Khám phá Đình Liễu Giai: Hồn thiêng ngàn năm giữa lòng Hà Nội

Nằm giữa con phố Liễu Giai sầm uất, Đình Liễu Giai là một trong những công trình kiến trúc cổ hiếm hoi còn sót lại của Hà Nội xưa. Trải qua hơn 300 năm tồn tại, ngôi đình không chỉ là chứng nhân lịch sử của vùng đất này, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tâm linh độc đáo của người Hà Nội.

Giới thiệu Đình Liễu Giai – Nơi hồn thiêng lưu dấu ở Ba Đình, Hà Nội

Địa chỉ: 343 Phố Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Giờ mở cửa: Cả ngày.

Đình Liễu Giai tọa lạc tại ngõ 345 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình là một trong những di tích lịch sử văn hóa quan trọng của Thủ đô. Công trình kiến trúc cổ này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Nghệ thuật Kiến trúc quốc gia vào ngày 27 tháng 12 năm 1990.

Đình Liễu Giai là công trình kiến trúc cổ hiếm hoi còn sót lại của Hà Nội
Đình Liễu Giai là công trình kiến trúc cổ hiếm hoi còn sót lại của Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đình Liễu Giai thờ Thành hoàng Hoàng Phúc Trung – một nhân vật lịch sử đặc biệt của vùng đất này. Theo truyền thuyết, ông là người có công vớt được thi thể công chúa nhà Lý sau khi dũng cảm giao đấu với thủy tặc. Với công lao này, ông đã được nhà vua ban thưởng vùng đất hoang phía tây nam kinh thành Thăng Long.

Đình Liễu Giai thờ Thành hoàng Hoàng Phúc Trung
Đình Liễu Giai thờ Thành hoàng Hoàng Phúc Trung (Ảnh: Sưu tầm Facebook)

Từ mảnh đất hoang vu đầm lầy nhiều thú dữ, Hoàng Phúc Trung đã chiêu mộ dân làng Lệ Mật đến khai hoang và xây dựng nên khu Thập tam trại nổi tiếng, trong đó có Liễu Giai. Ngày nay, bên cạnh đình còn có đền thờ Thủy Tinh công chúa thời Trần và Thánh Mẫu, tạo nên một quần thể di tích tâm linh độc đáo giữa lòng Hà Nội.

Lịch sử hình thành: Câu chuyện ngàn năm còn kể tại Đình Liễu Giai Ba Đình

Khu di tích Đình Đền Liễu Giai không chỉ thờ thành hoàng Hoàng Phúc Trung, mà còn là nơi thờ Thánh Mẫu và Ngọc Nương công chúa – một nhân vật huyền thoại gắn liền với vùng đất này. 

Theo thần tích còn lưu giữ, Ngọc Nương sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống văn hóa lâu đời tại làng Phan Sơn, huyện Bằng Châu (Nam Sách, Hải Dương), cha là Lý Nghi – quan bộ Lễ dưới triều Trần Nhân Tông, mẹ thuộc dòng họ Hoàng.

Đình Đền Liễu Giai còn là nơi thờ Ngọc Nương công chúa
Đình Đền Liễu Giai còn là nơi thờ Ngọc Nương công chúa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự ra đời của công chúa gắn liền với điềm lạ khi mẹ nàng gặp rắn trắng quấn mình tại hồ Bạch Nhạn. Sinh ra vào giờ Thìn ngày 21 tháng 3 năm Giáp Thìn, Ngọc Nương càng lớn càng xinh đẹp và thông tuệ hơn người. 

Đến năm 18 tuổi, trong đêm trăng rằm tháng 8, khi công chúa đang du thuyền ngắm cảnh tại vùng đất Liễu Giai, một con rắn thần dài mười trượng đã xuất hiện giữa cơn dông và đón nàng về Thủy Quốc.

Tương truyền, Ngọc Nương công chúa rất linh thiêng, phù hộ cho vua Trần
Tương truyền, Ngọc Nương công chúa rất linh thiêng, phù hộ cho vua Trần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau xót trước sự mất tích của con gái, cha mẹ Ngọc Nương đã cho xây dựng đền thờ trên mảnh đất “long chầu hổ phục” cạnh hồ Bạch Nhạn. Công chúa rất linh thiêng, bà đã âm phù giúp vua Trần Anh Tông đánh bại quân Nguyên Mông, được triều đình ban thưởng, phong tước Thủy Tinh công chúa Thượng đẳng phúc thẩm.

Quần thể di tích đình đền Liễu Giai được người dân gìn giữ và tu bổ sau nhiều biến cố
Quần thể di tích đình đền Liễu Giai được người dân gìn giữ và tu bổ sau nhiều biến cố (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trải qua nhiều triều đại và biến cố lịch sử, trong đó có sự tàn phá của thực dân Pháp năm 1946, quần thể di tích đình đền Liễu Giai vẫn được người dân gìn giữ và tu bổ. Các công trình như lầu Cô, lầu Cậu hay khu đền chính thờ Thánh Mẫu vẫn được giữ gìn cẩn thận qua nhiều lần trùng tu.

Chiêm ngưỡng kiến trúc Đình Liễu Giai với vẻ đẹp tinh hoa hội tụ

Đình Liễu Giai là một công trình kiến trúc mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, được xây dựng trên khu đất cao và hướng về phía tây. Từ cổng ngõ 345 Đội Cấn bước vào, du khách sẽ bắt gặp khuôn viên rộng lớn rợp bóng cây xanh.

Đình được bao quanh bởi nhiều tán cây xanh mát, tỏa bóng khắp nơi
Đình được bao quanh bởi nhiều tán cây xanh mát, tỏa bóng khắp nơi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc tổng thể của đình được thiết kế theo hình chữ “Công”, vừa thể hiện sự hài hòa vừa tạo cảm giác bề thế, trang nghiêm. Tòa tiền tế được xây dựng với kết cấu “thượng chồng rường, hạ kẻ chuyền”, trên những hàng cột gỗ lim chắc chắn. 

Kiến trúc tổng thể của đình được thiết kế theo hình chữ Công hài hòa
Kiến trúc tổng thể của đình được thiết kế theo hình chữ Công hài hòa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hai trụ biểu cao vút với đôi chim phượng ấp bụng chổng đuôi, cùng với bức bình phong gạch đắp hình bạch hổ và thanh long tạo nên vẻ uy nghi cho công trình. Điểm nhấn của kiến trúc Đình Liễu Giai nằm ở năm con dơi chụm đầu được đắp nổi ở hai đầu đốc, tượng trưng cho “ngũ phúc lâm môn”.

Đôi chim phượng ấp bụng chổng đuôi được chạm trổ cầu kỳ
Đôi chim phượng ấp bụng chổng đuôi được chạm trổ cầu kỳ (Ảnh: Sưu tầm Báo Công lý)

Nghệ thuật chạm khắc tại đình thể hiện sự tinh xảo qua những hoa văn trang trí phong phú như tùng, lộc, mai, hạc và tứ linh (rồng, phượng, rùa, lân) trên các cửa bức bàn và không gian bên trong. 

Đặc biệt, cỗ kiệu gỗ sơn son thếp vàng với long đình hình tháp kiểu chồng diêm là một kiệt tác nghệ thuật chạm khắc hiếm có của thế kỷ 19, với những chi tiết rồng phượng sinh động cùng hoa văn tỉ mỉ.

Hiện tại ở Đình Liễu Giai lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Hiện tại ở Đình Liễu Giai lưu giữ nhiều hiện vật quý giá (Ảnh: Sưu tầm Báo Công lý)

Không gian đình được bố trí hài hòa với hậu cung ba gian kiểu “vì kèo quá giang”, nơi đặt các pho tượng Cô, Cậu và Tam Phủ Hồng Nương. Bên cạnh đó còn có Phật điện xây theo hình chữ “Đinh” với sân nhỏ và hòn non bộ, tất cả tạo nên một quần thể kiến trúc mang đậm bản sắc tâm linh dân tộc. 

Hàng cột làm từ gỗ lim còn rất chắc chắn, nguyên vẹn sau nhiều năm
Hàng cột làm từ gỗ lim còn rất chắc chắn, nguyên vẹn sau nhiều năm (Ảnh: Sưu tầm Báo Công lý)

Di tích Đình Liễu Giai hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như bát hương men trắng vẽ lam, cỗ tam sự và quả chuông đồng thời Nguyễn, cùng các tư liệu chữ Hán có giá trị lịch sử to lớn của dân tộc.

Văn hóa và tín ngưỡng: Linh hồn của đất và người tại Đình Liễu Giai

Đình Liễu Giai là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của dân làng, nổi bật với các lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm. Vào ngày 17 tháng 8 âm lịch, Lễ hội kỷ niệm Ngày hóa Đức Thánh mẫu Ngọc Nương Công Chúa được tổ chức với nhiều nghi thức linh thiêng, phong phú. 

Ngày lễ được thực hiện long trọng, đầy thành tâm
Ngày lễ được thực hiện long trọng, đầy thành tâm (Ảnh: Sưu tầm Facebook)

Tiếp đó, vào ngày 12 tháng Giêng, Lễ hội kỷ niệm ngày hóa của thành hoàng Hoàng Phúc Trung được long trọng diễn ra, thu hút đông đảo dân làng và du khách thập phương tham dự. Các lễ hội diễn ra với những nghi thức trang nghiêm gồm rước kiệu, dâng lễ cùng hoạt động văn hóa dân gian sôi động.

Bên cạnh các lễ hội chính, Đình Liễu Giai còn là điểm đến tâm linh quen thuộc vào các ngày lễ, Tết. Mọi người gặp gỡ, giao lưu, chúc tụng nhau một năm mới thịnh vượng và thắp nén hương đầu năm cầu phúc cho gia đình mọi sự tốt lành.

Ở đình cũng thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa cổ truyền sống động
Ở đình cũng thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa cổ truyền sống động (Ảnh: Sưu tầm Facebook)

Ngoài giá trị kiến trúc và nghệ thuật, Đình Liễu Giai còn mang ý nghĩa lịch sử và địa danh quan trọng. Đây là nơi bảo lưu, truyền dạy những giá trị văn hóa tín ngưỡng dân gian đặc sắc của người Việt. Đình Liễu Giai là công trình lịch sử được thành phố Hà Nội gắn biển “Công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.

Một số điểm đến tham quan gần Đình Liễu Giai

Sau khi khám phá những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc sắc tại Đình – Đền Liễu Giai, du khách có thể mở rộng hành trình tham quan để tìm hiểu thêm về các địa điểm nổi bật gần đó, đã được Xanh SM tổng hợp dưới đây:

Lotte Center Liễu Giai

Lotte Center Hà Nội tọa lạc tại số 54 Liễu Giai, quận Ba Đình, là một trong những tòa nhà cao nhất Việt Nam với chiều cao 272.3 mét và 65 tầng. Từ Đình Liễu Giai du khách chỉ cần di chuyển khoảng 1 km để đến Lotte Center Hà Nội. 

Lotte Center Liễu Giai là tổ hợp vui chơi, mua sắm sôi động ở Hà Nội
Lotte Center Liễu Giai là tổ hợp vui chơi, mua sắm sôi động ở Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tòa nhà này nổi bật với tổ hợp đa chức năng, bao gồm trung tâm mua sắm, khu văn phòng, khách sạn, căn hộ dịch vụ và đài quan sát. Đặc biệt, đài quan sát Sky Walk ở tầng 65 cho phép du khách trải nghiệm cảm giác đứng trên sàn kính trong suốt, ngắm nhìn toàn cảnh Hà Nội từ độ cao ấn tượng.

Đền Voi Phục

Đền Voi Phục là một trong những di tích quan trọng thuộc Thăng Long Tứ Trấn xưa, hiện nằm ở số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Từ Đình Liễu Giai, bạn chỉ cần di chuyển khoảng 2 km là sẽ đến Đền Voi Phục.

Đền Voi Phục được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông
Đền Voi Phục được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngôi đền còn được biết đến với tên gọi “Tây trấn từ”, được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông (1028-1054) nhằm thờ phụng hoàng tử Linh Lang, người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược và được tôn vinh là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần.

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long nằm ở số 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội, cách Đình Liễu Giai khoảng 2.6 km, là một di tích lịch sử đặc biệt của Thủ đô. Quần thể này gắn bó với kinh thành Thăng Long qua nhiều triều đại, được xây dựng từ thời Đinh và phát triển qua các thời kỳ.

Trải qua bao thăng trầm Hoàng Thành vẫn sừng sững ở đấy, giữ nguyên giá trị xưa
Trải qua bao thăng trầm Hoàng Thành vẫn sừng sững ở đấy, giữ nguyên giá trị xưa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với diện tích rộng lớn, bên trong Hoàng thành Thăng Long gồm nhiều di tích quan trọng như Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu và Cột cờ Hà Nội. Năm 2010, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt của quần thể này. 

Lăng Bác

Tọa lạc tại số 2 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Lăng Bác hay còn gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ cách Đình Liễu Giai 1.5 km, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe công cộng để đến nơi này.

Đến Hà Nội, bạn đừng quên ghé Lăng Bác để tưởng nhớ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Đến Hà Nội, bạn đừng quên ghé Lăng Bác để tưởng nhớ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lăng Bác là một công trình kiến trúc đặc biệt với phong cách Xô viết, được xây dựng từ năm 1973 đến 1975. Nơi đây lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được đặt trong một hòm kính trong phòng trung tâm của lăng. Xung quanh lăng là các khu vườn với hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam.

Hồ Tây

Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, là hồ nước tự nhiên lớn nhất Thủ đô, thuộc quận Tây Hồ và cách Đình Đền Liễu Giai khoảng 7 km. Với chu vi khoảng 17 km, Hồ Tây không chỉ là thắng cảnh nổi tiếng mà còn gắn liền với bề dày lịch sử văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.

Hồ Tây là địa điểm giải trí ưa thích của giới trẻ Hà thành
Hồ Tây là địa điểm giải trí ưa thích của giới trẻ Hà thành (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ thời Lý – Trần, khu vực quanh hồ đã được các vua chúa chọn làm nơi nghỉ dưỡng, xây dựng nhiều cung điện. Ngày nay, Hồ Tây hấp dẫn nhiều người bởi vẻ đẹp thơ mộng, sở hữu các công trình lịch sử như chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên xung quanh, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.

Hướng dẫn di chuyển đến Đình Liễu Giai

Đình Liễu Giai nằm tại ngõ 345 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. Từ các điểm như Hồ Hoàn Kiếm, bến xe Mỹ Đình hoặc sân bay Nội Bài, du khách chỉ cần đi theo hướng Đội Cấn khoảng 850 m là sẽ tới được đình.

Đình Liễu Giai hiện nằm tại ngõ 345 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình
Đình Liễu Giai hiện nằm tại ngõ 345 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhờ nằm ở vị trí trung tâm, hành trình di chuyển đến Đình Liễu Giai rất thuận tiện, du khách có thể dễ dàng lên kế hoạch tham quan các điểm lân cận như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền Voi Phục hoặc Hồ Tây sau khi ghé thăm di tích lịch sử này.

Di chuyển tự túc bằng xe máy

Để di chuyển đến Đình Liễu Giai bằng xe máy, bạn có thể tham khảo các tuyến đường sau:

  • Từ phía Hồ Tây/Đường Bưởi: Đi theo đường Thụy Khuê, rẽ vào đường Văn Cao, sau đó rẽ vào đường Đội Cấn, tiếp tục đi khoảng 850 m để tới đình.
  • Từ phía Cầu Giấy/Đường Láng: Đi theo đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, rẽ vào đường Giang Văn Minh hoặc Nguyễn Chí Thanh, rồi đi vào đường Đội Cấn khoảng 850 m là bạn sẽ tới nơi.
  • Từ phía Hoàn Kiếm/Phố cổ: Đi theo đường Phan Đình Phùng, rẽ vào đường Hàng Than, sau đó đi theo đường Quán Thánh hoặc Nguyễn Biểu để đến đường Đội Cấn. Từ đây bạn chỉ cần đi 850 m sẽ đến Đình Liễu Giai.
Có nhiều tuyến đường để bạn di chuyển đến Đình Liễu Giai
Có nhiều tuyến đường để bạn di chuyển đến Đình Liễu Giai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì đường Đội Cấn là đường hai chiều nhưng khá hẹp, đặc biệt là vào giờ cao điểm, thế nên bạn cần di chuyển cẩn thận và tuân thủ luật giao thông. Hiện Đình Liễu Giai nằm trong khu dân cư và mặt tiền khá hẹp, do đó việc tìm chỗ gửi xe là một vấn đề mà bạn cần lưu ý:

  • Gửi xe: Đình không có bãi gửi xe riêng, bạn có thể gửi xe tại một số điểm trông giữ xe tư nhân dọc đường Đội Cấn, các ngõ gần đình hoặc tại các cửa hàng, quán ăn gần đó. Nên hỏi giá trước khi gửi xe để tránh những bất đồng không đáng có.
  • Giá vé: Giá vé gửi xe máy thường dao động từ 5.000 – 10.000 VNĐ/lượt, tùy vào thời điểm và địa điểm gửi.
Bạn nên chọn địa chỉ gần chùa để gửi xe, di chuyển thuận tiện hơn
Bạn nên chọn địa chỉ gần chùa để gửi xe, di chuyển thuận tiện hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển bằng xe bus 

Có rất nhiều tuyến xe bus hoạt động trên trục đường Đội Cấn và các tuyến đường lân cận, để bạn dễ dàng di chuyển đến Đình Liễu Giai. Dưới đây là một số tuyến phổ biến (thông tin có thể thay đổi, bạn có thể kiểm tra trên trang web tìm xe bus):

  • Các tuyến đi qua đường Đội Cấn (gần Đình Liễu Giai): 09ACT, 22A, 25, 32, 34, 45, 142, 144, 146, 159.
  • Các tuyến dừng ở các đường cắt ngang gần Đội Cấn (đi bộ một đoạn ngắn):
    • Đường Liễu Giai: 09B, 09BCT, 20A, 28, 33, 50, E05, E07, E08.
    • Đường Kim Mã: 09A, 23, 26, 30, 41, 90, E02.
    • Đường Nguyễn Thái Học: 02, 09A, 23, 33, 41.
    • Đường Văn Cao: 09B, 09BCT, 159.

Lưu ý rằng bạn nên báo trước với bác tài hoặc lơ xe để được dừng đúng điểm xuống, tránh tình trạng đi quá điểm dừng, gây ảnh hưởng đến lịch trình tham quan Đình Liễu Giai của bạn.

Bạn hãy lựa chọn tuyến xe bus phù hợp để tiện đi đến Đình Liễu Giai
Bạn hãy lựa chọn tuyến xe bus phù hợp để tiện đi đến Đình Liễu Giai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giá vé lượt hiện tại là 7.000 VNĐ hoặc 8.000 VNĐ/lượt tùy từng xe khác nhau, áp dụng cho hầu hết các tuyến xe bus tại Hà Nội, bao gồm các tuyến đi qua khu vực Đình Liễu Giai. Đây là mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu di chuyển của người dân địa phương và du khách muốn đến tham quan, khám phá.

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM

Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyến đi thoải mái, thân thiện với môi trường đến Đình Liễu Giai, Xanh SM chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. 

Là dịch vụ xe điện tiên phong tại Việt Nam, Xanh SM mang đến trải nghiệm di chuyển tuyệt vời: không khói bụi, không tiếng ồn động cơ, để bạn tận hưởng sự thoải mải trong suốt chặng đường ở Hà Nội.

Xanh SM cung cấp dịch vụ di chuyển không tiếng ồn, không khói bụi
Xanh SM cung cấp dịch vụ di chuyển không tiếng ồn, không khói bụi (Ảnh: Xanh SM)

Để đến Đình Liễu Giai, bạn chỉ cần tải ứng dụng Xanh SM TẠI ĐÂY, sau đó mở ứng dụng rồi đặt xe và chọn điểm đến, chọn phương tiện phù hợp với nhu cầu của bạn. Tài xế Xanh SM sẽ đưa bạn đến nơi một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

Tải ứng dụng Xanh SM để trải nghiệm thêm phần tiện lợi
Tải ứng dụng Xanh SM để trải nghiệm thêm phần tiện lợi (Ảnh: Xanh SM)

Sau mỗi hành trình, bạn đừng quên chia sẻ trải nghiệm của bạn với Xanh SM bằng cách đánh giá và để lại nhận xét. Sự đóng góp của bạn sẽ giúp Xanh SM ngày càng hoàn thiện, mang đến dịch vụ tốt nhất cho cộng đồng.

Một số lưu ý cần biết khi tham quan Đình Liễu Giai

Để chuyến tham quan Đình Liễu Giai được trọn vẹn và ý nghĩa, du khách nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Trang phục lịch sự: Nên mặc quần áo kín đáo, lịch sự để thể hiện sự tôn trọng không gian linh thiêng và nét văn hóa truyền thống.
  • Giữ trật tự: Tránh nói to, cười đùa quá mức trong khu vực đình để không làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm và các du khách khác.
  • Bảo vệ di tích: Không chạm tay hoặc tự ý di chuyển các hiện vật trong đình; bạn hãy tuân thủ hướng dẫn của ban quản lý.
  • Gửi xe đúng nơi quy định: Lựa chọn các điểm giữ xe gần ngõ 345 Đội Cấn để thuận tiện di chuyển, đảm bảo an toàn cho phương tiện.
  • Lưu ý giờ mở cửa: Tham khảo trước giờ hoạt động của đình để tránh việc đến vào thời điểm đình đóng cửa, hoặc đang bảo trì.
Hãy giữ gìn hiện vật cùng cảnh quan tại Đình Liễu Giai
Hãy giữ gìn hiện vật cùng cảnh quan tại Đình Liễu Giai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

 FAQ – Mọi người cùng hỏi về Đình Liễu Giai

Nếu bạn đang có những thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết về Đình Liễu Giai trước chuyến tham quan, phần FAQ – Mọi người cùng hỏi về Đình Liễu Giai của Xanh SM dưới đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích dành cho bạn:

Đình Liễu Giai thờ ai?

Đình Liễu Giai thờ Thành hoàng Hoàng Phúc Trung, một thái giám gốc làng Lệ Mật, Gia Lâm. Ông được biết đến với công lao lớn trong việc vớt thi thể công chúa nhà Lý và khai hoang lập nên Thập tam trại phía Tây kinh thành Thăng Long. 

Lễ hội Đình Liễu Giai diễn ra khi nào?

Lễ hội Đình Liễu Giai được tổ chức hằng năm vào hai dịp quan trọng: ngày 17 tháng 8 âm lịch để kỷ niệm ngày hóa của Đức Thánh mẫu Ngọc Nương Công chúa, và ngày 12 tháng Giêng để tưởng nhớ ngày hóa của Thành hoàng Hoàng Phúc Trung. 

Liễu Giai là ai?

Liễu Giai không phải là tên của một nhân vật cụ thể, mà là tên của một trong 13 trại được Thành hoàng Hoàng Phúc Trung khai hoang và lập nên ở phía Tây kinh thành Thăng Long thời Lý. 

Qua bao nhiêu năm tháng, Đình Liễu Giai vẫn là nơi lưu giữ văn hóa cổ truyền dân tộc
Qua bao nhiêu năm tháng, Đình Liễu Giai vẫn là nơi lưu giữ văn hóa cổ truyền dân tộc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đình Liễu Giai là một di tích lịch sử mang đậm giá trị văn hóa, lưu giữ những câu chuyện truyền thống thiêng liêng của vùng đất ngàn năm văn hiến. Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, ngôi đình là biểu tượng cho sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, gợi nhớ về những đóng góp to lớn của cha ông trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc xưa.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây