luyện quân, thể hiện những kỹ năng điêu luyện như búng thuyền, dóc thuyền, lạng thuyền hay vuốt góc.
Các điểm tham quan gần đình Đăm Tây Tựu
Nếu đã đến Đình Đăm Tây Tựu thì bạn nhất định phải ghé những địa điểm tham quan cũng rất nổi tiếng gần đó như:
- Đình Chèm (nằm cách khoảng 7,3km): Đình Chèm là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam, thờ Lý Ông Trọng – vị thần trấn giữ biên cương thời Hùng Vương với kiến trúc độc đáo và nhiều giá trị lịch sử.
- Đình Đông Ngạc (nằm cách khoảng 8,9km): Đình Đông Ngạc là di tích thờ Thành hoàng làng Nguyễn Văn Năng, nổi tiếng với kiến trúc cổ kính và vai trò là nơi lưu giữ nét văn hóa truyền thống của làng cổ Đông Ngạc.
- Đình Thượng Cát (cách khoảng 3,5km): Đình Thượng Cát là ngôi đình cổ kính thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh và mang đậm nét văn hóa tâm linh vùng đồng bằng Bắc Bộ.
![Đình Thượng Cát - ngôi đình nổi tiếng cổ xưa được nhiều khách du lịch ghé thăm (Ảnh: Sưu tầm Internet)](https://cdn.xanhsm.com/2025/01/fbd39ac3-dinh-tay-tuu-9-min.jpg)
FAQ – Mọi người cũng hỏi về đình Tây Tựu (Đình Đăm)
Sau đây là những câu hỏi về Đình Tây Tựu được nhiều người thắc mắc nhất.
Đình Đăm nằm ở đâu?
Đình Đăm Tây Tựu nằm ở Phường Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Đình Làng Đăm thờ ai?
Đình Làng Đăm thờ Đức Thánh Tam Giang, còn gọi là Bạch Hạc Tam Giang.
Lễ hội bơi đăm là gì?
Lễ hội Bơi Đăm là hình thức sinh hoạt văn hoá thể thao tiêu biểu nhằm khơi dậy truyền thống đoàn kết cộng đồng giáo dục thể chất và đồng thời rèn luyện ý thức tập thể về tinh thần thượng võ cổ truyền.
Trải qua nhiều biến cố thời gian, Đình Tây Tựu vẫn giữ được giá trị đặc biệt, là nơi lưu giữ những câu chuyện truyền thống, thể hiện lòng biết ơn của người dân với các bậc tiền nhân. Đến với Đình Tây Tựu, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp của kiến trúc cổ mà còn cảm nhận sâu sắc tinh thần đoàn kết, niềm tự hào về một miền quê giàu truyền thống văn hóa Việt Nam.