Đền Cổ Loa là di tích lịch sử lâu đời của Việt Nam, gắn liền với câu chuyện huyền thoại của vua An Dương Vương. Đến nay, đền vẫn giữ được nét kiến trúc cổ độc đáo và điểm đến tâm linh nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội.
Đền Cổ Loa ở đâu?
Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử và giá trị văn hóa sâu sắc, đền Cổ Loa là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về quá khứ hào hùng của đất nước và trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống.
Vị trí và địa lý
Đền Cổ Loa còn được gọi là đền thờ vua An Dương Vương hoặc đền Thượng tọa lạc tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về phía Bắc.
Đền được xây dựng từ thế kỷ thứ III TCN, là kinh đô của nước Âu Lạc. Nơi đây không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là biểu tượng văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết vua An Dương Vương xây thành và Mị Châu – Trọng Thủy.
Đặc điểm nổi bật về địa lý
Cảnh quan quanh đền Cổ Loa kết hợp hài hòa giữa yếu tố thiên nhiên và lịch sử. Đền được bao bọc bởi rừng cây xanh mát, đồng ruộng rộng lớn cùng với không gian thanh bình, tĩnh lặng.
Lịch sử và ý nghĩa của đền Cổ Loa
Trải qua hàng nghìn năm, đền Cổ Loa được coi như một chứng nhân lịch sử và mang ý nghĩa đặc biệt với người dân Việt Nam.
Lịch sử hình thành và xây dựng
- Thời kỳ tiền sử: Khoảng 20.000 – 11.000 năm trước, vùng đất Cổ Loa đã ghi nhận dấu tích sinh sống của người nguyên thủy thuộc nền văn hóa Sơn Vi, một trong những nền văn hóa cổ xưa của Việt Nam.
- Thời kỳ Âu Lạc – An Dương Vương: Thành Cổ Loa được xây dựng như một đô thị cổ đại sớm nhất và lớn nhất Đông Nam Á, là trung tâm của nước Âu Lạc dưới thời vua An Dương Vương.
- Thời kỳ Bắc thuộc: Loa Thành trở thành một huyện thành quan trọng trong hệ thống cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, đóng vai trò chiến lược về quân sự và hành chính.
- Thời kỳ Ngô Quyền: Năm 938, Ngô Quyền xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Bắc thuộc và mở ra kỷ nguyên độc lập của Việt Nam.
- Thế kỷ XI – XVIII: Thành Cổ Loa dần chuyển mình, các đơn vị làng xóm bắt đầu hình thành, tạo nền tảng cho đời sống văn hóa, xã hội tại khu vực.
- Thế kỷ XIX đến nay: Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cổ Loa trở thành căn cứ địa quan trọng, góp phần vào thắng lợi của dân tộc. Ngày nay, nơi đây vẫn đang phát triển, đồng thời gìn giữ những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống đặc sắc.
Ý nghĩa văn hóa và tôn giáo
Đền Cổ Loa không chỉ là biểu tượng, nơi lưu giữ giá trị văn hóa lâu đời của Việt Nam mà còn thể hiện tinh thần tôn thờ các vị thần, lòng kính trọng đối với các vị vua, anh hùng có công với dân tộc. Khi thăm quan nơi đây, du khách có thể cảm nhận được chiều sâu văn hóa của một nền văn minh cổ xưa.
Với những giá trị văn hóa và lịch sử to lớn, năm 1962, di tích Cổ Loa được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Cổ Loa là di tích quốc gia đặc biệt.
Những điểm đặc sắc khi tham quan đền Cổ Loa
Đền Cổ Loa không chỉ thu hút du khách bởi kiến trúc cổ độc đáo mà còn những hoạt động đặc sắc, phản ánh nét văn hóa và tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam.
Kiến trúc đền Cổ Loa
Đền Cổ Loa được xây dưới thời Âu Lạc, tương truyền có tới 9 vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên, căn cứ theo dấu tích còn lại sau hàng nghìn năm thì đền hiện tại có 3 vòng với chu vi ngoài 8 km, vòng giữ 6,5 km và vòng trong 1,6 km… Diện tích trung tâm vòng xoáy lên tới 2 km².
Ngôi đền có diện tích khoảng 19.138 m², tọa lạc trên một quả đồi mà theo truyền thuyết là vị trí cung thất của nhà Vua. Mỗi kiến trúc của đền đều được xây dựng trên trục Thần đạo – là tuyến không gian thẳng hay còn gọi là trục chủ đạo của công trình. Theo văn hóa xưa, điều này thể hiện sự chính trực, ngay thẳng của người chính nhân quân tử.
Khi vừa bước tới ngôi đền, bạn sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp bề thế, uy nghiêm của lầu thượng cao với hai bên lối đi có mắt rồng đối xứng nhau. Vào sâu bên trong tới khu đền chính, nhà tiền đường và cuối cùng là tòa thượng điện. Vị trí trong cùng này là nơi đặt bàn thờ và bức tượng của vua An Dương Vương mặc triều phục được đúc bằng đồng, nặng 255kg.
Phía tây của đền Cổ Loa là một công trình kiến trúc nhỏ, xây trên một khu đất cao và hướng mặt vào đền được gọi là nhà Bia. Đây là nơi ghi lại sự kiện, công tích đã xảy ra ở thời phong kiến, có dạng Phương đình, 2 tầng 8 mái trúc gỗ rất bắt mắt.
Các lễ hội và hoạt động tại đền Cổ Loa
Hàng năm vào đầu xuân là lúc mà lễ hội đền Cổ Loa được diễn ra, đây được xem là dịp lễ hội truyền thống quan trọng và nổi tiếng của xã Cổ Loa, huyện Đông Anh. Lễ hội này sẽ tổ chức vô cùng hoành tráng khi có nhiều hoạt động giải trí, văn hóa dân gian như diễn xướng, múa lân cùng các trò chơi dân gian.
Ngoài ra, phần lễ sẽ có các hạng mục cố định như lễ rước kiệu vào đền An Dương Vương, lễ rước thần…thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch gần xa tới dâng hương, cầu nguyện, thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ công lao của vua An Dương Vương.
Các hoạt động tham quan và trải nghiệm
Du khách khi tới tham quan đền Cổ Loa sẽ được trải nghiệm những công trình kiến trúc cổ kính, đậm bản sắc văn hoá Việt Nam và tham gia các hoạt động chương trình cho ban quản lý di tích tổ chức.
Tham quan kiến trúc cổ kính của đền Cổ Loa
Được xây dựng trên một gò đất cao, đền Cổ Loa nằm dưới chân lũy thành cổ Loa cũ ở góc Tây Nam. Trước đền là hai con rồng đá uy nghi, sân đền được lát bằng đá xanh.
Khu vực đền thờ vua An Dương Vương gồm hạ điện và thượng điện. Hạ điện có kiến trúc ba gian với cột gỗ lim lớn và tám mái cong vút, nối liền với thượng điện bằng hai dãy nhà. Ở giữa là một nhà chồng diêm có tám mái cao tạo nên không gian trang nghiêm và đậm chất cổ kính.
Điểm đến giếng Ngọc – mối tình bi thương của Mỵ Châu và Trọng Thuỷ
Ngay phía trước đền Cổ Loa, du khách sẽ bắt gặp một hồ nước lớn hình cung tròn, có bờ kè bằng đá, xung quanh nhiều cây xanh tươi tốt được gọi là giếng Ngọc. Theo truyền thuyết xa xưa, nơi đây chính là điểm đi thuyền du ngoạn trước khi Triệu Đà xâm lược nước ta của công chúa Mỵ Châu và chồng là Trọng Thuỷ.
Và chính tại giếng Ngọc, nơi tình yêu bắt đầu và cũng là hồi kết cho bi kịch tình yêu của Mỵ Châu – Trọng Thuỷ. Sau khi chiến tranh kết thúc, Trọng Thuỷ vì quá ân hận khi gây ra cái chết cho người vợ của mình đã nhảy xuống giếng và kết liễu cuộc đời.
Ngoài ra, dân gian còn truyền tai nhau rằng máu của công chúa đã rơi xuống biển và biến thành ngọc trai. Khi đem ngọc trai về rửa dưới hồ nước này thì ngọc càng sáng và đẹp hơn, nên người dân đã đặt tên cho nơi đây là giếng Ngọc.
Tham dự lễ hội đền Cổ Loa với nhiều hoạt động hấp dẫn
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại đền Cổ Loa, diễn ra từ mùng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng hàng năm. Đây là một lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh công lao lập quốc, xây dựng đất nước chống giặc ngoại xâm của vua An Dương Vương, cũng như truyền bá về tinh thần đoàn kết, sự hi sinh về đất nước của các thế hệ cha ông.
Kinh nghiệm thăm quan Đền Cổ Loa
Để chuyến tham quan đền Cổ Loa được trọn vẹn hơn, bạn nên “bỏ túi” những kinh nghiệm cực kỳ hữu ích dưới đây.
Thời gian thăm quan lý tưởng
Thời điểm lý tưởng để đến thăm đền là vào mùa xuân và mùa thu khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu và cũng là lúc diễn ra các lễ hội đặc sắc. Du khách đến vào dịp đầu xuân sẽ có cơ hội tham gia lễ hội Cổ Loa và trải nghiệm không khí sôi động của những hoạt động văn hóa truyền thống.
Ngày 6 – 18 tháng giêng là thời gian diễn ra Lễ hội Cổ Loa – lễ hội tôn vinh công lao của vua An Dương Vương trong việc xây dựng và tạo dựng lên nhà nước Âu Lạc. Nếu bạn muốn trải nghiệm không khí lễ hội, nhất định phải ghé thăm đền Cổ Loa vào thời gian này.
Ngoài ra, vào các ngày mùng 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch hàng tháng, du khách có thể tham dự phiên chợ Sa – một nét văn hóa đặc sắc tồn tại từ lâu đời. Chợ chỉ họp 5 ngày mỗi tháng, bắt đầu từ 5h sáng đến 11h trưa trên trục đường chính dẫn vào thành Cổ Loa, mang đến trải nghiệm độc đáo về đời sống và văn hóa địa phương.
Cách di chuyển đến đền Cổ Loa
Dưới đây là thông tin về các phương tiện di chuyển, bạn có thể lựa chọn để đến đền Cổ Loa một cách thuận tiện nhất.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể di chuyển theo tuyến đường quốc lộ qua cầu Đông Trù, sau đó rẽ vào đường Cổ Loa. Khoảng cách không quá xa và đường đi cũng thuận lợi cho các phương tiện cá nhân.
Di chuyển bằng phương tiện công cộng
Du khách có thể di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến đền Cổ Loa, với các tuyến xe buýt chạy qua Đông Anh:
- Gần khu Mỹ Đình: Tuyến xe buýt số 46.
- Gần Ga Hà Nội và công viên Thống Nhất: Tuyến xe buýt số 43.
- Điểm trung chuyển Long Biên: Tuyến xe buýt số 15 và 17.
- Gần khu Như Quỳnh và đại học Nông nghiệp: Tuyến xe buýt số 59.
Di chuyển bằng xe công nghệ
Thêm một lựa chọn đó là bạn có thể đến điểm tham quan bằng xe ô tô điện Xanh SM. Với Xanh SM, việc đặt xe vô cùng tiện lợi, dịch vụ hỗ trợ tận tình, nhiều ưu đãi hấp dẫn và di chuyển bằng Xanh SM cũng nhanh chóng, thuận tiện và thoải mái.
Bạn có thể đặt xe bằng 04 cách sau:
(1) Gọi tới tổng đài 1900 2088
(2) Đặt xe qua ứng dụng Taxi Xanh SM. Tải app ngay TẠI ĐÂY
(3) Đặt xe qua dịch vụ beVinFast trên ứng dụng Be
(4) Vẫy xe trên đường như taxi truyền thống
Trải nghiệm cùng Xanh SM là bạn đã đồng hành cùng hãng trong mục tiêu giảm thiểu khí thải từ các phương tiện giúp bảo vệ môi trường.
Những lưu ý khi tham quan
- Trang phục: Du khách nên mặc trang phục lịch sự, phù hợp với không gian tâm linh khi vào thăm đền.
- Cách ứng xử: Khi tham quan, du khách nên giữ gìn trật tự, tôn trọng không gian tôn nghiêm của đền, tránh làm ồn ào và xả rác, để bảo vệ môi trường trong khuôn viên đền.
Các địa điểm du lịch gần đền Cổ Loa
Khu vực Cổ Loa có nhiều địa điểm du lịch đáng ghé thăm như các di tích khảo cổ, các khu vực bảo tồn văn hóa, giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm khi ghé thăm.
Am Công chúa Mỵ Châu
Am Công chúa Mỵ Châu còn có tên gọi khác là đền thờ Mỵ Châu hay am Bà Chúa nằm ngay phía Tây của đình Cổ Loa. Trước đây, phía trước am có một cây đa cổ thụ, được truyền tụng là do Ngô Quyền trồng. Qua hàng nghìn năm lịch sử, cây đa đã không còn, chỉ để lại một vòm cửa xây bằng gạch.
Bên trong am thờ Công chúa Mỵ Châu có một bức tượng đá độc đáo, mang hình dáng một người phụ nữ không đầu đang ngồi, hai tay buông dọc xuống gối. Theo truyền thuyết dân gian, bức tượng này được cho là hóa thân của công chúa Mỵ Châu sau bi kịch đau lòng trong lịch sử.
Ngày nay, am thờ Công chúa Mỵ Châu trở thành điểm đến tâm linh, nơi nhiều người tìm đến để cầu nguyện về tình duyên và hạnh phúc gia đình.
Đền thờ Cao Lỗ
Tướng quân Cao Lỗ là một vị tướng kiệt xuất dưới triều vua An Dương Vương. Ông là người khuyên vua dời đô về Phong Khê, góp phần thiết kế, xây dựng thành Cổ Loa. Đồng thời cũng là người chế tạo nỏ thần – vũ khí huyền thoại bảo vệ đất nước.
Để bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân có công dựng nước, con cháu đã lập đền thờ tướng quân Cao Lỗ ngay trong thành Cổ Loa, cách đền thờ vua An Dương Vương khoảng 150m. Tại đây, bức tượng tướng quân Cao Lỗ oai phong bắn nỏ được đặt trang trọng trên ao nước phía trước đền.
Đình Cổ Loa – Ngự Triều Di Quy
Đình Cổ Loa, còn được gọi là Đình Ngự Triều Di Quy nằm ngay trong khu thành Nội, cách đền thờ vua An Dương Vương khoảng 300m về phía Đông.
Đình được xây dựng trên nền cung điện thiết triều xưa của vua An Dương Vương. Nét đẹp cổ kính của đình được thể hiện qua những chi tiết chạm khắc gỗ tinh xảo, các câu đối cổ và kiến trúc đậm chất truyền thống Việt Nam. Đình có kiến trúc độc đáo với bố cục hình chữ Đinh, gồm 5 gian, 4 trái và 1 hậu cung.
Nơi đây là một trong những địa điểm nổi bật của quần thể di tích Cổ Loa, điểm dừng chân không thể bỏ qua. Đền Cổ Loa mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc với nét kiến trúc độc đáo, lễ hội đặc sắc cùng ý nghĩa văn hóa vô cùng hào hùng. Xanh SM hy vọng bài viết góp phần giúp bạn có thêm một điểm đến mới để tham quan và trải nghiệm tại Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm: