Đền Dục Anh là một di tích lịch sử nổi bật, được xếp hạng là công trình kiến trúc nghệ thuật năm 1992. Nơi đây thờ ba vị thần là Phạm Uyển, Phạm Miễn và Phạm Huy, cùng với Mẫu. Đền không chỉ là nơi thờ tự mà còn là địa điểm khám phá văn hoá, thu hút rất nhiều những người yêu thích truyền thống dân gian ghé thăm.
Đền Dục Anh – Di tích lịch sử trăm năm tại Hà Nội
Đây là một cụm di tích nổi bật, với ba công trình chính: Đình Trong, Đình Ngoài và Đền Dục Anh. Nơi đây thờ phụng ba vị Thành hoàng: Phạm Uyển, Phạm Miễn và Phạm Huy. Họ được dân gian ca ngợi vì tài năng và công lao to lớn trong việc phò trợ Phùng Hưng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương quốc gia.
Dù trải qua nhiều đợt tu sửa, Đền Dục Anh vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ kính và phong cách kiến trúc truyền thống đặc sắc. Đền không chỉ là một nơi linh thiêng để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, mà còn là một biểu tượng văn hóa, ghi dấu những giá trị lịch sử đáng tự hào.
Năm 1992, Đền Dục Anh đã được công nhận là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, khẳng định tầm quan trọng trong đời sống văn hóa, lịch sử của Thủ đô.
Lịch sử hình thành và sự tích của Đền Dục Anh
Đền Dục Anh là một di tích lịch sử đặc biệt, gắn liền với sự tích về ba vị thần và tín ngưỡng thờ Mẫu. Nơi đây mang đến một không gian để tìm hiểu sâu sắc về văn hóa và lịch sử Hà Nội.
Sự tích ba vị Thành hoàng
Theo truyền thuyết, ba chị em họ Phạm gồm: Phạm Uyển, Phạm Miễn, Phạm Huy được Ngọc Hoàng cử xuống trần gian vào thời kỳ Tống Bình. Với sứ mệnh giúp dân dẹp giặc Cao Chính Bình – kẻ xâm lược gây hoang tàn đất nước.
Trong trận chiến, ba anh em đã chiến đấu dũng cảm, hy sinh mình để giải phóng quê hương khỏi sự thống trị của giặc.
Sau khi qua đời, nhân dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao to lớn của ba vị anh hùng này. Trong văn hóa tín ngưỡng, ba vị thần này được tôn thờ như những biểu tượng của sự chính nghĩa, lòng dũng cảm và sự bảo vệ an lành cho dân tộc.
Ý nghĩa lịch sử của Đền Dục Anh
Đền Dục Anh không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng, mà còn là biểu tượng cho lòng yêu nước và đức hy sinh của các vị anh hùng. Gắn liền với chiến thắng Phùng Hưng, đền là minh chứng cho thời kỳ vàng son chống ách đô hộ nhà Đường. Tại nơi này, sự hy sinh của các vị anh hùng đã giúp đất nước giữ vững độc lập.
Sự hy sinh đó không chỉ mang lại tự do, mà còn trở thành tấm gương sáng về lòng trung nghĩa và trách nhiệm đối với dân tộc. Đền trở thành minh chứng sống động cho sự độc lập dân tộc, nhắc nhở thế hệ sau về lòng biết ơn và yêu nước.
Ngày nay, Đền Dục Anh không chỉ là nơi thờ tự mà còn là địa chỉ văn hóa, lịch sử quan trọng, lưu giữ những giá trị sâu sắc về tinh thần anh dũng của các thế hệ đi trước.
Kiến trúc của Đền Dục Anh và các di tích liên quan
Kiến trúc Đền Dục Anh nổi bật với thiết kế cổ kính, kết hợp với các di tích liên quan. Cùng Xanh SM khám phá điểm kiến trúc nổi bật của di tích lịch sử này nhé.
Kiến trúc Đình Trong
Đình Trong được xây dựng dưới triều Lê, là một trong những công trình tiêu biểu tại cụm di tích Đền Dục Anh. Phía trước là một ao tròn tạo cảnh quan hài hòa, qua ao là cổng với bốn cột đồng trụ vững chãi.
Qua cổng tam quan, hai dãy nhà tả vu và hữu vu nằm hai bên, nằm ở trung tâm là khu vực thờ chính. Kết cấu kiến trúc được phân chia rõ ràng, với đại đình gồm năm gian và sáu bộ vì kèo, còn hậu cung bốn gian là nơi đặt ngai và bài vị thờ ba vị thần Phạm Uyển, Phạm Miễn, Phạm Huy.
Phần mái được thiết kế theo phong cách “thượng chồng giường hạ kẻ,” tạo sự vững chãi và bề thế. Các chi tiết điêu khắc tinh xảo tập trung tại cổn mê, bẩy, kẻ và các con giường, với các họa tiết trang trí phong phú như lão trúc, long mã, rồng cuộn nước, và cá chép vượt vũ môn.
Hiện nay, Đình Trong vẫn bảo lưu nhiều hiện vật quý giá như 12 đạo sắc phong từ thời Lê và Nguyễn, hai cuốn thần phả, 14 bia đá ghi lại các lần trùng tu, cùng ba bộ ngai bài vị, ba bộ kiệu thời Nguyễn, và nhiều hoành phi, câu đối, hương án có giá trị.
Kiến trúc Đình Ngoài
Đình Ngoài nằm cách đình Trong khoảng 800m về phía tây, là một di tích lịch sử có niên đại từ thời Lê. Dựa trên bia đá cổ niên hiệu Chính Hòa 17 (1696), đình được xây dựng theo kiểu “chuôi về” và quay về hướng đông nam, trên nền đất cao 0,50m.
Đặc biệt, đình không chỉ thờ thành Hoàng mà còn thờ Mẫu. Theo thông lệ từ xa xưa, các chỉ các ngôi chùa thờ Phật mới được thờ Mẫu. Do đó, đình đã đi trái lại với quy tắc, lí giải cho điều này có thể là do ảnh hưởng của thời kỳ chiến tranh loạn lạc, và cần được nghiên cứu thêm về chức năng gốc của đình làng truyền thống.
Kiến trúc Đền Dục Anh
Đền Dục Anh được xây dựng ven đê hướng ra sông Tô Lịch, theo phong cách kiến trúc của là trùng tu gần nhất là cuối thời Nguyễn. Đền gồm tam quan rộng 5 gian, tiền tế 5 gian, thiết kế theo kiểu chồng diêm hai tầng, phía sau tiền tế là đại đền và hậu cung.
Đền Dục Anh là nơi tôn thờ ba vị thần Phạm Uyển, Phạm Miễn, Phạm Huy cùng Mẫu, đại diện cho tín ngưỡng dân gian đặc trưng của người Việt.
Đồng thời, đền còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị như: 5 đạo sắc phong có niên đại từ năm 1889 – 1924; 6 bia đá cổ thời Nguyễn, 4 khám gỗ có niên đại thế kỷ XIX, 13 pho tượng Mẫu, 1 quả chuông đồng thời Nguyễn…
Các di vật được bảo tồn tại Đền Dục Anh
Đền Dục Anh hiện đang bảo tồn nhiều di vật quý, phản ánh sự phát triển văn hóa, lịch sử qua các thời kỳ. Nổi bật trong số này là 5 đạo sắc phong, với tấm sắc có niên đại sớm nhất vào năm 1889 và tấm muộn nhất vào năm 1924. Các bia đá cổ thời Nguyễn ghi lại việc trùng tu và những sự kiện quan trọng liên quan đến đền, tạo nên một kho tàng thông tin quý giá.
Ngoài ra, đền còn lưu giữ một số hiện vật quý hiếm như:
- 4 chiếc khảm gỗ với các chủ đề tứ linh, được chạm khắc tinh xảo theo phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX.
- 13 pho tượng Mẫu, mang đậm nét dân dã của người Việt,
- 1 quả chuông đồng thời Nguyễn
Những di vật này không chỉ có giá trị lịch sử mà còn mang đậm dấu ấn nghệ thuật, phản ánh phong cách và tín ngưỡng của người dân trong các thế kỷ XIX và XX.
Hướng dẫn tham quan Đền Dục Anh
Đền Dục Anh nằm giữa trung tâm Thành phố Hà Nội, thuộc cung đường lớn. Vì vậy, người dân và du khách tham quan có thể dễ dàng di chuyển đến đây với nhiều phương tiện khác nhau.
Hướng dẫn cách di chuyển đến Đền Dục Anh
Cùng Xanh SM khám phá các cách ghé thăm Đền Dục Anh bằng các phương tiện khác nhau.
Phương tiện công cộng
Để đến tham quan đền Dục Anh, bạn có thể di chuyển bằng các tuyến xe buýt sau:
- Xe buýt 61: Lộ trình từ bến xe Mỹ Đình đến Đông Anh, đi qua các điểm như Cầu Giấy và Dục Tú.
- Xe buýt 46: Lộ trình từ bến xe Gia Lâm đến bến xe Mỹ Đình.
Cả hai tuyến đều dừng tại các trạm gần Đền Dục Anh. Bạn có thể xem trước bản đồ để được chỉ dẫn chi tiết hơn nhé!
Phương tiện cá nhân
Có ba cung đường bạn có thể lựa chọn nếu di chuyển từ các điểm đi nổi bật ở Hà Nội, để đến Đền Dục Anh bằng xe máy hoặc ô tô tự lái:
- Từ khu vực Trung Tâm Hà Nội (Hoàn Kiếm, Ba Đình): Đi theo đường Tràng Thi, rẽ vào Phan Đình Phùng. Tiếp tục đi thẳng qua khu vực Láng Hạ và vào đường Nguyễn Khang. Đền Dục Anh nằm gần cuối đường Nguyễn Khang.
- Từ Cầu Giấy: Đi thẳng trên đường Xuân Thủy, rẽ vào đường Nguyễn Khang. Đền Dục Anh nằm trên tuyến đường này, bạn chỉ cần đi tiếp một đoạn là tới.
- Từ Long Biên (Gia Lâm): Đi theo cầu Long Biên và vào đường Trần Nhật Duật. Sau đó tiếp tục di chuyển đến khu vực Nguyễn Khang, Đền Dục Anh sẽ nằm phía bên tay phải.
Đặt xe tại Xanh SM để dễ dàng di chuyển
Dịch vụ Xanh SM là lựa chọn lý tưởng cho những du khách muốn trải nghiệm phương tiện xanh, thân thiện với môi trường khi đến đền Dục Anh. Để đặt xe của Xanh SM, bạn chỉ cần làm theo 3 bước đơn giản sau:
- Bước 1: Tải ứng dụng Xanh SM trên điện thoại tại App Store hoặc Google Play.
- Bước 2: Đăng nhập và nhập địa chỉ (số 139 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) làm điểm đến
- Bước 3: Kiểm tra khuyến mãi: Khi thanh toán, bạn có thể kiểm tra xem có mã khuyến mãi nào đang áp dụng cho chuyến đi. Nếu không ưu đãi nào, bạn có thể theo dõi các chương trình khuyến mãi thường xuyên từ Xanh SM để tiết kiệm chi phí.
Với các tính năng đặt xe nhanh chóng, thân thiện với môi trường và dịch vụ chăm sóc khách tận tình, Xanh SM sẽ giúp bạn di chuyển an toàn, nhanh chóng và thoải mái. Để đặt xe, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 2088 hoặc sử dụng ứng dụng đặt xe Taxi Xanh SM.
Lịch mở cửa và thời gian tham quan
Đền Dục Anh mở cửa hàng ngày, đón tiếp du khách đến tham quan và thắp hương. Vào các dịp lễ hội hoặc mùng 1 và ngày rằm, khu di tích thường thu hút đông đảo khách tham quan và người dân địa phương đến cầu bình an và tưởng nhớ các vị thần.
Những điều cần lưu ý khi tham quan Đền Dục Anh
Đền Dục Anh là khu di tích lịch sử linh thiêng nên sẽ có một số lưu ý để giúp du khách có trải nghiệm thăm quan đáng nhớ.
- Trang phục cần phải lịch sự, kín đáo để phù hợp với không gian trang nghiêm của chốn linh thiêng.
- Hạn chế gây mất trật tự công cộng, chen lấn trong khu vực thờ cúng. Văn minh trong các hoạt động tập thể như dâng hương, cúng bái, thái độ kính trọng.
- Chủ động giữ gìn tài sản cá nhân, cẩn trọng để tránh bị móc túi, cướp giật.
FAQ – Câu hỏi thường gặp về Đền Dục Anh
Đền Dục Anh là cụm di tích nổi bật thu hút rất nhiều người dân ghé thăm. Dưới đây là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc trước khi đi.
Tham quan Đền Dục Anh có mất phí không?
Đền Dục Anh mở cửa miễn phí tham quan, nhưng vào dịp lễ hội có thể có phí dịch vụ hoặc cúng bái.
Có địa điểm tham quan nào gần Đền Dục Anh không?
Một số địa điểm tham quan gần đền Dục Anh như:
- Đền Cây Quế (cách đền Dục Anh khoảng 52m)
- Chùa Thánh Chúa (cách đền Dục Anh khoảng 5,5km)
Đến đền Dục Anh cầu gì?
Người dân thường đến đền Dục Anh để thắp hương tưởng nhớ đến 3 vị thành hoàng, cầu sức khoẻ, bình an.
Đền Dục Anh do ai lập nên?
Đền Dục Anh do một người làng Hòa Mục làm tới chức tuần phủ Bắc Giang là Nguyễn Văn Nhã cho tôn tạo thành điện Dục Anh.
Đền Dục Anh là cụm di tích lịch sử quý giá, gắn liền với những giá trị tâm linh và kiến trúc đặc sắc. Bài viết phía trên đã chia sẻ chi tiết những thông tin về đền Dục Anh Hà Nội và các kinh nghiệm tham quan từ cẩm nang du lịch Xanh SM. Hi vọng những thông tin chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích để các trải nghiệm thăm quan của bạn sẽ trở nên thật tuyệt vời.
Xem thêm: