Đình Đông Ngạc – Nơi lưu giữ giá trị văn hóa Việt hơn 5 thế kỷ

Đình Đông Ngạc có niên đại hơn 500 năm là nơi lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam xưa. Hàng năm, cứ vào ngày 9 – 10/2 Âm lịch, người dân địa phương và du khách thập phương đều đến đây để tổ chức lễ hội Đình làng.

Đình Đông Ngạc ở đâu? Hướng dẫn cách di chuyển

Đình Đông Ngạc nằm ở địa chỉ số 37 đường Đông Ngạc, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Đình được xây dựng trên một khu đất cao, nằm ở phía Bắc của làng Đông Ngạc, trước mặt Đình có một hồ sen lớn.

Đây là một trong số ít những ngôi Đình cổ kính của Thủ đô Hà Nội hiện còn bảo lưu được khá nguyên vẹn bố cục, cảnh quan kiến trúc và các di vật quý giá. Vào năm 1993, Đình đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật.

Đình Đông Ngạc nằm ở địa chỉ số 37 đường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đình Đông Ngạc nằm ở địa chỉ số 37 đường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh: Google Maps)

Để đến được Đình làng Đông Ngạc, du khách có thể di chuyển bằng nhiều hình thức khác nhau như:

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, du khách có thể đến Đình Làng Đông Ngạc theo các hướng:

  • Hướng đường An Dương Vương: Đi thẳng đường An Dương Vương qua gầm cầu Thăng Long khoảng 1km và vào đường Đông Ngạc. Đi thẳng đường Đông Ngạc khoảng 650m.
  • Hướng đường Phạm Văn Đồng: Đi thẳng đến cuối đường Phạm Văn Đồng rẽ vào đường Tân Xuân. Đi thẳng sang đường An Dương Vương và rẽ trái vào đường Đông Ngạc. Sau đó vòng ngược lại ở ngã 3 dốc Kẻ Chèm vào đường Đông Ngạc và đi thẳng khoảng 650m.

Di chuyển bằng phương tiện công cộng

Nếu đến Đình Đông Ngạc bằng phương tiện công cộng, du khách có thể đi các tuyến buýt số 31 (dừng ở trạm Trường tiểu học Đông Ngạc A) hoặc tuyến buýt số 58 (dừng ở trạm Tân Xuân).

Di chuyển tiện lợi bằng xe điện Xanh SM

Xanh SM là dịch vụ gọi xe công nghệ mới ra mắt thị trường Việt Nam được hơn 1 năm nhưng đã nhanh chóng nằm trong TOP 3 hãng xe được người Việt sử dụng nhiều nhất năm 2024. (Theo báo cáo “Mức độ phổ biến của ứng dụng gọi xe máy năm 2024” thực hiện bởi Q&Me ghi nhận, Xanh SM đạt tỷ lệ là 19%). 

Xanh SM sẵn sàng đưa đón khách hàng trên mọi hành trình
Xanh SM sẵn sàng đưa đón khách hàng trên mọi hành trình (Ảnh: Xanh SM)

Với ưu điểm là không tăng giá giờ cao điểm, 100% phương tiện sử dụng là xe điện, tài xế chuyên nghiệp, Xanh SM đang dần trở thành thương hiệu yêu thích của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nếu du khách đang có nhu cầu di chuyển đến Đình Đông Ngạc, có thể tham khảo dịch vụ gọi xe của Xanh SM.

Để đặt xe, du khách có thể gọi đến tổng đài 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Xanh SM về điện thoại từ Google Play hoặc App Store. Đừng quên bấm vào mục “Ưu đãi” để nhận rất nhiều voucher giảm giá Xanh SM gửi tặng đến bạn.

Đình Đông Ngạc thờ ai? Tìm hiểu lịch sử ngôi Đình cổ

Đình Đông Ngạc thờ ba vị thần tượng trưng cho “thiên – nhân – địa” bao gồm:

  • Thần Độc Cước, cháu ruột của vua lê Thái Tổ – Lê Khôi và Thổ thần. 
  • Ngoài ra, Đình làng còn thờ tiến sĩ Phạm Quang Dung (Ông cũng là người dân làng và đã đứng ra trùng tu Đình vào năm 1718). 
  • Phạm Thọ Lý (Người đã cung tiến đất làm Đình vào năm 1635).
Đình thờ ba vị thần tượng trưng cho “thiên - nhân - địa”
Đình thờ ba vị thần tượng trưng cho “thiên – nhân – địa” (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo tương truyền, làng Vẽ có một ngôi miếu cổ nằm ngoài bờ đê thờ Thổ Thần (không rõ được xây dựng từ khi nào). Đến năm 1635 (dưới triều vua Lê Thần Tông – hiệu Dương Hòa thứ nhất), nhân dân trong làng đã cùng nhau chuyển miếu thờ về trong đê và xây dựng lại để thờ Thành Hoàng.

Đến nay, Đình đã được trùng tu nhiều lần vào năm 1653, 1718, 1836, 1941,.. Dù vậy, Đình làng vẫn giữ được nguyên vẹn những nét đẹp cổ kính của kiến trúc cổ.

Kiến trúc Đình làng Đông Ngạc 

Đình làng Đông Ngạc được xây dựng trên một thế đất cao, sát với đê sông Hồng và nằm ở phía Bắc của làng. Toàn bộ khuôn viên của Đình có kiến trúc cổ kính, mang chuẩn mực của kiến trúc thế kỷ XVII được làm theo hình chữ “Quốc” (tượng trưng cho đầu rồng).

Từ ngoài cổng Đình đi vào sẽ đi qua hai tam quan, ở giữa hai tam quan là hai ao nước nhỏ. Qua cổng tam quan nội là một khoảng sân rộng, hai bên là dãy hành lang bảy gian. Tiếp đến là đại Đình nội và ngoại nối liền với nhau, mỗi tòa gồm chín gian. Trong cùng là trung cung và hậu cung, mỗi tòa gồm ba gian.

Kiến trúc độc đáo có niên đại hàng trăm năm tại Đình Đông Ngạc
Kiến trúc độc đáo có niên đại hàng trăm năm tại Đình Đông Ngạc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đình làng Đông Ngạc còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa

Đình Đông Ngạc được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia do còn lưu giữ được nhiều giá trị lịch sử và văn hoá:

Bảo tồn và lưu giữ nét đẹp cổ

Đình lưu giữ được rất nhiều các cổ vật từ thế kỷ thứ XVII đến tận ngày nay, bao gồm:

  • Một bộ tranh sơn mài nhà Lê.
  • Tám tấm bia đá có niên đại từ thời Lê Trung Hưng và Nguyễn.
  • Một cuốn phả ngọc.
  • 45 đạo sắc phong có niên đại các năm 1670, 1789, 1924,..
  • Một quả chuông đồng được đúc từ năm 1833.

Và rất nhiều các cổ vật khác như: hai bộ bát bửu, 48 bức tranh trên ván gỗ, đôi hạc thờ cao 2m, một sập thờ, một long Đình, sáu hoành phi, 24 câu đối, một bộ ngũ sự, ba cỗ kiệu bát cống, một cỗ kiệu võng, một kiệu rước thần mía, hai hương án, ba long ngai, ba bộ triều phục,…

Đình làng Đông Ngạc còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa
Đình làng Đông Ngạc còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Lễ hội Đình Đông Ngạc

Lễ hội Đình được tổ chức hàng năm vào ngày 9 – 10/2 (Âm lịch). Trong tiết trời Xuân, hàng ngàn người dân trong làng và du khách thập phương khăn áo chỉnh tề tụ họp về làng Đông Ngạc để làm lễ, dâng hương tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong một năm mới giàu sức khoẻ, bình an.

Lễ hội Đình làng Đông Ngạc được tổ chức vào ngày 9 - 10/2 Âm lịch hàng năm
Lễ hội Đình làng Đông Ngạc được tổ chức vào ngày 9 – 10/2 Âm lịch hàng năm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các điểm tham quan gần Đình Đông Ngạc

Trong chuyến viếng thăm Đình Đông Ngạc, du khách có thể tham quan một số địa danh gần đó như:

  • Chùa Vẽ: Nằm ở phố Kẻ Vẽ, cách Đình chỉ khoảng 800m. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính đặc trưng thế kỷ XVII và vẫn bảo tồn được đến tận ngày nay.
  • Chùa Giàn (hay Thiên Tự Phúc): Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVIII. Chùa nằm ở đường Phạm Văn Đồng, cách Đình khoảng 3,6km. 
  • Đình Chèm: Là nơi thờ Đức Thánh Chèm (Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng). Đình Chèm nằm trên đường Thuỵ Phương, cùng trục đường Đông Ngạc, cách Đình Đông Ngạc khoảng 1,3km.
Đình Chèm nổi tiếng với kiến trúc cổ kính
Đình Chèm nổi tiếng với kiến trúc cổ kính (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Đình làng Đông Ngạc

Một số câu hỏi mà người đọc cũng tìm kiếm về Đình làng Đông Ngạc: 

Đình Đông Ngạc thờ ai?

Đình thờ ba vị thần tượng trưng cho “thiên – nhân – địa” gồm Thần Độc Cước, Lê Khôi và Thổ thần. Ngoài ra, Đình làng còn thờ tiến sĩ Phạm Quang Dung và Phạm Thọ Lý.

Đình Vẽ có từ bao giờ?

Đình Vẽ được xây dựng vào năm 1635 để thờ Thành Hoàng.

Kiến trúc Đình làng có gì đặc sắc?

Đình làng Đông Ngạc mang nét cổ kính của kiến trúc thế kỷ XVII, toàn bộ khuôn viên của Đình được làm theo hình chữ Quốc (tượng trưng cho đầu rồng).

Đình Đông Ngạc là một trong số ít những ngôi Đình còn giữ được nét cổ kính, nguyên vẹn về cả bố cục và cảnh quan. Đây chắc chắn là điểm đến mà nhiều người sẽ ghé thăm và cầu phúc mỗi dịp Tết đến Xuân về. Đừng quên lựa chọn Xanh SM làm phương tiện di chuyển để chuyến đi trở nên êm ái và an toàn hơn.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây