Khám phá đền Trấn Vũ và nghi lễ kéo co ngồi độc đáo

Giữa lòng Hà Nội nghìn năm văn hiến, đền Trấn Vũ Long Biên hiên ngang như một chứng nhân lịch sử. Dưới mái đền cổ kính linh thiêng này, du khách được chiêm ngưỡng kiến trúc tinh xảo, hòa mình vào không khí tâm linh của những nghi lễ dân gian đặc sắc.

Đền Trấn Vũ – Nơi thờ Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ

Đền Trấn Vũ (Trấn Vũ quán) thờ một trong Tứ Phủ Tứ Trấn của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền đón khách tham quan chiêm bái mỗi ngày từ 06:00 – 18:00 hàng ngày.

Địa chỉ Đền Trấn Vũ

Đền Trấn Vũ toạ lạc tại làng Thạch Bàn, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội. Đây là một trong những ngôi đền cổ linh thiêng vùng Bắc bộ lưu giữ những giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc của người Việt.

Vị trí của Đền Trấn Vũ Long Biên trên bản đồ
Vị trí của Đền Trấn Vũ Long Biên trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)

Giới thiệu tổng quan về đền Trấn Vũ

Đền Trấn Vũ thờ Thành hoàng làng và Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 8000m2 tại làng Thạch Bàn. Có niên đại lịch sử từ thời vua Lê Thánh Tông, đây là một quần thể kiến trúc đền cổ kính đang được bảo tồn từng ngày. 

Đền Trấn Vũ hướng về phía Bắc, được xây dựng trên một địa thế đặc biệt được gọi là thế đất “Quy Xà hội tụ”. Địa hình này thể hiện qua một gò đất nổi lên trên đồng được ví như hình Rùa, trong khi đê sông Hồng phía sau đền uốn lượn như hình Rắn (hay Rồng). Sự kết hợp địa thế này không chỉ mang ý nghĩa về mặt phong thủy mà còn gắn liền với tích truyền thuyết thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ.

Theo sự tích, thần Trấn Vũ đã chinh phục được yêu Rắn và yêu Rùa. Sự tích được thể hiện qua hình ảnh tượng thần Trấn Vũ với thanh kiếm Thất Tinh có Rắn quấn quanh đặt trên lưng Rùa. Ý nghĩa sâu xa của biểu tượng này được lý giải rằng đây biểu tượng của vị thần chống lụt, bảo vệ dân chúng khỏi thiên tai.

Đền cũng là một trong số ít những ngôi đền thờ Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ còn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay. Vì thế đền được xếp vào hàng ngũ những công trình có giá trị lịch sử quan trọng.

Đền Trấn Vũ trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ
Đền Trấn Vũ trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn di chuyển đến đền Trấn Vũ

Để đến đền Trấn Vũ Long Biên nhanh chóng bạn có thể cân nhắc các cách di chuyển dưới đây:

Xe bus:

  • Các tuyến xe buýt E01, E03, 69, 158 và 100 đều có điểm dừng gần đền.
  • Từ điểm dừng xe buýt bạn đi bộ theo biển chỉ dẫn khoảng 5 – 7 phút.
Xe bus là sự lựa chọn tiết kiệm, tránh mưa nắng
Xe bus là sự lựa chọn tiết kiệm, tránh mưa nắng (Ảnh: Xe bus Hà Nội)

Phương tiện cá nhân:

  • Từ trung tâm Hà Nội bạn đi xe máy, tô tô theo hướng qua cầu Vĩnh Tuy → Rẽ vào đường Cổ Linh → Rẽ trái vào đường Thạch Bàn và hỏi thăm người dân địa phương Đền Trấn Vũ.
  • Đền có bãi gửi xe rộng rãi phục vụ du khách ở xa tới thăm.

Xe công nghệ:

  • Xe công nghệ Xanh SM đã phủ sóng rất rộng tại Hà Nội. Đi xe điện của Xanh SM bạn được phục vụ nhiệt tình, đưa đón tận nơi và đặc biệt xe điện rất thân thiện với môi trường. Bạn có thể đặt xe qua 2 cách: 

Cách 1: Đặt xe qua Hotline: 1900 2088.

Cách 2: Đặt xe qua ứng dụng Xanh SM và làm theo hướng dẫn.

Xe điện Xanh SM di chuyển tiện lợi, đưa bạn đi muôn nơi
Xe điện Xanh SM di chuyển tiện lợi, đưa bạn đi muôn nơi (Ảnh: Xanh SM)

Lịch sử đền Trấn Vũ

Đền Trấn Vũ Long Biên được xây dựng khoảng một thế kỷ trước từ đời nhà Lý, lịch sử xây dựng và tu sửa đền qua từng thời kỳ như sau:

  • 1460-1496: Vua Lê Thánh Tông cho xây dựng đền Trấn Vũ tại Thạch Bàn sau khi được Thánh Tổ báo mộng.
  • 1470: Sắc phong đầu tiên cho đền được ban, hiện vẫn còn lưu giữ tại đền.
  • 1747: Nhân dân đúc tượng đồng Đức Thánh đầu tiên tại đền.
  • 1788: Khởi công đúc lại tượng đồng Đức Thánh mới 4 tấn để thờ tự.
  • 1802: Hoàn thành tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ với kích thước lớn.
  • 1990: Đền được Nhà nước xếp hạng là di tích kiến trúc-nghệ thuật quốc gia.
  • 2015: Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Đền đã trải qua nhiều lần tu tạo để được đẹp và khang trang như ngày nay
Đền đã trải qua nhiều lần tu tạo để được đẹp và khang trang như ngày nay (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kiến trúc đền Trấn Vũ

Trải qua thăng trầm và biến cố của lịch sử đền đã được sửa chữa nhiều lần, tới thời điểm hiện tại kiến trúc đền vẫn đậm phong cách tôn giáo tiêu biểu. Kiến trúc đền được cấu thành từ ba tòa kiến trúc chính là Đại bái, trung cung và hậu cung.

Trong đó hai tòa trước đều được thiết kế với năm gian, theo phong cách tường hồi bít đốc và chia sẻ chung một máng nước. Sự bố trí này tạo nên một không gian nội thất thống nhất, trang nghiêm và thanh tịnh.

Phần mái đền được chăm chút tỉ mỉ, tại vị trí bờ nóc hình tượng rồng chầu mặt trời được đắp nổi một cách tinh xảo. Trong khi hai đầu đốc được điểm tô bằng hai đầu kìm mang ý nghĩa tâm linh sâu xa, tượng trưng cho các thế lực thiên nhiên có khả năng điều hòa thời tiết, ban phát mưa thuận gió hòa.

Toà Đại Bái

Tòa Đại bái nổi bật với khoảng hiên rộng rãi được nối liền với sân đền bằng bậc tam cấp. Đặc biệt, các cột hiên được chế tác từ đá xanh quý giá với thiết diện vuông vức, ba mặt được chạm khắc hoa lá cách điệu tinh tế, mặt trước khắc những vế đối ca ngợi công đức của thánh Trấn Vũ và đề cập đến phong thủy của làng. 

Gian giữa tòa Đại bái được thiết kế với bốn cột cái theo kiểu giá chiêng độc đáo. Phong cách thể hiện “thượng tam, hạ tứ” – một phong cách kiến trúc truyền thống với ba khoảng hoành phía trên và bốn khoảng hoành phía dưới cột cái.

Toà Đại Bái ở ngay cổng vào đền
Toà Đại Bái ở ngay cổng vào đền (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tòa Trung Cung

Tòa trung cung kế thừa những đặc điểm kiến trúc cơ bản của tòa Đại bái bảo tồn được nhiều chi tiết chạm trổ nguyên bản từ thế kỷ XIX. Dưới xà nách của mái có một chiếc kẻ dài, thân kẻ được chạm trổ hoa lá cách điệu và điểm xuyết chữ Thọ ở mặt đầu. Đây là một phong cách trang trí đặc trưng của kiến trúc thế kỷ XIX.

Tòa Hậu Cung

Tòa hậu cung – nơi đặt tượng thờ thần Trấn Vũ được thiết kế với một sự trang nghiêm đặc biệt. Tòa này được nối với trung cung thông qua một hệ mái tại vị trí gian thờ xây dựng theo kiểu phương đình hai tầng tám mái. Mặc dù các cấu kiện chủ yếu được bào trơn đóng bén đơn giản nhưng vẫn tôn lên vẻ trang nghiêm.

Các di vật lịch sử tại đền Trấn Vũ

Sau nhiều thăng trầm của lịch sử một số di vật quý bị thất lạc, tuy nhiên những di vật lớn đền Trấn Vũ vẫn còn bảo tồn được, cụ thể:

  • Tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ (1802): Cao 3,8m nặng 4 tấn ngồi trên bệ gạch. Tượng có đầu trần, tóc chải ngược với tay trái kết ấn tay phải tỳ kiếm, rắn quấn quanh kiếm mũi kiếm cắm lưng rùa.
  • Bộ tượng 12 nguyên soái: Hiện tại còn lại 10 pho được làm từ chất liệu đất nung. Mỗi pho có nét mặt khác nhau (mặt ngựa, mặt chim, đầu nhiều mặt) và được xếp 2 hàng sát tường chầu vào giữa.
  • Di vật văn bản: 23 đạo sắc phong Thần từ năm 1470, 4 bia đá cổ ghi sự tích và trùng tu đền, 1 bộ ván in của Đạo giáo, 50 quẻ thẻ khắc trên gỗ.
  • Hiện vật thờ tự thế kỷ XVIII: Ngai thờ, Bài vị, Kiếm lệnh, Hệ thống câu đối hoành phi.
  • Tòa trung cung với họa tiết chạm trổ thế kỷ XIX: 2 pho tượng đá ở tòa Trung đường, 2 pho tượng đá ở Thượng cung.
Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng nặng gần 4 tấn
Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng nặng gần 4 tấn (Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết)

Lễ hội đền Trấn Vũ

Ngày 19/12/2014, nghi lễ kéo co ngồi đền Trấn Vũ Long Biên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. 

Khởi nguồn từ câu chuyện về 12 giếng nước ở phường Thạch Bàn, trong đó chỉ còn giếng xóm Đìa có nước trong thời kỳ hạn hán. Sự tranh chấp nước giữa các xóm dẫn đến việc giằng co quang gánh nước phát triển thành trò chơi dân gian độc đáo.

Lễ hội kéo co ngồi tại đền Trấn Vũ bắt đầu với sự chuẩn bị công phu với một dây song dài 30m, to và nhẵn. Sợi dây được luồn qua lỗ tròn của một cột gỗ lim vững chãi, đặt ngang độ cao đầu gối. 

Các VĐV ngồi xếp theo hình thức đặc biệt – chân co duỗi xen kẽ nhau, người quay mặt sang hai phía khác nhau. Mỗi vận động viên nắm dây với một tư thế riêng một tay duỗi thẳng, một tay co trước ngực và dây được kẹp chặt dưới nách.

Khi 3 hồi trống điểm lệnh vang lên nêm được tháo ra, cuộc so tài gay cấn bắt đầu. Chiến thắng thuộc về phe mạn gốc được coi là điềm lành, báo hiệu một năm phúc lộc cho làng xã.  

Lễ hội kéo co ngồi được công nhận là di sản văn hoá
Lễ hội kéo co ngồi được công nhận là di sản văn hoá (Ảnh: VOV2)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về đền Trấn Vũ

Nhiều bạn tìm hiểu về đền Trấn Vũ Long Biên đặt ra vài câu hỏi về đền, dưới đây là các câu hỏi thường gặp nhất và lời giải đáp:

Đền Trấn Vũ hiện đang thờ ai?

Đền Trấn Vũ (Long Biên, Hà Nội) hiện tại đang thờ Thành hoàng làng và Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ.

Lễ hội đền Trấn Vũ khi nào?

Lễ hội đền Trấn Vũ có hai ngày lễ chính trong năm:

  • Ngày 3/3 âm lịch: Kỷ niệm ngày sinh của Ngài.
  • Ngày 9/9 âm lịch: Tưởng niệm ngày hóa của Ngài.

Phí tham quan đền Trấn Vũ?

Việc tham quan đền Trấn Vũ được miễn phí hoàn toàn. Du khách không phải trả bất kỳ khoản phí nào khi muốn vào thăm quan di tích lịch sử văn hóa này. 

Những lưu ý khi đi đền Trấn Vũ

Khi ghé đền Trấn Vũ thắp hương, tham quan bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mặc trang phục nhã nhặn, tôn trọng không gian tâm linh.
  • Giữ im lặng, nghiêm túc khi vào đền không được nói to hay la hét.
  • Thực hiện đúng nghi thức dâng hương, thắp hương đúng nơi quy định.
  • Không xả rác bừa bãi trong khuôn viên đền, không hái hoa bẻ cành.
  • Không chụp ảnh tại các khu vực cấm, các khu vực khác muốn chụp phải xin phép.

Dành một ngày tại đền Trấn Vũ bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào không gian văn hóa, lịch sử và tâm linh giàu giá trị. Nếu bạn có kế hoạch ghé thăm đền Trấn Vũ trong thời gian tới, hãy cân nhắc gọi xe điện của Xanh SM để di chuyển thuận tiện và thoải mái.

Xem thêm: Khám phá Làng gốm Bát Tràng – Hơi thở ngàn đời của gốm sứ Việt

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây