Khám phá vẻ đẹp kiến trúc và tâm linh Đền Đống Nước

Đền Đống Nước là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội, nơi này gắn liền với những giai thoại về người con gái tên Bạch Ngọc Nương. Ngôi đền không chỉ bị thu hút bởi kiến trúc độc đáo mà còn là câu chuyện tâm linh kỳ bí. Khám phá điều thú vị về ngôi đền và lên kế hoạch ghé thăm ngôi đền này khi có dịp.

Thông tin chung về đền Đống Nước – Nơi linh khí hội tụ

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về di tích lịch sử mang tên Đống Nước này. 

Đền Đống Nước ở đâu?

Dưới đây là các thông tin cơ bản bạn nên biết về ngôi đền mang tên Đống Nước: 

Tên di tích: Đền Đống Nước
Địa chỉ: Ngõ 173, ngách 63 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. 
Giá vé: Miễn phí 
Ngày chính hội: 21/03 âm lịch
Chỉ đường

Thời xưa, đền nằm giữa vùng “Thập Tam Trại” được lập từ thời nhà Lý. Hiện nay với vị trí thuận lợi nằm tại trung tâm Hà Nội, bạn có thể dễ dàng tìm đường và ghé thăm ngôi đền này. 

Ảnh Google Map đền Đống Nước (Google Maps)
Ảnh Google Map đền Đống Nước (Nguồn: Google Maps)

Đền Đống Nước – ngôi đền linh thiêng bậc nhất tại thủ đô?

Tương truyền rằng lịch sử đền Đống Nước xuất phát từ việc trong làng Ngọc Hà xưa có những nguồn nước ngọt tự phun lên từ lòng đất thành từng đống. Người dân đã lập đền thờ và gọi đây là Đống Nước. 

Ngoài ra, bản phả ngọc trong đền còn chép sự tích đền Đống Nước liên quan đến nàng Bạch Ngọc Nương sinh ra vốn đã khác thường kết hợp với sự kiện lạ ngày nàng hóa vào ngày 17 tháng 8, trời đã đổ cơn mưa to khiến nước sông dâng. Từ đó mảnh đất này xảy ra hiện tượng nước phun từ đất. Tên Đống Nước có thể liên quan từ hiện tượng đó.

Đến đời vua Trần Nhân Tông (1279 – 1293), truyền thuyết kể rằng khi vua dẫn quân đánh giặc Nguyên đã nghỉ tại ngôi đền này. Ngài mơ thấy có người con gái tự xưng là con gái của Long Vương xin đi theo giúp đánh giặc. Khi chiến thắng, vua đã cho dân tu sửa miếu thờ, phong thần cho nàng với hiệu là “Nữ Bạch Ngọc Hồ, thuỷ thần lân tinh công chúa”.

Ở thời điểm hiện tại, ngôi đền này đang thờ hai vị thần là Bạch Ngọc Nương và Tam toà Thánh Mẫu. Dù có từ thời nhà Trần, nhưng vẻ ngoài của đền cũng đã thay đổi nhiều so với ban đầu qua cuộc đại trùng tu diễn ra vào thời nhà Nguyễn. 

Ngôi đền thời mang tên Đống Nước là một điểm đến tâm linh tại Hà Nội (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)
Ngôi đền thời mang tên Đống Nước là một điểm đến tâm linh tại Hà Nội (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)

Hướng dẫn cách đến đền Đống Nước thuận tiện nhất

Đường đi đền Đống Nước rất dễ tìm do đền nằm tại quận Ba Đình – quận trung tâm của Hà Nội.  

  • Xe máy, ô tô cá nhân: Bạn có thể đi theo hướng dẫn chỉ đường của Google Maps. Quanh khu vực đền có khá nhiều bãi gửi xe với phí gửi từ 5.000 – 10.000đ đối với xe máy và từ 15.000đ – 30.000đ đối với xe ô tô. 
  • Xe bus: Các tuyến xe bus bạn có thể bắt để đi đến đền 09A; 09ACT; 45; BRT01; E05. Bạn sẽ dừng ở điểm đến Trường THCS Ba Đình và đi bộ khoảng 500m để đến ngôi đền này. 
  • Sử dụng dịch vụ xe điện công nghệ như Xanh SM sẽ là lựa chọn thuận tiện cho những ai không muốn mất nhiều thời gian tìm đường. Với vài lần nhấp chuột trên điện thoại, bạn sẽ được các tài xế đưa đến tận cổng đền. Hiện Xanh đang cung cấp dịch vụ di chuyển với các loại xe bao gồm: Xanh thường, Xanh Bike.

Cách thức đặt xe tại Xanh SM cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần tải ứng dụng trên App Store hoặc Google Play và tiến hành đăng ký/đăng nhập. Sau đó bạn có thể nhập địa chỉ, chọn loại xe và theo dõi tài xế ngay trên ứng dụng. 

Xanh SM là dịch vụ đặt xe giúp bạn di chuyển nhanh chóng và tiện lợi (Ảnh: Xanh SM)
Xanh SM là dịch vụ đặt xe giúp bạn di chuyển nhanh chóng và tiện lợi (Ảnh: Xanh SM)

Tham quan đền Đống Nước nên khám phá điều gì?

Đền Đống Nước là một địa điểm lý tưởng để bạn khám phá văn hóa và lịch sử.

Kiến trúc cổ kính và linh thiêng

Kiến trúc đền Đống Nước mang đậm phong cách thời nhà Nguyễn do cuộc đại trùng tu vào năm 1954. Những khu vực chính của đền có thể kể đến như là:

  • Tam quan: Đây là cổng vào chính của đền, được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống với hai tầng mái giả chồng diêm.
  • Tả mạc: Nơi đây được xây dựng với 5 gian nhà khách. 
  • Đền chính: Là nơi thờ Ngọc Nương, được thiết kế theo kiểu chữ Nhị, với vì kèo trốn cột và hai mái. Bên trong đền chính có không gian thờ cúng rộng rãi, trang trí tinh xảo với chạm trổ được sơn son thếp vàng.
  • Khu vực thờ: Được chia là nhiều khu riêng biệt. Ngoài thờ Bạch Ngọc Nương thì khu vực này còn thờ Tam toà Thánh Mẫu, Đức Ông, và Quan Âm. 
Khu vực thờ bên trong đền (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)
Khu vực thờ bên trong đền (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)
Tượng thờ Bạch Ngọc Nương (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)
Tượng thờ Bạch Ngọc Nương (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)

Tham quan và chiêm ngưỡng hiện vật cổ kính và tại đền

Khi ghé thăm đền Đống Nước, bạn không thể bỏ qua việc chiêm ngưỡng những hiện vật cổ kính mang đậm văn hóa tâm linh đang được bảo tồn tại đây.

  • Cửa võng và hoành phi: Hiện vật này được chạm khắc cực kỳ tinh xảo với phần câu đối được viết bằng chữ Hán. Nội dung câu đối ca ngợi vẻ vẻ đẹp và đức hạnh của Bạch Ngọc Nương, thể hiện lòng thành kính của người dân đối với thần.
  • Sập thờ: Là nơi để đặt lễ vật và dâng hương nên sập thờ được chế tác từ gỗ quý với nhiều hoa văn chạm khắc tinh tế.
Cổng bên ngoài để đi vào nội thất bên trong đền (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)
Cổng bên ngoài để đi vào nội thất bên trong đền (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)

Ngày hội đền Đống Nước – Ngày chiêm bái không nên bỏ lỡ

Ngày chính hội tại đền Đống Nước sẽ diễn ra vào ngày 21/3 Âm lịch hàng năm. Vào dịp này, người dân sẽ đến tham gia lễ hội và cầu nguyện bản thân và gia đình luôn được bình an và có nhiều tài lộc. 

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, các hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức liên tục từ nghi lễ rước kiệu, dâng lễ vật đến các trò chơi dân gian. Ngoài ra, lễ hội cũng là dịp để các nghệ nhân trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhằm giới thiệu văn hóa đặc sắc của vùng đất Hà Nội đến với du khách.

Hình ảnh lễ hội đền Đống Nước (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)
Hình ảnh lễ hội đền Đống Nước (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)

Lưu ý khi tham quan đền Đống Nước

Khi tham quan đền Đống Nước, bạn cần lưu ý một số điều để có trải nghiệm tốt nhất.

  • Ưu tiên ghé thăm đền nhằm ngày chính hội: Nếu bạn muốn trải nghiệm không khí lễ hội đặc sắc của đền, hãy chọn ngày chính hội để ghé thăm. Tuy nhiên, nếu bạn thích sự yên tĩnh của đền thì có thể tham quan vào ngày thường – thời điểm đền không quá đông đúc.  
  • Trang phục, ứng xử: Bạn cần chọn những bộ trang phục lịch sự, kín đáo khi đến tham quan đền. Không gây ồn ào, cười nói to gây ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh xung quanh. 
  • Tránh đi vào giờ cao điểm: Vì nằm ở khu vực trung tâm, đoạn đường đến đền có thể dễ dàng bị ùn tắc vào giờ cao điểm. Hãy lên kế hoạch đi vào giờ thấp điểm để tránh tình trạng này nhé.
  • Sắm lễ, hành lễ: Khi đến thăm đền, bạn có thể chuẩn bị những lễ vật như: hương hoa, quả tươi, bánh kẹo, tiền vàng, nến và trầu cau…để thể hiện lòng thành kính của mình. 
Bạn có thể sắm lễ khi đến tham quan và dâng hương tại đền thờ (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)
Bạn có thể sắm lễ khi đến tham quan và dâng hương tại đền thờ (Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình)

Điểm du lịch gần đền Đống Nước bạn nên tham khảo

Sau khi tham quan ngôi đền linh thiêng này, bạn có thể khám phá thêm nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác gần đó như:

  • Hồ Tây: Nơi đây cách đền gần 8km. Với không gian thơ mộng, Hồ Tây là nơi lý tưởng để bạn thư giãn, thưởng ngoạn cảnh đẹp và thưởng thức các món ăn đặc sản Hà Nội
  • Phố cổ Hà Nội: Phố cổ Hoàn Kiếm cách đền khoảng 6,5 km, nơi đây lưu giữ nhiều giá trị văn hóa và lịch sử của Hà Nội. Bạn có thể tham quan các ngôi nhà cổ, trải nghiệm văn hóa ẩm thực đặc sắc đất Hà Thành. 
  • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Địa điểm này cách đền 3,7km. Bạn có thể tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đây. Lăng mở cửa miễn phí, nhưng bạn nên đến sớm để tránh phải xếp hàng lâu.
  • Chùa Một Cột: Chùa Một Cột cách đền khoảng 4km. Nơi đây sở hữu kiến trúc một cột độc đáo, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Giá vé vào cửa hoàn toàn miễn phí cho người Việt Nam. 
Từ đền thờ bạn có thể di chuyển đến nhiều địa điểm du lịch khác như Chùa Một Cột (Ảnh: aFamily)
Từ đền thờ bạn có thể di chuyển đến nhiều địa điểm du lịch khác như Chùa Một Cột (Ảnh: aFamily)

Mọi người cùng hỏi về đền Đống Nước

Hãy cùng Xanh SM tìm hiểu một số thông tin được hỏi nhiều nhất về ngôi đền này.

Đền Đống Nước có chỗ gửi xe không?

Quanh đền có nhiều bãi gửi xe xung quanh khu vực, giúp bạn dễ dàng tìm được chỗ để xe. Phí gửi xe phụ thuộc vào loại xe bạn sử dụng và thời điểm gửi xe. Bạn có thể hỏi quản lý tại đền để được hướng dẫn cụ thể.

Đền Đống Nước cầu gì?

Khi đến dâng lễ tại đền, người ta thường cầu xin bản thân và gia đình được các vị thần phù hộ và gặp nhiều may mắn, có sức khỏe, tài lộc… Dù bạn có cầu gì đi chăng nữa thì hãy để bản thân luôn thành tâm.  

Chuẩn bị lễ đền Đống Nước

Khi đến đền Đống Nước, bạn nên chuẩn bị lễ chay như hoa, quả, bánh kẹo, tiền vàng, nến và trầu cau…Nếu chưa rõ về cách sắp lễ và nơi mua có thể tham khảo quản đền để được hỗ trợ thông tin.

Đền Đống Nước thờ ai?

Đền Đống Nước thờ Bạch Ngọc Nương, con gái Long Vương, cùng với nhiều vị thần khác như Tam toà Thánh Mẫu, Đức Ông, Quan Âm. 

Đền thờ chủ yếu thờ Bạch Ngọc Nương (Ảnh: Diễn đàn hát văn Việt Nam)
Đền thờ chủ yếu thờ Bạch Ngọc Nương (Ảnh: Diễn đàn hát văn Việt Nam)

Đền Đống Nước không chỉ là một ngôi đền linh thiêng mà còn là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của người dân Hà Nội. Với bề dày lịch sử và những truyền thuyết hấp dẫn, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể thiếu cho những ai yêu thích khám phá văn hóa và tín ngưỡng dân gian.

Xem thêm

Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh) – Nơi tưởng niệm hai vị nữ anh hùng dân tộc

Đền Bà Chúa Kho – Chốn cầu tài lộc nổi tiếng miền Bắc

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây