Cột Cờ Hà Nội: Biểu tượng trường tồn của đất Thăng Long

Sừng sững giữa bầu trời Thủ đô, Cột Cờ Hà Nội Điện Biên Phủ không chỉ là chứng nhân lịch sử quý giá mà còn là biểu tượng kiêu hãnh của Hà Nội nghìn năm văn hiến. Công trình mang trong mình hơi thở của quá khứ, niềm tự hào dân tộc và tinh thần bất khuất của con người Việt Nam.

Giới thiệu Cột Cờ Hà Nội: Biểu tượng bất diệt của đất Thăng Long

  • Địa chỉ: 28A Điện Biên Phủ, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 các ngày trong tuần (trừ ngày lễ hoặc sự kiện đặc biệt.
  • Giá vé thăm Cột cờ Hà Nội năm 2025:
    • 100.000 VNĐ/người lớn.
    • 50.000 VNĐ/học sinh, sinh viên, người khuyết tật, người cao tuổi (trên 60 tuổi).
    • Miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi.

(Lưu ý: Thông tin giá vé, giờ mở cửa được cập nhật tại thời điểm tháng 1/2025 và có thể thay đổi tùy thời điểm hoặc chính sách của đơn vị quản lý di tích).

Cột cờ Hà Nội hay Kỳ đài Hà Nội, là một trong những di tích lịch sử nổi bật thuộc Hoàng thành Thăng Long, được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX. Công trình từng nằm trong khuôn viên Bảo tàng Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội (nay đã chuyển về Đại Lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm).

Tọa độ Kỳ Đài Hà Nội trên đường Điện Biên Phủ
Tọa độ Kỳ Đài Hà Nội trên đường Điện Biên Phủ (Ảnh: Google Maps)

Trải qua hơn 200 năm lịch sử, Cột cờ Hà Nội đã trở thành biểu tượng kiêu hãnh của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Nổi bật nhất là sự kiện lễ thượng cờ Tổ quốc ngày 10/10/1954, thời khắc đánh dấu mốc son chói lọi của lịch sử Việt Nam ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng.

Hơn cả một công trình lịch sử, Cột cờ Hà Nội là biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam. Công trình gắn với biết bao thăng trầm của đất nước, là minh chứng cho ý chí kiên cường và lòng tự hào dân tộc qua các thời kỳ.

Hình ảnh cột cờ Hà Nội gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Thủ đô
Hình ảnh cột cờ Hà Nội gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Thủ đô (Ảnh: vov.vn)

Lịch sử hình thành: Chứng nhân của thời gian của Cột Cờ Hà Nội Điện Biên Phủ

Kỳ đài Hà Nội được xây dựng từ năm 1805 – 1812 dưới triều vua Gia Long thuộc nhà Nguyễn. Lịch sử cột cờ Hà Nội gắn liền với những thăng trầm của Thủ đô, trong mỗi một giai đoạn, công trình lại giữ một vai trò khác nhau:

Mốc thời gianGiai đoạn lịch sửVai trò của Cột cờ Hà Nội
1805 – 1894Thời kỳ Phong KiếnLà vọng canh – đài quan sát trong và ngoài khu vực thành cổ theo trục Bắc – Nam, phục vụ mục đích quân sự và quản lý kinh đô.
1894 – 1945Thực dân Pháp xâm lượcBị thực dân Pháp chiếm đóng làm đài quan sát.
1945 – 1954Sau cách Mạng tháng TámĐược quân đội Việt Nam kiểm soát, làm cứ điểm quan sát.
Nơi diễn ra sự kiện lễ thượng cờ lịch sử, đánh dấu ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1945.
1954 – 1975Kháng chiến chống MỹHình ảnh là cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời Hà Nội trở thành động lực to lớn cho tinh thần bảo vệ nền độc lập, hướng đến giải phóng Miền Nam – thống nhất đất nước.
1975 – nayThời kỳ hòa bìnhTrở thành biểu tượng văn hóa và điểm đến du lịch nổi tiếng của Thủ đô.

Cột Cờ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1989 và được UNESCO công nhận là một phần của Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 31/7/2010. Kể từ đây, công trình càng được biết đến rộng rãi, trở thành trung tâm du lịch – tham quan của du khách trong nước và quốc tế.

Quốc kỳ tung bay trên Cột cờ Hà Nội xưa ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954
Quốc kỳ tung bay trên Cột cờ Hà Nội xưa ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Kiến trúc Cột Cờ Hà Nội là Bản hòa ca của nghệ thuật và lịch sử

Kỳ đài Hà Nội là một trong những công trình quân sự đỉnh cao, sừng sững vượt qua sự bào mòn của thời gian. Tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp bề thế, kiến trúc độc đáo của Cột cờ sẽ giúp bạn hiểu hơn về giá trị và tầm vóc của công trình lịch sử này!

Vẻ đẹp bên ngoài: Sự uy nghi vươn lên giữa lòng thủ đô

Cột cờ Hà Nội có chu vi 180m, chiều cao tổng thể 33m (41m nếu tính cả trụ treo cờ), bao gồm 3 phần chính: Đế cột, thân cột và vọng lâu.

Kiến trúc vững chãi và bề thế của công trình Kỳ đài Hà Nội
Kiến trúc vững chãi và bề thế của công trình Kỳ đài Hà Nội (Ảnh: Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội)

Đế cột được xây dựng theo khung hình chóp vuông cụt, gồm 3 tầng nhỏ dần và xếp chồng lên nhau, tạo thành thềm trụ bề thế và vững chãi:

  • Tầng 1 có diện tích lớn nhất, chiều dài 42,5m và cao 3,1m.
  • Tầng 2 chiều dài 27m, cao 3,7m, bao gồm 4 cửa:
    • Cửa Đông khắc chữ “Nghênh Húc” với ý nghĩa “đón ánh sáng ban mai”.
    • Cửa Tây khắc chữ “Hồ Quang” với mang nghĩa “ánh sáng phản chiếu”.
    • Cửa Nam khắc chữ “Hướng Minh” nghĩa là “hướng về ánh sáng”.
    • Riêng cửa Bắc không được đề chữ.
  • Tầng 3 chiều dài 12,8m và cao 5,1m, có cửa trông về hướng Bắc – là lối lên cầu thang nối liền với phần thân cột.
Phần đế cột phân thành 3 tầng nhỏ dần và gối lên nhau
Phần đế cột phân thành 3 tầng nhỏ dần và gối lên nhau (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thân cột hình trụ lục giác cao 18,2m với các cạnh thon dần lên trên, được xây từ gạch nung và đá. Xung quanh thân cột có các hoa văn trang trí làm lỗ thông hơi và đón ánh sáng vào khu vực bên trong kỳ đài.

Thân cột được thiết kế theo hình lục giác, nhỏ dần lên trên đỉnh
Thân cột được thiết kế theo hình lục giác, nhỏ dần lên trên đỉnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phần vọng lâu cao 3,3m, có 8 cửa sổ tạo thành hình bát giác, từ đây có thể nhìn ra bốn phương tám hướng của Thủ đô Hà Nội. Trên vọng lâu là đỉnh cột cờ với phần mái được xây bằng bê tông cốt thép, lợp ngói vững chắc. Một cột sắt được đặt ở giữa đỉnh mái để treo cờ và cũng là cọc thu sét cho công trình.

Vọng lâu: Điểm cao nhất và cũng là nơi treo Quốc kỳ Việt Nam
Vọng lâu: Điểm cao nhất và cũng là nơi treo Quốc kỳ Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không gian bên trong: Hành trình lên đỉnh vinh quang

Kiến trúc bên trong cột cờ Hà Nội là một hành trình vượt qua các lớp địa hình để leo lên đỉnh tháp, với tổng cộng 105 bậc cầu thang từ đáy lên đến đỉnh cột. Bên trong đáy cột cờ có các ô cửa hình vòm dẫn lên các khu vực bên trên.

Các cửa hình vòm dẫn vào bên trong Cột cờ
Các cửa hình vòm dẫn vào bên trong Cột cờ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đi lên phần thân kỳ đài, du khách sẽ bắt gặp dãy cầu thang xoắn gồm 54 bậc, vươn dần đến đỉnh vọng lâu. Trên vách tường cầu thang là những ô cửa sổ hình hoa thị nối nhau, giúp đón ánh sáng và không khí vào trong.

Cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên đỉnh kỳ đài
Cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên đỉnh kỳ đài (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lên đến vọng lâu, bạn sẽ ở trong không gian lầu bát giác với 8 ô cửa sổ mở ra tầm nhìn rộng lớn. Từ đây có thể chiêm ngưỡng không gian Thủ đô từ trên cao, tận hưởng không khí trong lành và yên tĩnh.

Từ trên đỉnh Cột cờ có thể ngắm nhìn không gian Thủ đô Hà Nội rộng lớn
Từ trên đỉnh Cột cờ có thể ngắm nhìn không gian Thủ đô Hà Nội rộng lớn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Văn hóa và tinh thần: Linh hồn của Thăng Long xưa tại Cột Cờ Hà Nội

Ý nghĩa của cột cờ Hà Nội không chỉ là một công trình quân sự mà còn là một điểm tựa tinh thần vững chắc của người dân Thủ đô. Từng là nơi chứng kiến bao biến cố lịch sử, Cột cờ đã trở thành biểu tượng kiên cường và bất khuất, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam.

Từ trên Cột cờ, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn Hà Nội và bắt gặp những dấu vết Thăng Long xưa. Từ cửa hướng Bắc có thể nhìn thấy di tích cửa Đoan Môn, Lầu Công Chúa; hướng Đông là Nhà Bưu điện soi bóng xuống Hồ Gươm lịch sử; hướng Tây là Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác và Bảo tàng Hồ Chí Minh,….

Trải nghiệm, tham quan các hiện vật chiến tranh và di tích văn hóa gần Cột cờ Hà Nội
Trải nghiệm, tham quan các hiện vật chiến tranh và di tích văn hóa gần Cột cờ Hà Nội (Ảnh: vov.vn)

Cột Cờ Hà Nội là nơi ghi dấu những sự kiện trọng đại của đất nước, từ những lễ thượng cờ đầy trang nghiêm đến những dịp kỷ niệm quan trọng. Nơi đây luôn là tâm điểm của những buổi lễ thiêng liêng, đại diện cho hình ảnh Thủ đô Hà Nội, là niềm tự hào chung của cả dân tộc.

Cột Cờ Hà Nội ở đâu? Hướng dẫn di chuyển dễ hiểu

Cột cờ Hà Nội tọa lạc ở phía Nam Hoàng thành Thăng Long, trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội. Với vị trí đắc địa ngay trên trục đường lớn, gần trung tâm thành phố (cách Hồ Gươm chỉ 2km), bạn có thể dễ dàng di chuyển đến di tích bằng nhiều hình thức như đi xe tự túc, đi xe buýt hoặc đặt xe công nghệ/taxi.

Cột cờ Hà Nội tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ, thuận tiện cho việc đi lại
Cột cờ Hà Nội tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ, thuận tiện cho việc đi lại (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển tự túc bằng xe máy

Kỳ đài Hà Nội nằm trên các tuyến đường lớn, bạn có thể đi đến di tích bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân. Sử dụng Google Maps sẽ giúp bạn tìm được lộ trình phù hợp vị trí xuất phát. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo lộ trình đi đến Cột cờ Hà Nội từ trung tâm Hà Nội như sau:

  • Xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm: Đi về hướng Tràng thị – qua Cửa Nam – rẽ vào đường Điện Biên Phủ – đi thẳng đến ngã 3 đường Điện Biên Phủ đoạn Nguyễn Tri Phương là đến nơi.
  • Xuất phát từ Bến xe Mỹ Đình: Từ phố Nguyễn Hoàng – vào Tôn Thất Thuyết – Trần Thái Tông – rẽ phải vào đường Cầu Giấy – rẽ vào phố Kim Mã – rẽ trái vào Liễu Giai – rẽ phải vào phố Đào Tấn – đi vào Kim Mã – rẽ phải vào Nguyễn Thái Học – rẽ trái vào Hoàng Diệu – rẽ phải vào Điện Biên Phủ.
Lộ trình di chuyển từ bến xe Mỹ Đình đến di tích Cột cờ Hà Nội
Lộ trình di chuyển từ bến xe Mỹ Đình đến di tích Cột cờ Hà Nội (Ảnh: Google Maps)

Di chuyển bằng xe bus (nếu có)

Sau đây là cập nhật một số tuyến buýt đi qua điểm dừng gần Cột cờ Hà Nội, bạn có thể tham khảo:

Tuyến buýtĐiểm đi – Điểm dừngThời gian di chuyển (phút)Giá vé (VNĐ)
01Bến xe Gia Lâm – 28 đường Thánh (xuống xe đi bộ thêm 1km)4710.000
32Ngã 3 Lê Thanh Nghị – Công viên Lê Nin (xuống xe đi bộ thêm 300m)3110.000
34Bến xe Mỹ Đình – 85 Nguyễn Thái Học (xuống xe đi bộ thêm 450m)417.000
45Đối Diện Phòng Khám Vinmec – Đối Diện Bệnh Viện Xanh Pôn (xuống xe đi bộ thêm 550m)5410.000

Lưu ý:

  • Thời gian di chuyển là ước tính và có thể chênh lệch do các vấn đề như tắc đường, trễ chuyến,…
  • Giá vé xe buýt được cập nhật tháng 1/2025 và có thể thay đổi tùy chính sách của đơn vị vận tải.

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM

Trong nhịp sống bận rộn của các đô thị lớn, việc di chuyển nhanh chóng, tiện lợi và thoải mái là ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Xanh SM tự hào mang đến dịch vụ đặt xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn với các lợi ích vượt trội:

  • Mạng lưới xe phủ sóng rộng khắp, giúp bạn đặt xe nhanh chóng và không còn phải bon chen trên xe buýt hay bận tâm chuyện tìm đường.
  • 100% phương tiện là xe điện hiện đại, vận hành êm ái, đem đến hành trình thoải mái và dễ chịu.
  • Giá cước đặt xe hiển thị minh bạch, không tăng giá bất kể giờ cao điểm hay ngày lễ, Tết.
  • Đội ngũ tài xế vững tay lái, thân thiện, ứng xử chuyên nghiệp với khách hàng.
  • Ứng dụng thường xuyên cập nhật các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đi càng nhiều – voucher càng “khủng”.
  • Sử dụng phương tiện xe điện của Xanh SM là bạn đang góp phần bảo vệ môi trường, không xả khí thải ô nhiễm ra đô thị.

Tải ứng dụng Xanh SM ngay hôm nay để nhận ưu đãi cho người dùng mới! Đừng quên để lại đánh giá 5 sao cho tài xế nếu bạn cảm thấy hài lòng với chuyến đi nhé!

Quét mã QR để tải app Xanh SM nhanh chóng và trải nghiệm dịch vụ chuẩn “5 sao”
Quét mã QR để tải app Xanh SM nhanh chóng và trải nghiệm dịch vụ chuẩn “5 sao” (Ảnh: Xanh SM)

Một số điểm đến tham quan gần Cột Cờ Hà Nội

Nằm trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long, gần di tích Cột cờ Hà Nội có rất nhiều địa danh tham quan nổi tiếng. Cùng khám phá những điểm đến này để hành trình du lịch của bạn thêm trọn vẹn và ý nghĩa.

Phủ Chủ Tịch

Phủ Chủ tịch – công trình kiến trúc lịch sử tại Hà Nội, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không gian nơi đây xanh mát và trang nghiêm, nổi bật với những địa danh đặc biệt như Nhà sàn Bác Hồ và Ao cá. Đây không chỉ là điểm đến tham quan ý nghĩa mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc.

Ghé thăm di tích Phủ Chủ tịch, không gian nơi Bác Hồ từng sinh sống và làm việc
Ghé thăm di tích Phủ Chủ tịch, không gian nơi Bác Hồ từng sinh sống và làm việc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng từ thế kỷ XVII, từng là trung tâm quyền lực của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Quần thể di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 2010. Với không gian cổ kính và ý nghĩa lịch sử sâu sắc, Hoàng Thành Thăng Long là điểm tham quan không thể bỏ qua.

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long gắn liền với lịch sử và văn hiến Thủ đô
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long gắn liền với lịch sử và văn hiến Thủ đô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lăng Bác

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – công trình mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu sắc, là nơi yên nghỉ của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Nằm trên Quảng trường Ba Đình Hà Nội, lăng Bác là biểu tượng thiêng liêng, thu hút đông đảo người dân và du khách đến viếng thăm, bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Ghé thăm lăng Bác tại Quảng trường Ba Đình lịch sử
Ghé thăm lăng Bác tại Quảng trường Ba Đình lịch sử (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hồ Tây

Hồ Tây – viên ngọc xanh giữa lòng Hà Nội, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng không gian yên bình và thơ mộng. Với khung cảnh hồ yên bình, ánh hoàng hôn lãng mạn cùng các hoạt động vui chơi, ẩm thực đa dạng, dạo mát quanh Hồ Tây sẽ mang đến trải nghiệm khó quên cho bất kỳ ai ghé thăm.

Dạo mát trên Hồ Tây: Trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi đến Hà Nội
Dạo mát trên Hồ Tây: Trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi đến Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số lưu ý cần biết khi tham quan Cột Cờ Hà Nội

Cột Cờ Hà Nội là di tích lịch sử quan trọng, thu hút nhiều du khách tới tham quan. Để có chuyến đi ý nghĩa và trọn vẹn nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Thời điểm đi thích hợp: Du khách có thể tham quan di tích trong khung giờ 8:00 – 17:00 hàng ngày, trừ thứ Hai và thứ Sáu.
  • Lưu ý trang phục: Ăn mặc lịch sự, tránh mặc trang phục ngắn hoặc quá “thoải mái”, nên đi giày dép êm chân giúp leo cầu thang thuận tiện.
  • Ứng xử và giao tiếp: Giữ thái độ tôn trọng, không gây ồn ào hay đùa giỡn trong khu vực di tích.
  • Chú ý về an ninh: Bảo quản tư trang cá nhân, không mang vật dụng sắc nhọn nguy hiểm hoặc chất gây cháy nổ vào khu vực tham quan.
  • Yêu cầu khác: Không đem theo thú cưng, không ăn uống, không vứt rác trong khu vực tham quan.
Di tích Cột cờ Hà Nội mở cửa đón du khách từ 8:00 - 17:00
Di tích Cột cờ Hà Nội mở cửa đón du khách từ 8:00 – 17:00 (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về Cột Cờ Hà Nội

Kỳ đài Hà Nội là di tích lịch sử nổi tiếng, thường xuyên thu hút sự quan tâm trên các diễn đàn trực tuyến. Cùng xem mọi người đang bàn luận gì về điểm đến này, có thể cũng là thắc mắc của bạn đấy!

Cột Cờ Hà Nội cao bao nhiêu mét?

Toàn bộ Cột Cờ Hà Nội cao 33,4m, tính cả chiều dài cán cờ là 41,4m.

Ý nghĩa Cột Cờ Hà Nội là gì?

Cột Cờ Hà Nội là công trình lịch sử đặc biệt và quy mô lớn nhất trong quần thể Hoàng thành Thăng Long. Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô, Cột Cờ còn ghi lại dấu tích về thời kỳ kháng chiến chống Pháp oanh liệt, thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của người dân Hà thành nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Cột Cờ Hà Nội xây dựng năm nào?

Cột cờ được khởi công xây dựng từ năm 1805 đến năm 1812 (hoàn thành trong 7 năm).

Cột Cờ Hà Nội được xây dựng thời vua nào?

Kỳ đài Hà Nội được xây dựng dưới thời Vua Gia Long, triều đại Nguyễn.

Cột cờ Hà Nội – di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, minh chứng cho một thời kỳ gian khổ nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc. Nếu có dịp đến với Hà Nội, bạn nhớ ghé thăm điểm đến được mệnh danh là “biểu tượng của Thủ đô” này nhé!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây