Chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng 2025 tài lộc may mắn suốt năm

Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” cho thấy ý nghĩa quan trọng của lễ cúng này trong việc bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách cúng Rằm tháng Giêng, các bước chuẩn bị mâm cúng và đồ lễ cần thiết.

Ý nghĩa của Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới, thời điểm trời đất giao hòa, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, việc cúng lễ sẽ giúp gia chủ đón nhận may mắn, bình an và thịnh vượng suốt năm.

Rằm tháng Giêng là dịp trăng tròn đầu tiên của năm mới (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thời gian cúng Rằm tháng Giêng năm 2025

Việc chọn thời gian cúng rất quan trọng, các gia đình thường chọn giờ tốt với mong cầu thu hút tài lộc. Dưới đây là thời gian cúng phù hợp nhất:

Ngày cúng

Rằm tháng Giêng năm 2025 rơi vào thứ Tư, ngày 12/2 dương lịch. Theo sách “Phong tục các ngày lễ Việt Nam”, gia chủ có thể cúng từ ngày 14 tháng Giêng (11/2/2025) đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng (12/2/2025).

Giờ cúng đẹp

  • Ngày 15 tháng Giêng: Giờ Mão (5h – 7h), giờ Ngọ (11h – 13h), giờ Thân (15h – 17h), giờ Dậu (17h – 19h).
  • Ngày 14 tháng Giêng: Giờ Dần (3h – 5h), giờ Thìn (7h – 9h), giờ Tỵ (9h – 11h), giờ Ngọ (11h – 13h), giờ Mùi (13h – 15h).
Chọn ngày cúng, giờ cúng đẹp giúp gia chủ thu hút tài lộc (Ảnh: Sưu tầm internet)
Chọn ngày cúng, giờ cúng đẹp giúp gia chủ thu hút tài lộc (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì? Bạn có thể chuẩn bị mâm cúng rằm chay hoặc cỗ cúng rằm mặn. Tùy theo từng vùng miền và gia đình, mâm cúng có thể có những thay đổi.

Mâm cỗ chay

Mâm cúng chay ngày rằm tháng giêng thể hiện sự thanh tịnh và lòng từ bi từ gia chủ. Các món ăn chay không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn giúp gia chủ tạo dựng không khí ấm cúng, tăng thêm phần may mắn vào ngày Rằm. Các mâm cỗ chay thường được dâng lên cúng Phật trong ngày rằm tháng Giêng.

  • Hoa quả tươi: 5 loại hoa quả (chuối, cam, thanh long, xoài, quýt).
  • Chè trôi nước (tượng trưng cho sự hanh thông).
  • Xôi gấc (màu đỏ tượng trưng cho may mắn).
  • Các món đậu (như đậu phụ, đậu xanh, đậu đen).
  • Canh xào rau củ.
Mâm chay cúng rằm tháng Giêng (Ảnh: Sưu tầm internet)
Mâm chay cúng rằm tháng Giêng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Mâm cỗ mặn 

Việc bày mâm cỗ mặn có thể chuẩn bị để cúng gia tiên, cúng thần tài, thổ công. Điều này không chỉ nhấn mạnh lòng thành kính với ông bà tổ tiên, các bậc hiển linh mà còn tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ. 

Mâm cúng rằm tuyền thống (Ảnh: Sưu tầm internet)
Mâm cúng rằm tuyền thống (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các món ăn mặn được chọn lọc kỹ lưỡng nhằm mang lại may mắn và bình an cho gia đình suốt năm.

  • Gà luộc nguyên con (bày cánh tiên, ngậm hoa hồng đỏ).
  • Xôi gấc (màu đỏ mang lại may mắn).
  • Bánh chưng hoặc bánh tét (biểu trưng cho sự đầy đủ).
  • Giò lụa, chả, nem rán.
  • Canh măng hầm chân giò hoặc canh bóng thả.
  • Rau xào, dưa món, dưa hành.
Xôi, gà, giò là những món không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt (Ảnh: Sưu tầm internet)
Xôi, gà, giò là những món không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bạn muốn chuẩn bị một mâm cúng Rằm tháng Giêng thật đầy đặn và tươm tất, nhưng lại ngại cảnh tắc đường và loay hoay tìm chỗ gửi xe khi đi chợ? Đừng lo lắng, hãy để tài xế Xanh SM đồng hành cùng bạn mua sắm đồ lễ cúng Rằm.

Xanh SM cùng bạn đi chợ mua đồ sắm lễ (Ảnh: Xanh SM)

Với ứng dụng Xanh SM, bạn dễ dàng đặt xe và di chuyển đến các chợ, cửa hàng uy tín để tự tay lựa chọn những loại hoa quả tươi ngon, bánh trái, hương đèn, vàng mã và các vật phẩm cần thiết khác.

Tài xế Xanh SM sẽ đưa bạn đi một cách nhanh chóng và an toàn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, thoải mái lựa chọn những món đồ ưng ý nhất cho mâm cúng của gia đình. Tải ngay app Xanh SM, hoặc gọi điện đặt xe theo hotline 1900 2088 để Xanh SM giúp bạn chuẩn bị một mâm cúng Rằm tháng Giêng thật chu đáo và ấm cúng nhé!

Có cần mua vàng mã để cúng rằm tháng Giêng không?

Việc sử dụng vàng mã là tùy thuộc vào phong tục từng gia đình. Theo truyền thống, nhiều gia đình vẫn chuẩn bị thêm vàng mã như:

  • Tiền vàng
  • Mã tiền
  • Quần áo giấy
  • Giấy cúng
  • Các mô hình bằng giấy như nhà cửa, xe cộ, điện thoại, tivi, tủ lạnh, …

Lưu ý:

  • Chỉ cúng vàng mã vừa phải.
  • Đốt vàng mã ở nơi thông thoáng, tránh nguy hiểm cháy nổ.
  • Gia đình có thể cúng lễ bằng lòng thành, không nhất thiết phải đốt vàng mã.

Các bước thực hiện lễ cúng

Thực hiện lễ cúng Rằm tháng Giêng là một quá trình thể hiện lòng thành kính sâu sắc. Dưới đây là các bước cụ thể giúp gia chủ tiến hành nghi lễ một cách trọn vẹn, đảm bảo không khí trang nghiêm và linh thiêng.

Lau bàn thờ trước khi thắp hương thể hiện lòng thành kính với tổ tiên (Ảnh: Sưu tầm internet)
Lau bàn thờ trước khi thắp hương thể hiện lòng thành kính với tổ tiên (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chuẩn bị trước lễ cúng

  • Lau dọn bàn thờ sạch sẽ.
  • Cắm hoa tươi, thay nước mới.
  • Sắp xếp lễ vật trên bàn thờ một cách ngăn nắp.

Tiến hành lễ cúng

  • Thắp nén hương và đèn nến.
  • Gia chủ cùng các thành viên trong gia đình chắp tay và cúi đầu tâm ngôn.
  • Đọc văn khấn rằm tháng Giêng mời tổ tiên và thần linh chứng giám lòng thành.

Kết thúc lễ cúng

  • Hóa vàng mã (nếu có).
  • Hạ tàn hương trước khi hóa.
  • Thụ lộc: phân chia lễ vật cho các thành viên cùng thưởng thức.

Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng

Để buổi lễ diễn ra trọn vẹn và linh thiêng, gia chủ cần lưu ý một số điều quan trọng trong quá trình cúng. Đây không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình thể hiện lòng thành kính và đoàn kết.

  • Mặc trang phục lịch sự, chỉnh tề.
  • Giữ thái độ nghiêm trang.
  • Tránh nói chuyện ồn ào hoặc cười đùa trong khi cúng.

FAQ – mọi người cũng hỏi về cúng rằm tháng Giêng

Cúng Rằm tháng Giêng là một nét đẹp văn hóa truyền thống, nhưng cũng có không ít điều khiến nhiều người băn khoăn. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi thường gặp nhất để có một lễ cúng thật trọn vẹn và ý nghĩa

Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?

Lễ cúng rằm thường có: Hương, hoa (thường là hoa cúc trắng hoặc vàng), trầu cau, quả, tiền vàng, xôi và chè. Ngoài lễ chay gia đình cũng có thể cúng lễ mặn gồm: Rượu, thịt gà luộc, heo quay hay các món mặn khác

Cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt?

Cúng Rằm tháng Giêng nên được thực hiện vào các giờ hoàng đạo như giờ Tỵ (9h – 11h) hoặc giờ Mùi (13h – 15h).

Rằm tháng Giêng cúng gì ban Thần tài?

Để cúng ban Thần Tài vào Rằm tháng Giêng, gia chủ có thể chuẩn bị:

  • Gà luộc hoặc heo quay
  • Xôi gấc hoặc bánh chưng
  • Chè trôi nước
  • Bánh kẹo, trầu cau

Việc cúng Rằm tháng Giêng không chỉ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn giúp gia đình cầu mong những điều may lành trong suốt năm mới. Hơn thế nữa, ngày Rằm tháng Giêng còn là dịp để mỗi người chúng ta nhìn nhận lại bản thân, gieo trồng những hạt giống tốt lành cho một năm mới an khang, thịnh vượng. 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây