Cột cờ Thủ Ngữ là công trình lịch sử gắn liền với dấu ấn văn hóa và lịch sử của mảnh đất Sài Gòn. Nơi đây cũng là chứng nhân cho nhiều sự kiện trọng đại qua các thời kỳ. Cùng Xanh SM quay về quá khứ và tái hiện lại những cột mốc thời gian đáng chú ý trong trong quá trình xây dựng cột cờ cho đến ngày nay.
Giới thiệu về cột cờ Thủ Ngữ
Cột cờ Thủ Ngữ đứng vững hơn 159 năm bên bờ sông Sài Gòn như một chứng nhân của thời gian. Công trình này mang trong mình nhiều giá trị văn hóa, gắn liền với sự phát triển của thành phố và những dấu ấn không thể quên của thời kỳ đầy biến động.
Cột cờ Thủ Ngữ ở đâu?
Cột cờ Thủ Ngữ nằm trên đường Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM, ngay tại ngã ba sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Đây là một công trình lịch sử được xây dựng bởi người Pháp vào năm 1865 và từng được gọi là “Mât des signaux” (Cột tín hiệu).
Công trình khi được xây dựng có chức năng là cột tín hiệu hướng dẫn tàu bè ra vào luồng lạch ở khu vực Sài Gòn – Gia Định. Trải qua 159 năm lịch sử, cột cờ đã nhiều lần xuống cấp và được trùng tu để gìn giữ giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt.
Cấu trúc công trình cột cờ Thủ Ngữ Quận 1
Tổng thể công trình cột cờ Thủ Ngữ được chia thành ba tầng giật cấp, tạo nên một vẻ bề thế vững chãi:
- Phần dưới cùng: Đây là phần nền cao, đóng vai trò làm bệ đỡ vững chắc cho toàn bộ công trình.
- Phần trên: Là ngôi nhà bao quanh chân cột cờ, được xây dựng với phong cách hài hòa và cân đối.
- Gian chính giữa: Cao hơn phần trên, có phần mái được thiết kế hình bát giác, vừa thanh thoát vừa trang nghiêm.
Ý nghĩa cột cờ Thủ Ngữ?
Cột cờ Thủ Ngữ là gắn liền với những sự kiện quan trọng như:
- Ngày 05/06/1911: Người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
- Ngày 23/09/1945: Tiểu đội tự vệ anh dũng chống trả quân Anh bảo vệ nền độc lập dân tộc đang còn non trẻ.
- Năm 2010: Những đốt hầm đầu tiên của hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn được hoàn thành, đánh dấu bước tiến của thành phố.
Hơn 159 năm tồn tại, Cột cờ Thủ Ngữ không chỉ là công trình kiến trúc mang dấu ấn cuối thế kỷ XIX mà còn là biểu tượng của sự chuyển mình hiện đại của Sài Gòn. Cột cờ đã và đang lưu giữ giá trị lịch sử to lớn, minh chứng cho sự phát triển không ngừng của vùng đất Gia Định – Sài Gòn – TP.HCM qua nhiều giai đoạn thăng trầm.
Lịch sử hình thành và xây dựng Cột cờ Thủ Ngữ Quận 1
Trải qua thời gian, Cột cờ Thủ Ngữ đã nhiều lần thay đổi về hình thức lẫn công năng với những giai đoạn chính như sau:
- Năm 1865 – 1890: Cột tín hiệu được làm bằng gỗ, mang dáng dấp cột thuyền buồm, xung quanh là không gian mở, liền kề bến tàu nhộn nhịp phía trước.
- Năm 1890 – 1911: Cột được dựng lại bằng sắt, cao hơn 40m, thêm sàn kéo cờ. Bến tàu cũng trở thành điểm giao thương sầm uất, với các khối nhà thuế vụ xung quanh.
- Năm 1911 – 1930: Chân cột cờ được xây dựng thêm khối nhà bát giác. Vào những năm 1920, ki-ốt nhỏ mang tên Point des Blagueurs được dựng lên, trở thành quầy giải khát hướng ra bờ sông.
- Năm 1930 – 1960: Khối bát giác bị thay thế bằng nhà hàng 2 tầng mái dốc, vẫn giữ tên Point des Blagueurs, hông gian quanh cột cờ được cải tạo thành công viên.
- Năm 1960 – 1975: Công trình đổi tên thành nhà hàng Ngân Đình Tửu Gia, mở rộng thêm phần cánh với kiến trúc mái cong phong cách Hoa.
- Sau năm 1975: Phần mái cong bị tháo dỡ và nhà hàng vẫn duy trì cho đến khi công trình bị bỏ trống một thời gian dài.
- Năm 2011: Cột cờ được trùng tu, trở thành trung tâm thông tin du lịch nhưng ít hoạt động hiệu quả.
- Từ 2020 – Nay: UBND TP đã cải tạo lại công viên, Cột cờ Thủ Ngữ khu vực trở thành không gian mở, kết nối không gian công cộng bên ngoài và không gian bán công cộng bên trong công trình.
Hướng dẫn di chuyển đến cột cờ Thủ Ngữ
Để chuyến đi thêm phần trọn vẹn hơn, bạn cần lưu ý một số cách di chuyển và địa điểm gửi xe như sau:
Cách di chuyển đến cột cờ Thủ Ngữ
Cột cờ Thủ Ngữ nằm tại bến Bạch Đằng thuộc trung tâm Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh, vì thế bạn có thể dễ dàng đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như:
Phương tiện cá nhân
Phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy hay taxi là lựa chọn linh hoạt, giúp bạn dễ dàng đến Bến Bạch Đằng thông qua các tuyến đường chính:
- Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng.
- Lê Thánh Tôn – Nguyễn Huệ – Tôn Đức Thắng.
- Đi thẳng theo tuyến đường Tôn Đức Thắng.
Dịch vụ xe điện Xanh SM
Hiện tại, khu vực Cột cờ Thủ Ngữ chưa có bãi đỗ xe và thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Để thuận tiện hơn, bạn có thể sử dụng dịch vụ đặt xe thuần điện Xanh SM – một lựa chọn không chỉ thân thiện với môi trường mà còn giúp bạn di chuyển dễ dàng mà không cần lo lắng về chỗ gửi xe.
>>> Để đặt xe, tải ngay ứng dụng Xanh SM hoặc gọi đến Hotline 1900 2088.
Xe buýt
Để tiết kiệm chi phí khi di chuyển thì xe buýt chính là một sự lựa chọn đáng cân nhắc. Một số tuyến dừng tại Công trường Mê Linh hoặc đường Tôn Đức Thắng (cách Bến Bạch Đằng khoảng 5 phút đi bộ) gồm:
- Tuyến số 3: Bến Thành – Thạnh Xuân.
- Tuyến số 18: Hiệp Thành – Bến xe buýt Sài Gòn.
- Tuyến số 30: Chợ Tân Hương – Đại học Quốc gia.
- Tuyến số 53: Lê Hồng Phong – Đại học Quốc gia.
Ngoài ra, nếu muốn kết hợp tham quan, bạn có thể chọn xe buýt 2 tầng Hop On Hop Off, tuyến xe đưa bạn khám phá nhiều địa điểm nổi tiếng của Sài Gòn, bao gồm cả Bến Bạch Đằng.
Waterbus
Nếu bạn đã quá nhàm chán với cách phương thức di chuyển thông dụng, thì có thể lựa chọn Waterbus để đến Bến Bạch Đằng. Với giá vé chỉ 15.000 VNĐ/lượt, bạn có thể bắt tàu từ các bến Hiệp Bình Chánh, Linh Đông, Thanh Đa hoặc Bình An. Trên hành trình, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Sài Gòn từ một góc nhìn khác biệt qua dòng sông thơ mộng.
Hướng dẫn gửi xe gần cột cờ Thủ Ngữ
Nếu bạn di chuyển bạn phương tiện cá nhân thì có thể tham khảo một số địa điểm gửi xe thuận tiện sau:
Bãi giữ xe | Địa điểm | Giá gửi xe |
Bãi giữ xe bến tàu Bạch Đằng (Chỉ áp dụng cho khách đi ga tàu thủy) | 10B Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Quận 1. (Cách cột cờ khoảng 650m đi bộ). | – Xe máy: 5.000 VNĐ/giờ – Ô tô: 30.000 VNĐ/lượt (4 tiếng) |
Hầm giữ xe Bitexco | 2 Hải Triều, phường Bến Nghé, Quận 1. (Cách cột cờ khoảng 650m đi bộ). | – Xe máy: 10.000 VNĐ/giờ – Ô tô: 50.000 VNĐ/lượt (4 tiếng) |
Bãi giữ xe máy Nguyễn Huệ | 3 Tôn Thất Thiệp, Bến Nghé, Quận 1. (Cách cột cờ khoảng 700m đi bộ) | Xe máy: 6.000 VNĐ/giờ |
Lưu ý: Giá giữ xe trên là giá tham khảo. Để biết chính xác mức giá, bạn nên hỏi nhân viên tại bãi xe trước khi vào.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về cột cờ Thủ Ngữ
Cột cờ Thủ Ngữ là điểm đến thu hút không chỉ du khách đến check-in mà còn dành cho những ai yêu thích tìm hiểu văn hóa – lịch sử thành phố. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến mà nhiều người thường thắc mắc về Cột cờ Thủ Ngữ có thể bạn cũng quan tâm.
1. Cột cờ Thủ Ngữ được xây dựng vào thời gian nào?
Cột cờ Thủ Ngữ được người Pháp xây dựng vào tháng 10 năm 1865, trên nền cũ của dinh quan thủ ngự – nơi từng phụ trách công tác thương chính dưới triều đại nhà Nguyễn.
2. Ý nghĩa cột cờ Thủ Ngữ là gì?
Từ ngày 2/9/1945, Cột cờ Thủ Ngữ đã được treo cờ đỏ sao vàng và trở thành biểu tượng cho tinh thần kiên cường và quyền tự do, độc lập mà người dân Sài Gòn đã đấu tranh giành được.
3. Cột cờ Thủ Ngữ cao bao nhiêu mét?
Cột cờ Thủ Ngữ có chiều cao 30 mét.
Hy vọng qua bài viết, bạn có thêm hiểu biết về cột cờ Thủ Ngữ – một biểu tượng lịch sử quan trọng của thành phố. Đây là địa điểm không chỉ hấp dẫn du khách mà còn mang trong mình giá trị văn hóa sâu sắc. Đừng quên chọn Xanh SM để hành trình di chuyển đến cột cờ thêm phần trọn vẹn.
>>> Xem thêm