Nhắc đến điểm đến tâm linh tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy, không thể không nhắc đến cái tên đình An Hòa. Nơi đây không chỉ thờ các vị Thành Hoàng bảo vệ làng xã mà còn là một trong những những nhân thầm lặng của lịch sử, mang trong mình những câu chuyện về đất nước và con người nơi đây.
Giới thiệu về Đình An Hoà Hà Nội
Đình An Hòa hay còn có tên gọi khác là An Hòa Linh Từ hay Đình An Hòa Cổ, Đình An Hòa Xã. Đình được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII – đầu XVIII, tọa lạc tại 79 Đ. Cầu Giấy, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Đình An Hòa phụng thờ các vị phúc thần có công đất nước và người dân làng An Hòa, bao gồm thần Bạch Hạc Tam Giang, Linh Lang đại vương, Kiều Đức Mậu,…
Trong đó, nổi tiếng nhất sự kiện nhiều trai đinh thôn Triền (thôn An Hòa nay) tình nguyện đi theo Thái tử Linh Lang đánh giặc phương Nam. Thái tử là con vua Lý Thái Tông và đệ nhất cung phi Trương Thị Phương. Các ông Kiều Đức Mậu, Nguyễn Công Tân, Phạm Duy Thường,… từ làng được cử làm tướng, giúp việc huấn luyện quân đội trên khu đất gần đình phía Tây Nam làng.
Ngoài thờ Thành Hoàng và các ông tổ lập làng, đình còn thờ bà Trương Thị Phương – Thân mẫu Thái tử Linh Lang và từ đường các dòng họ.
Lịch sử Đình An Hòa được xây dựng từ đời Vua Lý Thần Tông
Từ lâu, Đình An Hòa đã trở thành biểu tượng linh thiêng, lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử. Vậy ngôi đình An Hòa có nguồn gốc từ đâu?
Nguồn gốc hình thành
Đình An Hòa gắn liền với nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử. Vào thời Lý, thế kỷ XI, vua Lý Thần Tông được sinh ra tại đất An Hòa, đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước, được nhân dân tại thôn Triền (An Hòa ngày nay) thờ phụng ông cùng các vị thần Bạch Hạc Tam Giang, Thái tử Linh Lang,…
Ý nghĩa lịch sử
Đình An Hòa Hà Nội không chỉ là nơi thờ tự các vị phúc thần có công với đất nước mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng. Người dân từ khắp nơi trên cả nước có thể đến đình để cầu bình an, may mắn, sức khỏe và hạnh phúc.
Hằng năm, đình còn tổ chức nhiều lễ hội và nghi lễ truyền thống, thu hút đông đảo phật tử và du khách thập phương tham gia. Đặc biệt, vào các dịp lễ lớn như Lễ Phật Đản, Vu Lan, đình tổ chức các ngày lễ hội lớn, dâng hương, dâng đèn,…
Giá trị văn hoá & lịch sử
Đình An Hòa đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia năm 1996. Đình trở thành một trong những công trình tiêu biểu cho nền văn hóa, tín ngưỡng và giá trị biết ơn quý báu của người Việt xưa nay.
Kiến trúc Đình An Hòa mang đậm nét kiến trúc đình cổ Bắc Bộ
Đình An Hòa Cầu Giấy thu hút du khách thập phương không chỉ bởi câu chuyện lịch sử mà còn bởi vẻ đẹp kiến trúc độc đáo đậm nét Bắc Bộ. Từng chi tiết ngôi đình là sự kết hợp giữa phong thủy và tín ngưỡng lâu đời của người dân Yên Hòa.
Phong cách kiến trúc cổ Bắc Bộ
Kiến trúc đình An Hòa mang đậm dấu ấn của các công trình Bắc Bộ cũ. Mái ngói đình xây cong vút, hướng lên trên tạo nên vẻ uy nghiêm nhưng vẫn giữ được phần thanh thoát. Không gian từng gian thờ rộng mở, mang lại cảm giác tĩnh lặng, thân thuộc như làng quê xưa.
Cột gỗ vững chái, có các kèo gỗ cong hài hòa, vững chãi nhưng vẫn sinh động. Đặc biệt, họa tiết chạm khắc trên cột đình, mái nhà mang đậm nét văn hóa thời Nguyễn. Hình ảnh rồng, phượng, tùng, trúc, mai,… đều được chạm khắc tỉ mỉ, thể hiện sự phồn thịnh, may mắn và trường thọ.
Các công trình chính
Di tích đình An Hòa được xây dựng trên một khu đất cao, rộng thoáng. Các nếp nhà cổ vẫn còn ẩn mình dưới những cây đại thụ, tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính.
Đình gồm cổng nghi môn, sân và tòa kiến trúc chính. Gian đình giữa kết cấu kiểu chữ Công (工). Tòa đại đình có 5 gian, xây theo kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh. Nội thất bên trong có 6 hàng chân, các bộ kéo đỡ mái kết cấu kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”.
Có 3 gian nhỏ nối đại đình với hậu cung, kết cấu gian nhỏ gồm 4 bộ vì kèo kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”. Hậu cung 3 gian xây theo kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, nền nhà xây cao hơn nền nhà đại đình 30cm.
Bên cạnh đại đình và hậu cung là cổng vào xây dựng khang trang. Cổng đình tiếp đón du khách và người dân địa phương, được chạm khắc tỉ mỉ theo họa tiết rồng phượng, tượng trưng cho sự phú quý, thịnh vượng.
Khám phá lễ hội truyền thống của Đình An Hòa
Lễ hội đình An Hòa Hà Nội hằng năm là một trong những lễ hội đặc sắc, nổi tiếng tại Hà Nội, thu hút không chỉ người dân địa phương mà còn cả du khách thập phương. Lễ hội này mang sắc thái của hội cư dân lúa nước, thường tổ chức từ 11 – 13 tháng 2 âm lịch.
Lễ hội được tổ chức với các phần sau:
Ngày 11/2
Buổi sáng, các cụ ông, cụ bà làm lễ cáo yết Thành Hoàng trước sự có mặt của nhân dân trong làng và khách thập phương. Tiếp theo, lễ rước Thánh được tổ chức từ miếu về đình, đi đầu là đội múa lân do thanh niên đảm nhiệm. Phía sau đội múa là đội rước, đến đội rước cờ và đội trống.
Đội rước kiệu long đình được nam thanh niên thực hiện, sau là đội tán lọng và bát bửu 1, tiếp đến là các cụ ông đội tế lễ, cờ lệnh và kiếm lệnh. Tiếp đó là đội bát âm, đội kiệu ông, đội tán long, bát bửu 2 và các cụ bà đội dâng hương. Cuối cùng, đội bát âm và đội rước kiệu bà do thiếu nữ độ tuổi 18 thực hiện.
Lễ rước nước diễn ra với ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng sống hòa thuận.
Buổi chiều, tiết mục bắt đầu với tế cáo văn do các cụ ông được người dân trong làng tin tưởng đảm nhiệm. Sau đó, đội dâng hương do các cụ bà dâng lên lễ Thánh, tiếp theo là lễ dâng hương từ các làng lân cận.
Ngày 12/2
Buổi sáng, đình tổ chức đón tiếp người dân về lễ Thánh.
Buổi chiều, đội rước bắt đầu rước Thánh hoàng cung. Sau đó, các tiết mục văn nghệ như hát chèo, các trò chơi dân gian được tổ chức.
Ngày 13/2
Buổi sáng, các cụ ông, cụ bà trong đội tế lễ có mặt đông đủ để làm lễ cáo chúc tại đình làng và dã hội. Lễ có nhiều hoạt động khác nhau như hát quan họ, diễn chèo, văn nghệ,.. các trò chơi dân gian cũng được tiếp tục tổ chức như chọi gà, đánh cờ,…
Hướng dẫn di chuyển đến Đình An Hòa
Đình An Hòa Cầu Giấy nằm ngay ngõ 79, Cầu Giấy, do đó du khách thập phương có thể ghé thăm nơi đây bằng xe máy, ô tô hoặc các chuyến xe buýt, dịch vụ di chuyển khác, cụ thể:
Di chuyển tự túc bằng xe máy
Nếu di chuyển bằng xe máy, du khách có các lựa chọn tuyến đường như sau:
- Xuất phát từ Láng Hạ: Đi hướng P. Hoàng Ngọc Phách về Ngõ 5 Hoàng Ngọc Phách > rẽ phải vào P. Nguyên Hồng > rẽ trái vào P. Huỳnh Thúc Khánh > rẽ trái vào P. Pháo Đài Láng > tại vòng xuyến, đi lối vào Đ. Cầu Giấy > rẽ vào ngõ 79 là thấy ngay đình An Hòa Hà Nội.
- Xuất phát từ quận Ba Đình: Đi hướng P. Đội Cấn > rẽ phải vào 135 P. Đội Cấn > rẽ trái vào P. Giang Văn Minh > rẽ phải vào P. Kim Mã > rẽ trái > đi thẳng > đi bên phải tiếp hướng P. Đào Tấn > chếch sang phải vào P. Đào Tấn > rẽ trái vào Đ. Bưởi > rẽ phải vào Đ. Cầu Giấy > vòng ngược vào ngõ 79 Đ. Cầu Giấy.
Di chuyển bằng xe bus
Để ghé thăm đình An Hòa, bạn cũng có thể đi các tuyến xe buýt 105, 16, 26, 28, 32, 34, E05. Giá vé xe bus khoảng 7.000 – 10.000 VND/lượt. Điểm dừng xe bus đến đình An Hòa gần nhất ở Quận Cầu Giấy là đối diện Phòng Đào tạo Giáo dục Quận Cầu Giấy – Nguyễn Khang, cách 4 phút đi bộ.
Di chuyển bằng xe điện Xanh SM
Xanh SM cung cấp dịch vụ di chuyển bằng xe điện tiện ích, nhanh chóng và thoải mái. Để sử dụng dịch vụ xe điện Xanh SM, bạn có thể đặt qua hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Xanh SM và đặt xe.
Sau khi hoàn thành chuyến đi, đừng quên để lại chút “khích lệ” cho tài xế bằng cách đánh giá 5 sao nếu cảm thấy hài lòng với dịch vụ.
Những lưu ý quan trọng khi ghé thăm Đình
Khi ghé thăm đình An Hòa, bạn cần lưu ý một số quy tắc sau để thể hiện sự tôn trọng không gian linh thiêng và giữ gìn giá trị di tích:
- Quy định về trang phục: Trang phục kín đáo, lịch sự, tránh mặc đồ hở hang như váy ngắn, áo hai dây, sát nách, áo/ quần xuyên thấu,…
- Cách ứng xử và giao tiếp: Trò chuyện nhỏ tiếng, tốt nhất là giữ im lặng khi dâng hương hay làm lễ. Chỉ khi tham gia trò chơi thì mới nên nói chuyện vui đùa như bên ngoài.
- Chú ý về an ninh: Chú ý bảo vệ tài sản cá nhân, nhất là lúc đình đông người. Tốt nhất hãy để trang sức, tiền bạc hoặc đồ có giá trị cao ở nhà.
- Yêu cầu khác: Hạn chế mang theo thú cưng để tránh gây rối loạn hoạt động trong đình, không tự ý ăn uống trong khuôn viên đình.
Các địa điểm tham quan nổi tiếng gần Đình An Hòa
Sau khi ghé thăm đình An Hòa, du khách có thể tham quan thêm những điểm đến văn hóa, giải trí nổi bật gần đình như:
- Chùa Hà: Cách 2,5km, thời gian di chuyển khoảng 9 phút.
- Chùa Diên Khánh: Cách 4km, thời gian di chuyển khoảng 15 phút.
- Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Cách 2,2km, thời gian di chuyển khoảng 7 phút.
- Công viên Cầu Giấy: Cách 2,3km, thời gian di chuyển khoảng 9 phút.
- Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam: Cách 3,3km, thời gian di chuyển khoảng 8 phút.
- Trung tâm thương mại IPH: Cách 4km, thời gian di chuyển khoảng 14 phút.
Các câu hỏi về Đình An Hòa thường gặp
Để giúp bạn có thêm thông tin về đình An Hòa, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây:
Đình An Hòa được xếp vào di tích lịch sử bao nhiêu năm?
Đình An Hòa được xếp vào di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1996.
Đình An Hòa có còn tên gọi nào khác không?
Đình An Hòa còn có tên là An Hòa Linh Từ, Đình An Hòa Cổ, Đình An Hòa Xã.
Đình An Hòa mở – đóng cửa mấy giờ?
Thời gian mở cửa của đình An Hòa từ 6:30 – 17:30 hàng ngày, từ thứ hai – chủ nhật.
Giữa lòng thành phố nhộn nhịp, đình An Hòa nép mình với vẻ đẹp tĩnh lặng, bình yên. Nơi đây không chỉ đơn thuần là một di tích lịch sử mà còn là chứng tích cho những câu chuyện văn hóa, lưu giữ bản sắc dân tộc, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” từ cha ông xưa. Nếu bạn đang tìm kiếm đường đi đến đây, đừng quên liên hệ đến Xanh SM để có trải nghiệm chuyến đi thú vị, trọn vẹn nhất nhé!
Xem thêm: