Khám phá Điện Kính Thiên: Trái tim của Hoàng thành Thăng Long

Tọa lạc tại trung tâm Hoàng thành Thăng Long cổ kính, Điện Kính Thiên là một trong những công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất của triều đại phong kiến Việt Nam. Được xây dựng vào thời Lê sơ và trải qua nhiều lần trùng tu dưới các triều đại, công trình này là biểu tượng tượng trưng cho quyền lực tối cao của các vị vua. 

Tổng quan về di tích Điện Kính Thiên 

Lưu ý: Mức giá có giá trị tham khảo tại thời điểm tháng 1/2025.

Điện Kính Thiên nằm bên trong khu vực Hoàng thành Thăng Long
Điện Kính Thiên nằm bên trong khu vực Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Google Maps)

Để hiểu rõ hơn về vai trò và giá trị lịch sử của Điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long, hãy quay ngược thời gian để khám phá từng giai đoạn xây dựng, phát triển của điện trong quá khứ.

Vị trí địa lý và bối cảnh lịch sử

Nằm trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long – trung tâm quyền lực của nhiều triều đại Việt Nam, Điện Kính Thiên là công trình mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa. 

Đây không chỉ là nơi thiết triều của các vị vua, mà còn là nơi diễn ra những nghi thức trọng đại như đón tiếp sứ giả nước ngoài cùng các lễ nghi quốc gia, phản ánh sự uy nghi và quyền lực tối cao của nhà nước Đại Việt.

Điện Kính Thiên từng là trung tâm quyền lực cả nước một thời
Điện Kính Thiên từng là trung tâm quyền lực cả nước một thời (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Được xây dựng lần đầu vào thời Lê Sơ khoảng thế kỷ XV, Điện Kính Thiên từng là biểu tượng quan trọng của triều đại này. Với vị trí trung tâm tại Cấm thành, nơi đây mang dấu ấn của những tinh hoa kiến trúc và lịch sử hào hùng một thời. 

Ý nghĩa biểu tượng Cung Điện Kính Thiên

Cung Điện Kính Thiên được coi là trái tim của Hoàng thành Thăng Long, nơi hội tụ những giá trị văn hóa, lịch sử và quyền lực đỉnh cao qua nhiều triều đại. Điện là trung tâm quyền lực chính trị, đồng thời cũng đại diện cho sự thống nhất và thịnh vượng, phản ánh tinh thần dân tộc qua các thời kỳ. 

Điện Kính Thiên trong Hoàng thành những năm 1884 - 1885, khi Pháp vừa chiếm đóng Hà Nội
Điện Kính Thiên trong Hoàng thành những năm 1884 – 1885, khi Pháp vừa chiếm đóng Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Báo Dân Việt)

Đặc biệt, dưới thời Lê Sơ, di tích này ghi dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, khi các nghi lễ quốc gia hay thiết triều uy nghiêm, bề thế đều được tổ chức với quy mô lớn tại đây.

Gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc, Điện Kính Thiên chứng kiến những thời khắc quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Qua bao triều đại, và đặc biệt là thời Lê Sơ, điện trở thành trung tâm hành chính, nơi các vị vua phong kiến ban hành các chính sách quốc gia và đón tiếp sứ giả nước ngoài.

Ảnh phục dựng Điện Kính Thiên và những chi tiết liên quan của điện
Ảnh phục dựng Điện Kính Thiên và những chi tiết liên quan của điện (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mỗi triều đại đều để lại dấu ấn riêng, tạo nên một di sản văn hóa mang tầm vóc lịch sử lâu dài. Ý nghĩa biểu tượng của cung điện này còn nằm ở khả năng kết nối giữa quá khứ và hiện tại, dù ngày nay chỉ còn lại dấu tích, nhưng giá trị tinh thần và ý nghĩa lịch sử của công trình vẫn còn nguyên vẹn trong tâm thức người Việt mãi mãi.

Lịch sử Điện Kính Thiên Hoàng Thành Thăng Long: Từ quá khứ huy hoàng đến hiện tại

Được xây dựng vào thời Lê Sơ, cung điện này được xem là trung tâm quyền lực chính trị và văn hóa của Đại Việt, đồng thời là minh chứng cho sự hưng thịnh của một giai đoạn lịch sử rực rỡ.

Thời kỳ xây dựng và phát triển

Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, Điện Kính Thiên được khởi công xây dựng vào năm 1428 dưới triều vua Lê Thái Tổ, trên nền cũ của cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý – Trần tại núi Nùng. Công trình này đánh dấu một giai đoạn mới của triều Lê sau khi đánh đuổi quân Minh, lấy lại chủ quyền độc lập dân tộc của nước Đại Việt.

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Điện Kính Thiên được hoàn thiện thêm với việc xây dựng lan can đá vào năm 1467. Điện trở thành công trình quan trọng bậc nhất của kinh đô Thăng Long, không chỉ về mặt kiến trúc, nghệ thuật mà còn biểu trưng cho quyền lực tối cao của nhà vua.

Điện Kính Thiên uy nghi, biểu trưng cho quyền lực tối cao của nhà vua
Điện Kính Thiên uy nghi, biểu trưng cho quyền lực tối cao của nhà vua (Ảnh: Báo Dân Trí)

Đến thời nhà Mạc, Hoàng thành Thăng Long vẫn giữ vị trí trung tâm quyền lực, trong đó Điện Kính Thiên tiếp tục là nơi diễn ra các nghi lễ triều đình. Mặc dù triều đại này phải đối mặt với nhiều biến động chính trị, nhưng kiến trúc cùng giá trị văn hóa của Điện Kính Thiên vẫn được bảo tồn và duy trì.

Sang đến thời nhà Nguyễn, khi kinh đô chuyển vào Phú Xuân – Huế, vai trò của Điện Kính Thiên dần thay đổi. Từ năm 1788, nơi đây vẫn giữ vai trò quan trọng như một phần của trụ sở Trấn Bắc Thành. 

Điện Kính Thiên trở thành hành cung “Bắc tuần” vào thời Nguyễn
Điện Kính Thiên trở thành hành cung “Bắc tuần” vào thời Nguyễn (Ảnh: Sưu tầm Facebook)

Tuy nhiên, đến năm 1805, khu vực này được cải tạo thành hành cung để phục vụ các chuyến “Bắc tuần” của vua Nguyễn. Năm 1816, do Điện Kính Thiên xuống cấp nghiêm trọng, vua Gia Long đã cho phá dỡ và xây dựng cung Long Thiên trên nền móng cũ của điện.

Những biến cố và sự phục dựng Điện Kính Thiên

Vào cuối thế kỷ 19, thời kỳ Pháp thuộc, Điện Kính Thiên đã chịu ảnh hưởng nặng nề khi người Pháp phá bỏ công trình này để xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây, được gọi là Nhà Con Rồng. 

Từ một biểu tượng quyền lực của Hoàng thành Thăng Long, điện chỉ còn lại nền móng và các bậc thềm với hình rồng chạm khắc tinh xảo, đánh dấu sự mai một của di sản lịch sử quan trọng.

Điện chỉ còn lại thềm đá do bị người Pháp dỡ bỏ xây trụ sở chỉ huy pháo binh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau ngày 10/10/1954, khi Thủ đô được giải phóng, khu vực này trở thành nơi làm việc của Bộ Quốc phòng và tiếp tục thay đổi vai trò qua các giai đoạn lịch sử. 

Năm 2004, Bộ Quốc phòng bàn giao một phần diện tích khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long cho UBND TP. Hà Nội quản lý, mở ra cơ hội để phục dựng Điện Kính Thiên và bảo tồn giá trị văn hóa của khu vực.

Quá trình khai quật Điện Kính Thiên cho thấy nền điện dày trên 3m
Quá trình khai quật Điện Kính Thiên cho thấy nền điện dày trên 3m (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc phục dựng nhằm tái hiện lại một công trình mang tính biểu tượng, phục hồi những giá trị lịch sử, văn hóa đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá. Dẫu hiện tại chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện, các nhà nghiên cứu khảo cổ học vẫn đang nỗ lực để tái tạo hình ảnh điện Kính Thiên, giữ gìn di sản cho thế hệ mai sau.

Kiến trúc của Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên là công trình kiến trúc đồ sộ với quy mô ấn tượng, bao gồm 9 gian theo chiều dài 44m và 6 gian theo chiều sâu 27m, tổng diện tích lên đến 1188m². Theo nghiên cứu, toàn bộ công trình được thiết kế theo kiểu đấu củng với 60 cột gỗ được sơn son đỏ thắm, thể hiện quyền uy của Đại Việt.

Kiến trúc đấu củng xuất hiện trên đồ gốm vẽ màu thời Lê sơ được khai quật
Kiến trúc đấu củng xuất hiện trên đồ gốm vẽ màu thời Lê sơ được khai quật (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc Điện Kính Thiên được thiết kế kiểu chồng diêm hai tầng, tám mái với các góc đao cong vút. Trên bờ nóc của mái điện, hình tượng đôi rồng chầu mặt trời được chạm khắc tinh xảo, bao quanh điện là lan can đá và khoảng sân rộng trang nghiêm.

Kiến trúc Điện Kính Thiên được thiết kế kiểu tám mái với các góc đao cong vút
Kiến trúc Điện Kính Thiên được thiết kế kiểu tám mái với các góc đao cong vút (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những dấu tích còn lại của Điện Kính Thiên bao gồm nền điện, thềm rồng và các bậc thềm chạm khắc đá xanh, đặc biệt là rồng đá Điện Kính Thiên. Thềm rồng phía Nam gồm 10 bậc lớn được chia thành 3 lối lên, với đôi rồng đá được chạm khắc vào năm 1467. 

Thềm rồng phía Nam của điện được chia thành 3 lối lên
Thềm rồng phía Nam của điện được chia thành 3 lối lên (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại phía Bắc nền điện còn có một thềm bảy bậc với hai rồng đá thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Mỗi con rồng dài 3.4m, uốn thành bảy khúc với thân có vảy, lưng như hàng vây cá và chân năm móng. Hai bên lan can được trang trí hoa văn phong phú với các họa tiết hoa sen, sóng nước, đao, lửa và vân mây.

Rồng đá là những dấu tích hiếm hoi còn sót lại của Điện Kính Thiên từ thời Lê sơ
Rồng đá là những dấu tích hiếm hoi còn sót lại của Điện Kính Thiên từ thời Lê sơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các cuộc khai quật khảo cổ xung quanh điện đã phát hiện nhiều cấu kiện gỗ quý giá, trong đó có 70 cấu kiện thuộc kết cấu bộ đấu củng cùng nhiều chi tiết trang trí được sơn son thếp vàng. 

Các cổ vật quý giá được phát hiện, góp phần quan trọng làm tư liệu để phục dựng điện
Các cổ vật quý giá được phát hiện, góp phần quan trọng làm tư liệu để phục dựng điện (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mặc dù Điện Kính Thiên đã bị phá hủy vào năm 1886, những di tích còn lại như nền điện, bậc thềm hay rồng đá còn sót lại vẫn là minh chứng sống động cho quy mô và tầm vóc của công trình này.

Giá trị của Điện Kính Thiên đối với thế hệ hôm nay

Điện Kính Thiên là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, kết nối thế hệ hôm nay với những trang sử vẻ vang của dân tộc. Qua những dấu tích còn lại như thềm rồng, nền điện và các hiện vật khảo cổ, người dân hôm nay có thể hình dung được sự hùng vĩ và tráng lệ của cung điện xưa, từ đó hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc.

Dự án phục dựng Điện Kính Thiên đang được dần triển khai
Dự án phục dựng Điện Kính Thiên đang được dần triển khai (Ảnh: Sưu tầm Báo Lao động)

Là di sản quốc gia, Điện Kính Thiên mang tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục thế hệ trẻ về lòng tự hào dân tộc và giá trị truyền thống. Không chỉ là điểm đến du lịch văn hóa, di tích này còn là nơi giúp khách tham quan hiểu thêm về lịch sử, kiến trúc cùng nghệ thuật của đất nước, góp phần phát triển du lịch bền vững.

Việc phục dựng thành công Điện Kính Thiên chắc chắn sẽ là một thành tựu to lớn trong nỗ lực bảo tồn di sản nước nhà
Việc phục dựng thành công Điện Kính Thiên chắc chắn sẽ là một thành tựu to lớn trong nỗ lực bảo tồn di sản nước nhà (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc số hóa, phục dựng 3D công trình, các cuộc khai quật khảo cổ hay quảng bá hình ảnh di sản hiện đang liên tục được tiến hành, nhằm gìn giữ một phần linh hồn của Hoàng thành Thăng Long cho các thế hệ tương lai. 

Hướng dẫn cách di chuyển đến Hoàng Thành Thăng Long để tham quan Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên nằm tại địa chỉ 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, ngay giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội. Vị trí này cách Hồ Gươm khoảng 2km về phía Tây Bắc, rất thuận tiện để bạn có thể di chuyển đến bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Nếu sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô hoặc xe máy, bạn có thể xuất phát từ Hồ Gươm, đi đường Đinh Tiên Hoàng, rẽ vào Lê Thái Tổ rồi tiếp tục qua Tràng Thi và Nguyễn Thái Học. Sau đó, rẽ trái vào đường Hoàng Diệu và di chuyển khoảng 850m để đến cổng Hoàng thành Thăng Long. Quãng đường di chuyển này mất khoảng 10 – 15 phút, tùy vào tình hình giao thông trong ngày.

Bạn có thể chọn tuyến đường xuất phát thuận tiện từ vị trí nơi ở của mình để đến điện
Bạn có thể chọn tuyến đường xuất phát thuận tiện từ vị trí nơi ở của mình để đến điện (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài phương tiện cá nhân, bạn cũng có thể chọn xe bus để di chuyển thuận tiện, tiết kiệm hơn. Các tuyến xe bus như 09, 18, 22A, 23, 33, 45 và 50 đều có điểm dừng gần khu vực Hoàng thành Thăng Long. 

Thời gian hoạt động của các tuyến xe bus thường từ 5 giờ sáng đến 21 giờ tối, với tần suất 10 – 20 phút/chuyến. Thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo tại website chính thức của Tổng công ty Vận tải Hà Nội.

Có nhiều tuyến xe bus khác nhau để bạn lựa chọn nếu muốn di chuyển tới Điện Kính Thiên
Có nhiều tuyến xe bus khác nhau để bạn lựa chọn nếu muốn di chuyển tới Điện Kính Thiên (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Còn nếu bạn đang muốn có một chuyến đi thoải mái, tiện lợi và thân thiện với môi trường để khám phá Điện Kính Thiên, mà không phải lo lắng về việc tìm đường hay chỗ đậu xe, Xanh SM chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Xanh SM tự hào là đơn vị vận chuyển bảo vệ môi trường nhất hiện nay
Xanh SM tự hào là đơn vị vận chuyển bảo vệ môi trường nhất hiện nay (Ảnh: Xanh SM)

Là dịch vụ vận chuyển thuần điện tiên phong tại Việt Nam, Xanh SM sẽ đưa bạn đến với trải nghiệm di chuyển êm ái, không khói bụi, góp phần bảo vệ môi trường trong hành trình khám phá di tích lịch sử này. 

Tải ngay ứng dụng Xanh SM để tận hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất
Tải ngay ứng dụng Xanh SM để tận hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất (Ảnh: Xanh SM)

Với nhiều loại phương tiện đa dạng từ xe máy điện đến ô tô điện, Xanh SM đáp ứng mọi nhu cầu di chuyển, dù bạn đi một mình hay theo nhóm. Chỉ cần tải ứng dụng TẠI ĐÂY, nhập điểm đến và chọn phương tiện yêu thích, đội ngũ tài xế chuyên nghiệp của Xanh SM sẽ đảm bảo đưa bạn đến nơi an toàn, nhanh chóng và tiện lợi.

Đừng quên để lại đánh giá 5 sao và góp ý sau mỗi chuyến đi để Xanh SM hoàn thiện dịch vụ hơn bạn nhé! 

Một số địa điểm tham quan gần khu Điện Kính Thiên Hoàng Thành Thăng Long

Sau khi khám phá Điện Kính Thiên, bạn có thể dễ dàng tiếp tục hành trình tham quan các địa điểm lịch sử, văn hóa nổi tiếng nằm gần khu vực Hoàng thành Thăng Long. 

Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình nằm tại số 2 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội, cách Điện Kính Thiên khoảng 2km về phía Tây Bắc. Du khách có thể di chuyển dễ dàng bằng ô tô, xe máy hoặc đi bộ khoảng 20 – 25 phút qua đường Hoàng Diệu và Độc Lập để đến đây.

Quảng trường Ba Đình là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử trọng đại – Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây cũng là khu vực tập trung nhiều công trình quan trọng như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ hay Tòa nhà Quốc hội.

Quảng trường Ba Đình cùng Lăng Bác luôn là điểm đến không thể bỏ qua khi tới Hà Nội
Quảng trường Ba Đình cùng Lăng Bác luôn là điểm đến không thể bỏ qua khi tới Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi đến đây, bạn có thể chiêm ngưỡng không gian rộng lớn với hàng ngàn ô cỏ xanh mướt, hòa mình vào không khí trang nghiêm và tự hào dân tộc. Đặc biệt, việc viếng Lăng Bác hay tham dự lễ thượng cờ tại quảng trường là những trải nghiệm mang đậm ý nghĩa văn hóa và lịch sử mà du khách không nên bỏ lỡ.

Phủ Chủ tịch

Tọa lạc tại số 2 Hùng Vương, quận Ba Đình, cách điện Kính Thiên khoảng 1.8km về phía Tây, Phủ Chủ tịch từng là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 đến 1969. Công trình này được xây dựng từ năm 1901 đến 1906 theo phong cách kiến trúc Đông Dương để làm nơi ở, làm việc cho Toàn quyền Đông Dương.

Ghé qua Phủ Chủ tịch, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tổng thể kiến trúc hài hòa giữa phong cách phương Tây và các chi tiết trang trí mang đậm bản sắc Á Đông. Tòa nhà chính cao hai tầng với mái ngói âm dương màu đỏ đặc trưng, các cửa sổ vòm cao và hệ thống hành lang rộng rãi thoáng đãng phù hợp với khí hậu nhiệt đới.

Phủ Chủ tịch hiện nay cũng là nơi tiếp đón các nguyên thủ quốc gia tới thăm Việt Nam
Phủ Chủ tịch hiện nay cũng là nơi tiếp đón các nguyên thủ quốc gia tới thăm Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Du khách còn có thể ghé thăm khu vực Nhà Sàn Bác Hồ và ao cá, những địa điểm gắn liền với cuộc sống dung dị của vị lãnh tụ kính yêu. Đây là nơi lý tưởng để bạn tìm hiểu thêm về lịch sử cùng phong cách sống giản đơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Tây

Hồ Tây nằm ở quận Tây Hồ, Hà Nội, cách Điện Kính Thiên khoảng 5km về phía Tây Bắc. Du khách có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt qua các tuyến đường Yên Phụ và Thanh Niên để đến đây.

Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất Hà Nội, không chỉ là thắng cảnh nổi tiếng mà còn mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử. Với diện tích hơn 500ha, hồ thu hút du khách bởi cảnh quan thơ mộng, không khí trong lành và các công trình kiến trúc nổi bật như chùa Trấn Quốc – ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, và đền Quán Thánh.

Vào mỗi thời điểm trong ngày, Hồ Tây lại sở hữu một vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt
Vào mỗi thời điểm trong ngày, Hồ Tây lại sở hữu một vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại Hồ Tây, du khách có thể tận hưởng những trải nghiệm thú vị như đi dạo ven hồ, thưởng thức đặc sản địa phương như bánh tôm Hồ Tây hoặc ngắm hoàng hôn buông xuống tuyệt đẹp trên mặt hồ tĩnh lặng. Khu vực này cũng là điểm đến lý tưởng để bạn được thư giãn, tận hưởng không gian yên bình giữa lòng Thủ đô.

Chùa Một Cột

Nằm tại phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Chùa Một Cột cách Điện Kính Thiên khoảng 1.7km. Du khách có thể đến đây dễ dàng chỉ sau 10 phút di chuyển qua các tuyến đường Hoàng Diệu và Độc Lập.

Chùa Một Cột (hay Diên Hựu Tự) được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông vào năm 1049. Công trình này nổi bật với kiến trúc độc đáo, được thiết kế như một đóa sen đang nở rộ trên mặt nước. Cột đá đỡ toàn bộ ngôi chùa là biểu tượng cho sự trường tồn và thanh tịnh trong đời sống tâm linh người Việt.

Chùa Một Cột mãi là “đóa sen” nghìn năm nở giữa lòng Hà Nội
Chùa Một Cột mãi là “đóa sen” nghìn năm nở giữa lòng Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tham quan Chùa Một Cột, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc xưa tinh tế, đồng thời tìm hiểu về ý nghĩa tâm linh và lịch sử của ngôi chùa. Nằm trong khuôn viên xanh mát, chùa là địa điểm hoàn hảo để bạn tĩnh tâm, chụp ảnh hay cảm nhận vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và văn hóa cổ kính của kinh kỳ xưa kia.

Đền Voi Phục

Tọa lạc tại 362 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Đền Voi Phục cách Điện Kính Thiên khoảng 4.9km. Là một trong Tứ trấn linh thiêng của Thăng Long xưa, Đền Voi Phục được xây dựng để thờ Linh Lang Đại vương – một vị thần trong lịch sử đã bảo vệ kinh đô. Tên gọi “Voi Phục” xuất phát từ hình ảnh hai bức tượng voi quỳ chầu hai bên cổng đền, tạo nên sự uy nghiêm và độc đáo cho công trình.

Đền Voi Phục là một trong Tứ Trấn Thăng Long trứ danh của Đại Việt
Đền Voi Phục là một trong Tứ Trấn Thăng Long trứ danh của Đại Việt (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Khi ghé thăm Đền Voi Phục, bạn sẽ được hòa mình vào không gian linh thiêng với kiến trúc cổ kính nằm giữa khung cảnh xanh mát của công viên Thủ Lệ. Đền là nơi để bạn tìm hiểu về huyền thoại Linh Lang Đại vương, giúp du khách kết nối sâu hơn với giá trị văn hóa và tâm linh của dân tộc.

FAQ – Mọi người cùng hỏi về Điện Kính Thiên

Để bạn có thêm thông tin chi tiết và giải đáp những thắc mắc phổ biến liên quan đến Điện Kính Thiên, Xanh SM đã tổng hợp một danh sách các câu hỏi thường gặp dưới đây:

Điện Kính Thiên được xây dựng ở đâu?

Điện Kính Thiên được xây dựng tại trung tâm Hoàng thành Thăng Long, thuộc địa chỉ hiện nay là 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội. 

Đây là vị trí đắc địa, gắn liền với lịch sử ngàn năm của Thăng Long – Hà Nội và từng là trung tâm quyền lực của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Điện Kính Thiên có mở cửa để tham quan không?

Hiện nay, du khách chỉ có thể tham quan thềm rồng, nền điện và khu vực xung quanh của Điện Kính Thiên vào các ngày trong tuần, từ 8:00 – 17:00.

Phí vào cửa khu vực Điện Kính Thiên là bao nhiêu?

Từ ngày 01/1/2025, phí tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long – nơi Điện Kính Thiên tọa lạc là 100.000VNĐ/người/lượt, áp dụng cho cả du khách trong và ngoài nước. Một số đối tượng được miễn phí tham quan, bao gồm trẻ em dưới 16 tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng. 

Ngoài ra, các đối tượng nằm trong danh sách dưới đây được giảm 50% phí tham quan (còn 50.000VNĐ/người/lượt): 

  • Người khuyết tật nặng.
  • Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên.
  • Học sinh, sinh viên từ 16 tuổi trở lên.
  • Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa như nhân dân các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa; người có công với cách mạng; người tàn tật, người già cô đơn; học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú. 

Điện Kính Thiên được sử dụng để làm gì?

Điện Kính Thiên được sử dụng chủ yếu làm nơi thiết triều, bàn các việc quốc gia đại sự và tổ chức các nghi lễ quan trọng của triều đình. Đây cũng là nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài.

Điện Kính Thiên mãi là một di sản văn hóa tầm vóc của đất nước ta
Điện Kính Thiên mãi là một di sản văn hóa tầm vóc của đất nước ta (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Trải qua gần 600 năm lịch sử với những thăng trầm và biến cố, Điện Kính Thiên vẫn hiên ngang tồn tại như một minh chứng sống động cho sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đại Việt. Dù hiện nay điện chỉ còn lại nền móng và thềm rồng, nhưng những dấu tích này vẫn đủ để kể lại câu chuyện về thời kỳ vàng son của lịch sử dân tộc ta.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây