Khám phá di tích Cửa Bắc Hà Nội: Nơi Ghi Dấu Lịch Sử Thăng Long

Di tích Cửa Bắc Hà Nội là một biểu tượng tại Thủ đô, mang trong mình dấu ấn lịch sử sâu sắc. Bạn đã bao giờ tự hỏi về những câu chuyện hào hùng ẩn sau những viên gạch cổ xưa tại Cửa Bắc chưa? Cùng Xanh SM tìm hiểu về thành Cửa Bắc Hà Nội ngay trong bài viết dưới đây!

Cửa Bắc thành Hà Nội nằm ở đâu? 

Di tích Cửa Bắc Hà Nội hay còn gọi là Chính Bắc Môn, là một trong năm cửa thành cổ của Thủ đô. Cửa Bắc tọa lạc tại 46 Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội. Thành Cửa Bắc Hà Nội không chỉ là một công trình kiến trúc uy nghiêm, mà còn lưu giữ những dấu tích lịch sử quý báu của kinh đô Thăng Long xưa. 

Di tích Cửa Bắc nằm trên con đường Phan Đình Phùng, Hà Nội.
Di tích Cửa Bắc nằm trên con đường Phan Đình Phùng, Hà Nội. (Ảnh: Google Map)

Cùng với vẻ đẹp cổ kính, Cửa Bắc trở thành biểu tượng của giá trị văn hóa lâu đời, phản ánh sự trường tồn của Hà Nội qua nhiều thế kỷ. Mỗi bước chân qua đây như đưa du khách trở về với những trang sử hào hùng của thủ đô nghìn năm văn hiến.

Lịch sử hình thành di tích Cửa bắc Hà Nội 

Cửa Bắc Ba Đình Hà Nội không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính mà còn là chứng nhân cho trang sử bi hùng của Thủ đô. Được xây dựng vào đầu thời Nguyễn, Cửa Bắc mang thiết kế dạng vọng lâu, phía trên là lầu, phía dưới là thành lũy. Tuy nhiên, nơi đây đã chứng kiến 2 trận chiến ác liệt trong lịch sử chống Pháp của dân tộc.

Cửa Bắc khi nhìn từ phía ngoài.
Cửa Bắc khi nhìn từ phía ngoài. (Ảnh: Bác sĩ Charles Edouard Hocquard)

Cửa Bắc trong trận Thành Hà Nội lần thứ nhất   

Năm 1873, khi quân Pháp lần đầu tấn công Hà Nội, dưới sự chỉ huy của Đại úy Francis Garnier, thành Hà Nội bị thất thủ. Quân Pháp tấn công vào đêm 19 rạng sáng 20/11, bắt giữ Tổng đốc Nguyễn Tri Phương sau một cuộc đụng độ quyết liệt, đánh dấu sự sụp đổ đầu tiên của thành cổ.

Cửa Bắc trong trận đánh năm 1873
Cửa Bắc trong trận đánh năm 1873. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cửa Bắc trong trận Thành Hà Nội lần thứ hai 

Lần thứ hai, vào năm 1882, quân Pháp tiếp tục tấn công thành Hà Nội. Sáng ngày 25/4/1882, trong tình thế căng thẳng, Tổng đốc Hoàng Diệu quyết tâm giữ thành, dẫu cho quân Pháp đã gửi tối hậu thư yêu cầu đầu hàng. 

Cửa Bắc trong trận Thành Hà Nội lần thứ hai 
Quân Pháp bao vây ngoài thành Cửa Bắc năm 1882. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mặc dù quân dân Hà Nội đã chiến đấu anh dũng, nhưng sự cố nổ kho thuốc súng đã khiến thành Hà Nội thất thủ. Trước cảnh nước mất nhà tan, Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết – một kết cục bi thảm của một trận chiến đau thương.

Bên trong di tích Cửa bắc Hà Nội có những gì? 

Cùng Xanh SM khám phá những điều thú vị ẩn chứa bên trong khu di tích Cửa Bắc Hà Nội có gì đang chờ bạn nhé!

Các kiến trúc nổi bật đáng tham quan tại Cửa bắc Hà Nội

Cửa Bắc thành Hà Nội là nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử hào hùng với các điểm nổi bật như:

  • Phần lầu và thành lũy: Lầu nằm trên, thành lũy phía dưới được xây dựng kiên cố bằng đá và gạch, chân kè đá chắc chắn.
  • Cổng thành cuốn vòm: Xây bằng gạch, xen kẽ giữa viên gạch ngang và viên gạch dọc.
  • Mép cửa kè đá hình chữ nhật: Trang trí hoa sen trên diềm, tạo điểm nhấn mềm mại.
  • Cánh cổng gỗ và bánh xe đồng: Hai cánh cổng di chuyển linh hoạt nhờ bánh xe đồng.
  • Dòng chữ Hán “Chính Bắc Môn”: Khắc phía ngoài cổng, thể hiện dấu ấn lịch sử của Thủ đô.
  • Vết đại bác trên tường thành: Hai vết lõm sâu 80cm là dấu tích của pháo hạm Pháp ngày 25/4/1882.
  • Tấm biển đá khắc chữ tiếng Pháp: Ghi dòng chữ “25 avril 1882: Bombarde de la citadelle par les canonnières ‘Surprise’ et ‘Fanfare,’” ghi dấu sự kiện lịch sử.
Kiến trúc Cửa Bắc với lầu nằm trên và lũy phía dưới.
Kiến trúc Cửa Bắc với lầu nằm trên và lũy phía dưới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dâng hương tưởng nhớ công lao 2 vị Tổng đốc tại Cửa Bắc Hà Nội

Dâng hương tưởng niệm 2 vị Tổng đốc Nguyễn Tri PhươngHoàng Diệu tại thành Cửa Bắc là một nghi thức văn hóa thể hiện lòng tri ân đối với các anh hùng đã hy sinh vì độc lập và tự do của Tổ quốc. Vào ngày 26/4 hàng năm, người dân Hà Nội cùng các lãnh đạo sẽ tụ hội tại di tích Cửa Bắc để tưởng nhớ và dâng hương.

Về mặt lịch sử, nghi thức này không chỉ là sự tôn vinh công lao của những anh hùng dân tộc, mà còn là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hy sinh to lớn vì nền độc lập. Về mặt văn hóa, đây là cách để bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, đồng thời quảng bá hình ảnh Hà Nội và Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Dâng hương tưởng nhớ công lao 2 vị Tổng đốc tại Cửa Bắc Hà Nội
Người dân dâng hương tưởng nhớ Tổng đốc Hoàng Diệu 140 năm ngày mất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kết hợp tham quan Hoàng Thành Thăng Long tại Cửa Bắc Hà Nội

Khi đến thăm Cửa Bắc Hà Nội, bạn có thể kết hợp tham quan di tích Hoàng Thành Thăng Long. Đây là một khu di tích đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị văn hóa và lịch sử quan trọng, là minh chứng sống cho sự phát triển và thịnh vượng của kinh đô Thăng Long xưa.

Trong khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, bạn sẽ được khám phá nhiều điểm tham quan nổi bật như:

  • Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu: Nơi phát lộ nhiều hiện vật quý giá.
  • Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng kiên cường của thủ đô.
  • Đoan Môn: Cổng chính của Hoàng Thành, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử.
  • Điện Kính Thiên: Nơi triều đình tổ chức các lễ nghi quan trọng.
  • Nhà D67: Nơi ghi dấu những ngày tháng đấu tranh kiên cường trong kháng chiến.
  • Hậu Lâu: Khu vực phục vụ nhu cầu sinh hoạt của vua chúa và quan lại thời xưa.
Di tích Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội.
Di tích Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn di chuyển thăm quan thành Cửa Bắc Hà Nội

Để đến di tích Cửa Bắc, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện giao thông như phương tiện cá nhân, xe bus hoặc dịch vụ Xanh SM. 

Phương tiện cá nhân

Nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô đến di tích Cửa Bắc, bạn có thể đi theo lộ trình sau: Từ đường Nguyễn Chí Thanh, bạn rẽ vào đường Liễu Giai, tiếp tục đi thẳng cho đến khi gặp đường Kim Mã, sau đó rẽ phải vào đường Phan Đình Phùng để đến di tích Cửa Bắc Hà Nội.

Phương tiện cá nhân
Du khách đến Cửa Bắc bằng phương tiện cá nhân có thể đi theo Google Maps. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương tiện công cộng

Nếu di chuyển bằng xe bus đến Cửa Bắc, bạn có thể chọn các tuyến xe buýt số 16, 34, 46, 86 hoặc 90. Các tuyến xe này đều có trạm dừng tại Cửa Bắc, bạn dễ dàng đến di tích mà không cần phải lo lắng về việc tìm đường.

Phương tiện công cộng
Bạn có thể tải app Bus Map để dễ dàng cập nhật tuyến xe đang đến. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dịch vụ Xanh SM

Dịch vụ Xanh SM là lựa chọn lý tưởng cho du khách  muốn đến Cửa Bắc một cách nhanh chóng, tiện lợi và thân thiện với môi trường. Xanh SM không sử dụng xăng, giúp bạn tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí thải, góp phần bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Để di chuyển đến Cửa Bắc nhanh chóng, bạn gọi ngay đến hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Xanh SM TẠI ĐÂY. Đối với khách hàng lần đầu tải app sẽ nhận thêm nhiều voucher hấp dẫn, bạn bấm vào mục “Khuyến mãi” để kiểm tra. Sau đó, bạn chỉ cần trải nghiệm chuyến đi an toàn với đội ngũ tài xế sẵn sàng phục vụ mọi lúc, mọi nơi.

Dịch vụ Xanh SM
Đến Cửa Bắc không khói bụi với dịch vụ Xanh SM. (Ảnh: Xanh SM)

Những lưu ý khi đến di tích Cửa Bắc thành Hà Nội 

Khi tham quan di tích Cửa Bắc Hà Nội, bạn cần lưu ý một số điều để có một chuyến tham quan trọn vẹn:

  • Thời gian tham quan: Thường mất từ 1 đến 3 tiếng để khám phá đầy đủ di tích Cửa Bắc. Do vậy, bạn có thể kết hợp tham quan với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác gần đó để tiết kiệm thời gian.
  • Trang phục: Lựa chọn trang phục gọn gàng, lịch sự. Ngoài ra, bạn cũng có thể mặc áo cờ đỏ sao vàng hoặc áo dài để thể hiện sự tôn kính đối với di tích.
  • Dịch vụ hướng dẫn: Để hiểu rõ hơn về lịch sử và giá trị văn hóa của di tích, Xanh SM khuyến nghị bạn nên sử dụng dịch vụ hướng dẫn tham quan.
  • Tuân thủ quy định: Hãy tuân thủ các quy định của ban quản lý khu di tích. Đặc biệt, không sử dụng flycam trong quá trình tham quan để bảo vệ không gian và giá trị di tích.
lưu ý khi đến di tích Cửa Bắc thành Hà Nội 
Du khách nên tuân theo quy định trong suốt quá trình tham quan. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Cửa Bắc Hà Nội

Cửa Bắc Hà Nội là một trong những di tích lịch sử sở hữu kiến trúc độc đáo mà bạn nên ghé thăm khi đến Thủ đô. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về thành Cửa Bắc để bạn lên kế hoạch trọn vẹn hơn:

Cửa Bắc ở phường gì?

Cửa Bắc còn được gọi là Chính Bắc Môn, là một trong năm cửa thành cổ của Hà Nội. Di tích Cửa Bắc tọa lạc trên đường Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình.

Lầu trên cửa Bắc Hà Nội thờ ai?

Hiện nay, phần lầu trên cổng thành đã được phục dựng một phần và trở thành nơi thờ hai vị Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Đây là những người đã anh dũng tuẫn tiết khi không thể giữ thành trước sức công phá của quân đội Pháp.

Cửa Bắc có ý nghĩa lịch sử gì?

Cửa Bắc là công trình có lịch sử bi tráng, nơi  ghi dấu sự kiện quân Pháp tấn công thành Hà Nội vào năm 1873 và 1882.Di tích Cửa Bắc Hà Nội là nơi mà mỗi du khách đến đều cảm nhận rõ nét hơn về giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô nghìn năm văn hiến. Mỗi bước chân tại đây là một lần ta sống lại với những khoảnh khắc đầy tự hào. Hãy cùng Xanh SM đến và cảm nhận những giá trị mà phố Cửa Bắc Hà Nội lưu giữ để trở về với cội nguồn nhé!

>>> Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây