Đền Gióng Phù Đổng – Di tích lịch sử gắn liền với vùng đất địa linh

Truyền thuyết kể lại rằng, tại làng Phù Đổng, một cậu bé đã sinh ra bằng cách thần ký, 3 tuổi không biết nói cười. Khi đất nước lâm nguy, cậu bé hóa thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt, đánh bại giặc Ân và bay về trời. Đền Gióng Phù Đổng được xây dựng để tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng ấy, trở thành một địa điểm linh thiêng được người dân kính trọng.

Giới thiệu chung về đền Gióng Phù Đổng 

Đền Gióng Phù Đổng có địa chỉ tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, là một ngôi đền nổi tiếng gắn liền với truyền thuyết về Thánh Gióng – một trong Tứ Bất Tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền được xây dựng nhằm tôn vinh Thánh Gióng, người anh hùng có công lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Đền Thánh Gióng Phù Đổng tại Gia Lâm, Hà Nội
Đền Thánh Gióng Phù Đổng tại Gia Lâm, Hà Nội (Ảnh: Google maps)

Theo truyền thuyết, Thánh Gióng được sinh ra ở làng Phù Đổng, lên 3 tuổi vẫn không biết nói biết cười. Khi đất nước bị giặc Ân xâm lược, cậu bé bỗng nhiên lớn nhanh như thổi, xin ngựa sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc. . Sau khi đánh thắng giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa sắt bay lên trời. Đền Gióng Phù Đổng không chỉ là nơi thờ Thánh mà còn là biểu tượng của tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm và niềm tự hào dân tộc.

Ngoài yếu tố tín ngưỡng, đền Gióng Phù Đổng còn là một điểm du lịch hấp dẫn với kiến trúc cổ kính, phong cảnh thiên nhiên đẹp mắt và các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra vào mỗi dịp lễ hội truyền thống, đặc biệt là vào tháng Tư âm lịch.

Di chuyển đến đền Gióng Phù Đổng

Biết địa chỉ đền Thánh Gióng ở đâu sẽ giúp việc di chuyển đến địa điểm dễ dàng, thuận tiện. Tùy theo điều kiện và mong muốn của bản thân mà du khách có thể lựa chọn 1 trong các đường lên đền Gióng sau:

Đền Gióng Phù Đổng là một điểm du lịch hấp dẫn
Đền Gióng Phù Đổng là một điểm du lịch hấp dẫn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đi bằng xe máy hoặc ô tô: 

Từ trung tâm Hà Nội, bạn đi theo hướng cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy để đến quốc lộ 1A. Sau đó, tiếp tục đi theo hướng Bắc Ninh khoảng 15km rồi rẽ phải vào xã Phù Đổng. Đền Gióng nằm ở ngay trung tâm xã, rất dễ tìm. Thời gian di chuyển sẽ mất khoảng 30-40 phút tùy vào lưu lượng giao thông.

Đi bằng xe buýt: 

Nếu không có phương tiện cá nhân thì bạn có thể di chuyển đến Đền Gióng Phù Đổng bằng xe buýt. Hãy chọn các tuyến xe buýt đi qua khu vực Gia Lâm hoặc Bắc Ninh như tuyến số 10 (Long Biên – Gia Lâm) hoặc tuyến 54 (Bến xe Mỹ Đình – Bắc Ninh) và xuống tại điểm gần đền nhất (nhờ nhân viên nhà xe tư vấn).

Đi bằng xe điện Xanh SM

Xanh SM sẽ giúp bạn có một hành trình đến Đền Gióng Phù Đổng vừa tiện lợi vừa tiết kiệm. Xe được thiết kế hiện đại, thân thiện với môi trường, mang lại trải nghiệm thoải mái suốt chuyến đi. Đặc biệt, đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, am hiểu lộ trình sẽ giúp bạn đến nơi một cách nhanh chóng, an toàn.

Xanh SM sẽ giúp bạn có một hành trình đến Đền Gióng Phù Đổng thoải mái, an toàn
Xanh SM sẽ giúp bạn có một hành trình đến Đền Gióng Phù Đổng thoải mái, an toàn (Ảnh: Xanh SM)

Cách đặt xe Xanh SM rất đơn giản, bạn chỉ cần:

  • Tải ứng dụng Xanh SM: Ứng dụng có sẵn trên cả App Store và Google Play.
  • Đăng ký/Đăng nhập tài khoản: Nhập thông tin cá nhân để bắt đầu sử dụng dịch vụ.
  • Nhập điểm đến: Chọn Đền Gióng Phù Đổng làm điểm đến trong ô tìm kiếm.
  • Chọn loại xe phù hợp: Xanh SM cung cấp nhiều loại xe (Xanh SM Taxi, Xanh Airport, Xanh SM Bike…) để bạn lựa chọn, đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhóm.
  • Xác nhận đặt xe: Kiểm tra thông tin và nhấn xác nhận. Bạn sẽ nhận được thông báo chi tiết về tài xế và thời gian đón.

Với sự đa dạng về loại xe và chất lượng dịch vụ, Xanh SM là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một phương tiện di chuyển xanh, sạch và tiện lợi khi đến với Đền Thánh Gióng Phù Đổng.

 Ứng dụng Xanh SM có sẵn trên cả App Store và Google Play
 Ứng dụng Xanh SM có sẵn trên cả App Store và Google Play (Ảnh: Xanh SM)

Lịch sử đền Gióng

Tương truyền, đền Phù Đổng Gia Lâm được xây dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, nằm bên trong đê sông Đuống. Ngoài đê là đền Hạ (hay còn gọi là đền Mẫu), nơi thờ mẹ của Thánh Gióng, gần dấu chân khổng lồ mà bà từng ướm thử trước khi sinh ngài. 

Vào năm 1010, khi dời đô về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã cho dựng ngôi đền này. Qua thời gian, đền Thánh Gióng Phù Đổng đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, phản ánh rõ nét giá trị văn hóa của các triều đại xưa.

Khi ghé thăm đền Gióng Phù Đổng, du khách không chỉ cảm nhận được không gian thanh bình mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm về tinh thần dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là một trong những điểm đến ý nghĩa, mang lại những trải nghiệm sâu sắc về lịch sử và niềm tự hào dân tộc Việt Nam.

Đền Phù Đổng Gia Lâm được xây dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng
Đền Phù Đổng Gia Lâm được xây dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc đền Gióng

Đền Gióng Phù Đổng có kiến trúc theo hình chữ “công” với không gian rộng rãi và thoáng đãng. Trước sân đền có một ao lớn tên là Ao Rối. Đây là nơi tổ chức múa rối nước vào ngày hội hàng năm. 

Trong ao có một ngôi thủy đình nhỏ xinh. Thuỷ đình này được xây dựng theo kiểu mái chồng thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII), với những bức chạm khắc tinh xảo trên gỗ, miêu tả các cảnh sinh hoạt dân gian như người chăn dê hay người thổi ống xì đồng. Các chạm khắc này không chỉ phản ánh cuộc sống mà còn chứa đựng những triết lý sâu sắc, nhấn mạnh tầm quan trọng của trí tuệ trong việc dẫn dắt con người đến cái thiện, tránh xa sự ngu tối và tội ác.

Tiến vào trong, qua sân gạch là Nghi môn được xây vào cuối thế kỷ XIX. Phía trước cổng có đôi rồng đá chạm khắc mạnh mẽ, với ghi chú niên đại năm 1705. Phía sau cổng là đôi sư tử đá cũng được xây dựng vào thời điểm đó.

Đền Phù Đổng có kiến trúc theo hình chữ “công” với không gian rộng rãi
Đền Phù Đổng có kiến trúc theo hình chữ “công” với không gian rộng rãi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiếp theo là nhà Thiêu hương (đốt hương), thiết kế giống thuỷ đình nhưng nhỏ hơn, mái lợp ngói lớn. Bên cạnh đó là 2 nhà Tiền tế rộng rãi. Nhà ngoài do Điền Quận công Nguyễn Huy (1610 – 1675) xây dựng, còn nhà bên trong là do Đặng Công Chất, một Trạng nguyên người Phù Đổng đứng ra hưng công. 

Đặc biệt, tại bậc thềm vào cung có 39 viên gạch chạm hình rồng, được lát rất cẩn thận, thể hiện sự tinh tế trong xây dựng.

Trong Hậu cung có 12 gian thờ, với tượng Thánh Gióng cao 3m, cùng các tượng quan văn, quan võ, phỗng quỳ và “tứ trấn”. Kiến trúc đền không quá cầu kỳ nhưng những mảng chạm của thời Hậu Lê vẫn còn được bảo tồn.

Bên cạnh giá trị kiến trúc, đền Gióng Phù Đổng còn có hệ thống di vật phong phú, bao gồm 37 đạo sắc phong từ thời Lê Trung Hưng, Tây Sơn và Nguyễn, cùng các cổ vật như bia đá, rồng đá, nghê đá, hoành phi, câu đối, kiệu, tượng thờ, bát bửu… Những di vật này có giá trị lớn trong nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật và các khía cạnh xã hội của thời kỳ đó.

Bên cạnh giá trị kiến trúc, đền Gióng Phù Đổng còn có hệ thống di vật phong phú
Bên cạnh giá trị kiến trúc, đền Gióng Phù Đổng còn có hệ thống di vật phong phú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lễ hội Gióng đền Phù Đổng

Lễ hội Gióng tại đền Phù Đổng không chỉ là một sự kiện tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, mà còn tạo ra một không gian văn hóa đặc sắc cho cả người dân địa phương và du khách thập phương, ngay trong lòng di tích quốc gia đặc biệt.

Hội Gióng diễn ra hàng năm tại nhiều nơi ở Hà Nội để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Tuy nhiên, lễ hội đền Gióng ở làng Phù Đổng, được tổ chức từ ngày 6 đến 10 tháng 4 âm lịch, là nổi bật và quy mô nhất. 

Hội Gióng Phù Đổng là một hội trận độc đáo, không sử dụng vũ khí nhưng vẫn tái hiện được sức mạnh và tinh thần chiến đấu qua các nghi lễ mang tính biểu tượng, phản ánh sự nhân nghĩa và khoan dung của quân và dân ta qua hàng nghìn năm.

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống ca ngợi chiến công của Thánh Gióng
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống ca ngợi chiến công của Thánh Gióng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lễ hội đền Gióng Phù Đổng bắt đầu bằng nghi lễ rước cờ từ đền Mẫu về đền Thượng, với sự tham gia của hàng trăm người từ các thôn trong làng, thể hiện sức mạnh của đội quân Thánh Gióng.

Vào giờ Ngọ, phường Ải Lao diễn trò săn hổ trước đền Thượng, biểu trưng cho sự đoàn kết và sức mạnh vượt qua khó khăn. Trong khi đó, tại bãi Đống Đàm, tượng trưng cho trận địa địch, 28 nữ tướng địch đã dàn trận. Hội trận tái hiện đội quân Thánh Gióng xuất quân đánh giặc, với các đội áo đỏ, áo đen và ông tiểu hổ dẫn đầu đoàn ca múa Ải Lao, cùng ông hiệu Cờ, hiệu Trống, hiệu Chiêng, đội quân phù giá tháp tùng xe Long Mã. Cuộc giao chiến được diễn tả qua ba ván múa cờ, với ván cờ thứ ba báo hiệu chiến thắng của quân ta.

Lễ hội Gióng bắt đầu bằng nghi lễ rước cờ từ đền Mẫu về đền Thượng
Lễ hội Gióng bắt đầu bằng nghi lễ rước cờ từ đền Mẫu về đền Thượng (Ảnh: Nvsk.vnanet.vn)

Sau chiến thắng tại Đống Đàm, trận đánh tiếp theo diễn ra tại Soi Bia. Tương truyền, sau khi ăn mừng chiến thắng, đại quân Thánh Gióng nhận được tin quân địch phản kích. Đội quân lập tức xung trận lần hai. Trận địa ở Soi Bia được bố trí tương tự như ở Đống Đàm, nhưng cờ phất từ trái sang phải. Khi ván cờ thứ ba kết thúc, tiếng trống, chiêng vang lên ba hồi báo hiệu chiến thắng hoàn toàn. 28 tướng giặc phải quỳ xin hàng, và các nữ tướng còn lại được tha bổng.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự kết hợp uyển chuyển giữa phần lễ và hội, Lễ hội đền Gióng Phù Đổng đã mang đến cho mọi người một không gian văn hóa vô cùng đặc sắc.

Đền Gióng Phù Đổng là điểm đến tâm linh rất thu hút tại Hà Nội
Đền Gióng Phù Đổng là điểm đến tâm linh rất thu hút tại Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về đền Gióng Phù Đổng

Đền Gióng Phù Đổng là điểm đến tâm linh rất thu hút tại Hà Nội. Dưới đây là một số thắc mắc về đền Thánh Gióng Phù Đổng được nhiều người quan tâm.

Lễ hội Gióng diễn ra khi nào?

Lễ hội Gióng được tổ chức từ ngày 7 – ngày 9 tháng 4 Âm lịch hàng năm, trong đó ngày 9/4 là ngày hội chính. Dù mỗi năm được tổ chức đều đặn nhưng hội Gióng sẽ có quy mô lớn hơn vào các năm kết thúc bằng 0 hoặc 5 (cứ 5 năm một lần). Những năm còn lại, lễ hội sẽ diễn ra với quy mô nhỏ hơn, được gọi là hội lệ.

Xung quanh đền Gióng có các điểm tham quan, du lịch nào? 

Xung quanh đền Gióng Phù Đổng có nhiều điểm tham quan thú vị mà du khách có thể ghé thăm:

  • Đền Hạ: Là một ngôi đền cổ kính, thờ thần Núi Sóc, gắn liền với truyền thuyết của Thánh Gióng.
  • Khu du lịch sinh thái Cánh Buồm Xanh: Một khu du lịch thiên nhiên lý tưởng để thư giãn, với không gian xanh mát, thích hợp cho các hoạt động ngoài trời và nghỉ dưỡng.
  • Chùa Keo: Nổi tiếng với kiến trúc cổ kính và không gian tôn nghiêm, chùa Keo là một điểm đến thu hút những người yêu thích văn hóa tâm linh.
  • Đền Nguyên Phi Ỷ Lan: Đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, mẹ của vua Lý Thánh Tông, một trong những nhân vật lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
  • Chùa Kiến Sơ: Đây là ngôi chùa cổ nằm không xa đền Phù Đổng, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về Phật giáo và văn hóa tâm linh Việt Nam.

Những địa điểm này đều mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh, tạo nên một hành trình du lịch thú vị xung quanh đền Gióng.

Những lưu ý khi tham quan đền Gióng?

Khi tham quan đền Gióng Phù Đổng, bạn cần lưu ý:

  • Mặc trang phục lịch sự, kín đáo, tôn trọng không gian linh thiêng.
  • Tránh nói chuyện ồn ào và giữ yên tĩnh trong khu vực đền.
  • Không chụp ảnh ở khu thờ cúng.
  • Không xả rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung.
  • Tôn trọng các nghi thức tại đền.
  • Giữ thái độ nghiêm túc với người tham gia lễ hội.

Ngoài ra, để hiểu hơn về lịch sử đền và ý nghĩa của các kiến trúc tại đây thì bạn nên đăng ký đi theo đoàn có hướng dẫn viên.

Đền Phù Đổng là một trong những điểm đến ý nghĩa tại Hà Nội
Đền Phù Đổng là một trong những điểm đến ý nghĩa tại Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đền Gióng Phù Đổng không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết anh hùng Thánh Gióng. Với giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc và không gian linh thiêng, đền Gióng Phù Đổng đã trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước, đồng thời là minh chứng sống động cho vùng đất địa linh, nơi những chiến công oai hùng của tổ tiên được tôn vinh và gìn giữ qua các thế hệ.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây