Đình làng Thành Công là một di tích lịch sử – văn hóa nổi bật giữa lòng Hà Nội, gắn liền với câu chuyện về Đức Đoàn Thưởng Đại Vương cùng Thụ La Công chúa. Hàng năm, nơi đây đón tiếp hàng nghìn lượt khách ghé đến, để khám phá nét đẹp cổ kính và những câu chuyện ý nghĩa đằng sau di tích này.
Giới thiệu đình làng Thành Công một di sản văn hóa nổi bật ở Hà Nội
Tham quan đình làng Thành Công, một di sản văn hóa độc đáo tại Hà Nội. Nơi đây, lưu giữ vẻ đẹp truyền thống và những giá trị lịch sử quý báu.
Đình làng Thành Công ở đâu?
Tọa lạc tại ngày trung tâm Thủ đô Hà Nội, đình làng Thành Công là một di tích văn hóa đặc sắc có giá trị lịch sử lâu đời. Nơi đây, ngoài thờ phụng các vị thần linh, thì đình còn đại diện cho đời sống tinh thần và những nét văn hóa truyền thống của người dân làng Thành Công xưa.
Hàng năm, đình làng tổ chức các lễ hội truyền thống, diễn ra vào tháng Hai âm lịch. Đây là dịp để cộng đồng dân cư tưởng nhớ và tri ân các vị thần, đồng thời là dịp để du khách khám phá những nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội.
Đình làng Thành Công thờ ai?
Đình làng Thành Công thờ Đức Đoàn Thưởng Đại Vương và Thụ La Công chúa, đây là hai nhân vật có công giúp đất nước trở nên phồn thịnh, an vui. Cả hai được người dân trong làng tôn thờ như những vị thần bảo vệ, mang lại sự bình an và thịnh vượng cho nhân dân.
Với không gian linh thiêng, đình làng Thành Công là nơi lưu giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của làng Thành Công. Qua từng thế hệ, nơi đây vẫn duy trì được sự tôn kính với các bậc tiền nhân và duy trì được nét đẹp của văn hoá truyền thống.
Đình làng Thành Công được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
Năm 1999, với sự đóng góp của cộng đồng, đình làng được xây dựng lại khang trang hơn và hoàn thành vào năm 2000. Trải qua nhiều lần trùng tu, đình hiện nay vẫn giữ được vẻ đẹp của kiến trúc truyền thống. Năm 2024 vừa qua, đình làng Thành Công được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa quan trọng cấp thành phố.
Đình làng Thành Công là nơi lưu giữ câu chuyện lịch sử, tâm linh của cộng đồng đã trở thành biểu tượng văn hóa của người dân địa phương. Việc xếp hạng di tích cấp thành phố như một lời khẳng định về giá trị của đình, đối với đời sống tinh thần của nhân dân và khẳng định vai trò bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Lắng nghe câu chuyện lịch sử về Đình làng Thành Công
Đình làng Thành Công được xây dựng từ năm 1773, dưới triều đại Cảnh Hưng thứ 34. Ban đầu, đình làng thuộc phường Công Bộ, chỉ có một bia đá được dựng để ghi nhớ những công lao và truyền thống của người có công. Trong suốt các giai đoạn lịch sử, đình làng trải qua nhiều thay đổi cụ thể như sau:
- Từ năm 1913 đến 1942, đình nằm trong tổng Hạ, huyện Hoàn Long, và sau đó thuộc Đại Lý đặc biệt Hà Nội.
- Sau năm 1954, đình trở thành một phần của xã Trung Thành, quận Vi ngoại thành
- Từ năm 1961, đình nằm trong nội thành, thuộc khu vực Thành Công, quận Ba Đình.
- Vào năm 1947, đình Ngoài của làng bị giặc phá hủy .
- Tháng 10 năm 1999, người dân chung tay xây dựng lại cổng Đình Ngoài và đến tháng 3 năm 2000, nhà chính của đình cũng được hoàn thành.
- Đến năm 2004, nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tiến sỹ và liệt sĩ đã được xây dựng trong khuôn viên đình, trở thành một điểm đến thờ cúng và tưởng niệm quan trọng trong cộng đồng.
Khám phá kiến trúc độc đáo Đình làng Thành Công Ba Đình
Khám phá kiến trúc độc đáo của Đình làng Thành Công Ba Đình, một di tích văn hóa đặc sắc giữa lòng Hà Nội.
Kiến trúc cổ truyền của Đình làng Thành Công
Đình làng Thành Công được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của các đình làng xưa ở Việt Nam. Với kiến trúc 3 gian gồm tòa tiền tế, chính điện và hậu cung. Mỗi phần lại có một chức năng và cách thiết kế riêng biệt.
Tại tòa tiền tế là nơi diễn ra các nghi lễ thờ cúng, có không gian rộng rãi, được dựng bằng những cột gỗ vững chắc, mang đến sự uy nghiêm. Bên trong chính điện là nơi thờ các vị thần linh, với những chi tiết điêu khắc tinh xảo, thể hiện sự tôn kính và trang trọng.
Thêm vào đó, phía hậu cung nơi thờ cúng các vị thánh, có các hoành phi, câu đối với chữ viết thư pháp đẹp mắt được treo trang trọng trên các gian của đình, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống. Những chi tiết này làm cho Đình làng Thành Công không chỉ là nơi thờ cúng, mà còn là một kiệt tác kiến trúc cổ xưa.
Không gian xung quanh Đình làng Thành Công
Đình làng có một khoảng sân rộng rãi lát đá và được bao bọc xung quanh bởi tiểu cảnh và các bức tranh tường độc đáo. Dù diện tích không quá rộng nhưng khuôn viên thoáng, góp phần tạo nên một không gian yên tĩnh, khiến người dân và du khách ghé thăm cảm nhận được sự thoải mái, bình yên.
Phong cách kiến trúc của Đình làng Thành Công
Đình làng Thành Công sở hữu nét kiến trúc cổ kính, xen lẫn với các yếu tố truyền thống dân gian đặc trưng của đình làng Việt Nam. Không gian ban thờ được thiết kế với kiểu dáng “rồng bay, phường múa”, đi cùng những họa tiết, hoa văn trang trí cổ điển tạo nên một vẻ đẹp vừa trang nghiêm lại gần gũi.
Sự kết hợp này đã tạo nên một không gian bảo tồn được giá trị lịch sử, mà vẫn hòa nhập với nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Đình làng Thành Công dần trở thành một điểm đến đặc biệt, thu hút hàng nghìn lượt khách ghé thăm mỗi năm.
Tìm hiểu lễ hội và đời sống văn hóa tại Đình làng Thành Công
Đình làng Thành Công, nơi lưu giữ những giá trị truyền thống và tinh thần của cộng đồng người dân Hà Nội qua nhiều thời kỳ.
Lễ hội truyền thống của đình làng Thành Công
Hàng năm, đình làng tổ chức lễ hội vào ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch. Đây là hoạt động nhằm tưởng nhớ công lao của Thành Hoàng Làng, Đức Đoàn Thưởng Đại Vương và Thụ La Công Chúa.
Vào ngày lễ chính người dân trong làng sẽ tập hợp thành các nhóm gồm: đội tế cờ, đội cờ, đội bát bửu, đội dâng hương và đội trống để làm lễ rước kiệu Thành Hoàng Làng. Đoàn rước kiệu sẽ di chuyển qua các tuyến phố: La Thành, Láng Hạ và Thành Công, mang đậm không khí linh thiêng của ngày hội.
Đặc biệt, những phụ nữ có phẩm hạnh theo tiêu chuẩn “tam tòng tứ đức” sẽ tham gia khênh kiệu, thể hiện sự kính trọng đối với các vị thánh thần. Lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao, mà còn là cơ hội thắt chặt tình đoàn kết và bảo tồn các giá trị văn hóa của làng Thành Công.
Giá trị tâm linh ở đình làng Thành Công Hà Nội
Từ bao đời nay, đình làng Thành Công là nơi thờ cúng Thành Hoàng Làng, Đức Đoàn Thưởng Đại Vương và Thụ La Công Chúa. Lâu dần, đình trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc cho người dân trong làng. Mọi người thường đến đây để cầu an, cầu tài lộc và giữ gìn các phong tục truyền thống còn sót lại.
Lễ hội truyền thống hàng năm tại đình là dịp để người dân nơi đây thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ công lao của các vị thần linh đã có công bảo vệ và phát triển vùng đất Thành Công. Những nghi thức trong lễ hội đều mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự kính trọng, đoàn kết và sự gắn bó giữa con người với đất đai và tổ tiên.
Đình còn là trung tâm văn hóa, lưu giữ các giá trị đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo” và truyền lại cho thế hệ sau. Vì thế, đình làng Thành Công không chỉ là di tích lịch sử, mà còn là biểu tượng tâm linh của cộng đồng người dân nơi đây từ xa xưa cho tới nay.
Một số di tích văn hóa gần đình làng Thành Công Ba Đình
Sau khi ghé thăm và cầu an tại đình làng Thành Công, bạn có thể ghé thăm di tích văn hóa nổi tiếng khác dưới đây.
Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh, nằm ở số 1 đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, cách đình làng khoảng 6km, là một di tích lịch sử nổi tiếng. Đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần bảo vệ phương Bắc trong tín ngưỡng dân gian, với những giá trị tâm linh lâu đời, đền có vai trò đặc biệt trong đời sống tâm linh của người dân.
Đền Voi Phục
Đền Voi Phục, tọa lạc tại số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, là một di tích lịch sử quan trọng, thờ Thánh Linh Lang Đại Vương. Cách chùa Bát Tháp khoảng 3km, đây là một trong “Tứ Trấn” của Thăng Long, nơi thu hút nhiều du khách và Phật tử, đặc biệt trong dịp lễ hội vào tháng 2 âm lịch.
Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng Thành Thăng Long nằm ở địa chỉ 19C phố Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình là di tích lịch sử nổi bật tại Hà Nội. Nơi đây chỉ cách đình làng Thành Công khoảng 4km, là nơi ghi dấu ấn vàng son qua nhiều triều đại phong kiến. Với giá trị văn hóa lâu đời, nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội toạ lạ ở số 28A đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình. Chỉ cách đình làng Thành Công khoảng 4km, cột cờ là biểu tượng lịch sử lâu đời của Thủ đô Hà Nội. Được xây dựng vào năm 1812 dưới triều Nguyễn, với kiến trúc uy nghi cùng vị trí trung tâm, nơi đây gắn liền với các cột mốc quan trọng của dân tộc.
Hướng dẫn di chuyển đến đình Thành Công
Để đến đình làng Thành Công, bạn có thể bắt đầu hành trình từ trung tâm Hà Nội. Với vị trí trung tâm, có rất nhiều lựa chọn phù hợp với bạn để di chuyển tới đây.
Di chuyển tự túc bằng xe máy
Để di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến đình làng Thành Công, bạn có thể lựa chọn di chuyển trên các cung đường lớn, thuận tiện cho cả xe máy và ô tô như sau:
- Xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm → đi theo đường Đinh Tiên Hoàng → rẽ trái vào Hàng Bài → tiếp tục đi thẳng qua Phố Huế và Đại Cồ Việt.
- Sau đó rẽ phải vào đường Giảng Võ → tiếp tục đi và rẻ phải vào phố Thành Công. Đi thẳng tiếp 1 đoạn bạn sẽ thấy đình làng Thành Công.
Di chuyển bằng xe bus
Để đến đình làng Thành Công từ trung tâm quận Hoàn Kiếm bằng phương tiện công cộng, bạn có thể tham khảo tuyến xe bus sau:
Tuyến xe bus số 22B:
Lộ trình: Xuất phát từ số 22B Hai Bà Trưng, đi qua 12 trạm dừng gồm: Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Tôn Đức Thắng…Bạn sẽ xuống ở 290 Tây Sơn để di chuyển đến đình làng Thành Công, khoảng cách tầm 800m – 1km. Bạn có thể đi bộ hoặc bắt xe ôm để tới đình.
Thời gian hoạt động: 5:04 – 21:04 (Tần suất: 15 – 20 phút/lượt).
Để có một chuyến đi thuận lợi, hãy kiểm tra hành trình và giờ hoạt động của các tuyến xe bus. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Busmap hoặc Moovit để tra cứu chuyến đi một cách nhanh chóng và chính xác.
Di chuyển bằng xe điện Xanh SM
Xanh SM là dịch vụ sử dụng dòng xe thuần điện đầu tiên có mặt tại Việt Nam, nếu không muốn mất quá nhiều thời gian để di chuyển, hãy lựa chọn Xanh SM để có một chuyến đi an toàn, mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Xanh SM cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng. Hiện nay, Xanh SM cung cấp xe 2 bánh dành cho những khách cá nhân và có nhu cầu di chuyển ngắn. Bên cạnh đó, dịch vụ còn cung cấp xe 4 bánh cho di chuyển đường dài phù hợp cho gia đình, nhóm bạn.
Để đặt xe, bạn có thể gọi hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Taxi Xanh SM sử dụng nhanh chóng và dễ dàng ngay TẠI ĐÂY. Sau mỗi chuyến đi, bạn có thể đánh giá tài xế và gửi góp ý để giúp dịch vụ được cải thiện hơn. Đừng quên cho tài xế 5 sao nếu bạn cảm thấy hài lòng với chuyến đi.
Một số lưu ý cần biết khi tham quan đình làng Thành Công
Khi tham quan đi tham quan đình làng Thành Công, bạn cần lưu ý một số quy định để đến địa điểm tâm linh một cách văn minh, lịch sự:
- Quy định về trang phục: Mặc trang phục kín đáo, lịch sự, tránh đồ quá ngắn hoặc hở hang để thể hiện sự tôn trọng.
- Cách ứng xử và giao tiếp: Giữ thái độ nhẹ nhàng, không nói chuyện lớn tiếng, tránh làm phiền người khác.
- Chú ý về an ninh: Giữ gìn tài sản cá nhân, cẩn thận với đồ dùng có giá trị khi tham quan nơi đông người.
- Yêu cầu khác: Không đem thú cưng, không ăn uống hoặc hút thuốc, và không xả rác bừa bãi trong khu vực đình.
FAQ – Mọi người cùng hỏi về Đình Làng Thành Công Hà Nội
Hỏi đáp những thắc mắc thường xuyên được quan tâm khi du khách ghé tới đình làng Thành Công.
Đình Làng Thành Công thờ ai?
Đình làng Thành Công thờ Thành Hoàng Làng, Đức Đoàn Thưởng Đại Vương và Thụ La Công Chúa.
Đình Làng Thành Công có tên gọi khác là gì?
Đình làng Thành Công còn được gọi là Đình Trong.
Lễ hội đình Làng Thành Công diễn ra khi nào?
Lễ hội đình làng Thành Công diễn ra vào ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Đình làng Thành Công không chỉ là di tích lịch sử mà còn là biểu tượng tinh thần của cộng đồng nơi đây. Với kiến trúc cổ kính, lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa và không gian linh thiêng, nơi đây vẫn luôn thu hút đông người đến thăm, nhằm tưởng nhớ tổ tiên và tham gia các hoạt động văn hóa.
Xem thêm: