Đền Đô không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng của 8 vị vua nhà Lý mà còn chứa đựng một kiệt tác kiến trúc cổ kính và linh thiêng. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngôi đền đã thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan và khám phá những giá trị văn hóa cùng lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc.
Giới thiệu về Đền Đô
Đền Đô là một trong những điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng hàng trăm năm tuổi, “chứng nhân lịch sử” ở khu vực phía Bắc.
Đền Đô ở đâu? Thời gian mở cửa và giá vé
- Địa chỉ: Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian mở cửa: Từ 7h đến 17h giờ hàng ngày.
- Giá vé: Miễn phí khi vào cửa.
Nếu xuất phát từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể lựa chọn đi theo 2 hướng như sau:
- Đi theo hướng Cầu Chương Dương, tiếp tục đi qua Cầu Đuống để đến thành phố Từ Sơn. Khi tới Từ Sơn, bạn sẽ thấy biển hướng dẫn rẽ phải, sau đó đi thẳng để đến được Đền Đô.
- Đi theo hướng Cầu Vĩnh Tuy, qua cầu rồi rồi bắt vào đường 5. Tiếp tục di chuyển theo hướng quốc lộ 1A xuống đường Phủ Chấn. Trên đường đi có các bảng hiệu chỉ dẫn đến Đường Đô khá rõ ràng, bạn đi theo hướng chỉ dẫn của bảng là tới được đền.
Đền Đô thờ ai?
Đền Đô được xây dựng từ đầu thế kỷ 11 để thờ phụng 8 vị vua thời Lý – Những người có công khai nước, dựng nước và giữ nước, bao gồm các vua: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông.
Ngôi đền chính là nơi để con cháu ngày nay và sau này thể hiện lòng thành kính, ghi nhớ công ơn của các vị vua đã xây dựng nền móng vững chắc cho nước Đại Việt.
Lịch sử hình thành và phát triển của Đền Đô
Đền Đô một trong những ngôi đền có hàng trăm năm tuổi ghi lại dấu tích của một triều đại phong kiến ở phía Bắc Việt Nam, đó là Triều Lý.
- Năm 1019, Đền Đô nguyên là Thái miếu do vua Lý Thái Tổ khởi dựng.
- Năm 1030, vua Lý Thái Tông đã nâng cấp, mở rộng thành Đền thờ Lý Thái Tổ.
- Năm 1602, Vua Lê Kính Tông tiếp tục trùng tu, xây dựng Thái miếu vớ quy mô lớn hơn nhằm thờ 8 vị vua nhà Lý. Lúc này Thái miếu được lấy tên là Cổ Pháp Điện – Đền Lý Bát Đế.
- Ngày 25/01/1991, Đền Đô được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa. Đến năm 2014, nơi đây cùng với các khu lăng mộ của các vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Trải qua gần 900 năm với nhiều lần trùng tu tôn tạo, Đền Đô đã trở thành một trong những địa điểm lịch sử nổi bật nhất của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc.
Khám phá kiến trúc Đền Đô cổ kính
Có thể nói, Đền Đô Từ Sơn Bắc Ninh là công trình kiến trúc thời Lý còn nguyên vẹn nhất cho đến ngày hôm nay.
Bố cục tổng quan
Đền Đô được xây dựng trên một khuôn viên rộng với vẻ đẹp được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc dân gian và kiến trúc cung đình xưa. Ngôi đền có diện tích 31.250 m2 với 21 hạng mục công trình, chia thành hai khu vực ngoại thành và nội thành.
- Khu nội thành gồm: Cổ Pháp điện, nhà Tiền tế, nhà Hậu cung, nhà Mộ bia, nhà Tả vu, nhà Hữu vu.
- Khu ngoại thành gồm: hồ Bán Nguyệt, nhà Thủy đình, nhà Văn Chỉ, nhà Võ Chỉ.
Các công trình kiến trúc nổi bật
Trải qua thời gian, Đền Đô đã được tu sửa và mở rộng nhưng vẫn giữ được kiến trúc cũng như hình dáng ban đầu.
Ngũ Long Môn
Đây là cổng chính dẫn vào khu nội thành. Cổng được làm từ gỗ quý, mái ngói mũi hài, bậc thang với những bức tượng rồng bằng đá dài khoảng 2m tượng trưng cho sự thịnh vượng của Triều Lý. Đặc biệt, ở giữa là hai bức tượng rồng ngậm ngọc trong miệng được chạm khắc vô cùng tinh xảo.
Sân Rồng
Bước qua Ngũ Long Môn là sân rồng. Nơi đặt lư hương hướng vào nhà phương đình – điện thờ vua Lý Thái Tổ. Sân rồng được thiết kế với 8 ô đá xếp theo chiều ngang, trên mỗi viên gạch vuông đều có họa tiết hình tròn, biểu trưng cho sự hòa hợp giữa đất và trời. Tại đây hàng năm thường diễn ra nhiều nghi lễ quan trọng, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của người dân đối với các vị vua đã khai sáng triều đại.
Chính điện
Chính điện là nơi uy nghiêm nhất trong đền. Chính điện gồm phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m² bên trong có bản sao Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Lý Thường Kiệt. Phía sau là nhà hậu cung rộng 220 m2, nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý.
Ngoài những công trình chính kể trên, Đền Đô còn sở hữu nhiều công trình kiến trúc độc đáo khác. Bao gồm:
- Nhà Văn Chỉ được xây dựng theo kiến trúc ba gian chồng diêm, thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành cùng một số quan văn đã có công lớn. Công trình này được Bộ Quốc Phòng đầu tư xây dựng vào năm 2003 để tưởng nhớ công ơn các quăn văn thời Lý.
- Đền Vua Bà là nơi thờ tự các hoàng thái hậu. Tại đây còn lưu giữ bia đá “Cổ Pháp Điện Tạo Bi” do học giả Phùng Khắc Khoan soạn dựng năm 1605. Bia đá ghi lại sự kiện vua Lê Kính Tông xây dựng lại đền và khắc ghi công đức của các vị vua Triều Lý.
- Nhà Thủy Đình nằm trên hồ Bán Nguyệt, nối với quảng trường Ngũ Long Môn bằng cây cầu đá. Nhà thủy đình có kiến trúc chồng diêm, 8 mái đều được uốn đao cong, chạm khắc hoa văn tinh xảo.
Ý nghĩa của công trình kiến trúc và nghệ thuật
Kiến trúc Đền Đô không chỉ là biểu tượng của nghệ thuật thời Lý mà còn mang giá trị lịch sử sâu sắc. Các họa tiết chạm khắc, bố cục không gian đều thể hiện sự giao thoa giữa yếu tố cung đình và nghệ thuật dân gian. Ngôi đền chính là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn hóa Việt Nam thời kỳ đầu.
Trải nghiệm các lễ hội Đền Đô đặc sắc
Hằng năm ở Đền Đô vẫn thường tổ chức các lệ hội văn hóa truyền thống mang nhiều ý nghĩa to lớn, thu hút hàng ngàn du khách đến tham gia.
Thời gian diễn ra lễ hội
Lễ hội Đền Đô được tổ chức vào ngày 15-16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Mục đích là nhằm tưởng nhớ công lao của vua Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Lý.
Các hoạt động trong lễ hội
- Các nghi lễ truyền thống: Rước kiệu, tế lễ, dâng hương,…
- Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật: Thi cờ tướng, tổ tôm điếm, bóng chuyền hơi, bóng bàn, đấu vật, thổi cơm niêu đất, thi gói bánh phu thê, hát quan họ, cải lương, giao lưu thơ ca…
- Các trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt lợn, đi cầu kiều, cầu khỉ, đập bóng nước…
Ý nghĩa của lễ hội Đền Đô
Lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ các vị vua mà còn là cơ hội để người dân và du khách hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc. Đây là dịp kết nối cộng đồng và truyền tải giá trị truyền thống cho thế hệ sau.
Kinh nghiệm tham quan Đền Đô
Khi đến tham quan, du lịch tại Đền Đô, Bắc Ninh bạn nên bỏ túi chút kinh nghiệm và lưu ý một số điều như sau:
Thời điểm tham quan lý tưởng
Nếu bạn có dự định tham quan Đền Đô thì đừng bỏ qua mùa xuân – thời điểm lý tưởng trong năm. Lý do là vì thời tiết lúc này mát mẻ, không quá nóng hoặc quá lạnh. Không chỉ vậy đây cũng là thời gian lễ hội được tổ chức cùng với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị.
Thời gian trong ngày thích hợp để tham quan là buổi sáng. Bạn có thể dễ dàng tận hưởng trọn vẹn không gian yên tĩnh và thanh bình của Đền Đô.
Hướng dẫn di chuyển
Đền Đô cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân để chủ động thời gian. Ngoài ra, nếu muốn một lựa chọn an toàn và tiện lợi, nhanh chóng cho chuyến đi, bạn có thể sử dụng dịch vụ xe điện Xanh SM.
Xanh SM là dịch vụ đặt xe điện tiên phong tại Việt Nam, hướng tới xây dựng hệ thống giao thông thân thiện với môi trường. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ tùy vào nhu cầu, sở thích như:
- Taxi tiêu chuẩn Xanh SM Taxi
- Taxi cao cấp Xanh SM Luxury
- Xe máy điện Xanh SM Bike
Các dòng xe điện của Xanh SM đều không có mùi xăng dầu, không tiếng ồn động cơ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn trong thành phố.
Để đặt xe Xanh SM, bạn có thể gọi tổng đài toàn quốc 1900 2088; vẫy xe trên đường như taxi truyền thống hoặc đặt xe trên ứng dụng Xanh SM. Tải app ngay TẠI ĐÂY.
Khi có ứng dụng Xanh SM trên máy, bạn dễ dàng đặt xe qua 4 bước:
- Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng (Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy tạo tài khoản rồi mới đăng nhập).
- Bước 2: Nhập Đền Đô vào phần điểm đến và vị trí của bạn vào phần điểm đón.
- Bước 3: Ứng dụng sẽ tự động hiển thị lộ trình, ước tính chi phí và thời gian di chuyển. Bạn chọn loại xe phù hợp với nhu cầu của mình.
Một “mẹo” nhỏ để bạn có thể tiết kiệm chi phí di chuyển:
- Tại trang đặt xe, tìm mục “Khuyến mãi” để kiểm tra xem có mã giảm giá hoặc ưu đãi nào dành riêng cho chuyến đi đến Đền Đô không.
- Hoặc kiểm tra sau khi đã nhập xong điểm đón – điểm đến vì ưu đãi sẽ tự động áp dụng trước bước thanh toán.
Một số lưu ý khi tham quan để chuyến đi Đền Đô được trọn vẹn
Khi đến thăm Đền Đô, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để chuyến đi được trọn vẹn:
- Trang phục: Lựa chọn trang phục lịch sự, không quá cầu kỳ và hở hang.
- Chụp ảnh: Không cố chụp ảnh ở khu vực thờ cúng hoặc những nơi có biển cấm
- Ứng xử: Giữ gìn vệ sinh, nói nhỏ, không gây ồn và tôn trọng không gian linh thiêng.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên cùng Xanh SM lên kế hoạch tham quan và di chuyển để có một chuyến đi trọn vẹn, được tận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo cũng như trải nghiệm những hoạt động văn hóa độc đáo tại Đền Đô.