Với lịch sử hình thành lâu đời và kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn thời đại Lý, đền Nguyên Phi Ỷ Lan là một trong những viên ngọc quý trong kho tàng di tích lịch sử văn hóa của quốc gia.
Tổng quan về đền Nguyên Phi Ỷ Lan
Đền Nguyên Phi Ỷ Lan là di tích kiến trúc quý giá của thời Lý còn tồn tại đến ngày nay.
Địa chỉ đền Nguyên Phi Ỷ Lan
Đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan hay còn gọi là chùa Bà Tấm. Đền cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 18km, tọa lạc ngay cạnh quốc lộ 5, thuộc địa phận xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Toàn bộ khuôn viên di tích rộng khoảng 3ha, ngoài đền còn có chùa, điện, sơn trang và các công trình phụ trợ như sân, nhà thủy đình và những tán cây xanh rợp bóng. Ngay khi bước qua cánh cổng đền, mọi ồn ào sẽ tan biến, nhường chỗ cho cảm giác bình yên, thư thái len lỏi vào tâm hồn.
Lịch sử hình thành đền Nguyên Phi Ỷ Lan
Đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan được xây dựng vào năm 1115, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp hiển hách của Nguyên Phi Ỷ Lan – Lê Thị Yến. Bà sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm).
Nguyên Phi Ỷ Lan là phi tần của vua Lý Thánh Tông, mẹ đẻ của vua Lý Nhân Tông – vị vua anh minh, trị vì lâu nhất trong lịch sử nước nhà. Suốt cuộc đời bà đã hai lần đảm đương trọng trách nhiếp chính.
Lần đầu tiên là vào năm 1069, trước lúc lên đường chinh chiến, vua Lý Thánh Tông đã tin tưởng giao phó toàn quyền nhiếp chính cho Nguyên Phi Ỷ Lan. Với những quyết sách sáng suốt của bà, đất nước Đại Việt đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách như thiên tai, loạn lạc…
Đến năm 1072, khi vua Lý Thánh Tông băng hà, thái tử Lý Càn Đức 7 tuổi nối ngôi cha, lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Lúc này, đất nước lâm vào tình thế nguy cấp khi quân Tống phát động cuộc xâm lược. Thái hậu Ỷ Lan vừa phải đảm đương trọng trách nuôi dạy con thơ, vừa cùng các triều thần lo việc nước.
Bà cùng Thái sư Lý Đạo Thành đã huy động mọi nguồn lực, hỗ trợ Lý Thường Kiệt lập chiến công trong cuộc chiến chống quân Tống. Dù không trực tiếp cầm quân ra trận nhưng những đóng góp to lớn đã đưa tên tuổi bà vào hàng ngũ những nữ tướng tài ba trong lịch sử dân tộc.
Năm 1117, khi bà qua đời, ngôi đền thờ bà cũng được khởi dựng trong khuôn viên chùa Linh Nhân Tư Phúc Tự. Với kiến trúc cung đình tinh xảo thời Lý và hệ thống 72 cửa độc đáo, đây là một trong những công trình kiến trúc cổ bậc nhất đất nước.
Từ đó đến nay, đền Ỷ Lan không chỉ là nơi hành lễ thờ Phật mà còn là địa điểm linh thiêng để người dân tưởng nhớ công đức to lớn của Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Đồng thời, ngôi đền là một minh chứng sống động cho sự phát triển của kiến trúc và nghệ thuật Việt Nam qua các thời kỳ.
Kiến trúc và hiện vật tiêu biểu của đền Nguyên Phi Ỷ Lan
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan vẫn lưu giữ trọn vẹn những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa triều đại Lý.
Quy mô kiến trúc đền Nguyên Phi Ỷ Lan
Tổng thể kiến trúc đền thờ gồm ba phần: khu kiến trúc chính, gò cao tĩnh lặng với am thờ nhỏ, một ao tròn có nhà thủy đình (đã được xây dựng xong vào đầu năm 1995).
Toàn bộ nếp nhà của khu đền chính được sắp xếp một cách trật tự, sâu dần vào bên trong. Để tạo nên một không gian riêng biệt, tôn nghiêm cho nghi lễ thờ phụng, người xưa đã xây dựng hệ thống tường bao khép kín vững chắc. Phía trước đền là nếp nhà lớn ba gian, xây gạch kiểu hai tầng bốn mái.
Mặt bằng khu thờ tự chính được thiết kế theo hình chữ công, gồm ba phần chính: tiền tế nhà cầu và hậu cung. Trong đó, tiền tế là nếp nhà ngang ba gian, xây gạch kiểu tường hồi bít, đốc tay gai. Kiến trúc chồng rường hạ bẩy được bảo tồn nguyên vẹn trong bộ vì đỡ mái, đã phản ánh sự am hiểu sâu sắc của người xưa về cấu trúc chịu lực.
Kiến trúc cung cấm được thiết kế theo hình dáng bốn mái cong, một gian hai dĩ, mái lợp thấp, vừa tạo cảm giác ấm cúng, vừa tăng thêm vẻ linh thiêng cho không gian thờ tự.
Hai bộ vì chính có kết cấu “thượng kẻ, hạ rường”, kết hợp với hệ thống kẻ góc chắc chắn ở bốn góc nhà để tăng cường độ bền vững. Có thể thấy, dù đã qua hơn 900 năm với nhiều lần trùng tu, công trình vẫn còn vẹn nguyên như thuở ban đầu.
Các cột nhà được đặt trên những khối đá tảng chạm khắc hình cánh sen dày. Thân cột sơn son, điểm xuyết họa tiết rồng. Phía trước cung cấm là hai cửa nách, tạo ra lối vào trang trọng và cân đối cho toàn bộ công trình.
Ngay giữa gian nhà chính là ban thờ của Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan cùng sáu vị nữ thần phò tá. Tượng của bà được đặt trang trọng trong khám gỗ chạm khắc tinh xảo, sáu vị nữ thần được chia làm hai ban thị giả để tôn thêm quyền uy của bậc mẫu nghi thiên hạ.
Hiện vật tiêu biểu của đền Nguyên Phi Ỷ Lan
Theo thống kê của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đền Ỷ Lan đang lưu giữ hàng loạt hiện vật quý hiếm, phản ánh sinh động quá trình hình thành và phát triển của đất nước qua các giai đoạn.
Nổi bật là bia đá thời Lê và Nguyễn, cùng với hệ thống chân tảng đá sa thạch còn sót lại từ thời Lý – Trần… Đây là những tài liệu quý để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật điêu khắc của người Việt cổ.
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất tại đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan chính là sự hiện diện của hai bảo vật quốc gia, được công nhận vào ngày 15/01/2020. Đó là đôi sư tử đá uy nghi và khám thờ gỗ sơn son thếp vàng tinh xảo.
Đôi sư tử đá từ thời dựng chùa
Các nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học đã chứng minh tượng đôi sư tử đá là những hiện vật gốc gắn liền với đền Ỷ Lan ngay từ khi khởi dựng. Hiện nay, đôi sư tử đá đang được đặt tại tòa Tam bảo. Mỗi tượng cao 104cm và rộng khoảng 130 – 136cm, tựa như những vị thần hộ pháp, trấn giữ chốn linh thiêng.
So với các tác phẩm điêu khắc cùng thời, đôi sư tử đá khác biệt nhờ sự kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm của tượng tròn và sự tinh tế của phù điêu. Tác phẩm đã quy tụ trọn vẹn tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo thời Lý, với phong cách chưa từng có trong lịch sử điêu khắc đá và đất nung của đất nước.
Trong đó, chất tượng tròn được xem là một trong những di sản điêu khắc Phật giáo sớm nhất và đẹp nhất thời Lý, vẫn giữ nguyên giá trị nghệ thuật đến ngày nay. Nhờ bàn tay nghệ nhân, đôi sư tử đá vừa uy nghiêm, sống động, vừa mang đậm nét phóng khoáng, không bị gò bó bởi những quy chuẩn hình thể.
Mỗi chi tiết trên cơ thể sư tử đều được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo. Trán ngắn như trán lạc đà, giữa trán khắc chữ “Vương” uy nghiêm, càng làm tăng thêm vẻ oai phong của loài chúa tể sơn lâm.
Sự độc đáo của đôi tượng sư tử đá còn thể hiện rõ nét qua vai trò linh vật Phật giáo, làm bệ đỡ vững chắc cho tượng Phật. Sư tử vốn là biểu tượng của trí tuệ và sức mạnh, song đôi sư tử đá tại đền Ỷ Lan còn mang ý nghĩa sâu sắc “cõng cả bầu trời chuyển động”, hàm ý tượng trưng cho sự bao la, vô tận của vũ trụ.
Bảo vật khám thờ sơn son thếp vàng
Bảo vật thứ hai của đền là một khám thờ gỗ được sơn son thếp vàng, có niên đại từ thế kỷ XVI. Mang dáng dấp của một long đình thu nhỏ, khám thờ là thành quả kiến trúc và mỹ thuật thời Mạc, đến nay đã khẳng định giá trị trường tồn với thời gian của nghệ thuật sơn thếp Việt Nam.
Với chiều cao khoảng 1m70, khám thờ được chia thành ba phần chính: mái, thân và chân đế. Các phần được kết nối với nhau một cách khéo léo bằng hệ thống mộng và chồng đấu.
Nhìn từ xa, khám thờ như một tòa kiến trúc thu nhỏ, uy nghi và tráng lệ. Mái khám được thiết kế cầu kỳ với nhiều lớp mái cong, chồng lên nhau. Thân khám được chạm khắc tinh xảo họa tiết hoa văn rồng phượng uốn lượn. Phần chân đế vững chắc đỡ lấy toàn bộ khám thờ, tạo nên một tổng thể hài hòa và vững chắc.
Bộ mái được thiết kế theo kiểu thức chồng diêm đặc trưng, với hai tầng tám mái, ngói lợp âm dương cổ kính. Tầng mái trên gồm hai mái chính và hai mái phụ, được kết nối với nhau bởi các bờ nóc, bờ giải trang trí hoa chanh, hoa thị tỉ mỉ. Trên hai đầu bờ nóc là đôi rồng uy nghiêm vươn mình lên cao.
Dưới mỗi tầng mái là bộ con sơn chạc ba. Thân khám chính chia thành hai lớp. Lớp trong có hình khối hộp chữ nhật, mặt trước là những ô cửa bức bàn thanh thoát, bao quanh bởi lan can và ngưỡng cửa. Y môn (áo cửa) được trang trí hình ảnh rồng chầu hoa cúc, tựa một lời khẳng định sức mạnh và sự trường tồn.
Trải nghiệm lễ hội đền Nguyên Phi Ỷ Lan hằng năm
Cứ đến giữa tháng 2 âm lịch hằng năm, không khí lễ hội nhộn nhịp lại bao trùm khắp xã Dương Xá, huyện Gia Lâm. Du khách thập phương từ mọi miền tổ quốc nô nức đổ về đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan để tham gia lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày bà đăng quang.
Lễ hội được tổ chức từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 2 Âm lịch. Mở đầu lễ hội là nghi thức rước nước trang nghiêm. Cụ thể, đoàn rước sẽ xuất phát từ làng Sủi (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm), đi qua các xã Nghĩa Trai, Bình Trù, Yên Mỹ (thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
Với quy mô lớn và ý nghĩa sâu sắc, lễ hội đền – chùa Nguyên Phi Ỷ Lan đòi hỏi công tác chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, lễ hội chỉ được tổ chức 5 năm một lần vào các năm chẵn tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm.
Hướng dẫn di chuyển đến đền Nguyên Phi Ỷ Lan
Để chuyến hành trình khám phá ngôi đền thêm phần trọn vẹn, hãy cùng tìm hiểu các cách di chuyển ngay sau đây.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Những du khách ưa thích sự tự do có thể chủ động đến đền Ỷ Lan bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô…). Tuy nhiên, quốc lộ 5 có lưu lượng xe tải, xe container thường xuyên qua lại nên người lái phải hết sức cẩn trọng.
Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi qua cầu Chương Dương, tiếp tục theo đường Long Biên – Xuân Quan, Cổ Linh và Đàm Quang Trung. Sau đó, rẽ vào đường Nguyễn Văn Linh và chạy thẳng quốc lộ 5 đến xã Dương Xá. Đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan sẽ nằm bên tay phải.
Di chuyển bằng xe bus
Bạn có thể lựa chọn tuyến xe bus số 40 để đi thẳng đến đền Nguyên Phi Ỷ Lan. Các điểm đón của tuyến xe này thường tập trung quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm và Long Biên.
Theo đó, tuyến 40 sẽ đưa bạn đến trạm dừng trước lối rẽ vào Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương. Để đến đền Ỷ Lan, bạn chỉ cần đi bộ thêm khoảng 400m nữa.
Di chuyển bằng xe điện Xanh SM
Một trong những phương tiện được nhiều người lựa chọn là xe điện Xanh SM. Du khách có thể đặt loại xe phù hợp với nhu cầu như Xanh SM Taxi hoặc Xanh SM Bike một cách dễ dàng và thuận tiện.
Để đặt xe, bạn chỉ gọi đến hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Xanh SM trên App Store hoặc Google Play và đăng ký/đăng nhập tài khoản. Sau đó, nhập điểm đón và điểm đến, lựa chọn loại xe phù hợp và hoàn thành đặt xe. Hành trình của xe sẽ được cập nhật trực tiếp trên ứng dụng.
Xanh SM luôn đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu. Nhờ đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, mỗi chuyến đi cùng Xanh SM đều là trải nghiệm an toàn, thoải mái và đáng nhớ.
Sau mỗi chuyến đi hài lòng, hãy dành vài giây đánh giá 5 sao để động viên tài xế nhé! Nếu có góp ý, bạn có thể liên hệ tổng đài hoặc phản hồi trực tiếp trên ứng dụng. Ý kiến của bạn sẽ giúp Xanh SM ngày càng hoàn thiện dịch vụ.
Những lưu ý quan trọng khi tới đền Nguyên Phi Ỷ Lan
Nếu có dịp đến thăm đền Ỷ Lan, bạn nên lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Chuẩn bị trang phục phù hợp: Khách tham quan nên diện trang phục kín đáo, lịch sự để phù hợp với không khí trang nghiêm của đền, tránh đồ quá ngắn hoặc màu sắc sặc sỡ.
- Tôn trọng không gian thờ tự: Khi vào trong đền, bạn không nên nói to, cười đùa trong khuôn viên đền, đồng thời không xả rác bừa bãi và không chạm tay vào các hiện vật thờ cúng hoặc bức tượng trong đền.
- Tìm hiểu về lịch sử và văn hóa: Trước khi đến đền, bạn nên chủ động tìm hiểu sơ qua về lịch sử và ý nghĩa của đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan. Khi hiểu rõ về cuộc đời của bà Nguyên Phi Ỷ Lan, những đóng góp của bà cho nhà Lý, bạn sẽ có những cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị lịch sử của đền thờ.
- Không nên chụp ảnh tùy tiện: Mặc dù đền Ỷ Lan có cảnh quan đẹp, nhưng du khách không nên tùy tiện chụp ảnh, đặc biệt là khi đang tham gia lễ cúng. Bạn có thể chụp kỷ niệm ở những khu vực ngoài nơi thờ cúng chính, nhưng phải đảm bảo rằng hành động này không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về đền Nguyên Phi Ỷ Lan
Hãy cùng khám phá những điều thú vị về đền Nguyên Phi Ỷ Lan qua những câu hỏi thường gặp sau.
Tượng hoàng thái hậu Lý Lan ở đâu?
Tượng đài Hoàng thái hậu Ỷ Lan có chiều cao 9,1m, nặng 30 tấn, được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất tại đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan. Công trình bắt đầu xây dựng từ ngày 10/5/2010 và hoàn thành sau 768 ngày thi công. Đáng chú ý, quá trình đúc tượng bằng đồng nguyên chất chỉ diễn ra trong vòng 2 ngày.
Chính hội lễ hội Bà Tấm là ngày nào?
Lễ hội Đền Bà Tấm diễn ra từ ngày 19 đến 21 tháng 2 âm lịch. Ngày chính hội là ngày 20, tương truyền là ngày Hoàng thái hậu Ỷ Lan đăng quang.
Gần đền Nguyên Phi Ỷ Lan có những điểm tham quan nào?
Một gợi ý thú vị cho bạn là kết hợp chuyến thăm đền với làng rau sạch Văn Đức và làng gốm Bát Tràng. Tại đây, bạn có thể tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất rau sạch, thưởng thức những món ăn ngon từ rau tươi và trải nghiệm nặn gốm tại hai làng nghề truyền thống của huyện Gia Lâm.
Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm chùa Sủi tại xã Phú Thị, huyện Gia Lâm. Chùa Sủi cách đền Ỷ Lan khoảng 3km. Năm 1066, Nguyên phi Ỷ Lan đã về đây cầu tự sinh ra thái tử Càn Đức và sau đó cho xây dựng lại chùa Sủi vào năm 1115. Đến nay, chùa Sủi vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính và là nơi linh thiêng để người dân địa phương cũng như du khách thập phương đến lễ Phật, cầu an.
Sau khi đã tham quan những địa điểm lịch sử, du khách có thể “đổi gió” bằng cách đến Vinhomes Ocean Park Gia Lâm để vui chơi trên biển hồ nhân tạo, thưởng thức ẩm thực đa dạng trong trung tâm thương mại Vincom Mega Mall, hoặc đơn giản là tản bộ, đạp xe ngắm cảnh. Khoảng cách từ đền Ỷ Lan đến khu đô thị khoảng 4,5km.
Đền Nguyên Phi Ỷ Lan là một trong những điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá văn hóa tâm linh Thủ đô nói chung và Việt Nam nói riêng. Chỉ cần vài thao tác nhanh gọn trên ứng dụng Xanh SM, bạn đã có thể đặt xe và di chuyển đến bất kỳ đâu một cách an toàn, thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
Xem thêm: