Đình Ngọc Hà – Trái tim tâm linh của làng cổ Ngọc Hà

Sừng sững giữa lòng phố phường Hà Nội, Đình Ngọc Hà giống như một nhân chứng lịch sử ghi dấu ấn thời gian. Tọa lạc trên một dải đất rộng được bao quanh bởi mặt hồ yên ả, ngôi đình cổ kính này không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, mà còn là “nguồn cội” tâm linh của người dân làng Ngọc Hà qua bao thế hệ.

Giới thiệu Đình Ngọc Hà – Ngôi đình cổ kính của làng Ngọc Hà, Ba Đình

Không gian văn hóa tâm linh của Hà Nội được tạo nên từ hàng trăm ngôi đình làng lâu đời, mỗi nơi đều mang một dấu ấn riêng về kiến trúc và lịch sử. Trong số đó, Đình Ngọc Hà nổi bật như một điểm nhấn độc đáo của văn hóa Hà thành.

Địa chỉ: Ngõ 158 Phố Ngọc Hà, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội.
Giờ mở cửa: Cả ngày.

Hiện nay Đình Ngọc Hà tọa lạc tại ngõ 158 Ngọc Hà, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Làng Ngọc Hà trước đây (nay là phường Ngọc Hà) là một trong số 13 nông trại (Thập tam trại) được thành lập trong giai đoạn nhà Lý.

Đình Ngọc Hà là ngồi đền cổ trăm tuổi tại Ba Đình, Hà Nội
Đình Ngọc Hà là ngồi đền cổ trăm tuổi tại Ba Đình, Hà Nội (Ảnh: Google Maps)

Đặc biệt, đã từng có một phát hiện khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long đã hé lộ nguồn gốc thú vị về tên gọi Ngọc Hà. Theo đó, dấu tích của sông Ngọc – một dòng sông cổ chảy qua kinh thành và vùng đất làng hồi trước, được cho là đã góp phần tạo nên tên gọi của ngôi làng, để Đình Ngọc Hà hiện nay cũng mang tên gọi đó.

Đình Ngọc Hà nằm ở chân dốc gần góc phía tây nam vườn Bách Thảo
Đình Ngọc Hà nằm ở chân dốc gần góc phía tây nam vườn Bách Thảo (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vị trí cụ thể của đình nằm ở chân dốc gần góc phía tây nam vườn Bách Thảo, bên cạnh một hồ nước dài chạy dọc theo con ngõ. Ngôi đình được xây dựng vào khoảng cuối thời Lê Trung hưng, và đã trải qua nhiều lần trùng tu khác nhau. 

Ngôi đình là nơi thờ Đức thánh Huyền Thiên Hắc Đế – vị thần theo truyền thuyết đã giúp vua nhà Lý đánh thắng giặc ngoại xâm. Với giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt lâu đời, Đình Ngọc Hà đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào ngày 15/02/1992.

Đình được xây dựng vào khoảng cuối thời Lê Trung hưng
Đình được xây dựng vào khoảng cuối thời Lê Trung hưng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quay ngược thời gian về quá khứ của Đình Ngọc Hà

Không có tư liệu nào ghi chép chính xác về thời điểm xây dựng ban đầu của Đình Ngọc Hà. Tuy nhiên, qua dòng lạc khoản được khắc trên câu đối tại nhà tiền tế cho thấy ngôi đình đã trải qua đợt trùng tu lớn và hoàn thành vào ngày 16 tháng 10 năm 1898, dưới triều vua Đồng Khánh – thời Nguyễn.

Đình Ngọc Hà đầu thế kỷ 20 yên bình, đơn sơ
Đình Ngọc Hà đầu thế kỷ 20 yên bình, đơn sơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cuối năm 1946 đến đầu năm 1947, Đình Ngọc Hà bị hủy hoại nặng nề trong cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Tuy nhiên, không lâu sau đến năm 1952, dân làng đã chung tay xây dựng lại ngôi đình, phục dựng nét uy nghiêm, để đình trở thành nơi gìn giữ truyền thống văn hóa và lịch sử của làng Ngọc Hà cho đến ngày nay.

Kiến trúc Đình Ngọc Hà mang đậm nét đẹp cổ kính của đình cổ miền Bắc

Đình Ngọc Hà mang đặc trưng kiến trúc truyền thống của đình làng Bắc Bộ với lối thiết kế “trùng thềm điệp ốc” và “thượng rường hạ kẻ”. Ngôi đình tọa lạc trên một cù lao giữa hồ nước, với cổng nghi môn hướng Nam gồm 4 trụ biểu cùng 2 cổng phụ hai tầng 8 mái. 

Đình Ngọc Hà là điểm lưu giữ những nét văn hóa cổ truyền của ông cha
Đình Ngọc Hà là điểm lưu giữ những nét văn hóa cổ truyền của ông cha (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để vào đình, du khách phải đi qua cầu và bước qua cổng tam quan cao 6m, nơi có bức bình phong đắp nổi hình hổ từ lùm cây lao ra và đôi voi đá quỳ đối diện nhau tạo nên vẻ uy nghiêm.

Đôi voi đá ngay trước lối ra vào của cổng đình
Đôi voi đá ngay trước lối ra vào của cổng đình (Ảnh: Sưu tầm Facebook)

Nghệ thuật chạm khắc tại đình thể hiện sự tinh xảo của các nghệ nhân dân gian qua nhiều thế kỷ. Nổi bật nhất là tòa phương đình với kiểu mái chồng diêm 3 tầng, các góc mái đắp hình rồng, mây xoắn và đỉnh là hình bầu rượu. 

Đình Ngọc Hà được chạm trổ tinh xảo từ đôi bàn tay của các nghệ nhân
Đình Ngọc Hà được chạm trổ tinh xảo từ đôi bàn tay của các nghệ nhân (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những họa tiết trang trí như cuốn thư, sách, gươm hay hoa trái bốn mùa cùng cỗ kiệu bát cống chạm khắc rồng theo phong cách thế kỷ XVIII – XIX tại đình đã tạo nên một không gian nghệ thuật độc đáo, thể hiện đậm nét văn hóa dân gian.

Ngôi đình là một không gian nghệ thuật độc đáo
Ngôi đình là một không gian nghệ thuật độc đáo (Ảnh: Sưu tầm Facebook)

Bước vào chính điện, bạn sẽ thấy tòa tiền tế rộng 3 gian 2 chái lộng lẫy với các hoành phi, câu đối và hương án được thếp vàng rực rỡ. Phía sau là tòa hậu cung 3 gian với ngai thờ, bài vị và đồ tế khí quý giá từ thế kỷ XIX. 

Bên trong Đình Ngọc Hà lộng lẫy, được sơn son thếp vàng
Bên trong Đình Ngọc Hà lộng lẫy, được sơn son thếp vàng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc biệt, các cột trong hậu cung được đắp nổi hình nghê, sư tử, rồng, cá chép hóa rồng và mãnh hổ hạ sơn – những biểu tượng văn hóa dân gian, thể hiện đậm nét tính tâm linh của người Việt qua bao đời.

Truyền thống tín ngưỡng tại Đình Ngọc Hà – Nơi lưu giữ văn hoá làng cổ

Đình Ngọc Hà Hà Nội không chỉ là một công trình kiến trúc cổ, mà còn là trung tâm văn hóa tâm linh của cộng đồng. Tại đây, nghi lễ quan trọng nhất trong năm được tổ chức vào ngày 19 tháng Giêng – ngày sinh của Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế. 

Lễ hội diễn ra với các nghi thức trang nghiêm như dâng hương, rước Long ngai bài vị và rước kiệu Đức Thánh tuần du bản lý, kết nối ba làng cổ Ngọc Hà, Hữu Tiệp và đền Núi Sưa trong một không gian văn hóa chung.

Đình Ngọc Hà tưng bừng, rộn ràng trong ngày lễ hội
Đình Ngọc Hà tưng bừng, rộn ràng trong ngày lễ hội (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)

Đình còn là điểm hội tụ của các giá trị văn hóa truyền thống, là nơi người dân địa phương thể hiện lòng thành kính với vị thần đã có công bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Có thể nói, Đình Ngọc Hà đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối cộng đồng dân cư ba giáp Xuân Biểu, Ngọc Hà và Hữu Tiệp – những vùng đất thuộc Thập Tam Trại xưa lại với nhau. 

Lễ hội tại đình diễn ra hết sức chỉn chu, thu hút nhiều du khách đến tham gia
Lễ hội tại đình diễn ra hết sức chỉn chu, thu hút nhiều du khách đến tham gia (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)

Trong dòng chảy thời gian, Đình Ngọc Hà hiện vẫn đang gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa làng cổ, góp phần duy trì, trao truyền những giá trị truyền thống quý báu cho các thế hệ mai sau.

Một số di tích văn hóa gần Đình Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Sau khi tham quan Đình Ngọc Hà, du khách có thể tiếp tục khám phá nhiều di tích văn hóa nổi bật xung quanh khu vực Ba Đình, Hà Nội. Khu vực này gắn liền với bề dày lịch sử, sở hữu nhiều công trình đặc sắc, phản ánh nét đẹp văn hóa ngàn năm của Thủ đô.

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội hay còn được biết đến là Kỳ đài Hà Nội, nằm cách Đình Ngọc Hà khoảng 1.4 km, là một biểu tượng lịch sử và niềm tự hào của Thủ đô. Tọa lạc tại số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Cột cờ nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. 

Cột cờ Hà Nội sừng sững, là chứng nhân trong dòng chảy lịch sử thăng trầm của dân tộc
Cột cờ Hà Nội sừng sững, là chứng nhân trong dòng chảy lịch sử thăng trầm của dân tộc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từng được sử dụng như đài quan sát trong kháng chiến và là nơi lá quốc kỳ đầu tiên tung bay sau Cách mạng tháng Tám, công trình này luôn gắn liền với niềm tự hào dân tộc Việt Nam, là điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá Hà Nội.

Đền Quán Thánh

Cách Đình Ngọc Hà khoảng 1.4 km, Đền Quán Thánh (Trấn Vũ Quán) tọa lạc tại số 190 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội cũng là điểm đến thu hút rất nhiều du khách ghé thăm. Được xây dựng từ thời Lý Thái Tổ (1010-1028), đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long xưa, lưu giữ nhiều hiện vật quý giá hơn 3 thế kỷ cho tới nay.

Đền Quán Thánh là một địa danh nổi tiếng trấn Bắc của vùng đất kinh kỳ
Đền Quán Thánh là một địa danh nổi tiếng trấn Bắc của vùng đất kinh kỳ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long nằm tại số 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội, cách Đình Ngọc Hà khoảng 1.6 km, là quần thể di tích lịch sử quan trọng gắn liền với kinh thành Thăng Long – Hà Nội qua nhiều thời kỳ.

Di sản Hoàng Thành Thăng Long là niềm tự hào của người dân Thủ đô
Di sản Hoàng Thành Thăng Long là niềm tự hào của người dân Thủ đô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Công trình đồ sộ này được xây dựng và phát triển qua các triều đại từ thời Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Lê đến Nguyễn, là biểu tượng của sự trường tồn qua hàng nghìn năm, đồng thời lưu giữ nhiều giá trị kiến trúc, văn hóa và lịch sử đến tận ngày nay.

Lăng Bác

Bất cứ người dân Việt Nam nào khi ghé thăm Hà Nội, đều sẽ không thể không tới Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để tưởng nhớ vị lãnh tụ vĩ đại. Tọa lạc tại số 1 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội, cách Đình Ngọc Hà khoảng 500m, Lăng Bác nằm giữa không gian trang nghiêm của Quảng trường Ba Đình cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng của Thủ Đô.

Sẽ là một sai lầm nếu đến Hà Nội nhưng bạn lại không ghé thăm Lăng Bác
Sẽ là một sai lầm nếu đến Hà Nội nhưng bạn lại không ghé thăm Lăng Bác (Ảnh: Báo Hải Dương)

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975 với kiến trúc bề thế, gồm 3 lớp, cao 21.6m và rộng 41.2m, được xây dựng từ các loại đá quý như granite hay đá hoa cương. Xung quanh là khu vườn với hơn 250 loài thực vật từ khắp Việt Nam, tạo nên không gian thanh bình để du khách chiêm nghiệm, tỏ lòng thành kính.

Hướng dẫn di chuyển đến Đình Ngọc Hà

Để đến Đình Ngọc Hà, du khách có thể chọn lịch trình di chuyển thuận tiện và dễ dàng, xuất phát từ trung tâm Hà Nội. 

Bắt đầu từ Hồ Hoàn Kiếm, bạn di chuyển theo đường Đinh Tiên Hoàng, qua phố Hàng Bông, sau đó rẽ vào Nguyễn Thái Học, rồi tiếp tục theo Hoàng Diệu để đến ngõ 158 Ngọc Hà – là nơi đình tọa lạc.

Bạn có thể đi theo đường Hoàng Diệu để đến Đình Ngọc Hà
Bạn có thể đi theo đường Hoàng Diệu để đến Đình Ngọc Hà (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển tự túc bằng xe máy

Để di chuyển đến Đình Ngọc Hà bằng xe máy, du khách từ trung tâm Hà Nội có thể đi theo tuyến đường ngắn và dễ dàng nhất. Du khách có thể gửi xe tại khu vực Vườn Bách Thảo, hoặc các bãi gửi xe tư nhân gần ngõ 158 Ngọc Hà. 

Giá vé gửi xe thường dao động từ 5.000 đến 10.000 VNĐ tùy vào thời điểm. Lưu ý rằng bạn nên chọn bãi xe có bảo vệ để đảm bảo an toàn cho phương tiện của mình.

Xe máy cũng là một lựa chọn tiện lợi để bạn di chuyển đến đình
Xe máy cũng là một lựa chọn tiện lợi để bạn di chuyển đến đình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển bằng xe bus 

Xe bus là một lựa chọn tiết kiệm, thuận tiện nếu bạn đang muốn đến tham quan Đình Ngọc Hà. Một số tuyến xe bus đi qua khu vực gần đình bao gồm:

  • Tuyến 09A (Bờ Hồ – Cầu Giấy): Điểm dừng gần nhất là Công viên Bách Thảo, cách Đình Ngọc Hà khoảng 200m. Giá vé: 7.000 VNĐ/lượt, thời gian di chuyển từ trung tâm Hà Nội khoảng 20 – 25 phút.
  • Tuyến 18 (Đại học Kinh tế Quốc dân – Đại học Khoa học Tự nhiên): Dừng tại 91 – 93 Lê Hồng Phong, cách đình khoảng 500m. Giá vé: 7.000 VNĐ/lượt, thời gian di chuyển từ điểm đầu khoảng 30 phút.
  • Tuyến 50 (Long Biên – Mỹ Đình): Điểm dừng tại 174 – 176 Ngọc Hà, rất gần đình. Giá vé: 7.000 VNĐ/lượt, thời gian di chuyển từ Long Biên khoảng 25 – 30 phút.

Sau khi xuống trạm, bạn có thể đi bộ từ 3 – 10 phút tùy điểm dừng để đến Đình Ngọc Hà, giúp bạn tiết kiệm chi phí và có cơ hội tận hưởng không gian phố phường Hà Nội.

Có nhiều chuyến xe bus để bạn lựa chọn khi muốn tham quan ngôi đình
Có nhiều chuyến xe bus để bạn lựa chọn khi muốn tham quan ngôi đình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương tiện di chuyển tiện lợi và thân thiện với môi trường để đến Đình Ngọc Hà, Xanh SM là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. 

Là hãng xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam, Xanh SM cung cấp trải nghiệm di chuyển hiện đại, không khói bụi, không tiếng ồn, để bạn tận hưởng không khí trong lành trên chặng hành trình khám phá Thủ đô.

Xanh SM là lựa chọn tối ưu, giúp bạn bảo vệ môi trường trong mọi chặng đường
Xanh SM là lựa chọn tối ưu, giúp bạn bảo vệ môi trường trong mọi chặng đường (Ảnh: Xanh SM)

Với đa dạng dịch vụ từ xe máy cho những chuyến đi ngắn, đến ô tô phù hợp cho cả gia đình, Xanh SM đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu di chuyển của bạn. Chỉ cần tải ứng dụng Xanh SM, đăng ký tài khoản và lựa chọn phương tiện, bạn sẽ được phục vụ bởi đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, tận tâm với khách hàng.

Tải ngay ứng dụng Xanh SM để tận hưởng dịch vụ chất lượng nhất
Tải ngay ứng dụng Xanh SM để tận hưởng dịch vụ chất lượng nhất (Ảnh: Xanh SM)

Đừng quên đánh giá 5 sao, để lại ý kiến sau mỗi lần sử dụng để Xanh SM tiếp tục cải thiện dịch vụ của mình bạn nhé!

Một số lưu ý cần biết khi tham quan Đình Ngọc Hà

Để chuyến tham quan tại Đình Ngọc Hà trở nên ý nghĩa và trọn vẹn, du khách cần ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Thời điểm thích hợp: Nên đến vào buổi sáng hoặc chiều mát để tận hưởng không gian yên bình tại đình, tránh thời điểm đông đúc.
  • Quy định về trang phục: Mặc trang phục lịch sự, kín đáo, không mặc quần áo ngắn, gây phản cảm tại không gian tâm linh của Đình Ngọc Hà.
  • Cách ứng xử và giao tiếp: Giữ thái độ tôn trọng, nói chuyện nhỏ nhẹ, không chạm vào hiện vật và tránh làm ồn ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  • Chú ý về an ninh: Giữ tư trang cá nhân cẩn thận, không mang theo đồ giá trị lớn, gửi xe ở khu vực có bảo vệ.
  • Không đem theo thú cưng và hạn chế ăn uống: Không mang thú cưng, không ăn uống trong khu vực đình để bảo vệ không gian sạch sẽ và trang nghiêm.
Hãy lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để ghé qua Đình Ngọc Hà
Hãy lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để ghé qua Đình Ngọc Hà (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về Đình Ngọc Hà

Nếu bạn đang có dự định ghé thăm Đình Ngọc Hà và cần giải đáp những thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin hữu ích, hãy tham khảo phần FAQ – Mọi người cùng hỏi về Đình Ngọc Hà dưới đây của Xanh SM.

Đình Ngọc Hà thờ ai?

Đình Ngọc Hà thờ Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế, một vị thần linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ngài được coi là Thượng Đẳng Phúc Thần, người đã âm phù vua Lý trong các cuộc chiến bảo vệ đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc.

Đình Ngọc Hà ở đâu?

Đình Ngọc Hà tọa lạc tại ngõ 158 Ngọc Hà, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Nằm gần góc phía tây nam của Vườn Bách Thảo, đình cách trung tâm Hà Nội khoảng 4 km, là một địa điểm dễ dàng tiếp cận bằng nhiều phương tiện di chuyển.

Nên đến Đình Ngọc Hà thời điểm nào?

Thời điểm lý tưởng để tham quan Đình Ngọc Hà là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để bạn có thể tránh nắng gắt, tận hưởng không gian yên bình. 

Đặc biệt, ngày 19 tháng Giêng âm lịch là dịp lễ hội lớn nhất trong năm, bạn có thể ghé đình để trải nghiệm các nghi lễ truyền thống và không khí văn hóa đặc sắc.

Đình Ngọc Hà là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử
Đình Ngọc Hà là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với kiến trúc cổ kính cùng giá trị lịch sử sâu sắc, Đình Ngọc Hà là niềm tự hào của người dân địa phương, là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn khám phá vùng đất kinh kỳ. Chỉ cần một lần ghé thăm nơi đây, bạn sẽ cảm nhận được sự giao thoa hài hòa giữa quá khứ và hiện tại tồn tại giữa lòng Thủ đô.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây