Check-in Đình Giảng Võ – Đình thờ Bà Chúa Kho nổi tiếng Hà Nội

Đình Giảng Võ vốn là biểu tượng văn hóa đặc trưng của Hà Nội, với kiến trúc truyền thống và những câu chuyện mang đậm dấu ấn lịch sử. Giữa thủ đô tấp nập, đình mang không gian tĩnh lặng, uy nghi như một hơi thở xưa, gợi nhớ về quá khứ huy hoàng của vị nữ tướng thời Trần – Lý Châu Nương. 

Đình Giảng Võ – Đình thờ Bà Chúa kho ở phường Giảng Võ Hà Nội

Đình Giảng Võ là một ngôi đình linh thiêng nổi tiếng tại Hà Nội, nằm tại 612 đường La Thành, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc như hội làng, lễ bái, văn nghệ,…thu hút nhân dân và khách du lịch đến tham quan.

Đình Giảng Võ nằm trên đường Đê La Thành (Ảnh: Google Maps)
Đình Giảng Võ nằm trên đường Đê La Thành (Ảnh: Google Maps)

Đôi nét về Đình Giảng Võ

Đình Giảng Võ là nơi thờ bà Lý Châu Nương (hay còn được dân gian gọi là Bà Chúa Kho). Tương truyền, bà chính là nữ tướng được vua Trần bổ nhiệm quản lý kho lương thực của quân đội. 

Theo thần phả ghi lại, bà Châu Nương có cha là người làng Cổ Pháp (nay là làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh), mẹ là người làng Giảng Võ. Từ nhỏ, Châu Nương được bố mẹ cho ăn học đàng hoàng, có chí lớn. Sau này, bà kết duyên với ông Thái bảo họ Trần làm Đốc bộ Hoan Châu (Nghệ An). 

Đình Giảng Võ gắn liền với câu chuyện về bà Lý Châu Nương
Đình Giảng Võ gắn liền với câu chuyện về bà Lý Châu Nương (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lý Châu Nương là người có công quản lý kho lương trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, được phong chức “Quản trưởng quốc khố”. Sau khi bà mất, để tưởng nhớ công lao, nhà vua phong cho bà là “Khổ đại vương Phu nhân Thánh mẫu”, đồng thời cho lập đền thờ phụng bà ngay tại làng Giảng Võ. 

Đình Giảng Võ ra đời từ đó, và tính đến nay đã được trùng tu lại nhiều lần. Năm 1994, đình Giảng Võ được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. 

Sự khác biệt giữa Đình Giảng Võ với đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)

Trên thực tế, nhiều người thường nhầm lẫn về nguồn gốc và tính chất của đình Giảng Võ với đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, hai địa danh này hoàn toàn khác nhau và vị trí cũng ở cách xa nhau.

Hình ảnh đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh
Hình ảnh đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh (Ảnh: dulich.pro.vn)

Đình Giảng Võ được xây dựng để thờ nữ tướng trông coi kho lương thực của nhà Trần, trong khi đó đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) lại có nguồn gốc từ Hoàng hậu của vua Trần Nhân Tông.

Tương truyền, khi Hoàng hậu qua đời, nhà vua đã sai 72 làng quanh vùng lập đền thờ nhằm tưởng nhớ và tôn vinh bà, trong đó có quê hương của bà ở Cổ Mễ (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Đền thờ của bà được dựng trên núi Kho và có tên gọi là đền Bà chúa Kho. 

Quay về quá khứ với câu chuyện lịch sử của Đình Giảng Võ

Đình Giảng Võ được xây dựng từ thế kỷ XV và đến nay đã được tu sửa nhiều lần. Trước đây, đình vốn là khu vực kho trại quân đội và trường võ, thuộc phường Võ Trại, làng Giảng Võ. Năm 1946, đình bị thực dân Pháp phá hủy, sau đó tới năm 1953, người dân nơi đây đã cùng nhau xây dựng và tu sửa lại. 

Vào thời Nguyễn, làng Giảng Võ nằm ngay bên tuyến đường cái quan hướng từ Hà Nội tới Sơn Tây. Ngày 21-12-1873, tại cổng đình làng đã diễn ra một trận chiến lẫy lừng, nơi Francis Garnière – tay chỉ huy Pháp từng chinh phục thành Hà Nội – bị quân Cờ Đen tấn công từ đình và giết. 

Đình Giảng Võ là nơi chứng kiến những câu chuyện lịch sử
Đình Giảng Võ là nơi chứng kiến những câu chuyện lịch sử (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chiêm ngưỡng kiến trúc đình Giảng Võ với những nét chạm trổ tinh xảo

Xưa kia, đình Giảng Võ có diện tích lên tới 10.000m2, còn ngày nay do bị lấn chiếm nên chỉ còn lại 1.700m2. Đình vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính mặc dù đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Trong đình vẫn lưu giữ được rất nhiều di vật quý giá, bao gồm Ngọc phả, sắc phong, văn bia, hoành phi, câu đối ca ngợi công lao to lớn của bà Lý Châu Nương.

Qua nhiều đợt trùng tu, đình có lối kiến trúc cổ kính
Qua nhiều đợt trùng tu, đình có lối kiến trúc cổ kính (Ảnh: visitbadinh.com.vn)

Cổng tam quan của đình có tên là Bảo Khánh Môn, hiện tại chỉ còn lại bốn viên đá xanh lớn. Đây cũng chính là nơi đã diễn ra trận chiến khốc liệt giữa dân làng với quân Cờ Đen vào cuối thế kỉ XIX, khiến 72 người bị giết. 

Cổng tam quan đã không còn như trước do bị tàn phá trong trận chiến khốc liệt
Cổng tam quan đã không còn như trước do bị tàn phá trong trận chiến khốc liệt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hồ nước hình vuông lớn nằm ngay trước sân, giữa có giả sơn, xung quanh là cây cối xanh um với những hàng đa cổ thụ soi bóng dưới mặt nước. Quanh hồ là lối đi tham quan vãn cảnh, được lát gạch cẩn thận. Cảnh vật nơi đây như càng tôn thêm nét uy nghiêm vốn có của ngôi đình Giảng Võ. 

Hồ nước với nhữn hàng đa cổ thụ bên Đình
Hồ nước với những hàng đa cổ thụ bên Đình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di tích cổ nhất trong đình chính là hai nhà Tả Mạc và Hữu Mạc, cũng là nơi tụ họp của người dân mỗi khi diễn ra lễ hội. Nơi đây có kết cấu đặc biệt, đỉnh trụ là hai con nghê quay mặt vào nhau. Ngoài ra, còn có bốn con nghê đá khác, hai tấm bia đá cùng một số trụ đá kê dưới chân cột. Ngay phía sau nhà Tả Mạc là khu vực hóa vàng và công trình phụ. 

Hình ảnh tấm bia đá - di tích còn sót lại của Đình
Hình ảnh tấm bia đá – di tích còn sót lại của Đình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nằm ở khu vực chính giữa là tòa Đại Đình và nhà Phương Đình. Bên trong Đại Đình có bày cỗ kiệu và long đình để rước bài vị thần trong những dịp lễ lớn. Ở trung tâm là những dấu ấn còn sót lại của nhà Phương Đình sau khi bị đốt vào năm 1946. Hiện tại, người dân đã xây dựng lại nơi này thành hai tầng và tám mái trên nền cũ. 

Khu vực Đại Đình được bài trí tôn nghiêm
Khu vực Đại Đình được bài trí tôn nghiêm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hậu cung là nơi kết nối với Đại Đình, có khám thờ đặt ngai vàng, bài vị và tượng của Lý Châu Nương. Ngoài ra, đình còn 13 đạo sắc phong các triều đại phong kiến cấp cho bà. Trên nóc đình là bức đại tự “Lý Trần phương danh”, trong đình có bức đại tự “Nữ trung anh kiệt” cùng câu đối ca ngợi về bà. 

Hậu cung là nơi thờ bài vị Lý Châu Nương cùng long ngai và tượng của bà
Hậu cung là nơi thờ bài vị Lý Châu Nương cùng long ngai và tượng của bà (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lễ hội & tín ngưỡng nổi bật tại Đình Giảng Võ

Hai dịp lễ lớn nhất trong năm được tổ chức tại đình Giảng Võ chính là vào ngày sinh (12/2 âm lịch) và ngày hóa (20/7 âm lịch) của bà Lý Châu Nương. Lễ hội Đình Giảng Võ diễn ra vào tháng 2 âm lịch hàng năm, kéo dài hai ngày từ 11 đến 12/2 âm lịch, nhằm tôn vinh công đức của Bà Chúa Kho.

Ngày 11/2: 

  • Buổi sáng sẽ diễn ra lễ bao sái mộc dục của cụ ông Đình và lễ dâng hương của Đội tế nữ.
  • Buổi chiều là lễ dâng hương của các phường, lễ tế Thánh và lễ tế yết của Đội tế nam.
  • Buổi tối bắt đầu lễ mộc dục, tụng kinh và biểu diễn văn nghệ.

Ngày 12/2 (Ngày chính hội): 

  • Sáng: Khai mạc bằng lễ công bố đọc ngọc phả, dâng hương, tế thỉnh.
  • Chiều: Các phường dâng hương, tế thỉnh.
  • Xế chiều: Đội tế nam tế tạ.

Trong suốt hai ngày lễ hội, còn có biểu diễn văn nghệ, hát chèo, thi đấu cờ tướng, cờ người và chọi gà, bắt vịt. Còn vào ngày 20/7 âm lịch sẽ diễn ra các hoạt động dâng hương, lễ bái để tưởng nhớ công đức của Bà Chúa Kho. 

Hoạt động trong lễ hội kỉ niệm 760 năm ngày sinh Bà Chúa Kho
Hoạt động trong lễ hội kỉ niệm 760 năm ngày sinh Bà Chúa Kho (Ảnh: vtv.vn)

Ngoài ra, vào ngày 23/12 âm lịch hàng năm, đình còn tổ chức lễ rước Bài vị và Bát hương của bà Lý Châu Nương để cầu cho quốc thái dân an. Lễ hội được diễn ra trang trọng, mang đậm bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. 

Bên cạnh những ngày lễ lớn, đình còn là nơi để người dân đến tham quan, thắp hương,..vào các dịp lễ, tết,.. Đây được xem là một nét đẹp văn hóa tâm linh vốn có của người Hà Nội. 

Một số di tích văn hóa gần Đình Giảng Võ

Ngoài di tích Đình Giảng Võ, du khách có thể ghé thăm nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng quanh khu vực quận Ba Đình để trải nghiệm thêm những nét đẹp văn hóa, kiến trúc thú vị của thành phố.

Lăng Bác

Lăng Bác nằm cách đình Giảng Võ khoảng 4km, tọa lạc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là nơi an nghỉ cuối cùng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình kiến trúc này được xây dựng bằng đá hoa cương với kiến trúc trang nghiêm, biểu tượng cho lòng tôn kính và biết ơn vô hạn của nhân dân đối với vị lãnh tụ kính yêu. 

Mỗi ngày, hàng ngàn người từ khắp nơi đến thăm viếng, thể hiện sự tôn kính đối với Bác Hồ và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại của Người. Không gian xung quanh Lăng cũng rất đẹp và yên tĩnh, mang lại cho du khách một cảm giác trang nghiêm, thanh bình.

Lăng Bác nằm uy nghiêm trên Quảng trường Ba Đình
Lăng Bác nằm uy nghiêm trên Quảng trường Ba Đình (Ảnh: Vinwonders.com)

Công viên Thủ Lệ

Cách đình Giảng Võ khoảng 2km, công viên Thủ Lệ là địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách với không gian rộng lớn, đa dạng các loài động vật cùng các trò chơi giải trí thú vị. Nơi đây có khuôn viên rộng tới 100.000m2 với vườn hoa, bãi bỏ, cây xanh,…cùng 5 khu trưng bày các loài động vật như chim, thú dữ, thú móng guốc, linh trưởng, bò sát,…

Tại công viên, du khách còn có thể trải nghiệm các hoạt động hấp dẫn như tô tượng, đu quay, nhà bóng, đạp vịt,…Công viên Thủ Lệ chính là địa điểm tham quan cuối tuần quen thuộc của người dân thủ đô cùng rất nhiều du khách trong và ngoài nước. 

Công viên Thủ Lệ có khuôn viên rộng lớn với nhiều loài động vật
Công viên Thủ Lệ có khuôn viên rộng lớn với nhiều loài động vật (Ảnh: Hanoi Zoo)

Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh cách đình Giảng Võ khoảng 5km, nằm ngay cạnh Hồ Tây là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần hộ mệnh trấn giữ phương Bắc trong tín ngưỡng dân gian. Nơi đây mang vẻ đẹp linh thiêng của Hà Nội, nổi bật với kiến trúc cổ kính và những câu chuyện huyền bí. Nếu bạn là người yêu thích văn hóa tâm linh, đây chắc chắn là địa điểm tham quan thú vị mà bạn nên đến trải nghiệm. 

Đền Quán Thánh mang vẻ đẹp linh thiêng
Đền Quán Thánh mang vẻ đẹp linh thiêng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long nằm cách đình Giảng Võ khoảng 4km, là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quý báu của thủ đô Hà Nội suốt hơn 1000 năm. Nơi đây từng là trung tâm quyền lực của các triều đại phong kiến nước ta, từ thời nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê cho đến nhà Nguyễn. 

Hoàng thành mang giá trị văn hóa đặc biệt với hệ thống các di tích như Điện Kính Thiên, Cột cờ Hà Nội, Hậu Lâu cùng các khu khảo cổ học dưới lòng đất. Đến với Hoàng thành, du khách còn được trải nghiệm các sự kiện văn hóa truyền thống như triển lãm nghệ thuật, lễ hội dân gian và các buổi trình diễn ca múa nhạc.

Hoàng thành Thăng Long là “trái tim lịch sử” của thủ đô Hà Nội
Hoàng thành Thăng Long là “trái tim lịch sử” của thủ đô Hà Nội (Ảnh: sưu tầm Internet)

Hướng dẫn di chuyển đến Đình Giảng Võ Hà Nội

Đình Giảng Võ nằm ngay khu vực trung tâm thành phố, nên rất thuận tiện để di chuyển. Bạn có thể chọn đến đây bằng phương tiện cá nhân, xe bus hoặc đặt xe công nghệ. 

Di chuyển tự túc bằng xe máy

Di chuyển tự túc bằng xe máy đến đình Giảng Võ tương đối đơn giản và dễ đi, đồng thời giúp bạn chủ động về thời gian. Hãy sử dụng Google Maps để tìm lộ trình di chuyển nhanh chóng, hạn chế tắc đường và nhớ đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 

Di chuyển bằng xe bus

Xe bus là một lựa chọn khá thú vị và tiết kiệm để di chuyển đến di tích đình Giảng Võ. Bạn có thể di chuyển bằng tuyến bus số 49 (Nhổn – Trần Khánh Dư), giá vé 10.000 VNĐ/lượt với điểm dừng gần nhất chùa nhất là tại 666 – 668 Đê La Thành hoặc đối diện 702 Đê La Thành. Sau đó, bạn chỉ cần mất khoảng 4-5 phút đi bộ là tới đình. 

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM

Nếu như không muốn phải tự lái xe hoặc chưa thông thạo đường đi, đặt xe công nghệ sẽ là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. 

Trong nhiều thương hiệu xe trên thị trường thì Xanh SM đang là dịch vụ vận chuyển hành khách được nhiều người yêu thích. Bạn có thể đặt xe qua hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Xanh SM về điện thoại để nhận ưu đãi cho người dùng đặt xe lần đầu tiên! 

Di chuyển thuận tiện cùng Xanh SM
Di chuyển thuận tiện cùng Xanh SM (Ảnh: Xanh SM)

Tùy thuộc vào nhu cầu và số lượng người, bạn có thể lựa chọn đi xe 2 bánh hay ô tô 4 chỗ hoặc 7 chỗ. Khi sử dụng dịch vụ của Xanh SM, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì: 

  • Xanh SM sử dụng 100% xe điện loại mới, không mùi xăng dầu, đi êm ái giúp khách hàng cảm thấy thoải mái trong suôt hành trình di chuyển.
  • Tài xế Xanh SM vững tay lái, đi cẩn thận và luôn lịch sự, chuyên nghiệp khi phục vụ khách hàng. 
  • Phí đặt xe chi tiết, công khai rõ ràng và có thể thanh toán thuận tiện với nhiều hình thức khác nhau (tiền mặt, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng)
  • Xanh SM có rất nhiều chương trình ưu đãi, các mã giảm giá và cả gói hội viên cho khách hàng thân thiết.

Đừng quên để lại 1 đánh giá 5 sao và lời khen cho tài xế nếu bạn có những trải nghiệm tốt với chuyến đi.

Hướng dẫn các bước tải app và sử dụng Xanh SM
Hướng dẫn các bước tải app và sử dụng Xanh SM (Ảnh: Xanh SM)

Một số lưu ý cần biết khi tham quan Đình Giảng Võ

Khi tham quan di tích đình Giảng Võ, du khách cần tuân thủ một số quy định sau:

  • Trang phục: Nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, hợp thuần phong mỹ tục, tránh mặc quần áo hay váy quá ngắn, hở hang, bó sát gây phản cảm.
  • Cách ứng xử và giao tiếp: Cư xử lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, không gây ồn ào gây ảnh hưởng hoặc làm phiền mọi người xung quanh.
  • An ninh: Chú ý tự bảo vệ tư trang cá nhân, tránh mang theo đồ vật có giá trị lớn cũng như tuân thủ các hướng dẫn của ban quản lý.
  • Một số lưu ý khác: Không đem theo thú cưng, không ăn uống và xả rác bừa bãi trong khuôn viên đình Giảng Võ, không nói to hoặc gây rối làm mất trật tự.
Chú ý ăn mặc lịch sự, kín đáo khi tham quan Đình Giảng Võ
Chú ý ăn mặc lịch sự, kín đáo khi tham quan Đình Giảng Võ (Ảnh: vtv.vn)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về Đình Giảng Võ

Những người chưa từng đến Đình Giảng Võ sẽ ít nhiều có những câu hỏi, thắc mắc về nơi này. Bạn có thể hiểu rõ hơn về di tích lịch sử này qua những thông tin được cung cấp dưới đây: 

Đình Giảng Võ thờ ai?

Đình Giảng Võ thờ bà Lý Châu Nương (hay bà Lý Thị Châu, Bà Chúa Kho) – một nữ tướng tài giỏi thời Trần với những đóng góp to lớn trong việc quản lý ngân khố quốc gia. Bà từng được vua Trần phong cho danh hiệu “Khổ đại vương Phu nhân Thánh mẫu”. 

Lễ Hội Đình Giảng Võ diễn ra vào ngày nào?

Những ngày lễ chính tại Đình Giảng Võ:

  • 11/2 – 12/2: Ngày sinh Bà Chúa Kho 
  • 20/7: Ngày hóa Bà Chúa Kho 
  • 23/12: Lễ rước Bài vị và Bát hương Bà Chúa Kho

Ngoài ra, tại sân đình Giảng Võ cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ hoặc các buổi sinh hoạt CLB địa phương cho nhân dân trong khu vực. 

Bà Chúa Kho là ai?

Bà Chúa Kho tên thật là Lý Thị Châu hay còn gọi là Lý Châu Nương, là một nữ tướng thời nhà Trần (1225-1400), có công lao to lớn trong việc cai quản ngân khố quốc gia. Để tưởng nhớ công đức của bà đối với đất nước, nhân dân đã tôn vinh bà với tên gọi là Bà Chúa Kho.

Đình Giảng Võ là ngôi đình thiên liêng của thủ đô Hà Nội, không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc cổ độc đáo, mà còn mang đậm những dấu ấn lịch sử và nét văn hóa đặc sắc của nơi đây. Nếu bạn sinh sống tại Hà Nội, hay chỉ đơn giản là một du khách đến với thành phố, hãy thử một lần đến để cảm nhận sự yên bình, uy nghiêm của ngôi đình cổ này. 

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây